Phương Pháp Hệ Thống Hóa, Khái Quát Hóa Lí Luận


7.2.1.2. Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lí luận

- Mục đích của phương pháp: nhằm khái quát hóa các hướng nghiên cứu của đề tài luận án và định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn và xây dựng hướng nghiên cứu của luận án.

- Nội dung phương pháp: các lí thuyết, báo cáo kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

- Cách tiến hành: phân chia, sắp xếp các tài liệu khoa học và các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án

7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Mục đích của phương pháp: Khảo sát ý kiến của GVMN phụ trách các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi về việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ.

- Nội dung phương pháp: Nhận thức của GV về sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; Nội dung, hình thức, phương pháp, biện pháp tác động của GV nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong quá trình sử dụng VLTN tổ chức HĐCG; Những thuận lợi và khó khăn của GV khi phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng VLTN tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

- Cách tiến hành: Xây dựng phiếu hỏi và khảo sát ý kiến của các GV đang dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Phụ lục 1)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

7.2.2.2. Phương pháp điều tra qua phỏng vấn

- Mục đích của phương pháp: Nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; bổ xung thêm thông tin và khẳng định thêm kết quả nghiên cứu định lượng.

Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - 3

- Nội dung phương pháp: Đi sâu phân tích biểu hiện định tính về thực trạng sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; Biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong tổ chức HĐCG sử dụng VLTN; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển KNQS của trẻ trong tổ chức HĐCG sử dụng VLTN.

- Cách tiến hành: Xây dựng phiếu phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn GVMN đang dạy trẻ 5 – 6 tuổi. (Phụ lục 4)

7.2.2.3. Phương pháp quan sát

- Mục đích của phương pháp: Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

- Nội dung phương pháp: Quan sát các hành động của GV, của trẻ khi tiến hành nội dung, hình thức, phương pháp và các biện pháp sử dụng VLTN tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

- Cách tiến hành: Xây dựng mẫu phiếu QS và tiến hành quan sát GVMN sử dụng VLTN tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Phụ lục 6)


7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

- Mục đích của phương pháp: Nghiên cứu sản phẩm của GV để tìm hiểu thực trạng các biện pháp GVMN sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, phân tích sản phẩm chắp ghép của trẻ để đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ thông qua các tiêu chí đánh giá.

- Nội dung phương pháp: Thu thập, phân tích kế hoạch, giáo án, những ghi chép của GV, sản phẩm của trẻ khi giải các bài tập đo nghiệm và thực hiện HĐCG do GV hướng dẫn.

- Cách tiến hành: Thu thập và phân tích các mẫu sản phẩm của GVMN (kế hoạch, giáo án tổ chức các hình thức HĐCG), sản phẩm hoạt động của trẻ thể hiện ở kết quả thực hiện các bài tập (Phụ lục 3); phân tích chương trình và tài liệu hướng dẫn tổ chức HĐCG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

7.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Mục đích của phương pháp: Nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học, kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã đề xuất.

- Nội dung phương pháp: Biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

- Cách tiến hành: Thực nghiệm các biện pháp đề xuất trên 1 lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo tiến trình: trước TN tiến hành đo đầu vào để đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; tiếp đó tiến hành TN tác động (TN hình thành) áp dụng các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã đề xuất; sau TN tác động tiến hành đo đầu ra để đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Các bước của quá trình thực nghiệm: Trước TN tiến hành đo đầu vào để đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; Tiếp đó tiến hành TN tác động (TN hình thành) áp dụng một số biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã đề xuất; Sau TN tác động tiến hành đo đầu ra, so sánh kết quả trước TN và sau TN, trên cơ sở đó rút ra kết luận.

7.2.3. Các phương pháp bổ trợ

7.2.3.1. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến tổng hợp các đánh giá của chuyên gia về phương pháp và kết quả nghiên cứu.

7.2.3.2. Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá bằng thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu thu được từ khảo sát thực trạng, thực nghiệm sư phạm với sự trợ giúp của phần mềm SPSS.

8. Những luận điểm bảo vệ

Trong khuôn khổ của luận án, người nghiên cứu tập trung vào hai luận điểm chính, đó là:

- Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG ở trường mầm non sẽ tạo ra môi trường giáo dục với những điều kiện thuận lợi để kích thích hứng thú QS, rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.


- Để quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có hiệu quả ở trường mầm non cần thực hiện đồng bộ các biện pháp tổ chức HĐCG theo hướng: Tăng cường sử dụng nguồn VLTN đa dạng, phong phú tạo môi trường giáo dục nhằm kích thích ở trẻ hứng thú, nhu cầu QS và xác định mục đích QS; Xây dựng các tình huống có vấn đề khi tổ chức HĐCG với VLTN để tích cực cho trẻ trải nghiệm các phương thức QS khác nhau; Tận dụng nguồn VLTN đa dạng, phong phú trong những hình thức HĐCG nhằm rèn luyện KNQS và giúp trẻ tìm hiểu, khai thác những đặc điểm thẩm mỹ, sự đa dạng, phong phú của VLTN vào quá trình sáng tạo sản phẩm chắp ghép.

9. Đóng góp mới của luận án

9.1. Về mặt lý luận

Hệ thống hóa và làm phong phú thêm lí luận về sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

9.2. Về mặt thực tiễn

- Cung cấp tư liệu về thực trạng sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, từ đó giúp các trường mầm non có cơ sở để điều chỉnh quá trình giáo dục kịp thời.

- Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non được đề xuất là một tài liệu tham khảo giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục đưa ra những định hướng, giải pháp lồng ghép nhiệm vụ phát triển KNQS cho trẻ trong tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và HĐCG sử dụng nguồn VLTN phong phú của các địa phương, vùng miền. Các trường mầm non có thể tham khảo và vận dụng sáng tạo các biện pháp này vào điều kiện thực tiễn của trường mình, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển KNQS cho trẻ.

10. Bố cục luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị sư phạm, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được cấu tạo thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan và cơ sở lí luận của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Chương 2: Thực trạng sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

Chương 3: Biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.


Chương 1

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG

VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI


1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Nghiên cứu về quan sát và phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ em

- Nghiên cứu về vai trò của quan sát và kĩ năng quan sát trong hoạt động nhận thức

Một số tác giả có những công trình nghiên cứu về QS và KNQS đã đề cao vai trò của QS trong hoạt động nhận thức và hoạt động tạo hình như: L.X.Vưgôtxky [82], A.V.Daparozet, [11], N.Đ.Levitov [36], P.A.Rudich [57], V.X.Mukhina [42], N.P. Xakulina [85], Howard Gardner [27], Phạm Minh Hạc [19], Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy [77], Hoàng Thị Phương [54]. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, KNQS là một trong những KN vô cùng rất cần thiết đối với các hoạt động và các lĩnh vực của cuộc sống con người nói chung và của trẻ nói riêng, sự phát triển các giác quan và óc QS đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ, là phương tiện để phát triển tư duy và nhận thức của con người. Những nghiên cứu của các tác giả cũng đồng thời chỉ ra những thành phần tâm lí cơ bản của KNQS.

Từ góc độ tâm lý học, tác giả A.V. Daparozet [12] đưa ra nhận định chứng minh vai trò của QS trong hoạt động nhận thức: Khi cần dạy cho trẻ điều gì đó, chỉ cần cho chúng tự QS, phát biểu ý kiến của mình, tưởng tượng và nhớ lại những gì đã QS được và rút ra kết luận là có hiệu quả nhất. Tác giả cũng đề cao vai trò của yếu tố trực quan trong QS: Muốn trẻ QS kĩ một sự vật nào đó, cần tổ chức cho trẻ hoạt động với sự vật ấy. Đồng quan điểm với Daparozet, nhà nghiên cứu N.Đ. Levitov [36] cũng cho rằng QS là để nhận thức về đối tượng, để khái quát lên những đặc điểm của đối tượng tri giác, chủ thể QS phải trả lời được các câu hỏi về các đặc điểm của đối tượng.

Với cái nhìn khá mới mẻ, nhóm tác giả Howard Gardner [27] và Thomas Armstrong [59] đã đưa ra những nghiên cứu lý thuyết phân loại các loại trí thông minh của con người và chỉ ra nhiều loại trí thông minh khác nhau, trong đó Trí thông minh trực quan - không gian (Spatial-visual intelligence) được gắn liền với khả năng QS. Các tác giả đánh giá cao vai trò của QS với quá trình hình thành các loại hình của trí thông minh. Thomas Armstrong cho rằng: Nhận thức trực quan đối với thế giới thị giác là điểm chính yếu của trí thông minh không gian, sức mạnh có được khi tập trung tìm tòi QS để nhận ra những tri thức được ẩn giấu một cách vô tình.

Nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc [19] đánh giá rất cao vai trò của óc QS và khả năng tri giác, ông coi tri giác là sản phẩm của một hành động nhận thức tích cực có sự tham gia của vốn kinh nghiệm sống và các chức năng tâm lí bậc cao kết hợp với tư duy trực quan – hành động của con người.

Từ góc độ giáo dục, tác giả Hoàng Thị Phương [54, tr.36] khẳng định, KNQS là một trong những KN nhận thức cơ bản, đây là KN quan trọng cần thiết giúp trẻ lĩnh hội tri thức, làm cơ sở lĩnh hội KN nhận thức bậc cao hơn, nhờ nó có thể thu thập lượng thông tin lớn về môi trường xung quanh. Tác giả Trịnh Thị Xim [86] trong luận án tiến


sĩ của mình cũng đưa ra nhận định: KNQS với điểm tựa tâm lí là tri giác có chủ định là KN nhận thức quan trọng mang trong đó các hành động thao tác tự giác có mục đích, có kế hoạch, có phương tiện với điểm tựa tâm lí của chúng là tri giác có chủ định.

Như vậy, dù có nhiều quan điểm và cách diễn đạt, song các nhà nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học đều khẳng định rằng KNQS có vai trò quan trọng với quá trình phát triển tư duy, nhận thức và xác định đây là một KN quan trọng, mang tính nền tảng giúp phát triển những KN nhận thức bậc cao hơn của trẻ em.

- Nghiên cứu về đặc điểm KNQS nói chung và KNQS của trẻ nói riêng

Một số tác giả khi nghiên cứu về đặc điểm của KNQS đã chỉ ra những thành phần cơ bản của KNQS với sự tham gia của các giác quan kết hợp các quá trình tâm lí và kinh nghiệm cũ của chủ thể QS, tiêu biểu có một số tác giả như:

Tác giả A.V. Daparozet [12, tr.68] đã chỉ rõ mối liên hệ giữa thị giác với xúc giác vận động và vốn kinh nghiệm tri giác: Khi QS, vai trò quyết định nhất là các cử động của tay khi sờ mó, cũng như cử động của mắt khi nhìn kết hợp cùng kinh nghiệm mà con người thu thập được trong hoạt động trước đây. ―Kinh nghiệm cũ giúp người ta tri giác đúng những đặc điểm thực sự của sự vật‖.

Cũng đồng tình với cách nhìn nhận trên, tác giả N.Đ. Levitov [36, tr.120] đã khẳng định: ―Khi QS ta đặt ra các câu hỏi về đối tượng tri giác và tìm câu trả lời bằng cách nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng. Kinh nghiệm cũ của chúng ta quyết định bản thân việc đặt câu hỏi‖. Ông đề cao việc nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng bằng các giác quan và huy động kinh nghiệm cũ của bản thân trong hoạt động QS.

Tác giả Howard Gardner [27] và Thomas Armstrong [59] khẳng định trí thông minh không gian gắn liền với khả năng QS của con người và có những biểu hiện sau:

(1) Có khả năng đánh giá, nhận định về những hình ảnh, vật thể được nhìn thấy;

(2) Có trí nhớ tốt về đồ vật và có khả năng QS, đánh giá hiện tượng.

Qua đây có thể thấy, các tác giả chỉ rõ: KNQS của mỗi cá nhân có sự tham gia của thị giác, sự tập trung, khả năng tìm tòi, phát hiện, khả năng đánh giá, nhận định, trí nhớ và kiến thức kinh nghiệm cũ.

Một thành phần không thể thiếu, có vị trí vô cùng quan trọng đối với việc hình thành KNQS, có mối quan hệ chặt chẽ với KNQS là cảm xúc, điều này đã được khẳng định trong các công trình nghiên cứu của một số tác giả:

Nhà tâm lý học L.X.Vưgôtxky [82] khi nghiên cứu về quá trình sáng tạo đã chỉ ra: sự tiếp nhận thế giới hiện thực vào hoạt động sáng tạo được hỗ trợ bởi quá trình QS và cảm xúc tinh tế của con người thông qua tri giác. Tác giả đánh giá rất cao vai trò của cảm xúc khi QS để sáng tạo trong nghệ thuật và KNQS là cơ sở để một nghệ sĩ tài năng có thể sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tinh tế.

Từ góc độ nghiên cứu tâm lý học, tác giả Phan Trọng Ngọ [44] cho rằng: QS chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc. Theo ông, cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ, nó là yếu tố bên trong xâm nhập vào toàn bộ quá trình hành động của tri giác, và QS là một khâu quan trọng trong quá trình tri giác nên nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hứng thú và kết quả QS.


Cảm xúc cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến KNQS của trẻ, điều này cũng được các nhà giáo dục học như J.A. Comenxki, J. J. Rousseau, K. D. Usinxki khẳng định. Tác giả Rousseau và Usinxki [35] chỉ ra: trực quan hấp dẫn, gần gũi là vật thật sẽ thu hút khả năng chú ý và năng lực QS của người học. Điều này cũng được tác giả Comenxki [9] nhấn mạnh: Việc học tập nên bắt đầu bằng QS, tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng đó chứ không nên giải thích bằng lời nói về các sự vật hiện tượng. Muốn hình thành biểu tượng chính xác về một vật nào đó tồn tại trong thế giới tự nhiên cần cho trẻ QS tất cả các chi tiết, đặc điểm, cấu tạo của vật đó. Cảm xúc, hứng thú của trẻ với đối tượng trực quan là những vật thật có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và kết quả hoạt động QS.

Các tác giả U.A. Xôrôkina [85], Lucia Kohlhauf – Ulrike Rutke – Birgit Neuhaus [96], Janina Klemm và Birgit J. Neuhaus [91] còn làm sáng tỏ mối quan hệ của cảm xúc tích cực, lạc quan với KNQS của trẻ. Theo họ, cảm xúc tích cực và khả năng tập trung là những yếu tố quan trọng để chủ thể phán đoán, đánh giá đối tượng QS, đây là điều kiện để KNQS của trẻ phát triển.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra những thành phần cơ bản tham gia vào hoạt động QS là các giác quan, trong đó quan trọng nhất là thị giác. Trong quá trình QS, khi tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu đối tượng QS cần có sự kết hợp của tri giác với các quá trình tâm lí khác cùng kinh nghiệm cũ và một thành phần tâm lý không thể thiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động QS đó là cảm xúc của chủ thể QS.

- Nghiên cứu về phương thức phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo

Khi đưa ra quan điểm về phương thức phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo, các nhà nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ trực tiếp của xúc giác vận động với hoạt động của thị giác trong quá trình khảo sát đối tượng quan sát.

Tác giả Maria Montessori [39] rất chú ý tới hoạt động của các giác quan nhất là đôi bàn tay trong quá trình QS và nhận thức. Tác giả khẳng định, đôi bàn tay để khám phá, cảm nhận, thực hành cuộc sống liên tục cùng với hoạt động đa giác quan phong phú sẽ giúp trẻ tri giác và lĩnh hội tri thức tốt hơn, bởi vì "đôi tay làm cái gì thì tâm trí khắc ghi cái đó", và nhấn mạnh thêm: một đôi bàn tay bận rộn chính là hình ảnh của một trí não đang phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện. Maria Montessori [41, tr.176] cũng đưa ra những phương pháp sử dụng trực quan trong việc phát triển KNQS của trẻ: ―Khi đứa trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đồ vật, chúng sẽ tập trung vào nó với một độ chú tâm cao. Điều này giúp đứa trẻ có được khả năng nhận thức tốt nhất. Dường như, nếu trẻ nhỏ vận dụng hết khả năng suy nghĩ của mình thì chúng có thể mở những cánh cửa của tri thức đang còn khép kín‖.

Đặc biệt, khi nghiên cứu về KNQS và sự phát triển KNQS cho trẻ, nhóm tác giả Jane Susan Johnston [90], Janina Klemm và Birgit J. Neuhaus [91], Lucia Kohlhauf - Ulrike Rutke - Birgit Neuhaus [96], S.P Tomkins và S.D Tunnicliffe [94], K. Yurumezoglu

[97] cũng chứng minh: trẻ em mang kiến thức và kinh nghiệm trước đây của mình vào quá trình QS, những kiến thức và kinh nghiệm nền tảng đó cho phép trẻ giải thích và sau đó diễn giải kết quả QS của mình ngày một chính xác và tinh tế hơn. Trong quá trình QS trẻ sử dụng kết hợp các giác quan như: xúc giác vận động, thị giác, thính giác và khứu


giác thậm chí kết hợp cả những công cụ hỗ trợ như (kính, thước đo, máy ảnh…) để thực hiện nhiệm vụ QS đề ra. KNQS của trẻ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: bối cảnh (hoạt động, môi trường, tài nguyên) và sự kết hợp của các tương tác xã hội giữa các cá nhân trẻ, bạn bè và người lớn [90] hoặc những ý tưởng phổ biến, sở thích của trẻ và những gì chúng quan tâm [94]. Vì vậy, theo Lucia Kohlhauf - Ulrike Rutke - Birgit Neuhaus [96] muốn phát triển KNQS cho trẻ đòi hỏi phải dạy cho trẻ cách xác định mục tiêu QS, cách thức sử dụng các giác quan và quá trình tâm lí, tư duy, ngôn ngữ kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm cũ để có thể phân tích, phán đoán và đưa ra những lí giải về đối tượng QS.

Tác giả Nguyễn Thị Xuân [88] cũng chứng minh trong nghiên cứu: ―Biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với thiên nhiên nhằm phát triển năng lực QS‖ rằng: việc cho trẻ 5 – 6 tuổi tiếp xúc và làm quen với thiên nhiên và các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên chính là nhân tố thúc đẩy sự phát triển năng lực QS và khả năng nhận thức của trẻ.

Nhìn chung, những cách thức căn bản để phát triển KNQS bao gồm:

- Dạy cho trẻ cách xác định mục tiêu QS;

- Dạy cho trẻ biết cách thức sử dụng các giác quan tiếp xúc trực tiếp với đối tượng QS kết hợp với tư duy, ngôn ngữ, kiến thức, kinh nghiệm cũ mà trẻ đã có để phân tích, nhận định và thu thập thông tin cho hoạt động QS.

Ngoài ra, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển KNQS của trẻ, đó là:

- Bối cảnh trong đó có môi trường hoạt động;

- Những gì trẻ quan tâm;

- Những tương tác xã hội của cá nhân trẻ với bạn bè, người xung quanh.

Tóm lại, những công trình nghiên cứu trên của nhiều tác giả đã cho thấy: Kỹ năng quan sát là một kỹ năng cơ bản của hoạt động nhận thức, là nền tảng để từ đó có thể phát triển những kỹ năng nhận thức ở bậc cao hơn. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra các đặc điểm, biểu hiện của KNQS và những yếu tố ảnh hưởng cùng cách thức phát triển KNQS.

1.1.2. Nghiên cứu về kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo trong hoạt động tạo hình và hoạt động chắp ghép

Hoạt động tạo hình trong đó có HĐCG là hoạt động nhận thức đặc thù bằng hình tượng, đây chính là môi trường lí tưởng để rèn luyện, phát triển KNQS của trẻ.

Nhà giáo dục nghệ thuật N.P. Xakulina [84, tr.4] đã khẳng định: ―Không thể nắm được KN tạo hình nếu không có sự phát triển tri giác bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng, tức là nếu không có sự phát triển của khả năng QS‖. Các giác quan được rèn luyện thường xuyên sẽ trở nên linh hoạt trong quá trình khảo sát, tri giác đối tượng miêu tả nhằm tìm ra những nét đặc trưng thẩm mĩ phù hợp với sức sáng tạo trong HĐTH của trẻ. Sự tham gia của các giác quan như: thị giác và xúc giác vận động của hai bàn tay sẽ tương ứng với nhiệm vụ QS nắm bắt đặc điểm của đối tượng. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra, kết quả của hoạt động QS sẽ hình thành biểu tượng về đối tượng QS, trẻ lĩnh hội những kiến thức về thuộc tính, phẩm chất như: hình dạng, kích thước, màu sắc, vị trí không gian của chúng. Trẻ biết xác định, gọi tên những thuộc tính này, biết so sánh, khái quát hóa, tìm ra những điểm giống và khác nhau tức là


khai thác hoạt động của các thao tác tư duy và trí tuệ. Như vậy, những nhận định trên của nhà nghiên cứu Sakulina đã chỉ rõ vai trò rất lớn của KNQS trong HĐTH, ngược lại HĐTH cũng chính là môi trường để KNQS được rèn luyện và phát triển.

Tác giả A.V. Daparozet [12, tr.267] cũng cho rằng: HĐTH có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lí và nhận thức của trẻ, ―HĐTH dạy cho trẻ óc QS, dạy cho trẻ biết tái hiện thực xung quanh một cách tỉ mỉ, cặn kẽ‖. Và ngược lại, KNQS không chỉ cung cấp những hình tượng phong phú cho HĐTH mà còn định hướng cho quá trình sáng tạo trong HĐTH của trẻ. Tác giả cũng chỉ ra: Khi trẻ học được cách QS, trong óc trẻ nảy sinh những hình tượng phong phú hơn, tỉ mỉ hơn, có phân hoá hơn về những đối tượng tri giác được, từ đó điều chỉnh những cử động của bàn tay phục tùng hình tượng đã nảy sinh trong óc, đối chiếu, điều chỉnh và có những bổ sung cần thiết đối với sản phẩm HĐTH của mình [12].

Các nhà tâm lý học Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa [69] khi nghiên cứu về các hoạt động của trẻ mẫu giáo đã chỉ ra rằng: Trong quá trình HĐTH trẻ phải có KNQS cô làm mẫu, QS tranh, QS các sự vật hiện tượng xung quanh để tích lũy biểu tượng phong phú, những ấn tượng về thế giới bên ngoài từ đó gợi lên những xúc cảm thẩm mĩ đối với thiên nhiên và cuộc sống của trẻ. Các tác giả cũng đã chỉ ra hoạt động QS có vai trò tích luỹ biểu tượng phục vụ quá trình sáng trong tổ chức HĐTH.

Nghiên cứu sâu về HĐTH của trẻ mầm non, tác giả Lê Thị Thanh Thuỷ [61, tr.38] đã khẳng định: ―HĐTH là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng‖. Những phân tích của tác giả trong tài liệu về ―Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non‖ cho thấy, quá trình tri giác các đối tượng miêu tả trong HĐTH yêu cầu trẻ phải tích cực đối chiếu hình ảnh đối tượng QS với những chuẩn mẫu cảm giác đã có để hình thành những biểu tượng mang tính nghệ thuật. Quá trình này đòi hỏi hoạt động nỗ lực của các thao tác trí tuệ như phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể hoá. [61] Trong nghiên cứu về ―Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi‖, tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của tri giác trong HĐTH: ―Trong HĐTH, tri giác phải được coi là cơ sở ban đầu, là điều kiện cơ bản của hoạt động‖, tác giả đồng thời cho rằng ―HĐTH được coi là hoạt động nghệ thuật ―thuộc về mắt‖, thông qua con mắt mà tác động tới nhận thức, tình cảm của con người, bởi vậy vấn đề tri giác, đặc biệt là tri giác thị giác ở đây cần được quan tâm hơn cả‖. [60, tr.19] Những nghiên cứu trên đã cho thấy, tác giả luôn nhấn mạnh vị trí đặc biệt của QS trong quá trình HĐTH, ngược lại HĐTH trong đó có HĐCG lại chính là điều kiện, là môi trường vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của KNQS, hai hoạt động này luôn có sự gắn bó mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau.

Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Bình [3] cũng khẳng định: Để giúp trẻ tích lũy các biểu tượng trong HĐTH, người GV cần hình thành, phát triển cho trẻ khả năng tri giác, cảm xúc thẩm mỹ và trí tưởng tượng. Sự đa dạng, phong phú của các biểu tượng tạo hình tích luỹ được phụ thuộc vào hoạt động QS tích cực của trẻ. Tác giả cũng đã chỉ ra KNQS cung cấp những biểu tượng cho sự sáng tạo trong HĐTH của trẻ.

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí