Nghiên Cứu Việc Sử Dụng Vật Liệu Thiên Nhiên Trong Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Và Hoạt Động Chắp Ghép Nhằm Phát Triển Kĩ Năng Quan Sát Cho Trẻ


Như vậy, trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã cho thấy KNQS có vai trò rất lớn trong HĐTH và ngược lại HĐTH lại có những tác động trở lại tích cực đến sự phát triển KNQS của trẻ. Kỹ năng quan sát là quá trình huy động các giác quan, đặc biệt là hoạt động của mắt và khả năng vận động của bàn tay kết hợp với các thao tác trí tuệ như phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá nhằm tích lũy các hình ảnh, xây dựng các biểu tượng, hình tượng về hiện thực xung quanh để có thể tái hiện chúng một cách đầy đủ, chính xác và sinh động trong HĐTH.

1.1.3. Nghiên cứu việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động giáo dục và hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo

- Nghiên cứu việc sử dụng VLTN trong các hoạt động giáo dục nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo

Thiên nhiên và các yếu tố thiên nhiên có vai trò rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là sự phát triển nhận thức và trí tuệ. Điều này đã được khẳng định trong các công trình nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục tiền bối như J.A. Comenxki [9], M. Montessori [37], K. D. Usinxki [35]. Theo K. D. Usinxki: Môi trường thiên nhiên xung quanh chính là ―Người giáo viên tuyệt vời của thế hệ trẻ‖, ông nhấn mạnh rằng việc cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, hoạt động với những VLTN gần gũi xung quanh sẽ góp phần làm cho sự rèn luyện và phát triển các giác quan của trẻ trở nên sâu sắc và toàn diện hơn, đặc biệt là sự phát triển KNQS của trẻ.

Đồng quan điểm trên, A.V.Daparozet [12] đã có những khuyến nghị rằng người lớn cần cho trẻ tiếp xúc, tham gia các hoạt động trong thiên nhiên để phát triển toàn diện, trong quá trình hoạt động với trực quan là thiên nhiên và VLTN, óc QS của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Các giác quan của trẻ phải được huy động để thu nhận thông tin kết hợp với các quá trình tâm lí như so sánh, phân tích, huy động những kiến thức và KN đã có để nhận diện đối tượng QS trong thế giới thiên nhiên, từ đó xây dựng những hình tượng sáng tạo trong HĐTH. Kĩ năng quan sát chính là nguồn cung cấp hình tượng về thế giới thiên nhiên cho sự sáng tạo trong HĐTH của trẻ.

Linda Thornton và Pat Brunton [95] khi nghiên cứu về cách tận dụng tối đa VLTN để tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ đã chỉ ra: VLTN khuyến khích trẻ sử dụng tất cả các giác quan để QS, là một môi trường thú vị, lý tưởng để phát triển trí tò mò của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ đặt ra những câu hỏi và nói về những điều chúng khám phá. Tác giả cũng khẳng định trong khi chơi và hoạt động với VLTN, trẻ em có cơ hội được đưa ra những quyết định và biết giải quyết các vấn đề.

Các nhà nghiên cứu K.E Gulyants, I.Y Bazikov [100] cũng có những công trình nghiên cứu về cách sử dụng VLTN trong HĐTH, khẳng định:làm việc với VLTN tạo ra các cơ hội tuyệt vời để đứa trẻ gần gũi hơn với bản chất tự nhiên của mình, trau dồi một thái độ cẩn thận, chu đáo, hình thành óc QS nhanh nhạy và các KN lao động đầu tiên.

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học ở Mỹ, châu Âu và châu Úc đã khẳng định: chơi đùa tự do trong thiên nhiên và hoạt động với VLTN sẽ đem lại những trải nghiệm phong phú về động học, thính giác, thị giác và xúc giác cho trẻ em, thúc đẩy một loạt các phản ứng thích nghi để gợi trí tò mò, óc QS, sự suy xét, thăm dò, giải


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

quyết vấn đề và tính sáng tạo. Những nghiên cứu này cũng đưa ra những khuyến nghị nên đưa thiên nhiên vào các hoạt động giáo dục trẻ [4].

Nhà tâm lý học Nguyễn Ánh Tuyết [70, tr.112] khi bàn đến vấn đề giúp trẻ hiểu biết về môi trường sống gần gũi xung quanh đã khẳng định: chúng ta dạy trẻ luôn tìm tòi khám phá thiên nhiên, những tri thức tìm tòi khám phá sơ đẳng đó không những làm giàu vốn biểu tượng của trẻ về thế giới tự nhiên mà còn nâng cao hiệu quả của các quá trình tâm lí như chú ý, QS, tư duy, ghi nhớ. Tác giả coi thiên nhiên ―là người bạn thân thiết của trẻ nhỏ‖ và nhấn mạnh, thiên nhiên trong đó có VLTN chính là cầu nối, là môi trường hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động QS của trẻ.

Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - 4

Tác giả Hoàng Thị Phương trong nghiên cứu ―Lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh‖ [54, tr.49] đã chỉ rõ: Khi cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh trong đó có môi trường thiên nhiên (động vật, thực vật, các yếu tố tự nhiên vô sinh, các hiện tượng tự nhiên) cần tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng, huy động tối đa sự tham gia của các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác) và sự vận động cơ thể để khảo sát sự vật hiện tượng, hướng tới mục đích và nhiệm vụ rèn luyện phát triển cảm giác, tri giác cho trẻ. Đây chính là những yếu tố cơ bản quyết định sự hình thành KNQS cho trẻ và tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên với việc phát triển KNQS của trẻ.

Trong luận án của mình, tác giả Nguyễn Thị Xuân [88, tr.30] đã chứng minh mối quan hệ của thiên nhiên với sự phát triển năng lực QS của trẻ. Theo bà, việc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh chính là con đường phát triển năng lực và KNQS của trẻ, trong quá trình này, các giác quan và những hành động khảo sát đối tượng được huy động tối đa giúp trẻ nhận biết những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng QS.

Nhóm tác giả Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh [8, tr.98] khi nghiên cứu về giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non, đã chỉ ra: Thiên nhiên chính là phương tiện để phát triển KNQS, cũng là cơ sở phát triển óc thẩm mĩ của trẻ: ―Dẫn dắt trẻ đến với thế giới tự nhiên, biết QS vẻ đẹp trong thiên nhiên sẽ là cơ sở giúp trẻ phát triển óc thẩm mĩ sau này‖.

Những năm gần đây, cùng với xu thế chung của GDMN trong khu vực và trên thế giới, ngành GDMN của Việt Nam đã tiến hành đổi mới toàn diện cả về nội dung, hình thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Những quan điểm đổi mới trong chương trình GDMN được thể hiện trong bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN dành cho các độ tuổi. Trong bộ tài liệu này cũng có những hướng dẫn và khuyến khích GVMN tổ chức các hoạt động lồng ghép nội dung rèn luyện KNQS cho trẻ nhất là QS trong thiên nhiên, tuy nhiên đây chỉ là những gợi ý rất sơ lược mang tính định hướng, khuyến khích GVMN tự chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động.

- Nghiên cứu việc sử dụng VLTN trong HĐTH và HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo

Vấn đề đưa VLTN vào khai thác và sử dụng trong HĐTH mà tiêu biểu là HĐCG đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, có thể kể đến một số tác giả với những công trình nghiên cứu như:


Linda Thornton và Pat Brunton [95] trong nghiên cứu ―Hướng dẫn cách làm một số đồ chơi từ VLTN và vật liệu tái chế‖ đã khẳng định: Môi trường tự nhiên với những VLTN sẽ khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan để QS. Khi trẻ tạo hình, tiếp xúc với môi trường tự nhiên nơi có rất nhiều VLTN đa dạng, phong phú, luôn thay đổi, hấp dẫn chúng sẽ được cung cấp những cơ hội để khám phá bằng các giác quan, phát triển óc QS và khả năng tưởng tượng sáng tạo. Vì vậy, cần tích cực cho trẻ trải nghiệm và sáng tạo với VLTN thông qua đó mà hình thành và phát triển KNQS cho trẻ.

Nhà sư phạm A.E.Velichkina [108] cũng khẳng định: Khi sử dụng VLTN cho trẻ tạo hình sẽ phát triển nhiều kỹ năng và phẩm chất tâm lí của trẻ, trong đó có KNQS. Quá trình tạo ra các món đồ thủ công bằng VLTN giúp trẻ em phát triển kỹ năng vận động tinh, KNQS, khả năng định hướng không gian, sự tinh tế của các giác quan, nhờ vậy các kinh nghiệm và kiến thức đã có về VLTN cũng được huy động.

Tác giả K.E Gulyants, I.Y Bazikov [100] cho rằng: Tiếp xúc với thiên nhiên mở rộng ý tưởng của trẻ em về thế giới xung quanh, dạy chúng biết QS cẩn thận các sự vật, hiện tượng khác nhau, khi tạo ra các tác phẩm thủ công từ VLTN sẽ duy trì tính toàn vẹn của nhận thức. Trong nghiên cứu này tác giả cũng khẳng định VLTN sử dụng trong HĐTH rất đa dạng, luôn kích thích trẻ QS và nhận thức.

Luidmila Kusakova [101] và A.I Pankevv [105] tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu trên đã xây dựng quy trình và phương pháp hướng dẫn trẻ chắp ghép làm đồ chơi từ VLTN. Những nghiên cứu này cũng khẳng định vai trò quan trọng của VLTN sử dụng trong HĐTH nói chung và HĐCG nói riêng giúp hình thành mắt QS, thoả mãn hoạt động nhận thức, tăng cường khả năng tưởng tượng, sáng tạo và sự khéo léo của đôi tay trẻ. Luidmila Kusakova [101] còn nhấn mạnh: sử dụng VLTN trong HĐTH không chỉ là một hoạt động thú vị mà còn là một hoạt động bổ ích có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non. Trong quá trình tạo ra những món đồ thủ công từ VLTN, trẻ phát triển các KN vận động tinh của tay, óc QS, khả năng sử dụng các quà tặng của thiên nhiên một cách nhanh nhẹn và cẩn thận, tính siêng năng và kiên trì cũng phát triển.

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng những nghiên cứu của các tác giả trên đều đã thống nhất rằng: Việc sử dụng VLTN trong HĐTH và HĐCG sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ sử dụng các giác quan để khám phá, QS và thu thập những thông tin về các đặc điểm thẩm mĩ, chức năng tạo hình của VLTN, qua đó trẻ được rèn luyện được một số KN và phẩm chất tâm lí quan trọng trong đó có KNQS. Những nghiên cứu trên cũng đưa ra những hướng dẫn sử dụng một số loại vật liệu trong đó có VLTN cho trẻ tạo hình và khẳng định thiên nhiên cùng vật liệu tạo hình từ thiên nhiên có vai trò rất lớn với việc phát triển KNQS của trẻ.

Khi trình bày nghiên cứu về ―Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ mầm non‖, tác giả Lê Thị Thanh Thủy [61, tr. 235-236] đã khẳng định tầm quan trọng của HĐCG đối với sự phát triển trí tuệ và óc quan sát của trẻ em. Bà cho rằng, trong quá trình thiết kế chắp ghép, các khả năng của trẻ được huy động tích cực để nắm bắt và hiểu về các đặc điểm, các tính chất của sự vật, hiện tượng, từ đó tạo nên những vật mô phỏng, những hình tượng có kết cấu hợp lý, mang tính thẩm mỹ; HĐCG giúp trẻ học cách độc lập tổ chức hoạt động nhận thức.


Bàn về nội dung giáo dục, phát triển của HĐCG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, tác giả đã đặc biệt lưu ý đến việc tập cho trẻ QS, thu thập các loại VLTN phong phú, dạy trẻ phân tích các đặc điểm tự nhiên của chúng và tận dụng vào việc tạo ra các mô hình, đồ chơi hấp dẫn.

Tác giả Mai Thị Cẩm Nhung [46, tr.20] trong công trình nghiên cứu: ―Tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi‖ đã xác định: QS mẫu và VLTN là bước thứ nhất trong quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi, tác giả khẳng định: ―Khả năng QS và những hình ảnh mà trẻ tiếp thu được cũng góp phần để tư duy trực quan hình ảnh phát triển hiệu quả. Những yếu tố này là cơ sở quan trọng cho việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên‖. Nghiên cứu này chỉ ra vai trò của hoạt động QS nguyên vật liệu thiên nhiên giúp trẻ tiếp thu và xây dựng những hình tượng sáng tạo trong HĐCG.

Cùng chung quan điểm trên, trong luận án tiến sĩ của mình về HĐTH của trẻ mầm non, tác giả Phan Thị Việt Hoa [23] cũng chứng minh tầm quan trọng của thiên nhiên: Việc cho trẻ tiếp xúc và làm quen với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh chính là con đường làm giàu cảm xúc thẩm mĩ trong HĐTH của trẻ.

Cũng nghiên cứu về sử dụng VLTN làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ mầm non, tác giả Phan Đông Phương [52] đã chỉ ra việc tổ chức HĐTH (cụ thể là HĐCG - tự làm đồ chơi) tận dụng được VLTN đa dạng, gần gũi, sẵn có của địa phương tạo môi trường HĐTH và cho trẻ trực tiếp làm đồ chơi, chính là những điều kiện thuận lợi nhất để kích thích trẻ QS từ đó nảy sinh những ý tưởng sáng tạo trong HĐTH.

Như vậy, có thể nói, những nghiên cứu trên đây đã khẳng định vai trò quan trọng của thiên nhiên và VLTN sử dụng trong HĐTH nói chung và HĐCG nói riêng với việc phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo. Một số nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo với VLTN nhằm phát triển KNQS cho trẻ. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra vấn đề chứ chưa giải quyết tận gốc vấn đề là làm thế nào để khai thác và sử dụng VLTN trong các hoạt động nhằm phát triển KNQS cho trẻ.

1.1.4. Khái quát chung về tổng quan nghiên cứu vấn đề

* Những vấn đề có thể kế thừa:

Những nghiên cứu trên cho thấy các tác giả chủ yếu đi sâu vào vai trò, đặc điểm của KNQS nói chung và KNQS của trẻ, đã chỉ ra các thành phần cơ bản trong cấu trúc của KNQS và phương thức phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo trong các hoạt động giáo dục đặc biệt là HĐTH và HĐCG.

Một số nghiên cứu đã đề cập đến tầm quan trọng của HĐTH đối với sự phát triển óc QS và trí tuệ cũng như nhận thức thẩm mỹ của trẻ. Vấn đề sử dụng VLTN trong HĐTH và HĐCG của trẻ cũng được nhìn nhận như một con đường sư phạm tạo ra môi trường giáo dục với những điều kiện thuận lợi cho trẻ rèn luyện các giác quan, rèn luyện một số KN và phẩm chất tâm lí trong đó có KNQS;

Một số công trình nghiên cứu cũng đã bàn đến một số biện pháp, cách thức sử dụng VLTN trong HĐTH và HĐCG nhằm rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo.


Những nghiên cứu này là cơ sở quan trọng định hướng cho phần nghiên cứu lí luận của luận án.

* Một số vấn đề còn bỏ ngỏ:

Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã kiểm nghiệm, đúc kết nhiều vấn đề và đưa đến nhiều thành tựu hỗ trợ cho các nghiên cứu về nội dung, phương pháp phát triển KNQS cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động khác nhau ở trường mầm non. Tuy vậy, những công trình đi sâu vào nội dung và phương pháp khai thác VLTN tổ chức các hoạt động giáo dục đặc biệt là HĐTH nhằm phát triển KNQS của độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở Việt Nam còn chưa nhiều. Đặc biệt, còn ít các nghiên cứu hệ thống để đưa ra các biện pháp cụ thể sử dụng VLTN trong HĐCG ở trường mầm non Việt Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu lý luận sâu hơn về đặc trưng, cấu trúc KNQS của trẻ trong HĐCG và cách lựa chọn, phối hợp các biện pháp khai thác, sử dụng VLTN của vùng miền trong tổ chức các hình thức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong điều kiện trường mầm non ở nước ta chính là phần còn thiếu hụt trong lý luận và thực tiễn giáo dục mầm non ở nước ta. Đây cũng là vấn đề được đặt ra cho nhiệm vụ nghiên cứu của luận án này.

* Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

- Luận án sẽ tập trung chứng minh rằng: KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ được hình thành và phát triển thông qua rèn luyện và trải nghiệm trực tiếp trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các hoạt động nghệ thuật tạo hình ở trường mầm non; Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG ở trường mầm non sẽ tạo ra môi trường giáo dục với những điều kiện thuận lợi để kích thích hứng thú QS, rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Quá trình sử dụng VLTN trong các hình thức tổ chức HĐCG sẽ tạo nên những cơ hội cho trẻ vừa được tự do tiếp cận với nguồn VLTN đa dạng, phong phú vừa được trải nghiệm, bồi dưỡng KNQS theo các mức độ từ đơn giản đến phức tạp đáp ứng yêu cầu qua các nhiệm vụ tạo hình trong các tình huống miêu tả, sáng tạo nghệ thuật.

- Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và ứng dụng thực tiễn của luận án là đưa ra những giả định có căn cứ khoa học và thực nghiệm thực tế để kiểm nghiệm, khẳng định hiệu quả giáo dục, tính khả thi của việc phối hợp đồng bộ các biện pháp ―Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi‖ theo hướng: Tăng cường sử dụng nguồn VLTN đa dạng, phong phú tạo môi trường giáo dục nhằm kích thích ở trẻ hứng thú, nhu cầu QS và xác định mục đích QS; Kết hợp xây dựng các tình huống có vấn đề khi tổ chức HĐCG sử dụng VLTN để tích cực cho trẻ trải nghiệm các phương thức QS khác nhau; Sử dụng nguồn VLTN đa dạng, phong phú trong những hình thức HĐCG giúp trẻ tìm hiểu, khai thác những đặc điểm thẩm mỹ, sự đa dạng của VLTN vào quá trình sáng tạo sản phẩm chắp ghép qua đó rèn luyện KNQS cho trẻ.

- Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án về ―Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những hạn chế trong lý luận và thực tiễn Giáo dục mầm non ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong vấn đề phát triển trí tuệ, nhận


thức cho trẻ thông qua các hình thức hoạt động nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay theo định hướng phát triển bền vững.

1.2. Kĩ năng quan sát và việc phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

1.2.1. Kĩ năng quan sát

1.2.1.1 Khái niệm Quan sát

Một số nhà khoa học như N.Đ. Levitov [36], A.V. Daparozet [12], Nguyễn Ánh Tuyết [70], Nguyễn Quang Uẩn [78], Hoàng Thị Phương [54], Trần Thị Tuyết Oanh [48] cho rằng QS là hình thức tri giác đặc biệt, đó là loại tri giác có chủ định, có tổ chức phản ánh đầy đủ, rõ nét các sự vật, hiện tượng và những biến đổi của chúng.

Theo N.Đ. Levitov [36, tr.119]: ―Quan sát là một hình thức tri giác đặc biệt. So với tri giác thông thường, QS mang tính chất tích cực, có tổ chức, có suy nghĩ và sáng tạo hơn‖. QS là tri giác có tổ chức hơn, đòi hỏi phải tập trung chú ý tích cực hơn, QS bao giờ cũng có mục đích, nhiệm vụ, chương trình và kế hoạch nhất định.

Đồng quan điểm trên, tác giả A.V. Daparozet [12, tr.54] bổ sung thêm: ―Quan sát là mức độ phát triển cao của tri giác. Đó là loại tri giác có chủ định, diễn ra tương đối độc lập, lâu dài, nhằm phản ánh trong óc những sự vật và hiện tượng trọn vẹn, khi những sự vật và hiện tượng đó cùng với những kinh nghiệm thực tiễn trước đây tác động trực tiếp tới các cơ quan phân tích‖.

Theo các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [70] và Nguyễn Quang Uẩn [78]: QS là mức độ phát triển cao nhất của tri giác, đó là loại tri giác có chủ định, diễn ra tương đối độc lập và lâu dài nhằm phản ánh đầy đủ, rõ rệt các sự vật, hiện tượng và những biến đổi của chúng.

Tác giả Hoàng Thị Phương [54, tr.92] cho rằng: ―Quan sát là sự tri giác sự vật, hiện tượng có kế hoạch, có mục đích. Đó là hoạt động nhận thức phức tạp, có sự tham gia của tri giác, tư duy, lời nói, sự chú ý bền vững‖.

Khai thác khía cạnh giáo dục, tác giả Trần Thị Tuyết Oanh [48, tr.214] coi:

―Quan sát là sự tri giác một cách có mục đích, có kế hoạch, tiến trình và sự biến đổi diễn ra ở đối tượng nhằm thu thập những sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giới xung quanh, QS rất gần với tư duy‖.

Như vậy, quan sát là một hoạt động nhận thức của con người với thành phần chính là sự liên kết chặt chẽ của tri giác, tư duy và ngôn ngữ nhằm lĩnh hội một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của các sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động đến các giác quan của con người.

Có thể khẳng định, QS là một hình thức tri giác có chủ định. So với tri giác thông thường, QS mang tính tích cực, có tổ chức, có suy nghĩ và sáng tạo hơn. Trong quá trình QS, các thành phần tâm lý cơ bản của tri giác kết hợp với trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, chú ý, xúc cảm, tình cảm, hứng thú và kinh nghiệm cá nhân được huy động, khai thác một cách tích cực. Những yếu tố này không diễn ra một cách riêng lẻ mà chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành thể thống nhất, toàn vẹn, tác động tới hành động QS.

1.2.1.2. Khái niệm Kĩ năng

Theo từ điển của Hoàng Phê [51, tr. 644]: ―KN là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế‖.


Theo từ điển Oxfort [74], KN là khả năng để làm tốt một công việc nào đó thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm. Theo đó, KN được hiểu là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó.

Kĩ năng là một phạm trù được các nhà tâm lí học trong và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, nhưng tựu chung lại có hai quan niệm khác nhau về KN:

Hướng nghiên cứu thứ nhất theo quan điểm truyền thống của tâm lí học - Kĩ năng được đặt trong phạm trù khả năng. Theo hướng nghiên cứu này: KN là khả năng thực hiện một hành động có kết quả trong một khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu, tiêu chuẩn đã định, KN là mặt kĩ thuật của hành động hay hoạt động. Tiêu biểu cho quan điểm này có những tác giả: A.A Xmirnov [87], A.N Leonchev [34],

F.N. Gonobolin [18], Nguyễn Quang Uẩn [78], Trần Trọng Thuỷ [64], Phạm Thành Nghị [43]. Các tác giả trên đã rất coi trọng nền tảng kiến thức của KN khi cho rằng, cá nhân muốn có KN về một hành động nào đó, phải có tri thức nhất định về hành động đó, tức là phải hiểu được mục đích, phương thức và các điều kiện để thực hiện nó, quá trình vận dụng tri thức để khám phá, biến đổi đối tượng sẽ tạo ra KN.

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn [78, tr.75] đưa ra định nghĩa gần với quan điểm trên: KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện thực tế cho phép‖. Ở đây, có sự vận dụng kết hợp của tri thức cùng sự linh hoạt và sáng tạo trong các điều kiện hoạt động cụ thể.

Hướng nghiên cứu thứ hai với quan điểm nhấn mạnh KN không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực cá nhân. Hướng nghiên cứu này có một số tác giả tiêu biểu như: N.Đ. Levitov [36], K.K.Platonov và G.G. Golubev [55], Ngô Công Hoàn [26].

Theo phân tích của N.Đ. Levitov [36, tr.190]: ―Kĩ năng là sự thực hiện các kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn, bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn, có chiếu cố đến những điều kiện nhất định‖. Kĩ năng có thể hình thành khi đối tượng biết mình phải làm gì và sẽ đạt đến kết quả như thế nào. Đây cũng là điểm đặc biệt giúp chủ thể đánh giá được mức độ thực hiện hành động của mình khi hình thành KN.

K.K.Platonov và G.G. Golubev [55, tr.38] chú ý tới mặt kết quả của hành động trong KN, khẳng định: ―Kĩ năng là năng lực của con người thực hiện công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng‖. Theo họ, trong việc hình thành KN bao hàm cả việc thông hiểu mối quan hệ qua lại giữa mục đích hành động, các điều kiện, các cách thức hành động và trong cấu trúc KN không chỉ bao hàm tri thức, kĩ xảo mà cả tư duy sáng tạo nữa.

Theo quan điểm của tác giả Đặng Thành Hưng [30, tr.2]: ―Kĩ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có KN đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay qui định‖.


Cùng chung cách nhìn nhận này, tác giả Vũ Xuân Hùng [29, tr.2] cho rằng: ―KN là một quá trình tâm lý, được hình thành khi con người áp dụng kiến thức vào thực tiễn. KN có được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. KN theo nghĩa hẹp hàm chỉ đến những thao tác, hành động cụ thể của con người. KN hiểu theo nghĩa rộng hướng nhiều đến khả năng, đến năng lực của con người‖.

Có thể thấy, KN đang là vấn đề có những ý kiến tranh luận khác nhau, mỗi ý kiến, mỗi trường phái lại nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của KN, mở rộng hay thu hẹp thành phần cấu trúc của KN cũng như những đặc tính của chúng, nhưng về cơ bản các ý kiến không phủ định nhau mà vẫn có mối tương quan bổ trợ trong nhau.

Luận án kế thừa hướng nghiên cứu thứ nhất và nghiêng theo hướng nghiên cứu thứ hai coi KN là biểu hiện năng lực cá nhân của con người, thực hiện một hành động hay một hoạt động có kết quả trong đó có tính đến cả yếu tố kĩ thuật hành động. Theo hướng tiếp cận này, có thể rút ra một số đặc điểm của KN như sau:

- KN thể hiện ở tính đúng đắn, tính thành thạo, tính linh hoạt và tính hiệu quả của việc triển khai hành động trong thực tiễn. Đây là những tiêu chuẩn quan trọng để xác định sự hình thành và mức độ phát triển của KN. Hành động chưa đạt tới mức có KN nếu còn mắc nhiều lỗi, mang tính rập khuôn, tốn nhiều thời gian, công sức.

- Cơ chế hình thành KN thực chất là cơ chế hình thành hành động. Khi thực hiện một hành động bao giờ cũng có mục đích tương ứng với các thao tác lôgic để triển khai đến mục đích.

- KN có tính mở, có nghĩa là trong KN cấu trúc và trật tự thao tác có thể thêm bớt hoặc điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh và công việc cụ thể. Những thứ thêm bớt này chỉ là kĩ thuật, còn bản chất KN không thay đổi [31]. Có thể hiểu: Kĩ năng là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có một cách đúng đắn, hiệu quả để giải quyết một hành động hay một hoạt động cụ thể có kết quả trong những điều kiện phù hợp.

1.2.1.3. Khái niệm Kĩ năng quan sát

Có thể kể ra đây một số tác giả tiêu biểu như: Trần Thị Tố Oanh, Nguyễn Thị Hiền [47], Trịnh Thị Xim [86] đã khẳng định: KNQS là một dạng KN cao cấp ở người, được tiến hành dựa vào khả năng tri giác có chủ định, đó là những hành động, những thao tác tự giác của các cá nhân có mục đích, có kế hoạch và phương tiện để thu thập, tập hợp và lưu giữ sự kiện, dữ liệu thực tế trong nghiên cứu.

- Nhóm tác giả Nguyễn Thị Triều Tiên, Nguyễn Thị Diệu Hà [65] cho rằng: KNQS là tổ hợp các thuộc tính cá nhân của con người, là khả năng tri giác liên kết chặt chẽ với tư duy và ngôn ngữ một cách chủ định, mang tính tích cực, chủ động, có mục đích và có kế hoạch rõ rệt giúp nhận thức phản ánh đầy đủ, rõ nét và hiệu quả các đặc điểm, tính chất đặc trưng, các mối liên hệ, quan hệ, sự thay đổi và phát triển của các sự vật, hiện tượng.

Tổng hợp những phân tích trên cùng nội hàm khái niệm ―Kĩ năng‖, ―Quan sát‖ có thể đề xuất khái niệm KNQS như sau:

Kĩ năng quan sát là những hành động, thao tác có chủ định của mỗi cá nhân trên cơ sở vận dụng những tri thức, hiểu biết về đối tượng quan sát kết hợp với trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, chú ý, xúc cảm tình cảm, hứng thú cá nhân nhằm xác định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022