Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 10

có lấy một người thân thích. Trong tiếng Nhật từ năm 1995 đã có riêng từ “kodokushi” để nói về những cái chết trong cô đơn tuyệt vọng. Nhiều người Nhật hiện đại cô đơn, đổ vỡ, bất lực trong liên hệ. Họ sống máy móc, tồn tại chơ vơ giữa hiện thực không mục đích. Họ ngờ ngợ nhận ra cái gì đó đang biến mất khỏi cuộc đời mình, cảm giác bị tách biệt và mất mát khiến họ hoang mang tột độ.

Trong văn học Nhật Bản, từ buổi sơ khai của văn học cổ - trung đại, bóng dáng con người cô đơn đã xuất hiện trong cảm thức aware. Trong Kojiki, người đọc đã bắt gặp Yamato Takeru sau cuộc chiến ở sa trường khi về đến xứ sở trong tim chỉ còn một nỗi buồn, nỗi cô đơn mênh mông. Đến thời kì Heian kiệt tác của văn học Nhật Bản truyền thống là Truyện Genji của Murasaki Shikibu một lần nữa thể hiện rõ con người với cảm thức về nỗi cô đơn, sự ám ảnh về cái chết. Nỗi cô đơn vời vợi với tha nhân, cảm thức bi ai, cô tịch trống vắng lại tiếp tục được thể hiện trong các sáng tác của thời đại Edo như thơ Haiku của Basho, hay trong các tác phẩm của Tazinaki, Akutagna. Đến những thập niên đầu thế kỉ XX, Kawabata - nhà văn đầu tiên của châu Á đạt được giải Nobel văn học (1968), đã cho thấy tâm thức cô đơn của kiếp người trong quan niệm của Phật giáo và tư tưởng hiện sinh. Trong rất nhiều tác phẩm của ông như Tiếng rền của núi, Xứ tuyết, Cố đô, Người đẹp say ngủ, Ngàn cánh hạc…, con người hiện lên với nỗi cô đơn về bản thể, nỗi buồn mang vẻ đẹp và niềm u uẩn đặc trưng của người Nhật trong một hiện thực đầy biến động.

Sang thời kì văn học đương đại Nhật Bản, Murakami bằng sự nhạy cảm của một người cầm bút tài ba đã nhìn thấy trong đời sống tinh thần “những con người” mà ông muốn viết nỗi cô đơn thường trực. Cảm giác chông chênh với thực tại là một trong những đặc điểm nổi bật và đầy ám ảnh ở người Nhật hôm nay. Con người thời kì hậu kĩ nghệ của Murakami không phải vất vả lao đi như con thiêu thân trong những mối lo toan bộn bề, vật lộn với sự khốc liệt của nền kinh tế thị trường để cải thiện cuộc sống, như trong sáng tác của nhà văn Hồ Anh Thái. Nhưng con người lại bị sự cô đơn bủa vây trong nhiều hoàn cảnh và nhiều mối quan hệ khác nhau.

Trước hết là sự cô đơn trong những “mảnh ghép” của cuộc sống. Đó là những con người lạc lõng ở thế giới hiện thực, chìm đắm trong nỗi hoang mang vô hình và ngập ngụa với những ám ảnh về thực tại. Xã hội Nhật Bản hậu hiện đại không còn

sự thống nhất toàn vẹn về mặt quan hệ cộng đồng như truyền thống nữa. Các mối quan hệ đã bị xé lẻ thành những mảng nhỏ, thành những nhóm nhỏ, trong đó con người mất khả năng tương thông lẫn nhau, không thể hiểu được nhau, mỗi người là một ốc đảo cô độc. Thế giới đang đỗ vỡ thành trăm mảnh khác nhau mặc cho con người cố vẫy vùng, quằn quại dưới sức nặng của thời đại và số phận cá nhân. Vì thế con người trở nên trơ trọi giữa đồng loại và với chính mình. Không điểm tựa, không lối thoát, không niềm vui, không ước muốn, họ cứ day dứt, lẩn quẩn mãi trong vòng quay nghiệt ngã của số phận và mòn mỏi kiếm tìm giá trị đích thực của đời sống.

Trong tác phẩm Biên niên ký chim vặn dây cót những “mảnh ghép” cuộc sống được thể hiện bằng việc tác giả đã xé nhỏ cốt truyện, chắp vá chúng bằng những câu chuyện khác, trộn chúng với nhau để rồi đưa đến cho người đọc một tác phẩm mang màu sắc của một bức họa phi lý và phản quang xã hội. Sự phi lý vốn là một phần của hiện thực đời sống nhưng nó nằm sâu trong phần chối bỏ của nhận thức con người. Haruki Murakami đã biến nó thành một tổ hợp của nhận thức con người, biến nó thành công cụ nhận thức, phản ánh bộ mặt xã hội đằng sau cái mặt nạ mà những phù phiếm nhất thời tạo ra. Những ảo tưởng sức mạnh Samurai và tinh thần của Nhật Bản bị khai quật sau thất bại Nomonhan. Sự thăng tiến chính trị thông qua những thủ đoạn đê tiện và nỗi cô đơn của con người trong nhịp quay của xã hội công nghiệp bị bóc trần. Bao nhiêu con người cảm thấy mình không có lối thoát, không có niềm tin vào cuộc sống và tất cả những điều ấy được giải quyết bằng nỗi ám ảnh không nguôi, bằng tình dục điên loạn và bạo lực. Các nhân vật trong Biên niên kí chim vặn dây cót đều đã phải trải nghiệm nỗi cô đơn. Tuổi thơ của Kumiko, Kano Malta, Kano Creta là những tháng ngày sống trong cảm giác bị bỏ rơi, lạc lõng. Sống giữa những người thân nhưng chưa bao giờ Kumiko biết tới cảm giác của gia đình. Cô không thể tin cậy ai một cách vô điều kiện trong gia đình, ngay cả trong vòng tay cha mẹ, cô cũng không bao giờ hoàn toàn thoải mái. Còn Kano Malta không tìm được sự cảm thông từ những người thân, không được tự do phát triển năng lực của bản thân. Kasahara May không tìm được tiếng nói chung nào với những người xung quanh. Cô thật sự chỉ muốn truyền đạt cái cảm giác cô đơn của mình cho người khác nhưng dường như không làm nổi. Mọi người không hiểu thậm chí họ còn không thèm muốn nghe những điều May nói. Còn Okada khi

bước xuống giếng, tách khỏi thế giới hiện thực, anh đối diện với mình và cảm nhận sự cô đơn, lạc lõng khủng khiếp. Nhân vật Kafka trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển cũng luôn cảm thấy đơn côi, hoàn toàn bất lực. Cậu biết mình sẽ không bao giờ thoát được cái cảm giác sợ hãi ấy.

Mối liên hệ giữa nhân vật với đời sống xã hội là khoảng cách vô hình nhưng không thể san lấp. Con người không tìm được một sợi dây nào để kết nối họ bền chặt với một hoàn cảnh xã hội vốn mang trong mình nó quá nhiều đổ vỡ và bất toàn. Trong Người tình Sputnik, chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết sự bất lực của con người trong việc kiếm tìm sợi dây kết nối để thoát khỏi sự cô đơn. Họ giống như “hai khối kim loại đơn độc bay theo quỹ đạo riêng của mình. Trông xa chúng như những ngôi sao băng đẹp đẽ, nhưng thực tế chúng chẳng là gì ngoài những nhà tù, nơi mỗi người chúng tôi bị nhốt đơn độc, đi đến nơi vô định...” [98, tr.159]. Dần dần họ thu mình về với mảnh ghép riêng của chính cá thể và cắt đứt dần sợi dây liên hệ với thế giới thực tại. Trong Biên niên kí chim vặn dây cót, nhân vật Quế cảm thấy mình không còn cần thiết phải giao tiếp với đồng loại bằng ngôn ngữ. Phương tiện để anh ta nói chuyện là những ký hiệu vô hồn, chúng được mã hóa dưới dạng những đoản khúc chim vặn dây cót lưu trong máy tính của anh. Còn Toru đã có lúc đau đớn thốt lên rằng giữa cuộc sống đó với anh có một sự cách ngăn rạch ròi, anh cảm thấy như mình không thể gắn liền với thế giới - cái thế giới mà anh từng căm ghét và vẫn đang căm ghét tận đáy lòng vì sự bất công của nó. Trong thế giới ấy Toru nhận thấy anh không còn là chính mình nữa. Cậu bé Kafka trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển một lần nữa thể hiện sự khước từ hòa nhập với những người xung quanh. Cậu hầu như không trò chuyện với ai và cuối cùng tự xây quanh mình một “bức tường” không để ai lọt vào trong. Với Kafka những mối quan hệ xã hội không có giá trị nào đáng kể, cậu tự cách li mình với xã hội bằng cái nhìn lạnh như mắt thằn lằn. Trốn chạy lời nguyền sẽ giết cha và ngủ với mẹ và chị gái, luôn mang trong mình nỗi mặc cảm Oedipus, cậu cô đơn ở mọi lúc mọi nơi. Thậm chí, khi đang ngồi đợi tàu hỏa, nỗi cô đơn cũng xâm chiếm một cách thật đáng sợ:

Ga đông nghịt người nườm nượp ra vào tất cả đều mặc những bộ quần áo ưa thích, tay xách túi hoặc va li, mỗi người đều tất tả lo toan một công việc khẩn cấp nào đó. Tôi nhìn đám đông, không ngừng hối hả

ấy và tưởng tượng đến một trăm năm về sau. Một trăm năm nữa, tất cả mọi người ở đây, kể cả tôi, sẽ biến khỏi mặt đất và biến thành tro bụi. Với ý nghĩ kỳ cục ấy, mọi thứ trước mắt tôi dường như tựa nên hư ảo, tựa hồ một ngọn gió có thế cuốn hết đi [96, tr.66].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Kafka cho rằng so với đám người vô diện mạo, tất ta tất tưởi ở ga xe lửa, những chuyện điên khùng phi lí của hàng ngàn năm trước đối với cậu còn thật hơn nhiều. Bên cạnh Kafka, trong tiểu thuyết này, ta còn bắt gặp những nhân vật khác cũng mang sẵn trong mình một khối cô đơn lớn không thể nào hóa giải được bằng những mối quan hệ xã hội. Đó là ông già Nakata ngoài mèo ra cả đời chẳng có ai khả dĩ để gọi là bạn. Đó còn là Miss Seaki - một người chỉ sống với kí ức và chấp nhận không có gì khác ngoại trừ kí ức. Miss Saeki đã cảm nhận nỗi cô đơn ngay từ khi còn là một cô bé mười lăm tuổi. Cô chỉ muốn đi biệt đến một thế giới khác, đến một nơi ngoài tầm của tất cả mọi người,một nơi ngoài dòng chảy của thời gian. Ở tiểu thuyết 1Q84, Aomame đã cảm nhận mình sống trong những thế giới song song mà không bao giờ có sự tương giao và gặp gỡ. “Tại một thời điểm nào đó, thế giới mình biết đã biến mất hoặc giả đã lùi lại phía sau, đề một thế giới khác thay thế nó. Giống như đường ray được chuyển gi. Có nghĩa là mình đang ở đây, nhưng ý thức vẫn thuộc về thế giới ban đầu, còn bản thân thế giới thì đã biến thành một thế giới khác” [105, tr. 166]. Hóa ra ở thế giới thực tại này con người cô đơn đến mức phải tưởng tượng ra một thế giới khác để được trú ngụ vào trong đó.

Trong những “mảnh ghép” cuộc sống thiếu tính liên hệ chặt chẽ, con người cô đơn, chới với khi không tìm được chỗ bám víu để có được sự yên tâm vì xác nhận được sự tồn tại của mình. Ở tác phẩm Rừng Nauy, một loạt chân dung một thế hệ những chàng trai, cô gái của thập niên sáu mươi cô đơn và tuyệt vọng vì thiếu vắng lí tưởng, thiếu vắng tình yêu, không hoà nhập được với trật tự xã hội mới. Naoko là nhân vật để lại cho người đọc sự ám ảnh về nỗi cô đơn đến tuyệt vọng. Cô mảnh mai, yếu ớt trước quá nhiều nỗi đau ập đến trong cuộc đời. Cái chết của người chị gái và bạn trai đã làm cho cô mất hết điểm tựa trong cuộc sống, hoảng loạn về mặt tinh thần. Naoko đã phải bỏ học đến sống ở viện điều dưỡng và tự kết thúc cuộc đời trong rừng sâu. Còn tại không gian trường đại học, Toru không hề chơi với bất kì ai ngoài Nagasawa. Nhưng chính Nagasawa cũng là một kẻ cô đơn, anh ta không

Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 10

có hơn một người bạn thân thiết. Nhóm Kizuki, Naoko và Toru là một bộ ba chơi rất thân với nhau nhưng mỗi người lại là một ốc đảo cô đơn được đặt cạnh nhau. Họ không thể tương thông với nhau vì mỗi người đã tự nguyện chọn cho mình một hữu thể. Họ đã gắng gượng “để hoà nhập với thế giới bên ngoài càng nhiều càng tốt. Nhưng cuối cùng, việc đó không thành, tất nhiên rồi” [95, tr.247]. Bộ ba trong Rừng Nauy cũng giống như nhóm năm người Tsukuru, Đỏ, Xanh, Trắng, Đen trongtiểu thuyết Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương luôn tự bó hẹp mình tới mức tối thiểu nhất. Họ co lại trong những mối quan hệ xã hội vốn đã quá ít ỏi của mình. Chính điều này đem đến cảm giác cô đơn thường trực. Ngay khi đang có liên hệ trong nhóm nhỏ với bốn người bạn của mình, Tsukuru vẫn luôn mang trong lòng một nỗi sợ rằng biết đâu một ngày kia mình sẽ bị rớt ra, hoặc bị loại khỏi cái cộng đồng thân thiết ấy trong chơ vơ. Khi bị rơi khỏi nơi bám víu hữu hạn ấy, nỗi cô đơn của anh đã tăng lên vô cùng tận: “Cảm giác như đột nhiên bị quẳng xuống giữa đại dương trong màn đêm cô độc từ mặt boong của một con tàu đang trên chuyến hải hành” [95, tr.282]. Cảm thức cô đơn len lỏi trong tâm hồn từng nhân vật của Murakami trong trường hợp này làm cho người đọc nhớ đến Shimamura, Komako và Yoko trong tiểu thuyết Xứ tuyết của Kawabata. Mặc dù giữa ba người đều có sợi dây tình yêu kết nối tưởng chừng rất khăng khít nhưng mỗi người vẫn là một thế giới riêng đầy bí mật.

Hẹp hơn mối quan hệ trong một nhóm nhỏ bốn, năm thành viên là “mảnh ghép” ở phạm vi gia đình chỉ có hai cá thể. Tuy nhiên nơi đó con người vẫn bắt gặp cảm giác chông chênh, khó đứng vững trước sự cô đơn không ngừng xâm chiếm. Toru Okada sống chung với vợ sáu năm đến một ngày chợt nhận ra ở vợ mình một thế giới mênh mông mà trước kia anh chưa bao giờ biết. Sự hụt hẫng, trống rỗng trong anh được so sánh như một căn phòng rộng, tối tăm mà anh chỉ có thể thấy được một phần rất nhỏ của nó. Con người cô đơn của Toru cảm thấy mình thật bé nhỏ và bất lực ngay với hạnh phúc gần gũi nhất hằng ngày vẫn hiện hữu với mình. “Đêm đó, nằm bên Kumiko trong căn phòng ngủ tắt đèn, tôi nhìn lên trần nhà mà tự hỏi mình thực sự biết những gì về người phụ nữ này” [99, tr.39]. Hóa ra trong tổ ấm của mình, con người cũng chỉ tồn tại như những cá thể rời rạc lúc nào cũng cảm thấy thiếu hơi ấm của nhau. Như thế, ở những mảnh ghép của cuộc sống trong sáng

tác của Murakami sự cô đơn luôn giày xéo, đẩy con người vào bi kịch, tạo nên những đổ vỡ to lớn, những nỗi buồn cùng sự hoài nghi về thực tại.

Bên cạnh nỗi đau nhân sinh cô đơn trong tác phẩm của Haruki Murakami, con người luôn phải đối mặt với nỗi cô đơn trong “dòng ý thức về bản thể” của chính mình, khắc khoải với hành trình tìm kiếm câu trả lời về sự tồn tại, về những ẩn ức thẳm sâu trong tâm hồn. Con người cô đơn ở trạng thái khủng khiếp nhất là khi nhận ra mình bị mất đi mối liên hệ ngay với bản thể của mình. Con người càng nỗ lực lấp đầy khoảng trống thì càng mất đi cái gì ở bên trong mình, và cuối cùng trở thành một khối thinh không trống rỗng. Toru Wantanabe trong tiểu thuyết Rừng Nauy luôn chịu sự ám ảnh bởi những câu hỏi về bản thể với nỗi hoang mang, bế tắc cho đến tận cuối tác phẩm: “Tôi đang ở đâu? Tôi không biết. Tôi không biết một tý gì hết. Đây là nơi nào? Tất cả những gì đang lướt nhanh qua mắt tôi chỉ là những hình nhân bước đi về nơi vô định nào chẳng biết. Tôi gọi Midori, gọi mãi từ giữa cổ họng lặng ngắt của chốn vô định ấy” [95, tr.529]. Okada trong tác phẩm Biên niên kí chim vặn dây cót, khi một mình xuống cái giếng cạn đã nhận ra rằng thể xác của mình chẳng qua chỉ là một cái vỏ bọc được làm ra để ý thức có thể sắp xếp các kí hiệu chỉ cần các kí hiệu kia được sắp xếp lại là sẽ thấy mình nằm trong một cơ thể hoàn toàn khác. Anh cảm thấy cái tôi thật sự của mình đang ở một nơi nào đó rất xa, còn thể xác hiện thời chỉ là một cái tôi giả tạo, một cái tôi hoàn toàn xa lạ: “Con người này, cái tôi này, cái ngã này, được tạo ra ở một nơi khác. Mọi cái đều từ một nơi khác đến, mọi cái đều cũng nơi đó mà trở về. Tôi chẳng qua chỉ là đường thông cho cái kẻ gọi là tôi đi qua” [99, tr.305]. Cũng giống như Okada, người vợ yêu quý của anh cũng có sự hoài nghi về sự hiện hữu bản thể trong thế giới thực tại. Cô cho rằng cái vẫn thường thấy trước mặt mình chỉ là một phần nhỏ nhoi của thế giới mà thôi còn hình ảnh thực của thế giới này hoàn toàn không phải vậy. Thế giới thực nằm ở một nơi tối và sâu hơn thế này nhiều. Và Kumiko đã rời bỏ Okada để đi tìm cho bằng được câu trả lời chính xác nó là cái gì: “Em muốn biết chính xác nó là cái gì. Em phải biết chính xác nó là cái gì. Em phải tìm cho ra cội rễ của nó, phán xử và trừng phạt nó” [99, tr.322]. Với Kasahara, một cô bé vừa mới lớn nhưng nỗi ám ảnh về bản thể lúc nào cùng thường trực. Cô bé cũng đã xuống giếng, và ở trong bóng tối toàn bích để được nhìn thấy cái tôi cô đơn của chính mình “đang càng lúc càng

lớn ra…Nó được hút một thứ dưỡng chất đặc biệt nào đấy rồi lớn lên nhanh ơi là nhanh, đến phát sợ lên ấy! Em cố kìm nó xuống nhưng không được” [99, tr.371, 372]. Cái tôi cô đơn đáng sợ mà Kasahara May luôn giấu kín, trong bóng tối đã trỗi dậy. Cô bé nhận thấy trong mình có cái gì đó không ổn: “Mỗi người sinh ra trên đời này đều có một cái gì đó riêng biệt nằm ở sâu bên trong người đó. Và cái đó ấy, dù là cái gì đi nữa, trở thành một nguồn nhiệt điều khiển mỗi con người từ bên trong” [99, tr.373].

Trong tác phẩm Kafka bên bờ biển, người đọc dễ dàng nhận thấy các nhân vật luôn băn khoăn về bản ngã, về nhân vị của mình. Oshima có lúc phải thốt lên: “Quỷ tha ma bắt, mình là cái gì nhỉ?” [96, tr.206]. Ngần ấy năm vật lộn với vỏ bọc bên ngoải không hoàn hảo, Oshima không tìm được lời giải thích cho bản thân mình. Câu nói thốt lên từ nỗi hoang mang tột cùng. Cũng giống như vậy, nhân vật chính của tác phẩm cậu bé Kafka càng không giấu nổi nỗi băn khoăn: “Trên thực tế, em càng cố thì lại càng mất đi ý thức về bản thân, càng không hiểu mình là ai nữa. Cứ như em đang đi chệch xa khỏi quỹ đạo bản ngã của mình và điều đó thật sự là đau đớn”96, tr.227]. Ở tác phẩm Xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, có thể thấy, ba nhân vật Người đọc mơ, Toán sư, Bóng cũng là ba cái tôi khác nhau trong cùng một bản thể gặp nhau ở nỗi cô đơn trên con đường đi tìm xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới.

Từ nỗi cô đơn khôn tả xiết khi đứng giữa phố phường xa lạ trong những mảnh ghép của cuộc sống, đến khi đối diện với bản thể trong ý thức tối sầm, các nhân vật của Murakami vẫn cảm thấy mình cô đơn và bất lực đến nhường nào. Khi con người cảm thấy sự phân tách giữa tâm hồn và thể xác là lúc họ cảm thấy tột cùng của sự cô đơn. Như một sự đốn ngộ về sự cô đơn, nhân vật biết được mỗi người sinh ra trên đời này đều có một cái gì đó riêng biệt nằm sâu bên trong người đó. Con người không chỉ bị cô đơn trong không gian, thời gian, với sự phân mảnh vỡ nát, họ còn cô đơn hơn trong ý thức về cái tôi cá nhân, ý thức về bản ngã của chính mình. Nỗi cô đơn tột cùng khi bản thể bị tách xẻ làm đôi: “Nếu ở bên này, nơi tôi hiện hữu, không phải thế giới thực - nếu ở bên này trên thực tế lại là phía bên kia

- thì chuyện gì xảy đến với tôi, người chia sẻ cùng bình diện thời gian và không gian với tôi? Tôi là ai trong thế giới này?” [98, tr.218]. Con người đau khổ và hoang

mang vô cùng khi nhận ra linh hồn mình đã nhập vào một cơ thể không phải của mình. Giữa tôi với cái thân thể trong gương kia là một khoảng cách xa vời vợi và khủng khiếp. Hình ảnh mái tóc bạc của Miu chính là kết quả cho cuộc giằng xé vật vã giữa hai cái tôi trong chị. Chị luôn trăn trở cái tôi nào, ở phía bên nào là cái tôi thật? Điều đó lý giải vì sao Miu luôn lạnh băng trước tình cảm nồng nàn của Sumire. Sau khi biết lý do Miu cự tuyệt mình, Sumire đã biến mất như chưa từng có trên đảo ấy.

Cô đơn trong chính bản thể của mình con người chới với, chênh vênh trong cảm thức tồn tại và hoảng loạn trước sự đứt gãy phũ phàng của những niềm hi vọng bám víu còn sót lại. Nỗi cô đơn đeo bám dai dẳng trong tâm hồn, lấn át mọi cảm xúc. Nó cuộn lên càng lúc càng dữ dội và đau đớn. Nó không chỉ ám ảnh những linh hồn kẻ cô đơn bằng hàng loạt những câu hỏi vì sao: “Vì sao mọi người cứ phải cô đơn như thế này? Mục đích của nó là gì?... Có phải Trái đất sinh ra chỉ để nuôi dưỡng sự cô đơn của con người?” [98, tr.241]. Nó còn là nỗi sợ hãi chưa bao giờ chấm dứt trong cảm giác trơ trọi thức dậy lúc nửa đêm và nhận ra rằng: “Trong ý thức tối sầm, tôi cảm thấy một cách riết róng rằng mình cô đơn và bất lực đến nhường nào” [99, tr.350].

Đối mặt với nỗi cô đơn trong “dòng ý thức” bản thể, các nhân vật của Murakami đã có nhiều cách ứng xử khác nhau. Dấn thân cho hành trình tìm lại bản ngã của chính mình là một quá trình tích cực mà một số nhân vật của Murakami đã thực hiện. Toru Okada là hình tượng tiêu biểu cho những con người dám bước vào “cuộc hành hương” đầy gian khổ này. Anh đã cố gắng tách mình ra để đi sâu hơn vào con người bên trong, để đối diện trực tiếp với bản thân mình. Bằng cách này, anh tiến gần hơn đến con người đích thực của chính mình: “Tách khỏi xác thịt mình không đến nỗi khó. Tôi thấy dễ chịu hơn nhiều, ít nhất việc này cũng cho phép tôi rũ bỏ cảm giác vụng về mà tôi đang cảm thấy. Tôi là một khu vườn um tùm cỏ dại, một con chim đá không bay, một cái giếng cạn khô” [99, tr.427]. Anh cũng phát hiện bên trong mình cùng lúc tồn tại hai cái tôi:“Tôi ở đây, nhưng tôi cũng ở đây. Cả hai đều có thực tại như nhau đối với tôi” [99, tr.428]. Okada đã dám nhìn nhận, khám phá chính mình. Anh đã đối diện với con người mình, đây là một bước ngoặt có vai trò quan trọng để tìm ra câu trả lời cho những bí ẩn xung quanh. Toru là

Ngày đăng: 17/01/2023