Mô Hình Tòa Án Hiến Pháp Ở Đức Bối Cảnh Hình Thành Của Mô Hình

Thứ nhất, Madison đã vi phạm pháp luật vì không chuyển giao quyết định cho những người liên quan.

Thứ hai, Đạo luật thành lập các tòa án tư pháp năm 1789 cho phép tòa án ban hành mệnh lệnh trên là trái với Hiến pháp. Marshall đã tuyên bố tòa án tối cao liên bang không có quyền giải quyết vấn đề này, mặc dù mục 13 của Đạo luật Tư pháp liên bang trao cho tòa án thẩm quyền trong lĩnh vực đó nhưng quy định này trái với điều 3 của Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Ông cho rằng Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước và có hiệu lực pháp lý tối cao. Vì vậy khi một đạo luật thông thường trái với Hiến pháp thì đạo luật đó phải bị tuyên bố là vô hiệu. Cuối cùng, John Marshall đã đưa ra phán quyết lịch sử: Hiến pháp là luật tối cao của đất nước, những luật hay quyết định được đưa ra bởi cơ quan lập pháp là một bộ phận của Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp. Thẩm phán, người đã từng tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp, phải tuyên bố hủy bỏ những luật, lệ quy định nào của cơ quan lập pháp mâu thuẫn với Hiến pháp.

Ba phán quyết trên đây đã xác lập chức năng bảo vệ Hiến pháp của tòa án và quyền tài phán của tòa án về các quyết định của lập pháp và hành pháp liên quan đến Hiến pháp. Với những tuyên bố trên đây và những đóng góp lớn lao cho ngành tư pháp, John Marshall được coi là Chánh án tòa án Tối cao vĩ đại nhất của Hoa Kỳ. Ông đã thực sự khẳng định sức mạnh của nhánh quyền lực thứ ba trong ba nhánh quyền lực nhà nước. Với phán quyết trên, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến thế giới, tòa án có quyền xem xét tính hợp hiến của một đạo luật đến từ hành pháp, đây được coi là lần xuất hiện chính thức đầu tiên của chế định bảo vệ Hiến pháp. Vụ việc này cũng dẫn những đặc trưng trong mô hình bảo hiến kiểu Mỹ sau này. Đó là việc chứng minh một đạo luật vi hiến luôn luôn là trách nhiệm của bên nguyên, và chỉ những người có quyền và lợi ích bị xâm phạm bởi đạo luật hay hành vi mới được quyền khởi kiện xem xét tính vi hiến .

Đặc điểm của mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ:

Thứ nhất, cơ quan bảo hiến Hoa Kỳ hoạt động dựa trên mô hình tòa án tư pháp thông thường. Từ tòa án địa phương cho đến tòa án liên bang đều có thẩm quyền xét xử những vụ án liên quan đến vi hiến. Tuy quyền hạn trao cho tất cả các tòa án các cấp quyền bảo hiến nhưng các quyết định của các tòa án cấp cao nhất có ưu thế bởi chỉ những quyết định đó mới có tính bắt buộc với mọi tòa khác. Sau khi tòa án cấp cao nhất phủ nhận tính hợp hiến của đạo luật thì đạo luật đó trên thực tế mới mất hiệu lực pháp lý.

Thứ hai, tòa án thực hiện giám sát Hiến pháp sau khi văn bản pháp luật được ban hành hoặc có hiệu lực. Đây là một cái nhìn thực tiễn sâu sắc, mang màu sắc của án lệ, đặc trưng của hệ thống thông luật, mọi đạo luật đều được kiểm nghiệm tính pháp lý thông qua thực tiễn chứ không phải chỉ trên giấy tờ. Sự ảnh hưởng của đạo luật nhất định phải được chứng minh bằng thực tiễn áp dụng.

Thứ ba, tòa án bảo vệ Hiến pháp trong từng sự việc cụ thể, điều này một phần xuất phát từ triết lý chân lý luôn mang tính cụ thể của Hoa Kỳ. Tòa án chỉ giám sát tính hợp hiến của văn bản pháp luật khi có những sự kiện pháp lý nhất định, hay nói cách khác kiện tụng chính là tiền đề để Tòa án phán xét tính hợp hiến của một đạo luật. Đây là ưu thế lớn của mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ khi mà ngay cả việc hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp mang dáng dấp của án lệ (Án lệ đánh dấu sự ra đời của Hiến pháp trong vụ kiến Marbury chống Madison với phán quyết của Chánh án Tòa án Tối cao Marshall). Quyền bảo hiến chỉ được các Tòa án sử dụng trong trường hợp tìm thấy sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Đặc điểm này xác định rõ ràng hơn phạm vi của quyền giám sát, tránh sự trừu tượng và kém hiệu quả. Từ đây, mô hình này cho phép các bên có tranh chấp trong vụ án bình thường, khi nhận ra những phán quyết hay những hành động

trái Hiến pháp của bên còn lại gây ảnh hưởng đến lợi ích của mình thì đều có quyền đề nghị thực hiện quyền bảo vệ Hiến pháp (xuất phát từ một hành vi vi hiến ảnh hưởng trực tiếp đến mình).

Sự phát triển của mô hình bảo hiến tòa án kiểu Hoa Kỳ

Mô hình bảo hiến Hoa Kỳ mang đúng bản chất mô hình tài phán Hiến pháp khi tập trung hoàn toàn vào việc xét xử những vấn đề vi hiến. Có thể khẳng định đây là một trong ba mô hình bảo vệ Hiến pháp lớn nhất trên thế giới. Sau khi ra đời ở Hoa Kỳ, mô hình có sức lan tỏa vô cùng lớn, được rất nhiều các quốc gia lựa chọn để học tập kinh nghiệm để tiến hành xây dựng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Đánh giá về hiệu quả, mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ hoạt động hiệu quả bảo vệ giá tối cao của Hiến pháp, mọi đạo luật có dấu hiệu vi hiến đều bị xem xét và được xử lý. Có thể khẳng định đây là mô hình vô cùng hiệu quả trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp. Mô hình này sẽ giúp Hiến pháp được bảo vệ giá trị pháp lý tối cao, quyền con người được bảo đảm và thực hiện trên góc độ nhất định.

Cơ sở cho sự phát triển rộng rãi của mô hình chính là hiệu quả trong việc bảo vệ Hiến pháp mà cơ chế bảo hiến mang lại, thừa nhận và lựa chọn mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc đảm bảo yêu cầu trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp.

Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam - 4

Mô hình bảo hiến bằng tòa án tư pháp đã được lựa chọn áp dụng hiệu quả ở rất nhiều quốc gia trên thế giới: Hoa Kỳ, các nước Trung Đông, Châu Âu. Bắc Mỹ và các nước Mỹ La Tinh… Tuy nhiên, mô hình bảo hiến tòa án tư pháp đòi hỏi yêu cầu rất khắt khe để các quốc gia lựa chọn có thể áp dụng hiệu quả. Đó là yêu cầu về hệ thống pháp luật hoàn thiện, sử dụng án lệ làm nguồn pháp luật, áp dụng cơ chế phân quyền, cách thức đào tạo và bổ nhiệm thẩm phán luôn ở yêu cầu rất cao. Chính những yêu cầu trên vừa đem lại hiệu quả cho mô hình và cũng là hạn chế đi sự phát triển, lan tỏa của mô hình trên thế giới. Mô hình bảo hiến bằng tòa án kiểu Hoa Kỳ là mô hình chỉ

có thể áp dụng hiệu quả khi có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của mô hình. Các nước khi xác định lựa chọn mô hình cần có sự nghiên cứu những điều kiện cụ thể sao cho đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của mô hình.

1.2.3. Mô hình tòa án Hiến pháp ở Đức Bối cảnh hình thành của mô hình

Giai đoạn 1918 được coi là "thời kỳ của nước Áo" (the Austrian Period). Nước Áo áp dụng công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học Hans Kelsen và Adolf Merkl hình thành ra mô hình bảo hiến Tòa án Hiến pháp. Mô hình đã mở đường cho hàng loạt các Tòa án Hiến pháp xuất hiện ở Châu Âu. Hiến pháp năm 1920 ở Áo xác nhận nền tảng của Tòa án Hiến pháp quốc gia. Mô hình Tòa án Hiến pháp chịu trách nhiệm cơ bản bảo vệ Hiến pháp như là một nhiệm vụ độc lập đã được xác nhận ở Áo và phổ biến ra nhiều quốc gia khác nhất là ở châu Âu, trở thành một trong những mô hình cơ bản về cơ chế bảo hiến trên thế giới. Sau đó tại Đức, dựa trên những yêu cầu thực tiễn về một cơ quan bảo hiến chuyên trách nhằm bảo vệ giá trị tối cao của Hiến pháp, đồng thời đánh giá những ưu nhược điểm của mô hình bảo hiến Hoa Kỳ và cộng hòa Áo, năm 1949, Cộng hòa Đức đã quyết định xây dựng cơ quan chuyên trách theo hướng tòa án Hiến pháp, vẫn dựa vào học thuyết của Hans Kelsen và Adolf Merkl để đặt nền tảng cho tòa án Hiến pháp ở Đức. Tại thời điểm Đức xây dựng mô hình Tòa án Hiến pháp, cơ chế bảo hiến bằng tòa án kiểu Hoa Kỳ đang thể hiện rất nhiều những nét ưu việt sau một thời gian sử dụng trong thực tiễn, nếu có thể áp dụng sẽ đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, mô hình tòa án bảo hiến kiểu Hoa Kỳ nếu muốn áp dụng sẽ tồn tại rất nhiều khó khăn bởi nguyên tắc “nghị viện tối cao” vẫn tồn tại rất mạnh mẽ ở châu Âu và Đức. Quyền lực tối cao của nghị viện sẽ bị ảnh hưởng khi mọi tòa án đều có quyền đưa ra những phán quyết về tính hợp hiến văn bản pháp luật của nghị viện. Không những thế, nhận định mô hình bảo hiến Hoa Kỳ đòi

hỏi yêu cầu rất khắt khe về đội ngũ thẩm phán cũng như cần một hệ thống nguồn pháp luật, án lệ hoàn chỉnh, mô hình này cũng đi ngược lại việc vẫn đang sử dụng tập quán pháp trong hệ thống pháp luật tại Đức. Vậy nên, mô hình bảo hiến Hoa Kỳ không được thừa nhận và áp dụng tại Đức. Từ những nguyên nhân kể trên, dựa trên nền tảng mô hình bảo hiến của Áo, nước Đức đã lựa chọn xây dựng tòa án Hiến pháp là cơ quan bảo hiến chuyên trách với những điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh đất nước.

Đặc điểm mô hình tòa án Hiến pháp ở Đức

Thứ nhất, tòa án Hiến pháp tiến hành hoạt động xem xét văn bản pháp lý, hành vi, sự kiện một cách độc lập, có trình tự và thủ tục hoạt động riêng, thống nhất và đồng bộ, không bị ảnh hưởng bởi hệ thống tư pháp. Trình tự thủ tục bảo hiến được xây dựng theo tính đặc thù mô hình, không bị trùng lập với bất kỳ thủ tục tố tụng dân sự, hình sự hay hành chính. Tòa án Hiến pháp xem xét tất cả những vấn đề liên quan đến bảo vệ Hiến pháp, thụ lý không chỉ những vụ việc mang tính cụ thể mà còn tiến hành xem xét cả những vấn đề có dấu hiệu vi hiến. Tòa án Hiến pháp sẽ thụ lý tất cả những vụ việc được yêu cầu đúng trình tự thủ tục tố tụng.

Thứ hai, tòa án Hiến pháp hoạt động độc lập với hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp hay tư pháp. Tòa án Hiến pháp có quyền tuyên bố những văn bản pháp lý là vi hiến, có quyền đình chỉ hay hủy bỏ văn bản pháp luật đã có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba, tòa án Hiến pháp là hoạt động trên nguyên tắc công khai, thông thường hướng đến việc xem xét kiểm hiến sau, kiểm tra các văn bản đã có hiệu lực pháp luật chứ không thực hiện nhiệm vụ kiểm hiến trước. Điều này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của nước Đức khi xây dựng cơ quan chuyên trách, đặc điểm trên vừa mang tính đặc thù, vừa là hạn chế của tòa án Hiến pháp.

Sự phát triển của mô hình tòa án Hiến pháp ở Đức

Mô hình bảo hiến bằng Tòa Hiến pháp với ưu điểm là một thiết chế tài phán độc lập, riêng biệt, có quyền hạn đặc biệt so với hệ thống tư pháp cũng như các cơ quan quyền lực nhà nước, là một trong những mô hình có thể áp dụng một cách thống nhất và đồng bộ từ việc xây dựng cơ quan bảo hiến đến trình tự, thủ tục xem xét mô hình tòa án Hiến pháp.

Mô hình tòa án Hiến pháp là mô hình bảo vệ Hiến pháp được nhiều nước sử dụng nhất trên thế giới, có sự phát triển và lan tỏa rộng rãi trên toàn thế giới. Mô hình tòa án Hiến pháp được đánh giá hiệu quả bậc nhất trong hoạt động bảo hiến. Mô hình thể hiện được ưu điểm tối ưu của một thiết chế bảo hiến tập trung với sức mạnh phán quyết của cơ quan tư pháp. Mọi quyết định của tòa án Hiến pháp đều mang tính độc lập, có thẩm quyền quyết định chung thẩm, bắt buộc với mọi đối tượng.

Mô hình tòa án Hiến pháp ra đời với những ưu điểm của mình đã phát triển vô cùng mạnh mẽ ở châu Âu điển hình là Áo và Đức. Sau đó rất nhiều các quốc gia trên thế giới lựa chọn và áp dụng cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Đến nay, tòa án Hiến pháp đã trở thành mô hình bảo hiến mà rất nhiều quốc gia ở khắp các khu vực trên thế giới lựa chọn áp dụng: Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Nga, Ba Lan, Séc, Hunggari, Hàn Quốc, Thái Lan….

1.2.4. Mô hình bảo hiến Quốc hội

Ngoài ba mô hình đặc thù đã nêu ở trên, thì trong lịch sử hình thành và phát triển cơ chế bảo hiến trên thế giới cũng đã xuất hiện các mô hình bảo hiến khác. Trong đó, mô hình bảo hiến nghị viện là mô hình được áp dụng ở một số quốc gia và đem lại những giá trị nhất định.

Mô hình bảo hiến mà Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân có quyền bảo hiến. Mô hình bảo hiến bằng nghị viện được áp dụng ở một số quốc gia như Liên Xô, các nước Đông Âu cũ, ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Mô hình được áp dụng ở không nhiều quốc gia và đã bộc lộ nhiều

những nhược điểm khiến cho vấn đề bảo vệ Hiến pháp không được hiệu quả ở các quốc gia áp dụng. Mô hình bảo hiến xây dựng cơ quan thuộc ngành quyền lực lập pháp để xem xét những hành vi vi hiến. Bên cạnh đó, Quốc hội là cơ quan không đủ trình tự và thủ tục đặc biệt để tiến hành xem xét vấn đề vi hiến. Việc lựa chọn mô hình bảo hiến bằng Quốc hội sẽ đem lại rất nhiều những hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng Hiến pháp ở mỗi quốc gia.

Mô hình bảo hiến Quốc hội tuy có những điểm hạn chế nhưng tại thời điểm xây dựng thì đây có thể coi là mô hình phù hợp nhất với chế độ chính trị Xã hội chủ nghĩa [8].

Quốc hội là cơ quan chuyên trách thực hiện hai chức năng bao gồm: lập hiến và kiểm hiến. Quyền hạn Quốc hội là cao nhất, Quốc hội có thể tự mình thực hiện việc bảo vệ Hiến pháp, kiểm tra văn bản pháp luật hoặc trao quyền cho một ủy ban trực thuộc tiến hành bảo hiến. Thông thường Quốc hội trao quyền cho ủy ban trực thuộc thực hiện bảo hiến.

Mô hình bảo hiến bằng Quốc hội có trình tự và thủ tục đặc biệt, không được công bố rộng rãi. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tự động xem xét những hành vi, văn bản có dấu hiệu vi hiến và thông báo lại cho Quốc hội xử lý nếu phát hiện sự vi hiến. Quốc hội là cơ quan cuối cùng quyết định tính hợp hiến của vấn đề.

1.3. Lý do lựa chọn mô hình bảo hiến trên thế giới

Như đã nhận định ở trên, mô hình bảo vệ Hiến pháp tồn tại ở mỗi quốc gia sẽ có những điểm khác biệt. Trong điều kiện xây dựng cơ chế bảo hiến ở mỗi quốc gia, việc lựa chọn xây dựng mô hình bảo hiến nào phục thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động khác nhau. Bao gồm những yếu tố nội tại của một quốc gia như hoàn cảnh xã hội, chế độ chính trị mà quốc gia đấy lựa chọn hay sự tác động của những yếu tố từ bên ngoài, khách quan mang lại. Sự tác động sẽ dẫn đến hình thành những mô hình bảo hiến khác

nhau. Xét tổng quan lại một mô hình bảo hiến có thể phải chịu những sự tác động từ những yếu tố cơ bản sau [9].

1.3.1. Các yếu tố pháp luật

Hoàn thiện hệ thống pháp luật là yêu cầu quyết định trong việc xây dựng và phát triển của một quốc gia. Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật bắt đầu từ xây dựng một bản Hiến pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn quốc gia và được thừa nhận giá trị pháp lý. Hệ thống pháp luật cần được xây dựng trên sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò quan trọng của bảo vệ Hiến pháp thì bảo hiến mới có thể xuất hiện, hướng đến sự phát triển hoàn thiện của pháp luật. Bảo vệ Hiến pháp được xây dựng dựa trên nhu cầu cơ bản của hệ thống pháp luật, cũng phải chịu sự tác động của các yếu tố pháp luật. Mô hình bảo hiến được lựa chọn bởi sự nhận thức của những nhà lập pháp về tính cần thiết của việc bảo vệ Hiến pháp.

Bảo vệ Hiến pháp không chỉ là bảo vệ riêng một bản khế ước giữa nhân dân và nhà nước mà bảo vệ tính thống nhất của pháp luật. Sự tồn tại của cơ chế bảo hiến sẽ khiến các yếu tố của pháp luật luôn được đặt trong sự giới hạn bảo vệ mà mọi hành vi tác động của các chủ thể khác đều không tiến tới được. Đánh giá đúng được vai trò của bảo vệ Hiến pháp là vấn đề mà bất cứ hệ thống pháp luật cũng cần phải thực hiện. Các quy định của pháp luật cần thiết phải hoàn thiện, thống nhất và đầy đủ để có thể đưa cơ chế bảo hiến vào thực tiễn xã hội. Nếu các cơ quan xây dựng pháp luật chưa nhìn nhận đúng vai trò của cơ quan tài phán Hiến pháp, chưa nhìn nhận tầm quan trọng của Hiến pháp với hệ thống pháp luật sẽ khiến cho cơ chế bảo hiến cho dù tồn tại cũng sẽ không hoạt động hiệu quả.

Sự du nhập pháp luật cũng ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành cơ chế tài phán Hiến pháp. Các quốc gia thông thường sẽ lựa chọn hệ thống pháp luật tương ứng với chế độ chính trị mà quốc gia đã xây dựng. Việt Nam và các nước Đông Âu chọn hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí