bảo hiến. Việc giám sát quá nhiều chủ thể dẫn đến tình trạng không hiệu quả, hơn nữa quốc hội vừa là cơ quan lập pháp, vừa là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân thủ Hiến pháp. Theo đó, Quốc hội vừa làm luật, vừa giám sát, quyết định về việc một đạo luật do chính Quốc hội ban hành là trái Hiến pháp, Quốc hội còn có trách nhiệm giải quyết việc tuân thủ Hiến pháp trong họat động xét xử của Tòa án (quyền tư pháp). Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số, cách thức như vậy không đảm bảo đươc hiệu quả của cơ chế bảo hiến và thực tiễn cho thấy cơ chế này chưa hiệu quả. Trên thực tế, đã có các trường hợp văn bản Luật trái Hiến pháp và các văn bản luật cũng trái nhau nhưng không có cơ quan nào đứng ra “phán quyết” hay hủy bỏ văn bản pháp luật không hợp hiến, hợp pháp.
Thứ năm cũng là hạn chế lớn nhất và cũng là vấn đề mà hiện giờ chúng ta buộc phải thừa nhận trong hệ thống pháp luật hiện nay. Hiến pháp Việt Nam xây dựng là bản Hiến pháp thành văn có giá trị pháp lý cao nhất nhưng không được coi trọng đúng giá trị. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động, nhiệm vụ đều mặc nhiên thừa nhận những văn bản quy phạm dưới Hiến pháp có giá trị mà không đem quy chiếu với Hiến pháp. Văn bản luật có thể vẫn thể chế hoá quy định của Hiến pháp nhưng đến văn bản dưới luật đặc biệt là những văn bản mang tính địa phương thì liệu còn thể hiện đầy đủ quy định của Hiến pháp. Hệ thống pháp luật chưa ổn định, thống nhất, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa coi trọng Hiến pháp, cơ chế phân chia quyền lực ở địa phương rõ ràng còn mang nhiều tính cục bộ. Vậy nên, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền cần có mô hình bảo hiến cụ thể. Hiến pháp cần ấn định chủ thể tiến hành phán xét hành vi vi hiến. Hiến pháp văn bản giới hạn quyền lực của quyền lực nhà nước, bảo vệ công dân thông qua hoạt động tổ chức phân chia quyền lực, hoạt động của bộ máy nhà nước. Khi cơ quan nhà nước không thực hiện theo những quyền hiến định, quyền và nghĩa vụ của công dân bị vi phạm,
hành vi vi hiến xảy ra thì cần có cơ chế bảo vệ hữu hiệu quyền của nhân dân. Về nguyên tắc, khi đã có Hiến pháp thì phải có chủ thể bảo vệ Hiến pháp phải xuất hiện. Cơ chế bảo hiến hình thành để bảo vệ bản thân con người tạo nên nền dân chủ vì vậy nên mô hình bảo hiến nhất thiết phải được xây dựng. Tại thời điểm hiện tại, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân xuất hiện nhu cầu xây dựng mô hình bảo hiến phù hợp với những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và truyền thống pháp luật của Việt Nam.
Những ví dụ điển hình: Thành phố Đà Nẵng trước sức ép của sự phát triển đô thị về hạ tầng cơ sở, y tế, giáo dục, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết 23 về những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ngày 24/12/2011 để hạn chế nhập cư của một số đối tượng, cụ thể là "tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự". Mặc dù Nghị quyết hướng tới xây dựng "một thành phố hấp dẫn và đáng sống", nhưng Nghị quyết 23 bị coi là trái Hiến pháp. Cụ thể, Hiến pháp đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của Quốc gia, quy định "công dân có quyền tự do cư trú ở trong nước. Công dân có quyền cư trú ở bất cứ nơi nào trong nước mà vẫn hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng tại thành phố Đà Nẵng khi không thể có hộ khẩu, những công dân "tạm trú" bị đối xử bất bình đẳng với các công dân "thường trú". Việc phân loại và đối xử không bình đẳng giữa hai hạng công dân "tạm trú" và "thường trú" tiếp tục vi phạm quyền bình đẳng trước trước pháp luật của mọi công dân. Như vậy, việc hạn chế đăng ký hộ khẩu thường trú theo Nghị định 23 có dấu hiệu vi phạm quyền hiến định về tự do cư trú và quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân.
Bộ Y tế từng ban hành dự thảo trong đó cấm người không đủ chiều cao và vòng ngực để điều khiển xe. Ngày 24/10, Cục Kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã có văn bản gửi Bộ Y tế về việc kiểm tra quyết định số 33/QĐ – BYT của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới và quyết định 34/2008/QĐ – BYT về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người khuyết tật điều khiển mô tô, xe ba bánh. Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định buộc các xã viên HTX vận tải phải chuyển quyền sở hữu phương tiện vào HTX mới được quyền kinh doanh. Quy định của bộ Giao thông vận tải hạn chế hai quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp thừa nhận là quyền tự do kinh doanh và quyền tự do sở hữu tài sản của công dân, vi phạm hiến pháp. Những văn bản này đã vi phạm cơ bản đến những quy định của Hiến pháp, nó xâm phạm đến quyền công dân, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trước những đòi hỏi về ổn định hệ thống giao thông công cộng đã đề xuất tăng gấp đôi mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm giao thông trong nội thành thành phố. Lý giải cho yêu cầu tăng mức xử phạt, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng mức phạt trước không đủ tính răn đe, quy định mức phạt mới sẽ tác động đến ý thức của nhân dân trong việc tham gia giao thông. Vấn đề đáng bàn là mức xử phạt chỉ tăng lên 200% ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Công dân có quyền và nghĩa vụ bình đẳng khi tham gia giao thông, việc áp đặt mức phạt khác nhau ở từng khu vực trên đất nước đã vi phạm quyền được đối xử công bằng của công dân. Không thể tồn tại bất cứ quy định pháp lý làm thay đổi quyền và lợi ích chính đáng của con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp.
Mô hình bảo hiến như hiện tại thực tế đã không còn đủ hiệu quả, hoạt động bộc lộ hạn chế mà khó có thể khắc phục. Vì vậy, cần có cái nhìn đúng đắn về sự thay đổi mô hình bảo hiến ở Việt Nam, những hạn chế và ưu điểm đã làm rõ hơn tại sao chúng ta cần mô hình bảo hiến chuyên trách.
Nhìn nhận khách quan, việc xây dựng mô hình bảo hiến chuyên trách sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, đa phần đều bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan, ngại thay đổi, tránh những ảnh hưởng đến bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật. Đã đến thời điểm cần có sự thay đổi.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Hiến Theo Quy Định Của Các Hiến Pháp Trong Lịch Sử
- Mô Hình Bảo Hiến Theo Hiến Pháp Năm 2013
- Những Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Mô Hình Bảo Hiến Ở Việt Nam Do Việt Nam Không Tồn Tại Cơ Quan Bảo Hiến Chuyên Trách Nên Hoạt
- Cơ Sở Xây Dựng Cơ Quan Bảo Hiến Chuyên Trách Ở Việt Nam Hiến Pháp Là Văn Bản Chính Trị, Xã Hội, Pháp Lý Thể Hiện Chủ Quyền Và
- Đề Xuất Mô Hình Hội Đồng Hiến Pháp Ở Việt Nam
- Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, là đạo luật cơ bản - tối cao của quốc gia, việc bảo vệ giá trị pháp lý của Hiến pháp là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đã được Đảng và nhà nước đã ghi nhận. Việc bảo vệ giá trị Hiến pháp coi thể thông qua nhiều cách thức khác nhau nhưng quan trọng vẫn cần có cơ chế bảo hiến cụ thể. Mô hình bảo hiến dưới sự kiểm tra giám sát của Quốc hội đã được hình thành và hoạt động trong một thời gian rất dài. Tuy nhiên, việc bảo vệ giá trị của Hiến pháp đối với mô hình bảo hiến Quốc hội vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.
Tìm hiểu về thực trạng Việt Nam hiện hành nhận thấy cần thiết cơ quan bảo hiến chuyên trách mang lại hiệu quả khi giải quyết những hành vi, những văn bản vi hiến. Mô hình bảo hiến hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước của nhân, do nhân dân, và vì nhân dân. Từ những hạn chế đã nêu ở trên cũng như những yêu cầu thực tế tại thời điểm hiện tại, Việt Nam cần thiết phải tồn tại mô hình bảo hiến độc lập, có cơ quan chuyên trách, được giao quyền hạn nhất định nhằm có thể xử lý hành vi vi hiến, bảo vệ giá trị tối cao của Hiến pháp.
Chương III:
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM
3.1. Yêu cầu xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam Yêu cầu thứ nhất nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế bảo
hiến hiện nay. Có thể khẳng định, hoạt động bảo vệ Hiến pháp hiện nay ở
nước ta còn tồn tại những hạn chế nhất định, những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả của mô hình bảo hiến Quốc hội thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát mà Việt Nam vẫn đang áp dụng. Cơ chế bảo hiến Quốc hội thể hiện rõ sự không thống nhất, rõ ràng, không được áp dụng hiệu quả trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp.
Tuy văn bản quy phạm pháp luật đã quy định (từ những quy định mang tính hiến định đến những quy định mang tính pháp định) về giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật của nước ta. Nhưng những quy định về bảo hiến trên không được áp dụng vào thực tiễn. Vì một lý do nào đó các cơ quan xây dựng văn bản đã bỏ qua những quy định của Hiến pháp, ban hành hàng loạt những văn bản vi hiến. Tồn tại cơ quan bảo hiến chuyên trách sẽ giúp việc xử lý trách nhiệm pháp lý phát sinh, ngăn chặn những văn bản vi hiến. Xuất phát từ vấn đề trên nhận thấy cần thiết phải có mô hình bảo hiến chuyên trách. Nhiệm vụ của cơ quan bảo hiến nhằm bảo vệ giá trị của Hiến pháp, kiểm tra, hạn chế và xử lý những văn bản vi hiến và những hành vi đi ngược lại Hiến pháp đồng thời tạo dựng hệ thống pháp luật thống nhất và hoàn thiện.
Yêu cầu thứ hai nhằm đảm bảo việc xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ mới. Đảng và nhà nước đã thống nhất định hướng, chủ trương “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một nhà nước của nhân dân, do nhân và vì nhân dân.” Nhà nước Việt Nam xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa công nhân và nông dân cùng tầng lớp trí thức là nền
tảng. Xây dựng nhà nước pháp quyền là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền được Hiến định khi quy định đầy đủ trong Hiến pháp: “nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân, do nhân dân và vì nhân dân.”
Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tính tối cao của Hiến pháp, pháp luật, trước hết là vị trí tối thượng của Hiến pháp trong đời sống chính trị xã hội, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Điều tất yếu yêu cầu là cần xây dựng cơ chế bảo hiến hiệu quả, hiệu lực đảm bảo xây dựng nhà nước tôn trọng pháp luật và thực sự dân chủ. Để Hiến pháp được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế, cần phải có cơ chế hữu hiệu bảo vệ và khôi phục trật tự hiến định. Hiến pháp, tính tối thượng của pháp luật không thể bị xâm phạm vì bất kỳ lí do gì. Do đó, chúng ta cần phải có cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền cho nên cơ chế bảo vệ Hiến pháp trở thành một đòi hỏi tất yếu. Nếu không có cơ chế bảo vệ Hiến pháp hoặc có nhưng cơ chế bảo hiến không hiệu quả sẽ dẫn đến tính hiệu lực của Hiến pháp bị xâm hại. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền không được đảm bảo và chúng ta sẽ không có được Nhà nước pháp quyền. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình thông qua những quy định của Hiến pháp - pháp luật. Hiến pháp phải trở thành bản văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất để nhà nước và công dân tuân thủ thực hiện. Thực tế đã chứng minh không thể có sự tồn tại thụ động việc tuân thủ Hiến pháp của mọi đối tượng do luôn xảy ra sự vi phạm trong những giới hạn nhất định. Cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền là yêu cầu tối cần thiết và quan trọng.
Yêu cầu thứ ba nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Xây dựng mô hình bảo hiến là bảo vệ giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp, Hiến pháp đã quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thành
một chế định quan trọng, trung tâm của đạo luật cơ bản đất nước. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp sẽ bảo vệ nhân quyền ở mức cao nhất, các quyền công dân quy định ở Hiến pháp sẽ được bảo đảm tuyệt đối. Tồn tại cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp cũng có nghĩa tồn tại thêm cơ chế hiệu quả bảo vệ quyền con người. Quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được quy định ở Hiến pháp nhưng trên thực tiễn để áp dụng vẫn gặp hạn chế nhất định. Bởi cơ sở pháp lý bảo vệ quyền con người sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thiện, bên cạnh đó cơ chế thủ tục hành chính vẫn còn nhiều những bất cập [12]. Nhân dân cần cơ quan chuyên trách, có trình tự thủ tục để có thể khởi đầu yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của mình. Hình thành mô hình bảo hiến chuyên trách sẽ giải quyết được một phần quan trọng trong yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
Yêu cầu thứ tư nhằm đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế. Hoàn thiện mô hình bảo hiến cũng là nhiệm vụ từng bước trong quá trình hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập quốc tế, việc xây dựng mô hình bảo vệ Hiện pháp nhằm mục đích tạo nền tảng để bảo vệ hệ thống pháp luật Việt Nam. Sự thống nhất về hệ thống pháp luật là yêu cầu cơ bản tạo nền tảng cho đất nước hội nhập toàn cầu. Không thể bắt đầu hợp tác quốc tế khi nền tảng pháp luật quốc gia không đủ vững vàng, chưa thể bảo vệ được các cá nhân tổ chức khi tham gia quan hệ quốc tế. Hoàn thiện pháp luật quốc gia cần bắt đầu từ hoàn thiện mô hình bảo vệ Hiến pháp. Cần tồn tại cơ quan bảo hiến chuyên trách để bảo vệ các giá trị nền tảng [13]. Hiến pháp Việt Nam ghi nhận những giá trị nền tảng trong toàn bộ hệ thống xã hội như quyền cơ bản công dân, công bằng xã hội, những giá trị được ghi nhận đầy đủ trong Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hình thành cơ quan bảo hiến chuyên trách và độc lập nhằm đảm bảo cho sự tôn trọng các giá trị nền tảng của Hiến pháp. Các giá