Tiêu Chí, Công Cụ Đánh Giá Kết Quả Thực Nghiệm


4.1.4. Giả thuyết thực nghiệm

Những tác động của các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

4.1.5. Tiến hành thực nghiệm

Quá trình tổ chức TN chúng tôi tiến hành theo các bước sau:

- Tiến hành đo đầu vào về mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi bằng 2 bài tập đo mà chúng tôi đã xây dựng (Phụ lục 2)

- Tiến hành TN sư phạm tác động: Thực nghiệm các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã xây dựng (Phụ lục 7). Trong quá trình làm TN, khi tổ chức các hoạt động, chúng tôi QS, ghi chép, đánh giá mức độ phát triển KNQS của từng trẻ để kịp thời điều chỉnh những hạn chế của các biện pháp tác động.

- Tiến hành đo đầu ra: kết quả biểu hiện KNQS của trẻ sau thời gian TN theo các bài tập đo. (Phụ lục 2)

4.1.6. Tiêu chí, công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm

- Tiêu chí đánh giá: Tác giả đã sử dụng bộ tiêu chí đánh giá KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như đã trình bày ở mục 2.1.6 trong chương 2 để đánh giá kết quả TN.

- Thang đo: Chúng tôi sử dụng thang đo khoảng để đánh giá KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Thang đo cho từng mức độ biểu hiện KNQS như sau:

KNQS ở mức Kém: KNQS ở mức Yếu: KNQS ở mức Trung bình: KNQS ở mức Khá:

KNQS ở mức Tốt:

Tổng điểm của từng bài tập ≤ 4

4 < tổng điểm của từng bài tập ≤ 8 8 < tổng điểm của từng bài tập ≤ 12

12 < tổng điểm của từng bài tập ≤ 16

16 < tổng điểm của từng bài tập ≤ 20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - 18

- Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm

+ Mỗi lần đo KNQS của trẻ chúng tôi tiến hành đo 10 trẻ/1 lượt, thực hiện lần lượt 2 bài tập. (Phụ lục 2)

+ Nhóm khảo sát bao gồm người nghiên cứu và các GVMN đã được tập huấn về các vấn đề cần thiết liên quan đến phát triển KNQS cho trẻ như: cung cấp một số lý thuyết cơ bản, cách sử dụng bài tập đo, thang đánh giá và cách ghi chép các biểu hiện KNQS của trẻ.

+ Các trẻ tham gia TN đều được tiến hành đo với 2 bài tập giống nhau.

+ Xây dựng phiếu đánh giá KNQS của từng trẻ với các tiêu chí và biểu hiện cụ thể gắn với từng điểm số. (Phụ lục 3)

+ Không can thiệp vào quá trình hoạt động của trẻ, chỉ gợi ý cho trẻ những lúc cần thiết để hỗ trợ việc đánh giá trẻ.


+ Sử dụng thêm máy ghi âm, chụp ảnh hoặc quay video để thu thập các thông tin bổ sung cho nghiên cứu.

4.1.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm

- Cách thu thập và xử lý thông tin

Trong quá trình TN, chúng tôi QS, theo dõi việc sử dụng VLTN trong HĐCG của trẻ để đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ; tiến hành ghi biên bản QS những giờ học GV sử dụng VLTN tổ chức HĐCG cho trẻ, kết hợp trò chuyện và trao đổi trực tiếp với GV dạy TN để nắm được mức độ biểu hiện KNQS của trẻ trong các bài học, bổ sung số liệu giúp việc phân tích kết quả QS của trẻ trong các bài tập đo thêm chính xác.

Tiến hành đo mức độ biểu hiện KNQS của trẻ thông qua 2 bài tập đo. Các kết quả thực hiện bài tập đo mức độ biểu hiện KNQS của trẻ được ghi vào phiếu. (Phụ lục 2). Số liệu thu được chúng tôi tổng hợp theo hai hướng:

Thứ nhất: Tổng hợp điểm của từng trẻ đạt được theo cả 4 tiêu chí ở từng bài tập, sau đó tính điểm trung bình cộng của từng bài tập.

Thứ hai: Tổng hợp điểm của từng tiêu chí ở cả 2 bài tập, sau đó tính điểm trung bình cộng của từng tiêu chí.

- Tổng hợp các số liệu thu được theo các bài tập và các tiêu chí của KNQS của trẻ cả về mặt định tính và định lượng.

Về mặt định tính: phân tích và đánh giá các tài liệu thu thập được dựa vào phiếu quan sát hoạt động của trẻ, các biên bản quan sát, biên bản ghi chép việc trò chuyện, trao đổi với GVMN, ghi chép các biểu hiện và kết quả QS của trẻ qua các bài tập đo.

Về mặt định lượng: Kết quả thu được bằng phương pháp nghiên cứu thực tiễn được xử lí bằng một số công thức thống kê toán học: tính tỉ lệ %, tính trung bình, tính độ lệch chuẩn và kiểm tra độ tin cậy của các giá trị trung bình nhằm tìm ra sự khác biệt giữa kết quả biểu hiện KNQS của trẻ 5 – 6 tuổi qua 2 lần đo trước và sau TN, công thức như sau:


Trong đó:


t x1 x2 s

n1.n2 n1 n2

(n 1)S 2 (n 1)S 2

1

1

2

2

n1 n2 2

s

- t là giá trị phép thử T.Student ;

- x1, x2 là giá trị trung bình của lần đo trước và sau TN;

- S1, S2 là độ lệch chuẩn của lần đo trước và sau TN;

- n1, n2 là kích thước mẫu (số trẻ tham gia TN) của lần đo trước và sau TN; (Kích thước mẫu bằng nhau).


4.2. Kết quả thực nghiệm

4.2.1. Kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trước và sau thực nghiệm

4.2.1.1. Biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trước TN qua các bài tập

50

48.4

50

46.7 46.7

41.7

40

36.7

30

20

13.3

10

6.6

10

0

0

0

0

0

0

0

Bài tập 1: Tìm đúng VLTN sử dụng tạo thân con Cá.

Bài tập 2: Tìm đúng những loại VLTN được sử dụng tạo vòng hoa trang trí.

Trung bình

Bài tập

Kém Yếu Trung bình Khá Tốt

Bảng 4.2. Biểu hiện KNQS của trẻ qua các bài tập trước TN


Tên bài tập

Số

lượng trẻ

Các mức độ phát triển KNQS (%)

Kém

Yếu

Trung

bình

Khá

Tốt

Bài tập 1: Tìm đúng VLTN sử

dụng tạo thân con Cá.

30

0.0

50.0

36.7

13.3

0.0

Bài tập 2: Tìm đúng những loại

VLTN được sử dụng tạo vòng hoa trang trí.


30


0.0


46.7


46.7


6.6


0.0

Trung bình

30

0.0

48,4

41,7

10,0

0.0


Tỷ lệ %

Biểu đồ 4.1. Biểu hiện KNQS của trẻ trước TN

Kết quả khảo sát biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trước TN được thể hiện ở bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 cho thấy: Theo kết quả này, tỷ lệ trung bình trẻ đạt ở mức Tốt và mức Kém ở cả 2 bài tập là 0%. KNQS của trẻ được đánh giá tập trung nhiều ở mức Yếu và mức Trung bình lần lượt với tỉ lệ 48,4% và 41,7%. Tỉ lệ trẻ được đánh giá có mức độ biểu hiện KNQS ở mức Khá chỉ chiếm 10% trên tổng số trẻ được khảo sát, đánh giá.

Ở bài tập 1: ―Tìm đúng VLTN sử dụng tạo thân con Cá‖, phổ điểm của trẻ đạt được ở bài tập này từ 5 – 15 điểm. Không có trẻ nào ngay từ lần đầu đã tìm và đưa ra phương án lựa chọn chính xác VLTN tạo thân chú cá giống ảnh mẫu mà GV đưa ra, đa số trẻ đều phải làm lại từ 1 đến 2 lần thậm chí có trẻ lựa chọn lại vài lần vẫn sai. Đa phần trẻ đều cần sự hỗ trợ, gợi ý của giáo viên giúp tìm ra những đặc điểm, chi tiết phù hợp của vỏ con trùng trục với hình tượng thân chú chim Én trong ảnh mẫu mà trẻ QS, nhất là những chi tiết lẩn khuất, nhỏ và khó phát hiện như đường vân trên vỏ, sắc độ màu, sự thô ráp của bề mặt.


Khi QS trẻ thực hiện bài tập 1, chúng tôi nhận thấy, một số trẻ khi thực hiện bài tập thường QS rất nhanh, chỉ chú ý tới những đặc điểm nổi bật của đối tượng như độ lớn, hình dáng bên ngoài của vỏ vật liệu và mô hình mà chưa chú ý đến những đặc điểm đặc trưng về cấu trúc với những đường vân bề mặt điển hình của vật liệu vì vậy khi lựa chọn thường bị nhầm lẫn cho kết quả sai. Điển hình như: cháu Nguyễn Văn Nhật V, Hoàng Thuỳ T, Nguyễn Ngọc Phương H, Nguyễn Ngọc Phương C một số KN thành phần của biểu hiện rất kém như KN xác định nhiệm vụ QS, KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS. Những trẻ này thực hiện nhiệm vụ QS rất hời hợt, khi được hỏi về đặc điểm của vỏ con Trùng trục và vỏ con Trai sông, trẻ không mô tả được những chi tiết đặc trưng điển hình để phân biệt 2 loại vật liệu này. Nhiều trẻ nhầm lẫn, đưa ra phương án lựa chọn vật liệu đến lần thứ 5 mới đúng vì đặc điểm vỏ ngoài của 2 con vật này đều màu nâu, đường vân trên bề mặt vỏ gần giống nhau, nếu không QS kĩ sẽ khó phát hiện.

Bài tập 2 ―Tìm đúng những loại VLTN được sử dụng tạo vòng hoa trang trí”, phổ điểm của trẻ đạt được ở bài tập này từ 6 - 13 điểm. Bài tập này có độ khó hơn vì có nhiều VLTN được sử dụng tạo sản phẩm chắp ghép đòi hỏi trẻ phải QS thật kĩ những chi tiết, đặc điểm của vòng hoa để xác định đúng những vật liệu tương đồng. Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng những yếu tố gây nhiễu trong bài tập này giống như bài tập 1, những VLTN khác được chọn có một số đặc điểm gần giống với những VLTN tạo hình vòng hoa để tăng độ khó khi QS cho trẻ. Kết quả sau bài tập đo cho thấy, hầu hết trẻ đều sử dụng phép thử sai một vài lần mới tìm ra kết quả đúng. GV vẫn phải chỉ dẫn và gợi ý thì kết quả thực hiện bài tập đo của trẻ mới chính xác.

4.2.1.2. Biểu hiện KNQS của trẻ trước TN xét theo từng tiêu chí

Bảng 4.3. Biểu hiện KNQS của trẻ trước TN xét theo từng tiêu chí đánh giá


Tiêu chí đánh giá

Số lượng

trẻ

Các mức độ (%)

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt


X

1. KN xác định nhiệm vụ QS

30

15.0

56.7

28.3

0.0

0.0

2.13

2. KN sử dụng phương thức

QS

30

16.7

60.0

23.3

0.0

0.0

2.12

3. KN phát hiện, mô tả kết

quả QS

30

26.7

41.7

21.7

10.0

0.0

2.15

4. KN đánh giá, đối chiếu kết

quả QS

30

41.7

48.3

8.3

1.7

0.0

1.7

Trung bình

30

25.0

51.7

20.4

2.9

0.00

2.02


60

50

40

30

20

10

0

56.7

60

41.7

41.7

48.3

28.3

23.3

26.7

15

16.7

0 0

0 0

21.7

10

0

8.3

1.70

1. KN xác định 2. KN sử dụng 3. KN phát hiện 4. Kĩ năng đánh

nhiệm vụ QS phương thức QS và mô tả kết quả giá, đối chiếuCác kĩ năng

QS kết quả QS

Kém Yếu TB Khá Tốt

Tỷ lệ %

Biểu đồ 4.2. Kĩ năng quan sát của trẻ trước TN xét theo tiêu chí đánh giá

Kết quả bảng 4.3 và biểu đồ 4.2 cho thấy, trước TN mức độ biểu hiện KNQS theo tiêu chí đánh giá chủ yếu tập trung ở các mức Trung bình, Yếu và Kém. Cụ thể như sau:

KN xác định nhiệm vụ QS: Trẻ xác định nhiệm vụ QS với mức độ biểu hiện chưa được cao, tập trung ở mức Trung bình, Yếu và Kém, thể hiện ở kết quả đánh giá lần lượt mức Trung bình: 28,3%, mức Yếu: 56.7%, mức Kém: 15,0%. GV phải thường xuyên phải giải thích, chỉ dẫn và hỗ trợ trẻ xác định đúng nhiệm vụ QS, đa số trẻ không độc lập xác định nhiệm vụ QS hoặc xác định không đúng nhiệm vụ QS thường phụ thuộc vào những chỉ dẫn, hỗ trợ của GV.

KN sử dụng phương thức QS: Kết quả bảng 4.3 cho thấy việc lựa chọn các hành động tri giác của đa số trẻ còn chưa thực sự phù hợp với đối tượng QS. Điều này được thể hiện như sau: Số lượng trẻ biết phối hợp sử dụng các giác quan và có những hành động như cầm đối tượng lên, xoay trở các phía, sờ mó, vuốt, nắn, bóp,… để khảo sát VLTN cần thận, tỉ mỉ (Mức độ Khá và Tốt) không có trẻ nào. Đa số trẻ luôn cần sự chỉ dẫn, hỗ trợ của GV mới biết cách phối hợp các giác quan và có một số hành động khảo sát đối tượng nhưng còn vụng về, lúng túng chỉ tập trung đạt mức đánh giá Trung bình 23,3% và Yếu 60%. Một số trẻ rất thờ ơ, chỉ nhìn lướt qua đối tượng QS, không thực hiện một hành động khảo sát nào mặc dù giáo viên đã chỉ dẫn, nhắc nhở chiếm tỉ lệ 10%.

KN phát hiện và mô tả kết quả QS: Kĩ năng này của hầu hết trẻ còn chưa đạt hiệu quả cao. Tỉ lệ trẻ đạt mức Khá 10%, phần đông trẻ có KN phát hiện và mô tả kết quả QS chủ yếu tập trung ở mức Trung bình, Yếu và Kém, lần lượt với tỉ lệ 21,7%; 41,7%; 26,7%. Đa số trẻ chưa biết phân tích, so sánh, giải thích cho những thông tin, kết luận QS của mình, và mô tả, giải thích rõ ràng bằng ngôn ngữ các dấu hiệu đó. Một tỉ lệ không nhỏ 26,7% không đưa ra được thông tin nào phù hợp với nhiệm vụ QS và cũng không biết cách giải thích mô tả cho những thông tin, kết luận QS của mình khi GV yêu cầu.


KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS: Đây là KN có tỉ lệ trẻ được đánh giá ở mức Yếu, Kém cao nhất so với những kĩ năng còn lại. Số lượng trẻ có mức độ biểu hiện KN này ở mức Yếu và Kém chiếm tới 90% (Yếu 48,3% và Kém 41,7%). Tỉ lệ trẻ có mức độ đánh giá Trung bình và Khá chiếm 10% còn lại. Trong quá trình QS, những hầu hết trẻ chưa có những hành động điều chỉnh cách thức QS cho phù hợp hơn với đối tượng hoặc có sự điều chỉnh nhưng chưa thật phù hợp với đối tượng QS. Khi được yêu cầu nhận xét kết quả QS của mình và của bạn đa phần trẻ chưa nhận xét chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ QS của mình và của bạn, những lời nhận xét đưa ra còn chung chung dựa theo cảm tính và luôn cần giáo viên hay người lớn nhắc nhở, hỗ trợ.

Trong số các KN thành phần thì KN xác định nhiệm vụ quan sát ĐTB đạt 2.1/5 điểm và KN sử dụng cách thức quan sát ĐTB đạt 2.2/5 điểm (Phụ lục 10). Đây là hai KN có điểm số đánh giá cao hơn hai KN còn lại, nhiều trẻ đã hiểu được nhiệm vụ QS và nhanh chóng xác định được những hành động khảo sát phù hợp đối tượng QS, bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ chưa hiểu và xác định được nhiệm vụ QS, còn loay hoay chưa biết bắt đầu thực hiện nhiệm vụ QS như thế nào, GV phải tiến hành giải thích và hướng dẫn tỉ mỉ lại.

KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS là KN có điểm số đánh giá thấp nhất ở cả hai bài tập của trẻ, ĐTB đạt 1.67/5. Đa phần trẻ chưa có thói quen đánh giá, đối chiếu kết quả QS, trẻ chưa biết cách nhận xét kết quả QS của mình và của bạn. Một số trẻ đã nhận biết được mức độ hoàn thành hiện nhiệm vụ QS của mình và của bạn nhưng tỉ lệ này chiếm rất ít. Đa số trẻ khi nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ QS của bạn đều tỏ ra lúng túng thường nhận xét theo cảm tính …

Nhìn vào bảng tổng hợp điểm trung bình các tiêu chí đánh giá KNQS của trẻ qua hai bài tập chúng tôi nhận thấy: Không có trẻ nào đạt mức Tốt; tỉ lệ trẻ đạt ở mức Khá rất ít 2.9%, tỉ lệ trẻ đạt ở mức Trung Bình chiếm 20.4%, đại đa số trẻ đạt ở mức Yếu 51.7% và Kém 25.0%. Như vậy, KNQS của trẻ ở cả 2 bài tập không có sự chênh lệch đáng kể ở các mức độ xét theo các tiêu chí, những kết quả này cho thấy, trước thực nghiệm biểu hiện KNQS của trẻ còn thấp và không đồng đều giữa các KN thành phần.

4.2.1.3. Biểu hiện KNQS của trẻ trai và trẻ gái trước TN

Bảng 4.4. Biểu hiện KNQS của trẻ trai và trẻ gái trước TN

Giới tính

Số lượng

trẻ

Tiêu chí đánh giá

TC1

TC2

TC3

TC4

Trẻ trai

14

2.14

2.13

2.16

1.71

Trẻ gái

16

2.12

2.11

2.14

1.72


2.5

2.142.12

2.132.11

2.162.14

2 1.711.72

1.5

Trẻ trai

1

Trẻ gái

0.5


0

TC1 TC2 TC3 TC4

Các tiêu chí

Điểm TB

Biểu đồ 4.3. Biểu hiện KNQS của nhóm trẻ trai và trẻ gái trước TN

Kết quả khảo sát bảng 4.4 và biểu đồ 4.3 cho thấy, mức độ biểu hiện KNQS trong tổ chức HĐCG sử dụng VLTN của trẻ trai và trẻ gái có sự chệch lệch khác nhau không nhiều, trong đó trẻ trai biểu hiện KNQS tốt hơn trẻ gái (ĐTB tổng các tiêu chí là 8,14 so với 8,09). Cụ thể: 3 tiêu chí đầu tương ứng với 3 nhóm KN thành phần xác định nhiệm vụ QS; KN sử dụng phương thức QS; KN phát hiện và mô tả kết quả QS của trẻ trai cao hơn trẻ gái với mức chênh lệch ở mỗi tiêu chí là 0,02. Tiêu chí cuối cùng tương ứng KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS trẻ gái cao hơn trẻ trai 0,01. Tuy nhiên sự chênh lệch và khác biệt này không có ý nghĩa thống kê bởi kết quả kiểm định Independent Samples Test cho thấy p>0,05 (sig =0,875).

4.2.1.4. Sự tương quan giữa các kĩ năng thành phần của KNQS

Bảng 4.5. Hệ số tương quan giữa các KN thành phần của KNQS


pp

F-TC1

F-TC2

F-TC3

F-TC4


F- TC1

Hệ số tương quan

1

0.447

0.149

0.258

Mức ý nghĩa của kiểm định hệ số

tương quan


0.002

0.003

0.004

Số quan sát

30

30

30

30


F- TC2

Hệ số tương quan

0.447

1

0.434

0.436

Mức ý nghĩa của kiểm định hệ số

tương quan

0.002


0.004

0.006

Số quan sát

30

30

30

30


F- TC3

Hệ số tương quan

0.149

0.434

1

0.154

Mức ý nghĩa của kiểm định hệ số

tương quan

0.013

0.001


0.004

Số quan sát

30

30

30

30


F- TC4

Hệ số tương quan

0.258

0.436

0.154

1

Mức ý nghĩa của kiểm định hệ số

tương quan

0.004

0.006

0.004


Số quan sát

30

30

30

30


Mức ý nghĩa của kiểm định hệ số tương quan: 0.002<0.050

Chúng tôi tính hệ số tương quan giữa các KN thành phần của KNQS và rút ra kết luận sau:

- Tiêu chí 1 so với các tiêu chí 2,3,4 hệ số tương quan tăng dần 0.447; 0.149; 0.258;

- Tiêu chí 2 so với các tiêu chí 1,3,4 hệ số tương quan tăng dần 0.447; 0.434; 0.436;

- Tiêu chí 3 so với các tiêu chí 1,2,4 hệ số tương quan tăng dần 0.149; 0.434; 0.154;

- Tiêu chí 4 so với các tiêu chí 1,2,3 hệ số tương quan tăng dần 0.258; 0.436; 0.154.

Qua các hệ số tương quan trên ta thấy được sự liên hệ mật thiết giữa các KN thành phần của KNQS. Các KN thành phần đều có mối tương quan với nhau và hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển.

- Hệ số tương quan giữa KN xác định nhiệm vụ QS với hành động tri giác đối tượng (= 0.447) có giá trị dương cho thấy mối quan hệ đồng biến, mức ý nghĩa của kiểm định hệ số tương quan là 0.002<0.050 nên giữa hai KN này có mối tương quan với nhau, từ đó có thể kết luận, KN xác định nhiệm vụ QS tốt sẽ sử dụng phương thức QS đối tượng tốt.

- Hệ số tương quan giữa KN xác định nhiệm vụ QS với KN phát hiện và mô tả kết quả QS (= 0.149) có giá trị dương cho thấy mối quan hệ đồng biến, mức ý nghĩa của kiểm định hệ số tương quan là 0.003<0.050 nên giữa hai KN này có mối tương quan với nhau, từ đó có thể kết luận KN xác định nhiệm vụ QS tốt thì phát hiện và mô tả kết quả QS sẽ tốt.

- Hệ số tương quan giữa KN xác định nhiệm vụ QS với KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS (=0.258) có giá trị dương cho thấy mối quan hệ đồng biến, mức ý nghĩa của kiểm định hệ số tương quan là 0.004<0.050 nên giữa hai KN này có mối tương quan với nhau, từ đó có thể kết luận KN xác định nhiệm vụ QS tốt thì KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS của trẻ tốt.

- Hệ số tương quan giữa KN sử dụng phương thức QS với KN phát hiện và mô tả kết quả QS (= 0.434) có giá trị dương cho thấy mối quan hệ đồng biến, mức ý nghĩa của kiểm định hệ số tương quan là 0.006<0.050 suy ra giữa hai KN này có mối tương quan với nhau, nên có thể kết luận nếu xác định được cách thức QS đối tượng tốt sẽ hỗ trợ tốt hơn cho KN phát hiện và mô tả kết quả QS.

- Hệ số tương quan giữa KN sử dụng phương thức QS với KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS (= 0.436) có giá trị dương cho thấy mối quan hệ đồng biến, mức ý nghĩa của kiểm định hệ số tương quan là 0.004<0.050 suy ra giữa hai KN này có mối tương quan với nhau, nên có thể kết luận nếu xác định được phương thức QS đối tượng tốt sẽ hỗ trợ KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS tốt hơn.

- Hệ số tương quan giữa KN phát hiện và mô tả kết quả QS với KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS (= 0.154) có giá trị dương cho thấy mối quan hệ đồng biến, mức ý nghĩa của kiểm định hệ số tương quan là 0.004<0.050 suy ra giữa hai KN này có mối tương quan với nhau, nên có thể kết luận nếu KN phát hiện và mô tả kết quả QS tốt thì KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS tốt hơn.

Như vậy, kết quả đo đầu vào cho thấy, những trẻ xác định nhiệm vụ QS tốt sẽ nhanh chóng đưa ra được những phương thức QS đối tượng, phát hiện và mô tả kết quả

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí