Bảo Hiến Theo Quy Định Của Các Hiến Pháp Trong Lịch Sử

Liên Xô để xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Đến khi Liên Xô sụp đổ mới bắt đầu có những thay đổi, hệ thống pháp luật của Liên Xô đề cao cơ chế tập quyền nhà nước không nhìn nhận đúng đắn về vai trò của cơ chế bảo hiến dẫn đến việc Việt Nam cũng đã từng có đường lối và định hướng tương tự.

Mô hình bảo vệ Hiến pháp hiệu quả chỉ được xây dựng khi hệ thống pháp luật của một quốc gia hướng tới sự hoàn chỉnh, khi yêu cầu hệ thống pháp luật yêu cầu có sự bảo vệ Hiến pháp. Mô hình bảo vệ Hiến pháp sẽ tương ứng phù hợp sẽ với độ nhận thức, tầm quan trọng của pháp luật. Thực tế đã chứng minh không phải quốc gia nào cũng có thể nhận thức đúng đắn vai trò của cơ chế bảo hiến. Tuy nhiên, sau từng bước nghiên cứu và xây dựng sẽ khẳng định sự tồn tại của mô hình bảo hiến yêu cầu thiết thực.

1.3.2. Các yếu tố chính trị

Lợi ích chính trị là yếu tố đầu tiên mà giai cấp thống trị hướng tới khi xây dựng nhà nước. Lợi ích chính trị có thể được hiểu là quyền lực của một người (chế độ độc tài) của một nhóm người (chế độ tư sản) hay số đông nhân dân (chế độ xã hội chủ nghĩa) dùng các công cụ, phương pháp để quản lý xã hội nhằm phục vụ nhu cầu của nhóm đối tượng mình. Lợi ích chính trị liên quan mật thiết đến bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ, các điều kiện về mặt kinh tế, xã hội hay đặc biệt là mức độ dân chủ của nhà nước. Các nhóm đối tượng đã sử dụng nhiều cách thức để phục vụ lợi ích chính trị của mình, thực hiện quyền lực nhà nước nhưng về cơ bản có hai phương pháp chính để giai cấp thống trị thể hiện quyển lực của mình bao gồm [10]:

- Phương pháp dân chủ: chế độ nhà nước dân chủ (chế độ nhà nước dân chủ chủ nô, nhà nước dân chủ phong kiến, nhà nước dân chủ tư sản, nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa).

- Phương pháp phản dân chủ: chế độ nhà nước phản dân chủ (chế độ nhà nước độc tài, chế độ nhà nước chuyên chế chủ nô, chế độ nhà nước độc tài chuyên chế phong kiến, chế độ độc tài phát xít tư sản).

Bản chất của nhà nước quyết định đến mô hình bảo hiến mà quốc gia đấy xây dựng. Nhà nước được hình thành là một tổ chức chính trị xã hội đặc biệt có giai cấp, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động nảy sinh từ bản chất của xã hội. Pháp luật là công cụ mạnh mẽ nhất để nhà nước sử dụng để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị đồng thời điều chỉnh những quan hệ xã hội. Pháp luật được xây dựng dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Mô hình bảo hiến xây dựng nhằm mục đích cơ bản là bảo vệ Hiến pháp, hạn chế sự lạm quyền của cơ quan nhà nước, phục vụ giai cấp thống trị và bảo vệ lợi ích cho nhân dân. Vậy nên, xét cho cùng không phải trong bất kỳ thực thể nhà nước nào, mô hình bảo hiến cũng có thể tồn tại đúng nghĩa, có những chế độ mà mô hình bảo hiến gần như không thể hoặc có tồn tại cũng chỉ mang nặng tính hình thức. Đặc biệt là những chế độ phản dân chủ khi nhà nước chỉ được dựng lên trên danh nghĩa, chuyên phục vụ lợi ích cho một cá nhân hay một nhóm người cụ thể. Trong chế độ như thế, sự lạm quyền hay vi hiến (nếu tồn tại Hiến pháp) là điều xảy ra hết sức nghiêm trọng. Hiến pháp có tồn tại thì cũng không thể can thiệp vào những mô hình như thế.

Bởi vậy, chỉ có những chế độ nhà nước tiến bộ, hướng tới nền dân chủ thì mới xây dựng và hoàn thiện được mô hình bảo hiến đúng nghĩa. Như đã giải thích, một nhà nước bao giờ cũng mang bản chất phục vụ một giai cấp nhất định. Tuy nhiên, lợi ích chính trị của giai cấp cần được điều chỉnh phù hợp sao cho để có thể phục vụ lợi ích của số đông nhân dân. Mô hình bảo hiến được xây dựng trong một chế độ dựa trên nền tảng dân chủ (ở mức độ nhất định) trong đó lợi ích chính trị của giai cấp phải hài hòa với lợi ích chính trị của nhân dân trong quốc gia. Các quốc gia khi xây dựng

mô hình bảo hiến cũng sẽ lựa chọn mô hình bảo hiến phù hợp với lợi ích chính trị của giai cấp thống trị, đồng thời phục vụ cơ bản nhu cầu các giai cấp còn lại. Mô hình bảo hiến sẽ chỉ được chấp nhận khi không gây ảnh hưởng quá lớn đến lợi ích của giai cấp thống trị.

1.3.3. Sự ảnh hưởng mô hình bảo hiến nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Các quốc gia khi lựa chọn xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp sẽ chịu ảnh hưởng của những yếu tố từ chủ quan đến khách quan, đặc biệt là sự du nhập các mô hình bảo hiến từ những quốc gia khác. Một số quốc gia chịu ảnh hưởng từ sự du nhập bởi những yếu tố địa lý hay văn hóa, còn đa phần thì chịu ảnh hưởng bởi sự du nhập thông qua con đường chính trị hay chiến tranh, các quốc gia thuộc địa sau khi giành độc lập chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng đa phần từ hệ thống pháp luật từ quốc gia khác. Điển hình như các nước Bắc Phi luôn chịu ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật của Pháp, sự ảnh hưởng còn bao hàm cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tinh thần và xã hội. Nước Nhật sau chiến tranh phụ thuộc hoàn toàn vào Hoa Kỳ, nên đã lựa chọn xây dựng Hiến pháp sau chiến tranh có những đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.

Hệ thống pháp luật chịu sự du nhập thì mô hình bảo hiến cũng sẽ chịu ảnh hưởng tương ứng. Thời điểm sau chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia giành được độc lập bắt đầu xây dựng hệ thống pháp luật của quốc gia mình, đồng thời các quốc gia từng bước lựa chọn mô hình tài phán phù hợp để bảo vệ Hiến pháp. Nếu như hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa thường đi theo mô hình tòa án Hiến pháp, các nước theo hệ thống thông luật sẽ sử dụng mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ, các nước xã hội chủ nghĩa lựa chọn mô hình bảo hiến nghị viện. Sự du nhập các mô hình bảo hiến có thể mang đến mô hình bảo hiến nhưng không đồng nghĩa với việc đảm bảo được phù hợp với mỗi quốc gia. Vì vậy luôn cần có sự điều chỉnh khi xây dựng mô hình bảo hiến. Sự khác biệt giữa du nhập và áp dụng hoàn toàn

Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam - 5

một mô hình là rất lớn, áp dụng rập khuôn một mô hình chắc chắn sẽ không mang lại tính hiệu quả, các quốc gia cần có sự điều chỉnh trong mô hình tài phán Hiến pháp để mô hình có thể thực sự hiệu quả trong vấn đề bảo vệ Hiến pháp.

1.3.4. Ưu, nhược điểm của mô hình bảo hiến

Mỗi mô hình bảo hiến trên thế giới đều mang những ưu, nhược điểm của riêng mình. Khi lựa chọn xây dựng mô hình bảo hiến các quốc gia đều có nghiên cứu nhằm có sự điều chỉnh các đặc điểm cơ bản để phù hợp với chế độ chính trị, hoàn cảnh xã hội. Sự điều chỉnh đều dựa trên những ưu, nhược điểm của mô hình tài phán Hiến pháp được lựa chọn.Việc lựa chọn mô hình bảo hiến đều hướng tới sự phù hợp với bối cảnh quốc gia, hạn chế những nhược điểm và tận dụng những điểm mạnh của mô hình.

Đối với mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ thực hiện tài phán Hiến pháp sẽ tồn tại những ưu điểm chung nhất bao gồm: Mô hình bảo hiến sử dụng tòa án ngay trong hệ thống tòa án tư pháp mà không cần xây dựng mới bất kỳ cơ quan mới để tiến hành xem xét những hành vi vi hiến, những vụ việc liên quan đến vấn đề Hiến pháp. Mô hình được xây dựng một cách đồng nhất, luôn đạt được hiệu quả cao trong việc bảo vệ Hiến pháp. Tuy nhiên, mô hình bảo hiến bằng tòa án thường thì phán quyết của Tòa tối cao bao giờ cũng có giá trị chung thẩm quyết định mọi vấn đề. Tòa án có thể tuyên bố có sự vi hiến, không tiến hành sử dụng văn bản đó trong hoạt động tố tụng của mình, khuyến cáo đến cơ quan lập pháp là nghị viện chứ không thể tự mình tuyên bố văn bản đó không còn hiệu lực pháp lý do đây là thẩm quyền cơ quan lập pháp hay Quốc hội.

Bên cạnh đó, mô hình Tòa án Tư pháp bảo hiến cần có những yêu cầu khắt khe: hệ thống Tư pháp có đủ sự độc lập, đội ngũ thẩm phán có năng lực, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, sử dụng án lệ là nguồn pháp luật,

cơ chế phân quyền triệt để, tư pháp độc lập với lập pháp và hành pháp có thẩm quyền tồn tại trong một cơ chế phân chia quyền lực rõ ràng

Việc lựa chọn mô hình cụ thể đều nhìn nhận từ những đặc điểm cơ bản của mô hình, đồng thời luôn có sự sáng tạo trong việc áp dụng. Khi áp dụng mô hình bảo hiến cụ thể thì cần phải xem những ưu điểm của mô hình bảo hiến và đưa ra những yêu cầu điều chỉnh cụ thể với mô hình, nhắm hướng tới việc chế độ chính trị, hoàn cảnh quốc gia mình có phù hợp được yêu cầu của mô hình hay không. Đặc điểm của mô hình đó có khiến mô hình đó áp dụng được hiệu quả hay không.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Phần lớn các quốc gia trên thế giới đã thừa nhận tầm quan trọng của bảo vệ Hiến pháp đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật, cũng như sự tôn trọng bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Tư tưởng bảo vệ Hiến pháp đã xuất hiện được một thời gian rất dài, ghi nhận thành nhiều mô hình bảo hiến khác nhau nhưng đều chung mục đích đảm bảo giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp. Các quốc gia lựa chọn mô hình bảo hiến không giống nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện tác động đến việc lựa chọn một cách khách quan hay chủ quan.

Dựa trên mục đích, những đặc điểm cơ bản của mô hình bảo hiến các quốc gia có thể nhận thấy việc lựa chọn mô hình bảo hiến thường dựa trên bốn yếu tố bao gồm: các yếu tố chính trị, pháp luật, sự ảnh hưởng các mô hình bảo hiến và các ưu, nhược điểm của mô hình. Sự hiệu quả của mô hình bảo hiến không phải là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn mô hình do có thể điều chỉnh nhằm tăng tính hiệu quả trong quá trình hoạt động. Điểm cốt yếu khi lựa chọn mô hình bảo hiến là tìm mô hình thực sự phù hợp với quốc gia, thể chế chính trị và đảm bảo sự phát triển, ổn định cho toàn xã hội.

CHƯƠNG II:

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM

2.1. Bảo hiến theo quy định của các Hiến pháp trong lịch sử

2.1.1. Những nền tảng ban đầu cho sự hình thành bảo hiến theo Hiến pháp năm 1946

Bối cảnh ra đời: Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước ta được ra đời sau khi cách mạng tháng Tám thành công đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà. Hiến pháp 1946 được xây dựng trong hoàn cảnh chiến tranh vẫn đang còn tiếp diễn, thù trong giặc ngoài vẫn còn đe dọa đến nền độc lập non trẻ của đất nước. Việc ban hành Hiến pháp 1946 tại thời điểm là một cố gắng rất lớn nhằm tạo dựng hệ thống pháp luật cho đất nước. Tuy được xây dựng trong khoảng thời gian ngắn, gặp vô vàn những điều kiện khó khăn nhưng Hiến pháp 1946 vẫn để lại những giá trị to lớn trong lịch sử lập hiến của đất nước. Bản Hiến pháp thành văn đầu tiên được xây dựng trong những ngày đầu đất nước, quy định những vấn đề cơ bản nhất của đất nước trong thời kỳ đầu giành được độc lập.

Những nền tảng hình thành bảo hiến: Hiến pháp 1946 chưa ghi nhận một mô hình bảo hiến cụ thể nhưng đã đánh giá chính xác tầm quan trọng của Hiến pháp với thực tiễn. Hiến pháp năm 1946 không có điều khoản ghi nhận giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp 1946 cũng để lại những nền tảng nhất định về tư tưởng để có thể xây dựng mô hình bảo hiến ở nước ta trong những giai đoạn sau. Thứ nhất, thông qua những quy định về quyền hạn ban hành, sửa đổi, những quy định về thể chế, nội dung thì có thể nhận thấy Hiến pháp 1946 là đạo luật nền tảng và cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất [11]. Hiến pháp 1946 phân chia quyền lực nhà nước thành ba nghành quyền lực bao gồm: lập

pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó, nghị viên nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. Các cơ quan nhà nước được trao quyền thông qua sự quy định của Hiến pháp, bộ máy và hoạt động của các cơ quan nói trên đều tuân thủ quy định Hiến pháp.

Thứ hai, Hiến pháp 1946 đã ghi nhận quyền quyết định hiệu lực tồn tại của Hiến pháp thông qua phúc quyết của nhân dân. Hiến pháp 1946 quy định: Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70 [11’].

Hiến pháp 1946 quy định là đạo luật cơ bản quốc gia trao quyền lực cho Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quy định quyền nghĩa vụ công dân, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương-cơ quan hành pháp và tư pháp. Về cơ bản, các cơ quan nhà nước thực hiện và chấp hành đầy đủ quy định của Hiến pháp về quyền hạn và nghĩa vụ.

Thứ ba, Hiến pháp 1946 tuy không thể hiện mô hình bảo vệ Hiến pháp cho quốc gia nhưng đã có quy định cụ thể và rõ ràng về cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra giám sát các văn bản quy phạm pháp luật tại điều 31 cũng như điều 36. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp tại giai đoạn đã bắt đầu ghi nhận sự bảo vệ Hiến pháp thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát của Quốc hội với cơ quan trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, quyền kiểm tra giám sát đối với các cơ quan nhà nước vẫn thường dựng lại ở mức khuyến nghị, sự ràng buộc giữa những văn bản mang tính pháp lý và Hiến pháp chưa cao. Quyền quyết định vẫn thuộc về các cơ quan ban hành văn bản. Hiến pháp chưa được ghi nhận đúng giá trị, hệ thống pháp luật vẫn còn rất nhiều lỗ hổng.

Cơ chế bảo hiến chưa được ghi nhận trong Hiến pháp 1946 là do những nguyên khách quan là chủ yếu. Hiến pháp xây dựng trong một khoảng thời gian ngắn, chưa có sự tiếp cận những mô hình bảo hiến trên thế giới do thời điểm đó các cơ chế tài phán Hiến pháp chưa được phổ biến rộng rãi, bên cạnh đó hoàn cảnh chiến tranh nên không tránh khỏi những

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2023