Con Người Cô Đơn Trong Sáng Tác Của Haruki Murakami

cứu tinh” còn nhỏ nhưng chỉ biết có tiền. Nó bắt đôi tình nhân bị mắc kẹt phải chi bạc triệu để có cơm ăn, nước uống và tự do. Qua nhân vật này, Hồ Anh Thái nhìn thấy lối sống đầy thực dụng, chạy theo đồng tiền ngày càng hủy hoại nhân cách của những người trẻ.

Sự tha hóa không chỉ diễn ra với những đối tượng là thanh niên. Trước bước chuyển mình dữ dội của xã hội thời hậu chiến với những xô đập ghê gớm, không ít kẻ đã bị tha hóa hoàn toàn, đến mức tàn nhẫn, bất nhân, cạn ráo tình người. Trong cơ chế thị trường, lối sống con người đã có quá nhiều thay đổi. Vì tiền tài, danh vọng, quyền thế, con người có thể sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn miễn sao đạt được mục đích. Hàng loạt chân dung tha hóa như thế trong những kẻ giàu sang thậm chí là quyền cao chức trọng. Ở đối tượng này sự tha hóa thể hiện rất đa dạng phức tạp. Đó là những kẻ háo danh, hám lợi, ích kỉ, cơ hội và độc ác. Vợ chồng Khuynh và Diệu trong Người và xe chạy dưới ánh trăng luôn sống với hai bộ mặt, hai cuộc đời thật - giả. Khuynh có bề ngoài điển trai, không thiếu tư chất nhưng đầy dục vọng và tham vọng quyền lực đến mức bệnh hoạn. Còn Diệu vợ Khuynh là người đàn bà xấu xí nhưng bản chất đanh đá, ranh ma, tinh quái. Cô ta luôn sống với những mưu mô, toan tính cực kì thâm độc nhằm chiếm đoạt những gì mình muốn. Để trả thù đời vì nhan sắc thua thiệt, Diệu đã bẫy được Khuynh, người đàn ông bảnh trai làm chồng. Biết chồng sống giả dối với mình, Diệu càng cay cú, điên khùng hành hạ, cấu xé chồng bằng những móng vuốt ác độc. Cô sai thằng con trai là Sa thuê người rạch mặt tình nhân của Khuynh. Người đàn bà nanh độc, tham lam này thật đáng ghê tởm.

Thế, trong Cõi người rung chuông tận thế là một kiểu tha hóa mới, kiểu tha hóa của đại gia thời hiện đại mà không dễ gì nhận thấy được. Sau khi góp nhặt đủ vốn liếng xây khách sạn đã khôn ngoan giã từ vũ đài chính trị để chuyển sang kinh tế. Sang lĩnh vực này, Thế càng có cơ hội phát huy cái khôn ngoan, lọc lõi của mình. Thế đã xây dựng được một mạng lưới hậu thuẫn vững chắc nên có thể vươn tay thao túng được nhiều thế lực kể cả những nhân vật có máu mặt, sắp đặt mọi việc theo ý thích của mình. Thế không nhiều tham vọng và mù quáng như Khuynh mà lại luôn tỉnh táo, khôn ngoan, nhanh nhạy, nắm được biến hóa của thời thế để tự điều chỉnh mình cho thích nghi. Dưới bàn tay Thế bao phi vụ mờ ám đã diễn ra, bao cái chết qua tay hắn đều được giải quyết ổn thỏa. Từ Khuynh đến Thế là một sự tha

hóa tăng cấp ở những kẻ có quyền chức trong xã hội. Hồ Anh Thái khám phá Thế ở khía cạnh của một ông trùm có khả năng thao túng nhiều loại đối tượng từ anh chị giang hồ đến những ông to bà lớn trong chính quyền. Đó mới thực là kiểu người nguy hiểm cho xã hội.

Trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, ông Cốp điển hình cho sự tha hóa của những kẻ ham mê quyền lực. Ông là người thông minh, hát hay, múa giỏi, hoạt bát, tính cương quyết lại có ý chí. Ông là tấm gương điển hình trong thanh niên và được bao người ngưỡng mộ khi ông say sưa với rừng và dũng cảm bảo vệ rừng. Nhưng bản tính đích thực của ông chính là sự gian ngoa. Ông leo lên các bậc thang danh vọng từ một cán bộ Đoàn. Ông khéo léo gạt bỏ đối thủ của mình bằng những mưu mô và thủ đoạn. Khi đã có chức có quyền, ông táng tận lương tâm, lạnh lùng vô cảm trước những người dân quê đội đơn quỳ xin công lí. Điểm qua con đường tiến thân của ông Cốp, nhà văn đã phác họa một cách trọn vẹn chân dung của một kẻ không những đầy cơ hội, gian hùng mà còn nhẫn tâm, tàn ác.

Những nhân vật Cốp, Kễnh nắm quyền lực bị tha hóa được Hồ Anh Thái khám phá trong tác phẩm Những đứa con rải rác trên đường lại là sự bóc trần hiện thực phía sau ánh hào quang công danh. Song song tồn tại trong xã hội, bên cạnh những trí thức chân chính là một bộ phận trí thức rởm là lãnh đạo cấp cao với những tấm bằng không chính quy. Tuy hàm thụ chuyên tu, tại chức nhưng họ lại nắm những “vai trò chủ chốt trong mọi lĩnh vực, chỉ đạo xuống dưới quyền mình cả một đống tiến sĩ thạc sĩ” [149, tr.281]. Những bậc lãnh đạo này viết chính tả còn sai be bét, công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước thì chép chỗ này một tí, cóp chỗ kia một tẹo. Tất cả thể hiện sự nhố nhăng, lai tạp. Nhưng ngược lại, họ biết quy hoạch nhau, kết bè kết đảng với nhau rồi đưa nhau lên và đặt nhau vào những vị trí quan trọng.

Trong sáng tác của mình, Hồ Anh Thái còn dựng lên một loạt những bức chân dung nhân vật tha hóa do lối sống sa đọa. Đây là một trong những vấn đề ít được đề cập đến trong văn học hiện nay. Một trong số đó là những nhân vật mang danh trí thức. Lẽ thường, người trí thức là người có kiến thức, có đức cao, đạo trọng, có lí tưởng và được coi là lương tri của thời đại. Họ là những người chân chính, ngay thẳng, trọng danh dự, không tư lợi cá nhân, sống thanh cao và luôn băn

khoăn về thời thế. Họ chính là mẫu hình lí tưởng để người đời học tập. Giờ đây, người trí thức không còn được coi là người trong sạch, không nhận được nhiều sự trọng vọng như trước. Những vụ lợi, ích kỉ của bản thân khiến họ đang dần tha hóa trong vòng xoáy của cuộc đời, của xã hội. Một giáo sư mang học hàm học vị đầy mình lại thiếu phẩm chất thanh cao, đi ngược lại với các chuẩn mực văn hóa. Giáo sư Khỏa, trong Mười lẻ một đêm, thích tè bậy một cách đều đặn ngày hai lần vào chân tượng đài công nông binh - một công trình văn hóa với cảm giác khoan khoái và thỏa mãn. Giáo sư cũng không phải là đại biểu của một hội nghị quốc tế nhưng ông vẫn đọc tham luận quá thời gian cho phép, khiến ban tổ chức rơi vào tình thế khó xử. Ông ăn uống trong bữa tiệc chiêu đãi như một anh tư cách mõ. Giáo sư đã tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch trong mắt người khác. Ông chính là biểu hiện sinh động về sự tha hóa, biến chất của giới trí thức.

Trong tiểu thuyết, SBC là săn bắt chuột, một vị Giáo sư là người thích gió trời thông thoáng, hoang dâm vô độ và không bỏ lỡ cơ hội nào để “lên giường” với các cô gái. Họ có thể là sinh viên, là học viên cao học, là những nữ tiến sĩ hoặc là người phụ nữ nơi vườn hoang mà giáo sư gặp. Bà vợ ghê tởm ông vì “hễ có nữ sinh nào đến nhà là đều kết thúc trên chiếc giường hướng dẫn luận văn của ông” [148, tr.283]. Giáo sư tự biến mình thành kẻ sa đọa, thành kẻ bị ghê tởm bởi sự đảo lộn mọi giá trị đạo đức đã đến tận cùng. Cuối cùng giáo sư chết vì căn bệnh thế kỉ - si đa - do quan hệ tình dục vô độ với hàng trăm phụ nữ.

Một trong những vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện đại là con người càng ngày càng tha hóa biến chất về nhân cách, mải mê chạy theo vật chất danh lợi mà đánh mất bản thân mình. Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, kiểu con người tha hóa trở thành nô lệ của tiền bạc, địa vị danh vọng xuất hiện khá nhiều. Nhân vật Luật Sư trong SBC là săn bắt chuột là điển hình của sự tha hóa ở những kẻ dám bất chấp tất cả vì tiền. Luật Sư - người nắm rõ nhất về pháp luật lẽ ra phải hiểu hơn ai hết luật pháp được sinh ra để làm gì. Nhưng ông đã xử phần đúng cho gã lái xe đâm chết một sinh viên vì mê tốc độ. Gã này là một tên mang máu lạnh coi mạng người là thứ có thể mua được bằng tiền với giá rẻ mạt. Đi đường đông “gã chỉ muốn xúc một cái dăm bảy cái xe máy. Dấn ga một cái là xong. Sẵn sàng đền. Một mạng người thời nay đền đúng giá chỉ có một nghìn đô, nhiều thì nghìn rưỡi” [148, tr.221]. Bản chất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

tàn ác là thế vậy mà hắn được Luật Sư bảo vệ đơn giản vì hắn có lắm tiền. Luật Sư thấy “cái vụ này li kì. Hấp dẫn. Ông cố vấn cho gã hợp lí hóa chuyện đánh tráo người. Luật pháp làm ra để cho người ta tận dụng kẻ hở. Luật Sư là người giúp cho người ta tận dụng kẽ hở” [148, tr.223]. Kẻ bảo vệ cho công lí, lẽ phải đã bị tha hóa, vì lòng tham sẵn sàng bẻ cong công lí, cho cán cân công lí nghiêng hẳn về phía kẻ có tiền.

Trong cuộc sống, Luật Sư có sở thích vô cùng kì quặc và quái đản vì anh đặc biệt có ấn tượng với những đám tang. Hễ nghe nói đi đám tang ai là lòng bỗng rạo rực hẳn lên. Sở thích quái đản này của Luật Sư có ngay từ khi còn bé. Anh ta thích đến nỗi có thể trảm tất cả những con búp bê để làm đám ma thổi kèn mồm rồi đem chôn. Luật Sư xem tiền con quý hơn cả tình mẫu tử. Anh lừa mẹ kí vào tờ khai nhận huy hiệu năm mươi năm tuổi Đảng để lấy nhà rồi bán cho Đại Gia. Anh ta mong mẹ chết, nhẫn tâm chà đạp mẹ già đến chết, rồi làm cho mẹ “đám ma to thật là to, ò e í e ò. Cán sự sáu bằng gỗ loại tốt. Com lê đỏ phủ vải điều thêu chim công. Đội kèn thuê từ Sài Gòn ra” [148, tr.260]. Anh còn vẽ chân dung, làm thơ nhớ mẹ để thể hiện “chữ hiếu” của “đạo làm con” trong một đám tang không niềm thương xót. Với trái tim vô cảm, lạnh lùng, Luật Sư là một chân dung biếm họa sâu sắc về sự tán tận lương tâm con người.

Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 9

Không chỉ tha hóa vì ham mê danh vọng, quyền lực, bị cám dỗ bởi tiền bạc vật chất, bởi lối sống hưởng thụ quá thực dụng, nhiều nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái còn bị tha hóa vì dục tính xuất phát từ sự mất kiểm soát phần con quá lớn ở bản thân mình. Trong Cõi người rung chuông tận thế, Yên Thanh - một hoa khôi của trường đại học - một cô gái có gương mặt của nữ thần đồng trinh không ai nghĩ là một kẻ cuồng dâm. Ở tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, nhân vật bà mẹ với bản năng tính dục tiêu cực còn đáng sợ hơn. Suốt đời đi tìm khoái lạc, ngoài năm đời chồng không biết còn bao nhiêu “quà vặt”. Bà đạp đổ hết mọi thứ luân lí, đạo đức để thỏa mãn dục vọng của mình. Bà đã biến gia đình là nơi vốn được coi là cái nôi nuôi dưỡng đạo đức và nhân cách thành nơi con người phải chứng kiến những đổ vỡ to lớn và xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức.

Con người tha hóa vì tính dục trong những trang văn của Hồ Anh Thái còn bộc lộ tiêu cực ở những đối tượng lẽ ra phải là tấm gương sáng về đạo đức của xã

hội như công an, nhà báo, thầy giáo, giáo sư… Cô trưởng công an huyện trong SBC là săn bắt chuột thấy hơi đàn ông thì cô như con hổ đói. Ở cô, người ta không tìm đâu thấy cái gọi là sự nghiêm khắc của pháp luật, đạo đức nghề nghiệp hay chuẩn mực về tư cách. Người bảo vệ công lí lại có thể sẵn sàng gạt bỏ công lí để thỏa mãn dục vọng thấp hèn. Ông Kễnh trong Những đức con rải rác trên đường là một tay chơi gái tầm cỡ ăn nằm với đầy đủ kiểu người, hạng người thậm chí không bỏ qua cả vợ của sếp. Ông giáo sư ở Mười lẻ một đêm cũng sẵn sàng vứt bỏ hết những chuẩn mực đạo đức đáng kính trọng của một nhà giáo để giữ lấy cho được cái đùi của nữ học trò mà ông hướng dẫn luận văn…

Những con người tha hóa vì không làm chủ được dục tính của mình trong những sáng tác của Hồ Anh Thái khi đã rơi vào vực thẳm dục vọng hầu như không thể thoát ra được. Dục vọng sẽ ăn mòn ý chí, làm tha hóa lương tri và hậu quả là biến họ thành nô lệ. Con người với bản bản năng tính dục biến thái quá mức trong những trang văn của Hồ Anh Thái gióng lên hồi chuông cảnh báo về một “cõi người” đang tha hóa vì tính dục đẫm màu thác loạn, đang có những sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức và tha thiết mong muốn một sự thay đổi tích cực tiến bộ hơn.

Con người luôn là vấn đề trung tâm của văn học, là phương tiện cơ bản để phản ánh hiện thực cuộc sống, là hình thức khái quát đời sống. Con người còn là nơi để nhà văn thể hiện quan niệm của mình về đời sống. Con người tha hóa trong những trang văn của Hồ Anh Thái có cơ sở từ hiện thực của nền kinh tế thị trường đang được vận hành ở nước ta. Cơ chế thị trường là cơ cấu, chế độ, hình thức xã hội của các tổ chức và hoạt động kinh tế, trong đó mối quan hệ giữa con người với con người được biểu hiện thông qua việc mua bán, trao đổi. Trong lịch sử phát triển, thị trường (theo đúng nghĩa gốc của từ này) gắn liền với sự phát triển của tư bản chủ nghĩa. Sự chuyển biến từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường sẽ tác động lớn đến những lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức, nhân cách con người. Kinh tế thị trường là một nấc thang tất yếu trong sự phát triển của xã hội, tuy nhiên, do kinh tế thị trường nước ta chưa đồng bộ và có nhiều bất cập nên sẽ có sự tác động hai mặt đối với đạo đức và xã hội. Bên cạnh mặt tích cực tạo điều kiện vật chất thiết yếu cho sự tự do vươn lên phát triển của con người, đào thải sự bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, lỗi thời, mặt trái của kinh tế thị trường là

nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa đạo đức của con người và xã hội. Sự xói mòn nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp, những vấn đề nghiêm trọng của văn hóa đang bị phá vỡ, đó còn là sự đề cao chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, coi trọng giá trị thực dụng, tôn sùng đồng tiền, coi đồng tiền là trên hết, lấy đồng tiền là thước đo phẩm giá con người thay cho những giá trị truyền thống. Điều này làm cho quan hệ giữa con người bị chìm ngập trong băng giá của sự tính toán lợi kỉ. Đồng tiền thâm nhập vào nhiều mối quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí trở thành nguyên tắc xử thế và hành vi của không ít người. Bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền nhiều người bị suy thoái đạo đức nghiêm trọng, sẵn sàng đánh mất bản chất tốt đẹp, chà đạp lên tất cả. Tính ích kỉ và trục lợi cá nhân chi phối mọi hành vi của cá nhân và tập thể. Thật đau xót nhưng phải thừa nhận rằng đang có sự thay thế cho một xã hội cách đây chưa lâu từng được ca ngợi là nghèo nhưng vẫn giữ được phẩm cách là đầy rẫy là những cảnh xa xỉ lố lăng, gian dối, xảo trá, không chút tự trọng. Một nguy cơ hiểm họa của nền kinh tế thị trường là dùng đồng tiền làm tiêu chí để xác định mọi giá trị trong đời sống.Tiền trở thành lực lượng thống trị làm tha hóa con người, có khả năng phá hoại cả những mối quan hệ về tinh thần và đạo đức từng được xã hội thiết lập nên.

Kinh tế thị trường còn là môi trường thuận lợi của sự nảy sinh và phát triển chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân lành mạnh hướng đến lợi ích nhu cầu riêng, cá tính riêng, của từng cá nhân, đồng thời đòi hỏi sự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân trước cộng đồng. Tuy nhiên, những vấn đề của chủ nghĩa cá nhân nếu bị tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến sự lệch lạc trong cách nghĩ và trong cách sống dẫn đến chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Những người bị chủ nghĩa cá nhân vị kỷ chi phối luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng, rất dễ rơi vào tình trạng tha hóa về đạo đức. Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ cộng với ma lực của đồng tiền sẽ làm cho không ít kẻ mất hết nhân tính, dùng mọi thủ đoạn để có tiền. Mặt khác tiền cũng biến họ thành những kẻ sa đọa, không tuân thủ coi thường pháp luật, đi ngược lại với truyền thống đạo đức dân tộc. Cuối cùng con người bị tha hóa, quan niệm sống lệch lạc là nguyên nhân của những hành vi bất chấp đạo lí nghĩa tình.

Viết về kiểu con người bị tha hóa, Hồ Anh Thái đau xót trước chuẩn mực đạo đức xã hội đang mất đi. Bên cạnh nguy cơ gây biến dạng nhân cách con người, làm cho con người tha hóa, tác giả không quên nhắc tới những chuẩn mực trong truyền

thống đạo đức đang bị dày xéo và trở nên méo mó. Nhà văn thể hiện sự nhận thức dũng cảm của mình trước hiện thực mới hỗn độn, bất toàn. Cuộc sống không chỉ có cái đẹp, cái cao cả như một thời văn chương ngợi ca mà cuộc sống còn chứa đựng cả cái ác, cái xấu, cái sai trái, nơi sinh sôi nảy nở của những hiện tượng tiêu cực, sự tồi tệ, sự tha hoá, sự suy đồi về đạo đức của con người. Ông đã phân tích để truy tìm cho được căn nguyên của sự tha hóa: Không chỉ do sự tác động của hoàn cảnh gia đình, xã hội mà còn do chính bản thân con người. Với việc phác họa kiểu con người tha hóa qua những sáng tác của mình, ông gióng lên một hồi chuông lớn cảnh báo toàn xã hội: Cuộc sống hôm nay đã vắng tiếng súng nhưng con người đang phải đối diện với một cuộc chiến mới tuy âm thầm nhưng dai dẳng, khốc liệt, cam go hơn nhiều. Đó là cuộc chiến chống lại dục vọng trong chính mỗi con người giữa cuộc sống thường ngày với bao cám dỗ rình rập. Nếu con người không làm chủ được mình, không chế ngự được bản năng của mình, để cho bản năng tung hoành thì con người sẽ còn trượt dài trên dốc của sự tha hóa một cách thảm hại hơn.

3.1.2. Con người cô đơn trong sáng tác của Haruki Murakami

Nếu con người tha hóa là kiểu con người đặc trưng trong sáng tác của Hồ Anh Thái thì kiểu con người đặc trưng trong sáng tác của Murakami chính là kiểu con người cô đơn.

Hiện thực đang tồn tại ở nước Nhật hiện đại là những con người với nỗi cô đơn thường trực. Các thế hệ cùng sống trong một mái nhà hầu như chỉ còn là truyện cổ tích. Một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa những người Nhật dù ngay trong một gia đình cũng không còn gắn bó như trước là do tác động của xã hội công nghiệp với nhịp sống gấp gáp. Sự phát triển của một nền công nghiệp hùng mạnh đã mang lại một bộ mặt mới cho nước Nhật để thực hiện khát vọng xây dựng một lối sống hiện đại kiểu Mỹ. Nhưng chính sự tập trung đơn lẻ vào phát triển kinh tế và sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế đau đớn trong quá khứ đã đẩy người Nhật bị mắc kẹt trong một cuộc khủng hoảng khác đáng sợ hơn đó là sự khủng hoảng về nhân khẩu. Tỉ lệ sinh của dân số đã giảm đáng kể để nhường quỹ thời gian trang trải cho lượng công việc dày đặc và sự chống chọi để thoát khỏi nỗi lo thất nghiệp. Nhiều người Nhật cô đơn vì nằm trong xu thế “già hóa” của dân tộc mà không có người thân thích. Phần lớn người Nhật hiện đại ít thời gian dành cho nhau. Gia đình

bố mẹ và con cái sống tách rời nhau nhiều năm, thậm chí không có cả một cuộc điện thoại hỏi thăm. Sự cô đơn có thể nhìn thấy rõ trong quang cảnh những quán cà phê ở Nhật. Người ta vào đây không phải để nói chuyện với nhau hay để gặp gỡ, mà mỗi người bận rộn với những chiếc máy laptop riêng của mình. Trên các màn hình máy tính, không hề có ô cửa sổ chat facebook hay skype nào, họ đang chìm trong công việc với một sự tĩnh lặng hiếm thấy. Sự cô đơn ở xã hội người Nhật không chỉ xảy ra với giới trung niên mà còn với rất nhiều người trẻ. Không ít thanh niên ở Nhật đã chọn cách rút lui đứng lặng lẽ bên lề xã hội. Ước tính có khoảng một triệu người đang chịu ảnh hưởng từ hội chứng “hikikomori”. Họ đã chọn cách duy trì cuộc sống của mình chỉ bằng một căn phòng, chút quần áo, đồ ăn tối thiểu hằng ngày và một đường truyền Internet. Họ không ra ngoài hàng tháng hay nhiều năm. Họ chán ngán việc giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Không chỉ sự tác động của nhịp sống công nghiệp, nỗi cô đơn đang tràn ngập xã hội Nhật còn có nguyên nhân xuất phát từ tính cách và đặc trưng văn hóa dân tộc. Một quốc gia tồn tại độc lập như một “quốc đảo” xung quanh là đại dương mênh mông trong điều kiện hạn chế về giao thông ở các giai đoạn cổ đại, trung đại và cận đại đã làm cho sự giao tiếp của người Nhật với thế giới bên ngoài phần nào đã bị thu hẹp lại. Người Nhật dần hình thành cách sống khép kín và có tính tự lập rất cao. Chính điều này cộng với một điều kiện làm việc căng thẳng và vô cùng eo hẹp về mặt thời gian ở một xã hội hậu công nghiệp đã đẩy con người vào nỗi cô đơn cùng cực. “Theo hãng tin AFP, Nhật có tỉ lệ tự tử cao nhất trong nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) với hơn 20.000 người tự kết liễu cuộc đời mỗi năm… Sau khi đạt đỉnh năm 2003 với 34.427 người tự tử, con số này tại Nhật Bản đã giảm liên tiếp trong 7 năm tính từ 2010, xuống còn 21.897 người năm 2016” [75]. Trong cuốn sách “sổ tay tự tử toàn tập” tác giả Wataru Tsurumi đã viết “tự tử là một phần văn hóa Nhật Bản”. Theo chuyên gia tâm lí Watatu Nishida ở đại học Temple (Tokyo): “ Cảm giác cô đơn là một yếu tố dẫn tới trầm cảm và tự sát’’. Trên một đất nước Nhật đang có nền kinh tế phát triển vào top đầu của thế giới, người ta không xa lạ với dịch vụ hơi ấm đi thuê, hay chuyện tự tử. Nước Nhật có cả những khu rừng được mệnh danh là “khu rừng tự tử” như Aokigahara. Ở Nhật còn phát triển cả nghề dọn xác thuê vì không ít người Nhật phải chết trong cô đơn mà không

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí