- Ví dụ 2: Khi làm mẫu mô hình Chú Nghé từ lá mít, GV tạo tình huống: “Làm cách nào để Chú Nghé của chúng mình có hai chiếc sừng cong cân đối?”, “Ai có thể chỉ dẫn những bước tiếp theo giúp cô?”. Tình huống này sẽ kích thích trẻ QS tỉ mỉ lại đặc điểm của lá mít và liên hệ với mô hình con Nghé làm từ lá mít, huy động vốn tri thức, hiểu biết về kĩ thuật tạo hình mà trẻ đã có kết hợp những suy luận lôgic để đưa ra phương án giải quyết. (Xác định 2 đường gân cân đối gần cuống lá mít, dùng kĩ thuật xé bấm theo đường gân lá tạo 2 chiếc sừng Nghé).
- Ví dụ 3: Trẻ dự kiến sẽ chắp ghép mô hình ―Con chuồn chuồn‖ từ lá, cành và hạt nhãn khô. Tình huống là trẻ rất khó gắn đính những chiếc cánh của con chuồn chuồn (lá nhãn) vào phần thân (cành nhãn khô) vì những cành nhãn cong vênh, chất liệu không phù hợp. Để giải quyết tình huống này đòi hỏi trẻ phải QS rất cẩn thận hình ảnh con chuồn chuồn trong thực tế và mô hình con chuồn chuồn từ VLTN mẫu để tự tìm VLTN thay thế, vị trí để gắn. (VLTN thay thế có thể là đất sét hay những chiếc cành nhãn khô có cấu trúc phù hợp hơn).
Giáo viên gợi ý phương án lựa chọn VLTN khác thay thế cho VLTN trẻ đang sử dụng để tạo hình, yêu cầu trẻ QS và giải thích lí do vì sao trẻ lại lựa chọn VLTN đó để tạo hình sản phẩm chắp ghép. Khi trẻ giải quyết tình huống, GV quan sát nếu thấy trẻ có khó khăn không thể tự đưa ra phương án giải quyết, có thể thông qua những câu hỏi gợi mở mà hướng dẫn trẻ QS theo các cách thức khác nhau, suy ngẫm và lựa chọn phương án sử dụng VLTN thích hợp nhất cho nhiệm vụ chắp ghép.
- Ví dụ 4: Khi trẻ tạo hình ―Những chiếc vòng‖ từ lá sắn tàu (cây củ mì), GV có thể bày thêm một vài loại lá khác như lá găng, lá ổi, lá sắn dây,…cùng lá sắn yêu cầu trẻ lựa chọn một loại lá khác để tạo những chiếc Vòng giống mẫu. Tình huống này đòi hỏi trẻ phải kiên trì, khảo sát tỉ mỉ đặc điểm của lá Sắn tàu và so sánh với tính chất của các các loại lá cây khác, tìm ra được nét độc đáo trong cấu trúc và tính năng tạo hình của lá Sắn tàu (Cuống dài, thẳng, màu đỏ và lớp vỏ cuống dai có thể tước thành sợi, gấp được thành các hạt chuỗi, phù hợp hình dáng những chuỗi vòng) để đáp ứng nhiệm vụ tạo hình.
*/ Bước 3: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả giải quyết vấn đề sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm phát triển KNQS
- Cho trẻ tự cùng nhau chia sẻ, sắp xếp không gian trưng bày và lựa chọn ra những sản phẩm chắp ghép từ VLTN đẹp mắt, hấp dẫn có bóng dáng thiên nhiên. Giao nhiệm vụ cho trẻ tự bàn bạc, lựa chọn cách trưng bày sản phẩm chắp ghép theo các tiêu chí khác nhau: Theo loại VLTN được sử dụng (lá, cánh hoa, hạt, vỏ,…); theo cách sử dụng và kỹ thuật xử lý VLTN (tận dụng nguyên mẫu vật thể với hình thái tự nhiên hay xử lý theo yêu cầu tạo dáng mô hình chắp ghép); theo mức độ phối hợp các loại VLTN và tính phù hợp (sử dụng một loại vật liệu hay kết hợp một vài chất liệu). Những tình huống học tập như vậy đặt ra yêu cầu cho trẻ không chỉ phải QS tích cực mà còn phải so sánh, phân loại, tìm ra những nét giống, khác nhau và những đặc điểm độc đáo.
- Tăng cường cho trẻ tự nghĩ ra những phương án sử dụng sản phẩm tạo hình từ VLTN trong học tập, vui chơi, sinh hoạt để cảm nhận, xác định hiệu quả QS và sử
dụng VLTN. Tình huống này đòi hỏi trẻ không chỉ QS kỹ sản phẩm nghệ thuật, thể hiện cảm xúc của mình với những sản phẩm chắp ghép bằng VLTN mà còn phải suy nghĩ về ý nghĩa của VLTN và vai trò của nó. Đây cũng là những cơ hội để trẻ ngắm nghía, tăng cường cảm thụ thẩm mỹ, thưởng thức kết quả QS và sự nỗ lực của mình, của bạn trong việc đưa thiên nhiên vào lớp học.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Kĩ Năng Quan Sát Của Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi Trong Hoạt Động Chắp Ghép Sử Dụng Vật Liệu Thiên Nhiên
- Nguyên Tắc Xây Dựng Các Biện Pháp Sử Dụng Vật Liệu Thiên Nhiên Trong Tổ Chức Hoạt Động Chắp Ghép Nhằm Phát Triển Kĩ Năng Quan Sát Cho Trẻ Mẫu Giáo 5
- ?chú Chuồn Chuồn” – Sản Phẩmchắp Ghép Từ Lá, Cành, Hạt Quả Vải Khô
- Biện Pháp 4: Tạo Nhiều Cơ Hội Trải Nghiệm Cho Trẻ Rèn Luyện Các Phương Thức Quan Sát Khác Nhau
- Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Sử Dụng Vltn Trong Tổ Chức Hđcg Nhằm Phát Triển Knqs Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi
- Tiêu Chí, Công Cụ Đánh Giá Kết Quả Thực Nghiệm
Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.
Hình 3.4: Mô hình những chú Cào cào tết từ lá dừa
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
- GV cần có hiểu biết phong phú về thiên nhiên và VLTN, về những cách thức sử dụng đồ dùng trực quan, vật liệu tạo hình trong HĐCG, có kinh nghiệm xây dựng tình huống có vấn đề trong giáo dục để có thể thiết kế, lồng ghép các tình huống phù hợp trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN.
- Các hoạt động với VLTN được tổ chức phải gần gũi, phù hợp với điều kiện của trường/lớp, phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức và vận động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Trẻ tham gia các hoạt động phải được chuẩn bị về kiến thức, về nội dung tạo hình của HĐCG để dễ dàng xác định nhiệm vụ tạo hình, nắm được các kỹ thuật tạo hình cơ bản phù hợp và phương thức biểu cảm bằng phương tiện tạo hình để có thể hào hứng trong QS, rèn luyện các KNQS, tìm hiểu VLTN và học cách giải quyết tình huống trong quá trình tạo hình.
- Các tình huống có vấn đề trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN phải chứa đựng mâu thuẫn đòi hỏi trẻ phải tích cực vận dụng KNQS và vốn kinh nghiệm đã có để giải quyết những mẫu thuẫn đó.
3.2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ thực hiện tiến trình quan sát VLTN, phát triển KNQS qua các hình thức HĐCG
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
- Tạo nhiều cơ hội để trẻ huy động các phương thức tìm kiếm, tiếp nhận thông tin bằng QS trực quan, bằng lời nói, bằng thao tác cơ thể trong quá trình thực hành trải nghiệm QS các loại VLTN và sáng tạo sản phẩm chắp ghép.
- Giúp trẻ dễ dàng trẻ nắm bắt và ghi nhớ tiến trình QS để tìm hiểu VLTN.
- Rèn luyện sự nhanh nhạy, linh hoạt của các giác quan, phát triển các hành động nhận thức quan trọng trong QS như tri giác, tư duy và ngôn ngữ.
- Nâng cao hứng thú, cảm xúc thẩm mỹ, tính tích cực vận động của trẻ trong quá trình QS và sử dụng VLTN cho HĐCG.
3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành
*/ Xác định các bước của tiến trình quan sát VLTN cần cho trẻ học hỏi và rèn luyện.
Trước hết GV cần xác định các bước của tiến trình QS cần cho trẻ học hỏi và rèn luyện. Cụ thể bao gồm các bước:
- Tiếp nhận đề tài tạo hình và xác định nhiệm vụ QS, tìm hiểu vật liệu tạo hình;
- Lựa chọn và phối hợp sử dụng các phương thức QS để khảo sát đối tượng miêu tả và vật liệu tạo hình;
- Phát hiện các đặc điểm của đối tượng QS và mô tả những thông tin thu được từ quá trình QS;
- Đối chiếu sản phẩm tạo hình với VLTN để đánh giá hiệu quả QS;
- Lựa chọn cách phối hợp một cách hợp lý các hình thức HĐCG để từng bước nâng dần các mức độ phát triển của KNQS: Việc hướng dẫn trẻ huy động các phương thức tìm kiếm, tiếp nhận thông tin, nắm vững tiến trình quan sát VLTN được tiến hành trong sự phối hợp các hình thức tổ chức HĐCG, ban đầu là yêu cầu QS mẫu và bắt chước, tiếp đó là tự QS vật liệu và đối chiếu với đối tượng miêu tả để thực hiện nhiệm vụ chắp ghép theo đề tài, theo kinh nghiệm và sáng tạo. Các hình thức HĐCG theo mẫu rồi theo các đề tài kích thích sáng tạo sẽ giúp trẻ biết vận dụng cách thức QS để thực hiện những nhiệm vụ QS từ dễ đến khó, đáp ứng yêu cầu của các bài tập chắp ghép.
Dưới đây là nội dung và cách hướng dẫn trẻ thực hiện các bước trong tiến trình hình thành các KNQS:
*/ Hướng dẫn trẻ tiếp nhận đề tài, tìm hiểu nội dung miêu tả và xác định nhiệm vụ QS
Tiếp nhận đề tài HĐCG để tìm hiểu nội dung miêu tả và xác định nhiệm vụ QS vật liệu tạo hình cần sử dụng là những KN đầu tiên trong tiến trình rèn luyện các KNQS. Trong quá trình tổ chức các hình thức HĐCG sử dụng VLTN có rất nhiều nhiệm vụ QS được đặt ra. Căn cứ vào đối tượng miêu tả, nội dung tạo hình và hình thức của vật liệu tạo hình mà cụ thể ở đây là các loại VLTN, GV sẽ hướng dẫn trẻ cách xác định nhiệm vụ QS.
- Để trẻ có thể tự mình xác định nhiệm vụ QS, cần tập cho trẻ tiếp nhận thường xuyên những nhiệm vụ QS từ GV, các nhiệm vụ này trong mỗi cuộc QS sẽ phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó:
+ Xác định nhiệm vụ cho mỗi lần QS chỉ nhận ra từng dấu hiệu đơn lẻ như: Màu sắc và hòa sắc; Hình dạng chung và hình dáng các chi tiết; Cấu trúc và mối quan hệ của các bộ phận chi tiết; Kết cấu bề mặt cảm quan hay hoa văn;…
+ Xác định nhiệm vụ cho mỗi lần QS phải nhận diện, ghi nhớ cùng lúc một nhóm dấu hiệu đặc trưng về hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỷ lệ,…và tính hợp lý, hài hòa trong mối quan hệ của các dấu hiệu, đặc điểm.
+ Xác định nhiệm vụ cho mỗi lần QS phát hiện những đặc điểm độc đáo khó nhận diện ngay và quan hệ của các nét đặc trưng của đối tượng với tên gọi, ý nghĩa,…
- Để giúp trẻ tiếp nhận nhiệm vụ QS một cách dễ dàng, chính xác, GV có thể sử dụng các biện pháp dùng lời nói diễn cảm, dễ hiểu, ngắn gọn khi giao nhiệm vụ QS và giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu. Chẳng hạn GV có thể dẫn dắt trẻ như sau:
+ Trong bài tập QS lá mít để tạo hình con Nghé ọ theo mẫu, GV giao nhiệm vụ QS cho trẻ: “Các con hãy QS thật kĩ xem lá mít có những đặc điểm gì về hình dáng để tạo dáng những bộ phận, chi tiết trong đồ chơi Chú Nghé ọ nhé”.
+ Hay để giao nhiệm vụ QS tàu lá Chuối làm các con vật hoặc đồ vật theo đề tài tự chọn (theo ý thích của trẻ), GV gợi ý: “Các con hãy QS ngắm kỹ xem tàu lá chuối có những đặc điểm gì về hình dạng, màu sắc, vị trí sắp xếp các bộ phận,…những đặc điểm này gợi cho các con về những sản phẩm chắp ghép nào mình có thể làm?”.
+ Trong bài tập QS những loại quả và hạt khô (quả óc chó, quả bằng lăng, hạt lạc, hạt mít,…) GV gợi ý về đối tượng miêu tả để trẻ tự xác định mục tiêu và nhiệm vụ QS: “Các con hãy QS và lựa chọn xem những quả và hạt kia có những nét phù hợp với những bộ phân nào của các con vật nhỏ?‖, “Các VLTN này có đặc điểm nào phù hợp tạo hình những bộ phận, chi tiết của chú Rùa (hay con vật nào đó) ?”; “Hãy lựa chọn những quả và hạt phù hợp để tạo hình chú Rùa và giải thích lí do vì sao con lại lựa chọn như vậy ?”; “Chúng mình cùng tưởng tượng xem, khi úp nửa quả óc chó xuống con thấy giống bộ phận nào của chú rùa, hoặc của con vật nào đó?”.
+ Trong bài tập QS những viên sỏi có thể được sử dụng để chắp ghép tự do những mô hình mà trẻ thích, GV gợi ý nhiệm vụ QS cho trẻ: ―Các con hãy QS và tìm ra những nét đặc biệt, rất đẹp và lạ mắt của những viên sỏi, hãy suy nghĩ xem những đặc điểm đó giống với những hình con gì, hay cái gì mà các con đã nhìn thấy?”.
- Để hình thành tính tự tin, độc lập trong việc xác định nhiệm vụ QS, khi trẻ đã có KN tiếp nhận đề tài và xác định nhiệm vụ QS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, GV có thể trò chuyện với trẻ về đối tượng QS, đưa ra những câu hỏi gợi mở, dần định hướng cho trẻ tự mình (xác định) tìm kiếm các mục tiêu, nhiệm vụ QS phù hợp với nội dung miêu tả và từng đối tượng QS đơn giản sau đó tự rút kinh nghiệm cho bản thân và vận dụng kinh nghiệm đó để xác định và thực hiện những nhiệm vụ QS khác khi GV mở rộng các đối tượng QS là VLTN mới. Có thể cho trẻ suy nghĩ, dự đoán mục đích QS và mục đích tạo hình để hiểu rõ hơn ý nghĩa mối quan hệ giữa quá trình QS với quá trình miêu tả.
Chẳng hạn, khi trẻ QS giáo viên làm mẫu kĩ thuật bện chiếc đồng hồ từ lá dừa, GV trò chuyện với trẻ: “Khi cô làm mẫu cách bện chiếc đồng hồ từ lá dừa, chúng mình phải QS những gì?”, “Sau khi cô chọn được mảnh lá dừa phù hợp, cô sẽ làm gì? Sau đó cô lại làm gì?... ” .
- Để củng cố KN xác định nhiệm vụ QS, trong quá trình trẻ thực hành, trải nghiệm, GV nên thường xuyên cho trẻ trao đổi nhóm, mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm QS, trình bày cho các bạn về các thao thác, hành động cần thực hiện với đối tượng QS hay cùng nhau nhận xét, đánh giá kết quả QS.
Chẳng hạn, GV gợi ý bằng câu hỏi: “Làm thể nào mà chúng mình biết chọn vỏ qquar ốc chó để làm chiếc mai rùa?”, “Các con phải quan sát và sử dụng những đặc điểm nào của quả óc chó để làm con rùa?”, “Con hãy chia sẻ cách tìm ra những gì mình cần QS ở các loại VLTN này để tạo hình chú rùa”,…
*/ Hướng dẫn trẻ lựa chọn và phối hợp sử dụng các phương thức QS để khảo sát VLTN và các đối tượng miêu tả.
- Tăng cường cho trẻ rèn luyện cách phối hợp các giác quan trong quá trình QS: Sau khi trẻ đã xác định được nhiệm vụ quan sát VLTN để sáng tạo sản phẩm chắp ghép, GV định hướng cho trẻ cách lựa chọn và sử dụng các phương thức QS phù hợp với từng đối tượng miêu tả trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. Trẻ có thể tiến hành QS với các phương thức QS khác nhau để rèn luyện trong tìm kiếm VLTN cho HĐCG như sau:
+ QS chủ yếu bằng xúc giác vận động;
+ QS chủ yếu bằng thị giác;
+ QS bằng việc phối hợp các giác quan;
+ QS bằng việc phối hợp các giác quan với sự trợ giúp của các công cụ, phương tiện.
- Linh hoạt khai thác đặc điểm về tình cảm, nhận thức và vận động của cá nhân trẻ để giúp trẻ rèn luyện KNQS một cách hiệu quả. Tùy theo đặc điểm phong cách học tập (learning style) của trẻ mà GV cung cấp VLTN và khuyến khích trẻ phát huy thế mạnh trong khả năng tiếp nhận thông tin để tổ chức quá trình QS. Trẻ có thể khảo sát VLTN và tiếp nhận thông tin về đối tượng QS với các thế mạnh sau:
+ Mạnh về trực quan – hình ảnh: Tri giác thị giác của trẻ nhóm này phát triển nổi trội. Số trẻ này thích được nhìn ngắm nhiều sự vật, ảnh chụp, tranh mô tả thiên nhiên và VLTN cũng như các tác phẩm nghệ thuật từ VLTN, thích so sánh hình tượng và thường nhanh chóng thu thập nhiều thông tin hình ảnh, hình thành các xúc cảm thẩm mỹ về sự đa dạng phong phú của VLTN.
+ Mạnh về nghe – nói: Tri giác thính giác là phương thức tiếp nhận thông tin nổi trội của trẻ nhóm này. Trẻ thường thích nghe kể, mô tả bằng lời, hướng dẫn thao tác kèm giải thích. Những trẻ này thường nắm bắt đặc điểm VLTN trong HĐCG khi nêu tên gọi, ý nghĩa của các đặc điểm.
+ Mạnh về vận động: Trẻ nhóm này thường trội về tri giác xúc giác-vận động, thích học hỏi, khám phá bằng tay, bằng hành động với các vật thể cùng sự biến đổi của chúng. Nếu được hoạt động trong không gian thuận lợi cho các vận động trải nghiệm và các tương tác vật lý thì các KNQS của nhóm trẻ này sẽ đạt hiệu quả cao.
Trên thực tế mọi trẻ đều thực hiện các KNQS theo ba phương thức trên, tuy vậy, nếu GV nắm bắt được thế mạnh của từng trẻ để cung cấp các phương tiện, lựa chọn đối tượng QS và các biện pháp hỗ trợ phù hợp thì quá trình rèn luyện KNQS của trẻ sẽ đạt hiệu quả cao.
- Dạy trẻ phối hợp linh hoạt các cách thức thực hiện quy trình khảo sát đối tượng QS: Một quá trình QS đối tượng đơn lẻ hay một nhóm đối tượng là VLTN hay đối tượng miêu tả hoặc sản phẩm hoàn thiện của HĐCG nên được dẫn dắt theo một trình tự với sự luận phiên của hai phương thức QS là Quan sát bao quát và Quan sát tập trung với ba bước sau:
+ Mở đầu với QS bao quát để giúp trẻ làm quen với diện mạo chung của đối tượng, hình thành những xúc cảm, những ấn tượng mới mẻ, ghi nhận hình ảnh sơ bộ của đối tượng và nắm được tên gọi.
+ Tiếp đó là tiến hành các thao tác QS tập trung để khảo sát từng thành phần của tổng thể đối tượng, xác định các đặc điểm cơ bản trước, sau đó tìm kiếm các nét đặc trưng độc đáo của đối tượng. Các mối quan hệ của các đặc điểm, thuộc tính của đối tượng được phát hiện sẽ dẫn trẻ tới sự suy nghĩ, hiểu biết về ý nghĩa và hình thành biểu tượng khá đầy đủ để xây dựng các khái niệm về đối tượng cụ thể. Sự hướng dẫn của GV giúp trẻ liên hệ giữa hình ảnh và đặc điểm riêng của VLTN với hình ảnh đối tượng miêu tả sẽ tạo cơ hội thúc đẩy trẻ tích cực rèn luyện các phương thức QS.
+ Cuối quá trình tìm hiểu VLTN nên trở lại với phương thức QS bao quát để giúp trẻ ngắm nhìn, ghi nhận và nhớ được hình ảnh toàn vẹn của đối tượng QS, trải nghiệm lại các xúc cảm thẩm mỹ, củng cố các biểu tượng, ấn tượng và những suy nghĩ về vẻ đẹp của diện mạo chung, tính thẩm mỹ, tính công năng của các loại VLTN, cách sử dụng chúng trong sáng tạo sản phẩm chắp ghép.
- Hướng dẫn trẻ lựa chọn cách sử dụng VLTN trong HĐCG để rèn luyện các KNQS: Để từng bước hình thành và phát triển các kỹ thuật QS cho trẻ rất cần lựa chọn và phối hợp VLTN cho bài tập chắp ghép theo các mức độ, với các điều kiện khó dần. Cụ thể, có các cách thức sử dụng như sau:
+ Quan sát một loại VLTN để sử dụng thể hiện một đối tượng miêu tả (một sản phẩm chắp ghép nhất định).
+ Quan sát một loại VLTN để sử dụng thể hiện nhiều loại đối tượng miêu tả (tạo nên nhiều sản sản phẩm chắp ghép khác nhau).
+ Quan sát nhiều loại VLTN đa dạng để sử dụng tạo nên một loại đối tượng miêu tả (sáng tạo sản phẩm chắp ghép cùng loại bằng nhiều chất liệu).
+ Quan sát nhiều loại VLTN đa dạng để sử dụng thể hiện nhiều đối tượng miêu tả khác nhau (sáng tạo các sản phẩm chắp ghép khác nhau phối hợp nhiều chất liệu).
Trong quá trình hướng dẫn trẻ thực hành và trải nghiệm các KNQS, GV bao quát, theo dõi từng trẻ để kịp thời hỗ trợ cho việc lựa chọn và sử dụng những phương thức QS trong từng tình huống cụ thể, động viên trẻ sử dụng các loại VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép khác nhau. Có thể làm mẫu cho trẻ bằng chỉ dẫn trực quan hoặc gợi nhớ bằng lời nói hoặc đưa trẻ vào các tình huống có vấn đề để trẻ tích cực tìm hướng giải quyết. Chẳng hạn:
Khi QS chiếc lá mít được sử dụng cho trẻ tạo hình con Nghé ọ theo mẫu, GV hướng dẫn trẻ sử dụng xúc giác vận động kết hợp thị giác để khám phá, tìm hiểu những đặc điểm, chi tiết trên lá mít phù hợp tạo các bộ phận của mô hình con Nghé ọ;
Khi QS vỏ quả óc chó sử dụng làm chiếc mai rùa, GV làm mẫu cách phối hợp các phương thức QS bằng các giác quan để khám phá vỏ quả óc chó. GV cầm lần lượt quả óc chó và mô hình chú Rùa lên tay, xoay trở về các phía để nhìn ngắm, lấy ngón tay để sờ mó, nắn bóp…. bề mặt bên ngoài vỏ quả óc chó và mô hình con Rùa, đặt 2 đối tượng QS cạnh nhau, để so sánh tìm ra mối liên hệ, quan hệ, sự tương đồng phù hợp giữa vỏ quả óc chó với hình tượng chiếc mai Rùa.
Giáo viên thường xuyên đặt các câu hỏi định hướng quá trình lựa chọn các phương thức QS cho trẻ.
Chẳng hạn: “Để xác định vỏ quả óc chó có phù hợp làm chiếc mai Rùa không các con phải làm gì?”. Nếu trẻ gặp khó khăn GV có thể gợi ý thêm: “Làm thế nào con có thể phát hiện những đặc điểm như: cong tròn, có những đường vân sần sùi, uốn lượn trên bề mặt vỏ quả óc chó”, “Còn cách nào khác để nhận biết những đặc điểm bề mặt vỏ quả óc chó?”. GV luôn động viên trẻ mô tả lại tóm tắt phương thức QS mà trẻ đã sử dụng.
GV khuyến khích trẻ nói lên cảm nhận của mình, giải thích, chia sẻ, trao đổi cách sử dụng các phương thức QS với bạn bè từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân và vận dụng kinh nghiệm sử dụng các phương thức QS khi khám phá VLTN và đối tượng miêu tả trong HĐCG tốt hơn.
- Tích cực sử dụng các trò chơi để kích thích tính tích cực nhận thức cho trẻ: Trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, GV có thể sử dụng các trò chơi học tập, trò chơi vận động và đôi khi cả trò chơi đóng vai, trò chơi sáng tạo nhằm rèn luyện sự linh hoạt và nhạy bén của các giác quan, kích thích xúc cảm, hứng thú nhận thức và tăng hiệu quả hoạt động QS của trẻ. Trong quá trình chơi tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ có thể sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ như kính lúp, máy ảnh, cân, thước đo,…và cùng nhau thực hiện các thao tác vận động phong phú để tìm các thông tin về đặc điểm bên ngoài cũng như bản chất của VLTN.
Chẳng hạn, GV có thể sử dụng các trò chơi cho trẻ thực hành rèn luyện các giác quan như: Các trò chơi: Ai tinh ai nhanh, Chiếc túi kì diệu, Chiếc hộp thần kì, Lô tô động - thực vật, Tìm thẻ màu tương ứng với màu sắc của VLTN, Tìm lá cho hoa, Chơi bán hàng,… Khi tham gia vào những trò chơi này, trẻ phải huy động sự phối hợp của các giác quan như: xúc giác vận động, thị giác, thính giác, khứu giác… và rèn luyện để khả năng tri giác dần trở nên nhanh nhạy và linh hoạt trong quá trình QS.
*/ Hướng dẫn trẻ mô tả kết quả QS, điều chỉnh phương thức quan sát VLTN trong quá trình HĐCG
- Giáo viên luôn gợi ý, định hướng giúp trẻ vận dụng các thao tác tư duy, trí tuệ kết hợp vốn hiểu biết và kinh nghiệm đã có để so sánh, phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa, đưa ra những lời kể, nhận xét, phán đoán từ những thông tin mà trẻ tiếp nhận. Đồng thời, GV cũng định hướng cho trẻ sử dụng ngôn ngữ lời nói (verbal language) để mô tả khái quát những thông tin phát hiện được trong quá trình QS như những dấu hiệu chung và các dấu hiệu đặc biệt để phân biệt các đối tượng QS, những đặc điểm mang tính thẩm mĩ đã tạo vẻ đẹp riêng của đối tượng, sự tương đồng về đặc điểm trong các nhóm VLTN, tính phù hợp và các mối quan hệ, liên hệ giữa VLTN với các đối tượng miêu tả, các hình tượng sáng tạo trong HĐCG.
Chẳng hạn, cho trẻ đoán: “Các con thấy vỏ quả óc chó có những đặc điểm nào phù hợp với chiếc mai Rùa?”, “Con hãy mô tả lại những đặc điểm đó và giải thích rõ vì sao con lại chọn vỏ quả óc chó để tạo hình mai Rùa?”. [Xem hình 3.7]
- Giáo viên nên thường xuyên cho trẻ mạnh dạn được chia sẻ lần lượt những phán đoán, kết luận QS trong quá trình sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép với cô giáo và các bạn. Nếu trẻ gặp khó khăn khi mô tả những phát hiện và kết quả
QS, GV có thể sử dụng những câu hỏi gợi mở hay cung cấp thêm vốn từ mô tả VLTN hay đối tượng miêu tả trong HĐCG cho trẻ.
- Tập cho trẻ mô tả, trình bày những phát hiện từ quá trình QS bằng sự kết hợp nhiều phương thức: Dùng lời nói, âm thanh (Kể, diễn tả, giải thích, thể hiện qua câu thơ, câu đố, khúc hát, tiếng kêu,…); Hành động trực quan (Dùng cử chỉ, điệu bộ, vận động của nét mặt và tay chân, cơ thể, các thao tác chỉ dẫn,…); Sản phẩm tạo hình và các thao tác tạo hình (các sản phẩm chắp ghép từ VLTN thể hiện các đặc điểm: hình dáng, cấu trúc, màu sắc, kích thước, kết cấu bề mặt,…của VLTN và các kỹ thuật tạo hình liên quan đến tính chất của vật liệu).
Hình 3.7: Quả óc chó và mô hình những chú Rùa làm từ quả óc chó
- Giáo viên nên tập cho trẻ thói quen thường xuyên thực hiện các thao tác QS lặp lại dựa trên căn cứ mục đích QS đã được GV định hướng và những hướng dẫn cách thức thực hiện các phương thức QS đã được rèn luyện mà đối chiếu kết quả hoạt động QS của mình với yêu cầu tạo hình để kịp thời điều chỉnh hoạt động QS tốt hơn.
Chẳng hạn, với đề tài Chắp ghép ―Con Chuồn chuồn‖ từ VLTN, GV có thể đặt câu hỏi: “Con đã biết là mình cần phải QS những gì chưa?”, “Theo con những cách con QS đã đúng chưa? có giúp con làm được con chuồn chuồn đẹp hay không?” “Con đã khảo sát lá nhãn và hạt nhãn như thế nào?”, “Khi lựa chọn những giác quan đó khảo sát con thấy có phù hợp không?” hoặc “Theo các con bạn đã xác định đúng nhiệm vụ QS cho đề tài tạo hình của lớp mình chưa?”, “Con QS bạn sử dụng các giác quan đó khảo sát lá nhãn và hạt nhãn như thế nào?”, “Đã phù hợp chưa?”, “Các con đã QS được những chiếc lá này bằng giác quan nào?”, “Chúng mình tìm ra đặc điểm của những vật này bằng mắt hay bằng tay dễ dàng hơn?”...
Giáo viên nên động viên trẻ giải thích về thành công hay thiếu sót trong kết quả QS, phát hiện các lí do và đưa ra cách thức điều chỉnh hoạt động QS của mình, sau đó QS bổ sung để nhận biết kết quả sự điều chỉnh. Có thể tổ chức hoạt động nhóm để trẻ cùng nhau QS, bàn bạc và chia sẻ về các cách điều chỉnh kỹ thuật QS.
- Tăng cường các hoạt động ứng dụng sản phẩm chắp ghép vào hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt để trẻ luôn được tiếp xúc với kết quả QS và sử dụng VLTN, được QS bổ sung để phát hiện và vui vẻ thay đổi cách QS, cách vận dụng kinh nghiệm QS trong hoạt động miêu tả.