Sự Khác Biệt Ở Kiểu Con Người Với Bản Năng Tính Dục

người đàn ông tiêu biểu cho kiểu nhân vật dám dấn thân, nhập cuộc để đi tìm lại giá trị cuộc sống, tìm lại bản thể của chính mình. Con người bằng cách đối mặt với hiện thực đồng thời cùng đối mặt với bản thân mình, để từ đó con người ngộ ra ý nghĩa của cuộc sống, có được cái nhìn mở rộng để đón nhận thế giới xung quanh, thoát khỏi sự cô đơn.

Tuy nhiên không phải nhân vật nào trong sáng tác của Haruki Murakami cũng thoát được nỗi cô đơn một cách tích cực bằng hành trình tìm lại được bản ngã của mình. Nhiều nhân vật của Murakami đã chạy trốn nỗi cô đơn bằng cách ném mình vào hoàn cảnh không còn phải đối mặt với bản thể, với nỗi sợ trống rỗng. Kasahara May chỉ mới là một thiếu nữ mười sáu tuổi nhưng đã chọn cách bỏ học, tới một vùng núi hẻo lánh làm việc cho một công ty sản xuất tóc giả. Cô làm việc hết thời gian của mình để không phải suy nghĩ. Cô chỉ chơi với “dân vịt” và coi đó là một thứ bùa hộ mệnh huyền bí thật quan trọng để mình không còn phải vướng vào những mối quan hệ xã hội bên ngoài.

Cô đơn giữa thực tại tràn ngập những đỗ vỡ không thể thiết lập kết nối, cô đơn ngay cả với bản thể của mình, nhiều nhân vật trên hành trình chạy trốn sự cô đơn đã tìm đến sự cứu rỗi trong tình yêu, tình dục. “Trở thành người yêu của nhau là việc tự nhiên nhất trên đời của bọn mình… Bọn mình bắt đầu hôn nhau lúc mười hai tuổi và vuốt ve nhau lúc mười ba tuổi” [95, tr.245]. Con người cô đơn trong sáng tác của Murakami đã tìm đến tình dục với niềm hi vọng cứu cánh. Sex trở thành sợi dây kết nối mật thiết con người với con người trong cuộc sống vô thường, vô hướng và cô độc này. Họ tìm đến sex như một sự giao cảm cả thể xác lẫn tâm hồn. Tình dục trong trường hợp này mang một ý nghĩa sâu sắc hơn khi nó tạo cho con người cảm giác chính mình đang được sống một cách nồng nhiệt mê đắm, sống như một con người trong mối quan hệ mật thiết với con người, chính nó đã níu giữ nhân vật ở lại với cuộc sống, tiếp tục sống. Trong tiểu thuyết 1Q84, kết thúc một ngày dài mệt mỏi, hay khi thực hiện xong công việc Aomame lại kiếm tìm đến sex, thậm chí cô còn là người chủ động: “Nếu được Aomame rất muốn cùng người đàn ông này kiếm chỗ nào đó, làm tình điên loạn” [105, tr.373]. Tình dục đối với cô không chỉ để thỏa mãn nhu cầu của bản năng mà còn giúp con người khỏa lấp nỗi cô đơn trống trải chưa bao giờ đầy ắp đến thế trong cuộc sống của mình. Còn với

Tengo, anh tìm đến nhục thể bởi sự cô đơn và nỗi ám ảnh về quá khứ đau đớn về hình ảnh một người mẹ với chiếc váy lót trắng lộ ra đôi vú hình dáng rất đẹp, để cho một người đàn ông say mê bú mút kéo theo những thắc mắc không biết đây có phải là người cha ruột của mình không. Tengo như muốn giải mã ký ức đó, vì sao nó lại ám ảnh anh nhiều đến vậy. Tengo từng yêu cầu người tình của mình “mặc áo trắng và váy lót trắng đến. Anh lột áo sơ mi, cởi quai váy lót, cúi đầu bú mút bầu vú bên dưới đó, tư thế người đàn ông xuất hiện trong ảo ảnh, cả góc độ cũng giống” [105, tr.264].

Những con người cô đơn trong tác phẩm của Murakami còn muốn thông qua sex để có thể chia sẻ và giải tỏa cho nhau những bất toàn, an ủi nhau trong những thời khắc đau khổ tuyệt vọng nhất. Nhưng bất hạnh thay, họ không thể hòa nhập vào nhau, không thể truyền tải cảm xúc tâm hồn thành niềm hân hoan của lạc thú ái ân. Nỗi đau ấy đốt cháy tâm khảm Kizuki và cả Naoko, khiến họ rơi xuống vực thẳm đen tối của tình yêu. Tình dục không có sự hòa hợp càng đẩy những con người cô đơn của Murakami vào bi kịch và sự đau khổ. Kumiko người vợ của Toru không thể giải thích được tại sao cô không cảm nhận được sự nồng nhiệt ái ân cùng chồng mà chỉ có thể thỏa mãn cơn khát xác thịt khi ở cạnh những người đàn ông khác. Con người cô đơn trong khát vọng về một tình yêu bất tử với sự hài hòa tuyệt đối giữa tinh thần và thể xác dần dần nhận ra đó là điều không thể. Họ còn đau khổ, tuyệt vọng hơn khi cảm thấy cô đơn ngay giữa lúc chung đụng với kẻ khác. Cô gái điếm Kano Creta chẳng thể lấy gì để khỏa lấp nỗi cô đơn mỗi lần dấn thân vào thế giới nhục cảm. Cô vô cảm trước việc quan hệ xác thịt với đàn ông để kiếm tiền.

Theo lí thuyết của Phân tâm học Freud, đời sống của con người bị điều khiển mạnh mẽ bởi đời sống bản năng của chính mình. Trong cấu trúc đời sống bản năng của con người thì bản năng sống và bản năng chết là mạnh mẽ hơn cả. Bản năng sống được thể hiện trên nhiều khía cạnh nhưng đời sống tình dục là khía cạnh có ý nghĩa mạnh mẽ nhất. Nhưng các nhân vật của Murakami hầu như không tìm ra được giải pháp để thoát khỏi cô đơn trong tình dục. Cuối cùng, trong trạng thái tột cùng của sự cô đơn, con người đã tìm đến cái chết như một sự phóng thích để thoát khỏi vòng bủa vây của cảm giác cô đơn. “Nếu Kizuki còn sống, nhất định bọn mình sẽ vẫn ở bên nhau, và dần dần trở thành bất hạnh” [96, tr.246]. Kizuki đã chọn một

cái chết trong sự im lặng. Anh ra đi không một lời từ biệt với người bạn thân và người yêu của mình sau khi đã gắng gượng nhưng không ăn thua gì giữa thực tại này. Không chỉ có Kizuki nhiều nhân vật của Murakami cũng đã lựa chọn cái chết như một “liệu pháp” để chống lại trạng thái cô đơn không thể cứu vãn. Naoko bỏ vào rừng trong đêm và treo cổ tự tử khi nỗi đau bị đẩy tới tột cùng; Hatsumi (bạn Toru và là người yêu Nagasawa) cứa đứt cổ tay bằng dao cạo; chị gái Naoko treo cổ tự tử; chú Naoko đột nhiên ra ngoài và lao đầu vào đoàn tàu hỏa sau bốn năm ẩn mình trong nhà; Saeki sau 25 năm gắng gượng cuối cùng cũng đầu hàng để bước sang thế giới bên kia gặp lại con người trong quá khứ… Họ đã chọn cách ra đi khi mọi cuộc đối mặt với cô đơn trong thực tế đều bị thất bại. Họ muốn bắt đầu một hành trình mới sau cái chết. Ở đó sẽ không còn sự bao vây kiềm tỏa của cô đơn.

Như vậy, bên cạnh nỗi đau nhân sinh, con người cô đơn trong tác phẩm của Haruki Murakami luôn phải đối mặt với bản thể của chính mình, khắc khoải với hành trình tìm kiếm câu trả lời về sự tồn tại, về những ẩn ức thẳm sâu trong tâm hồn: Tôi là ai trong thế giới này? Tôi đang kiếm tìm cái gì? Tôi đang đi tới đâu?.. Họ xoay sở đủ mọi cách để xác minh sự hiện hữu của mình giữa cuộc đời đầy phức tạp. Murakami thể hiện tinh thần hậu hiện đại rất rõ khi xây dựng chân dung con người cô đơn thời kì hậu kĩ nghệ. Ông chấp nhận một cách bình thản rằng thế giới là hỗn mang, không hoàn hảo như nó vốn có. Ông đưa vào trang văn của mình một bức tranh lập thể về hiện thực bị ngắt quãng, chắp vá với những mảnh vỡ không hình thù xác định. Ông đặt các nhân vật cô đơn của mình tồn tại tự nhiên và vật lộn trầy trật cùng với hiện thực trong thế giới chông chênh ấy. Nhà văn đã rất thành công khi khắc họa những con người cô đơn với những ám ảnh thường trực và luôn khao khát kiếm tìm cái bản ngã của mình trong thế giới vốn hỗn mang, xô bồ. Các tác phẩm của Haruki Murakami đã diễn tả được tinh tế cảm thức cô đơn của con người thời kì hậu hiện đại. Con người vốn là một sinh thể vô cùng phức tạp với nhiều bản ngã khác nhau cùng tồn tại thậm chí là tồn tại trong “những thế giới song song”: “Tại một thời điểm nào đó, thế giới mình biết đã biến mất hoặc giả đã lùi lại phía sau, để một thế giới khác thay thế nó. Giống như đường ray được chuyển gi. Có nghĩa là mình đang ở đây, nhưng ý thức vẫn thuộc về thế giới ban đầu, còn bản thân thế giới đã biến thành một thế giới khác” [105, tr.166]. Trong sáng tác của

Murakami, hầu hết các nhân vật đều bị ám ảnh bởi một quyền năng nào đó khiến họ không thể là chính mình. Sự ám ảnh này đè nén cuộc sống, chế ngự khả năng tồn tại của họ cho nên các nhân vật luôn luôn phải tìm trên những cuộc hành trình của mình cái bản ngã còn đang vất vưởng đâu đó. Con người cô đơn tuyệt đối khi nhận ra mình luôn là bí mật với chính mình. Và hành trình đi tìm ý nghĩa tâm hồn của mỗi cá nhân, kết nối những cái tôi bên trong chính mình là một chuyến “hành hương” đầy khó khăn thử thách, đôi khi còn xen lẫn niềm tuyệt vọng. Tuy nhiên, mỗi cuộc “hành hương” như thế đã mang lại ý nghĩa nhân văn và mục đích cao cả biết bao cho những kiếp người. Đó không chỉ là giải pháp giúp con người thoát khỏi được sự cô đơn đang vây bủa mà còn là nơi mỗi bản thể chứng minh được chân giá trị của mình không phải bằng đích đến mà bằng chính dấu chân trên cuộc hành trình mình đã đi qua.

Tiểu kết: Cùng là những nhà văn với lối sáng tác văn chương hướng đến tinh thần hậu hiện đại, nhưng được sống trong những “hoàn cảnh hậu hiện đại” không giống nhau tùy theo đặc trưng của mỗi đất nước, mỗi dân tộc, thế giới quan của mỗi nhà văn về con người không chỉ có những điểm tương đồng mà còn có cả những điểm hoàn toàn khác biệt. Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên kiểu con người đặc trưng trong sáng tác văn chương của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami. Nếu con người tha hóa là đặc trưng tiêu biểu đề Hồ Anh Thái gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh xã hội thì Murakami đã rất thành công khi khắc họa những con người cô đơn với những ám ảnh thường trực và luôn khao khát kiếm tìm cái bản ngã của mình trong thế giới vốn hỗn mang, không bao giờ hoàn hảo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

3.2. Sự khác biệt ở kiểu con người với bản năng tính dục

Vấn đề tính dục là một lĩnh vực khá phức tạp trong đời sống bản năng của con người. Hoạt động tính giao mang tính chất bảo toàn nòi giống đã có từ xa xưa và có vai trò tối quan trọng trong đời sống của muôn loài, nhất là loài người, nó không chỉ là hoạt động sinh lí đơn thuần để duy trì nòi giống và tìm kiếm lạc thú mà còn là một phương diện để thỏa mãn nhu cầu tâm lí. Freud, ông tổ của Phân tâm học đã từng chứng minh rằng, dục tính là một bản năng tự nhiên của loài người. Bản năng này sinh ra cùng với con người từ lúc lọt lòng. Trong văn học, xưa nay bất cứ một nhà văn chân chính nào khi đề cập đến vấn đề dục tính trong tác phẩm của mình đều

Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 11

nuôi khát vọng đưa con người đạt tới trạng thái tinh thần với những xúc cảm thiêng liêng. Tình dục không chỉ dừng lại ở những thỏa mãn thể xác, mà còn là một thứ hoạt động diệu kì để khám phá chân tính của con người, là thứ để nâng niu trân trọng con người. Vì thế trong những sáng tác của mình, các nhà văn sử dụng sex như một chất liệu với nhiều cấp độ khác nhau tùy từng giai đoạn lịch sử, tùy mỗi nền văn hóa.

Văn học hậu hiện đại đã tiến một bước xa trong việc tiếp cận, “giải thiêng” và khám phá đời sống con người trong đó có con người với bản năng tính dục. Nếu như trước đây đời sống bản năng của con người chưa được nhìn nhận, xem xét và phản ánh thấu đáo thì những năm cuối thế kỉ XX, cùng với sự khẳng định chỗ đứng của phân tâm học, thuyết trực giác và phong trào triết học hiện sinh ở phương Tây, vấn đề bản năng, vô thức của con người đã được người ta nhìn nhận như những chủ đề nghiêm túc. Người ta thấy rằng, đời sống bản năng, vô thức của con người là có thật, không những thế, nó còn chi phối mạnh mẽ nhiều hành động, suy nghĩ, khát vọng, ước mơ của con người.

3.2.1. Con người bản năng tính dục qua cái nhìn của Hồ Anh Thái

Con người với bản năng tính dục ở tác phẩm của Hồ Anh Thái được khai thác chủ yếu trên cơ sở cái nhìn từ chuẩn mực đạo đức xã hội, với tinh thần phê phán những vết đen khi con người không làm chủ được dục tính của mình. Ở một số tác phẩm có xuất hiện kiểu con người bản năng với khát khao hạnh phúc chính đáng như trường hợp những người đàn bà đội Năm trong Người đàn bà trên đảo. Gần 50 phụ nữ phải sống trên một hòn đảo thiếu vắng đàn ông nên “đêm đêm các cô thức giấc, vật vã vì mình bị vây bọc, bị kìm nén, bị ngăn cách với xã hội loài người” [138, tr.18]. Họ đã cố gắng kìm chế bản năng của mình. Những khát khao, ao ước, rạo rực, phập phồng của chị em đội Năm không đơn thuần là những thuộc tính xác thịt mà nó xuất phát từ một nỗi khát khao sâu xa hơn, nhân bản hơn của người phụ nữ. Đó là khao khát được làm vợ, làm mẹ. Khát vọng đó hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên đây là một trong số rất ít trường hợp ở sáng tác Hồ Anh Thái tính dục được nhìn với thái độ chia sẻ cảm thông.

Người đọc rất dễ nhận ra kiểu con người bản năng chủ yếu nhất qua những trang văn của Hồ Anh Thái đó là những con người với bản năng tính dục thể hiện theo chiều hướng tiêu cực. Con người với sự ham muốn không làm chủ, tha hóa vì bản năng tính dục không tự chủ mới là nơi thể hiện sinh động cảm quan hậu hiện đại của nhà văn về con người và xã hội. Hầu hết các nhân vật được nhà văn khai thác ở vấn đề tính dục đều trượt dốc và buông xuôi, phục tùng đối với bản năng.

Không từ bỏ một ai, từ người đàn bà bình dân đến những ông lớn giàu sụ. Từ kẻ vô học đến những giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, từ những chàng trai trẻ tuổi đến những ông lão móm mém gần đất xa trời, tất cả đều phô bày một thứ bản năng tự nhiên thô thiển, trần tục. Tường trong tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo là một thanh niên có năng khiếu hội họa và có một khao khát nghệ thuật chân chính. Sau khi tan vỡ với mối tình đầu và suy sụp trên mọi phương diện, anh bỏ ra đảo với mong muốn làm lại cuộc đời. Nhưng cũng từ đây anh lại trượt dài vào lối sống bản năng. Anh lợi dụng những khao khát của những người đội Năm để thỏa mãn nhu cầu tính dục của mình. Anh nhờ họ làm mẫu để vẽ những bức tranh khỏa thân mà tính gợi dục nhiều hơn là nghệ thuật. “Gặp người nào, Tường cũng đưa lên thuyền chở về trại Đồi Mồi. Nhiều lần tự hứa sẽ không quay lại bãi cát ấy, nhưng chỉ giữ được một thời gian. Thế là cứ tự thả lỏng, tự buông xuôi…” [138, tr.140]. Bản năng của Tường bộc phát khi bị Hòa kìm cặp. “Hòa sang trại được gần một tháng, sự nén chịu của Tường đã căng thẳng như một sợi dây diều. Tường quen thói buông thả trong nhục dục mất rồi. Nhiều đêm Hòa nghe Tường xoay trở kèn kẹt trên chõng tre, Tường cắn gối, tay cấu vào chiếu và day dứt, làm đứt tung cả một khoản sợi cói” [138, tr.141] để rồi khi sự thèm khát lên đến đỉnh điểm, Tường phá tan sự kìm nén của ý thức để chạy theo tiếng gọi của dục vọng đến với người đàn bà đang đợi phía bên kia. Với Khuynh trong Người và xe chạy dưới ánh trăng, dục vọng là thứ ham muốn không cưỡng lại được. Anh ta nhận ra mình lấy vợ không vì tình yêu mà chỉ là ham muốn của thể xác. Cũng chính ham muốn ấy mà anh rơi vào bẫy của một người đàn bà nanh nọc như Diệu và phải lấy cô ta làm vợ để suốt đời sống trong bi kịch.

Bộ ba Cốc, Bốp, Phũ trong Cõi người rung chuông tận thế cũng tương tự như thế, cả ba đều thuộc loại công tử lắm tiền và có chung niềm đam mê săn tìm khoái lạc. Tính dục thể hiện rất rõ phần thú tính ở những con người này. Cứ gặp con nhà

lành là chúng xô bổ vào chiếm đoạt. Đối với Cốc khi đã có mục tiêu thì không cô gái nào có thể thoát. Phũ lại chứng minh khả năng ăn chơi thác loạn của mình bằng 101 chiếc quần lót phụ nữ để lại trong va li sau khi chết. Tính dục không chỉ bộc lộ tiêu cực với những công tử ăn chơi mà còn ở những cô gái nhìn bề ngoài không ai nghĩ ra họ hư hỏng. Yên Thanh - một hoa khôi của trường đại học - một cô gái có gương mặt của nữ thần đồng trinh nhưng bản chất lại cuồng dâm. Cô “không thể sống nổi một tháng nếu không có đàn ông”. “Một mình hoa khôi chiến đấu cùng lúc với ba gã con trai trần trụi mà vẫn thừa ra hai gã” [141, tr.109].

Đến tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, bản năng tính dục tiêu cực của con người càng bộc lộ đáng sợ hơn. Nhân vật bà mẹ suốt đời đi tìm khoái lạc, ngoài năm đời chồng không biết còn bao nhiêu “quà vặt”. Đến người yêu của con mình bà cũng không từ. Dù lớn tuổi nhưng bà lại toàn mê “giai tân”. Không ai có thể thoát khỏi tầm ngắm của bà. Đời bà có hai thứ “mê sưu tầm là đàn ông và nhà”. Bà “ngửi ra mùi đàn ông nào có thể cưa đổ dễ dàng” [146, tr.51, 52]. Cái dâm của bà là tột độ thuộc về “năng khiếu”: “Thỏa mãn một người đàn ông chắc chắn là năng khiếu bẩm sinh duy nhất của cô nàng. Nàng bao giờ cũng muốn biến cuộc sống của mình thành bữa đại tiệc lạc thú triền miên” [146, tr.60]. Phát ngôn thẳng thừng cho tính dâm dật của bà là câu mời gọi: “Thôi về làm gì, ở lại đây mà ngủ cho vui” [146, tr.72]. Trong phòng thư viện, trên bàn làm việc, dưới gầm bàn, bên bể bơi, thậm chí ngay trước mặt con gái, hành động dâm đãng của bà được thực hiện với bất kì ai và ở bất cứ đâu. Ham muốn tình dục vượt ngưỡng khiến người mẹ trẻ này sẵn sàng gạt sang bên cái gọi là phẩm hạnh thiêng liêng đối với một phụ nữ bình thường, đó là chăm lo, gìn giữ hình ảnh của mình trong mắt của con cái. Bà không cần giấu giếm khi để cho đứa con gái của mình phải “chứng kiến tất cả các thể loại đàn ông của mẹ” [146, tr.63]. Khi còn bé, nhiều khi đêm đông gió rét con bé phải cùng mẹ đi tìm người tình cho bà. Năm lần lấy chồng và rất nhiều cuộc tình khác đều diễn ra trước cặp mắt ngây thơ, trong sáng của đứa con gái và đứa con gái đã “nhiều lần phải chứng kiến bất đắc dĩ. Có khi nửa đêm tỉnh dậy nó còn nghe hai người lớn rên rỉ như đau bụng dưới gầm bàn” [146, tr.66]. Bà đã đánh mất phẩm chất cốt yếu của một phụ nữ truyền thống. Ở bà, mọi phẩm chất, đạo lí, đức hạnh đều không còn giá trị. Bà không còn biết trọng liêm sỉ, không biết đến danh dự. Với hướng khai thác

con người bản năng từ góc độ này nhà văn muốn cho thấy sự lấn át của bản năng và lên tiếng cảnh báo về sự xuống cấp của đạo đức con người. Dục vọng đã hạ thấp con người, đẩy con người xa dần bến bờ lương thiện, mất dần nhân tính.

Trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và Tôi, người đọc còn bắt gặp những chân dung con người bị tha hóa vì dục vọng. Vị tiểu vương sáu mươi tuổi, chồng của công chúa Savitri là một người có lòng dục vọng vô độ. Ông sẵn sàng bỏ các buổi thiết triều chỉ để thỏa mãn dục vọng đang đốt cháy thân thể. Sự ham muốn dục vọng quá mức khiến vị tiểu vương phải trả giá. Ông không thể đi đứng như người bình thường. Mỗi lần vị tiểu vương thiết triều “phải có hai người xốc nách. Ông ngồi xuống là dính bết vào ngai vàng”. Ông ăn chơi dâm đãng quá độ đến nỗi người bị suy kiệt “chống tay đứng lên thì toàn bộ xương cốt rít lên kèn kẹt. Khô dầu. Hoàn toàn khô dầu ở các đầu khớp tay khớp chân” [147, tr.128]. Dục lạc khiến ông ngày càng khô héo không còn đủ sức để ngồi mà phải nằm để thiết triều. Ngay cả khi sắp gần đất xa trời, những cuộc hoan lạc bất tận vẫn không ngừng cắn rứt và để lại trong ông những nuối tiếc vì đời còn bao nhiêu lạc thú và ông muốn hưởng đến vô cùng tận. Cuối cùng, nhà vua đã băng hà trong một trận mây mưa. Rõ ràng sự đam mê vượt ngưỡng đã đẩy vị tiểu vương đến chỗ tha hóa, dục vọng thấp hèn đã đẩy đức vua vào một vòng xoáy của sự suy đồi, kiệt quệ.

Con người tính dục trong những trang văn của Hồ Anh Thái còn bộc lộ tiêu cực ở những đối tượng lẽ ra phải là tấm gương sáng về đạo đức vì luôn được giữ sạch sẽ trong một môi trường tưởng chừng “vô trùng”. Cô trưởng công an huyện trong SBC là săn băt chuột là kẻ đam mê xác thịt một cách bừa bãi. Gần bốn mươi tuổi, chưa chồng con, nhưng thấy hơi đàn ông thì cô như con hổ đói. Lúc còn hàn vi, Đại gia chính là nạn nhân của cô trưởng công an này. Vì cứu chị khỏi tội buôn thuốc phiện mà Đại gia phải chịu cơn bạo hành về tình dục của cô trưởng công an: “Chị của em tội nặng lắm em biết không? Gã chỉ còn biết vâng. Cô quật ngã gã như tội phạm. Cô lục soát khắp người gã như tìm thuốc phiện. Cô khóa chân khóa tay gã như bắt cướp. Tội chết chứ chẳng chơi. Vâng. Vâng, chị thương cho. Thương gì, Ngón tay cô như vuốt hổ vuốt khắp cơ thể gã trai. Vuốt đi. Vuốt lại. Nhiều ngày sau còn đỏ rát” [148, tr.117]. Cô săn đàn ông như hổ săn mồi cho nên đàn ông nghe thấy cô thì sợ mất mật. Đó là lí do thằng con trai ra đời mà không biết bố mình là ai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023