Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Sử Dụng Vltn Trong Tổ Chức Hđcg Nhằm Phát Triển Knqs Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi


thức tổ chức HĐCG, những loại VLTN có thể sử dụng, đây là những căn cứ để trẻ có thể đánh giá bản thân.

- Khi tổ chức cho trẻ tập tự xem xét, đánh giá kết quả quan sát VLTN và hiệu quả sử dụng trong sáng tạo các sản phẩm chắp ghép của mình, trước tiên GV cần động viên trẻ nói về những cảm nhận, mô tả, chia sẻ lại kết quả hoạt động QS trẻ đã thực hiện trong quá trình tổ chức HĐCG, sau đó giúp trẻ so sánh sản phẩm chắp ghép với mục tiêu, nhiệm vụ chắp ghép bằng VLTN mà GV đề ra, khuyến khích trẻ mạnh dạn trình bày những nhận xét của mình về những kết quả QS đã thu được và chỉ ra những thiếu sót cần chỉnh sửa trong từng hoạt động. Giáo viên cùng các bạn trong lớp nên lắng nghe, tôn trọng những chia sẻ của trẻ, gợi mở bằng lời nói thân thiện giúp trẻ chú ý những nội dung cần QS để đánh giá được cụ thể, chi tiết.

Kết quả tự đánh giá hoạt động QS của mình giúp trẻ biết cách kiểm tra hiệu quả những việc mình đã làm được từ đó cảm nhận được khả năng và giá trị của bản thân đồng thời cũng tạo cho trẻ thói quen thường xuyên xem xét để điều chỉnh hoạt động tốt hơn.

Để tránh làm tổn thương trẻ, khiến chúng mất tự tin, GV cần thể hiện thái độ ân cần, thân thiện, vui vẻ trong quá trình nhận xét, khuyến khích, động viên trẻ, tế nhị giúp trẻ nhận ra những gì mình đã làm được và chưa làm được. Không nên chê bai, có những nhận xét gay gắt làm trẻ thất vọng, xấu hổ trước bạn bè. GV luôn là người lắng nghe, thấu hiểu trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ, tạo cho trẻ niềm tin là những kết quả QS mà trẻ đang chia sẻ luôn có giá trị với cô và các bạn trong lớp.

*/ Khuyến khích trẻ đánh giá lẫn nhau

Khuyến khích trẻ tương tác tích cực trong các quá trình tạo hình sẽ hỗ trợ hình thành ở trẻ thói quen cùng nhau QS, xem xét, đánh giá kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG. Việc ngắm nghía, thưởng thức sản phẩm HĐCG và học hỏi lẫn nhau giúp trẻ xác định được chất lượng và kết quả hoạt động sử dụng VLTN trong quá trình sáng tạo sản phẩm chắp ghép của các bạn trong nhóm-lớp, qua đó cũng rèn luyện KNQS cho trẻ. Quá trình nhận xét đánh giá này sẽ giúp trẻ một lần nữa QS và đánh giá lại kết quả HĐCG của mình, biết so sánh sản phẩm chắp ghép từ VLTN của mình với sản phẩm của bạn, từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép của mình đạt hiệu quả hơn nữa.

Giáo viên cần gợi ý cho trẻ tập QS, nhận xét từ những sản phẩm đơn giản của các bài tập chắp ghép theo mẫu rồi dần đến các nhóm sản phẩm tạo hình của các bài tập chắp ghép theo các đề tài để tập đánh giá bài của từng bạn cụ thể rồi đấn bài tập của các nhóm bạn.

GV cần giúp trẻ trao đổi để xác định được nguyên nhân dẫn tới kết quả QS và sử dụng VLTN mà bạn đã đạt được, đồng thời có thể đưa ra những góp ý, chỉ dẫn cho bạn cách khắc phục những hạn chế để điều chỉnh cách thức QS và khai thác kết quả QS đó vào quá trình sáng tạo sản phẩm chắp ghép từ VLTN. GV nên sử dụng các tình huống, các trò chơi kết hợp đưa ra những câu hỏi định hướng giúp trẻ xác định nội dung đánh giá kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG của bạn.

Ví dụ: Đặt vấn đề:“Các con có thể giúp cô lựa chọn sản phẩm chắp ghép nào đẹp nhất không? Vì sao con lựa chọn sản phẩm đó”, “Theo con, bạn nên đã chọn đúng VLTN để tạo hình chưa? Bạn nên sử dụng VLTN đó như nào để…?”, “Bạn đã biết cách lựa chọn VLTN


phù hợp với sản phẩm chắp ghép chưa?”, “Muốn lựa chọn VLTN phù hợp với sản phẩm chắp ghép đó bạn phải làm gì?”, “Bạn đã QS và phát hiện ra những đặc điểm nào của VLTN

… có phù hợp với ý tưởng chắp ghép? Những phát hiện của bạn đã chính xác chưa?”....

Giáo viên trực tiếp tham gia vào tất cả các hoạt động QS, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của trẻ, luôn chăm chú lắng nghe, thể hiện sự đồng tình, tin tưởng vào kết quả QS và đánh giá của trẻ. GV là người định hướng, điều chỉnh và nhắc nhở những hành động của trẻ theo đúng hướng. Sự tham gia của GV vào quá trình QS và đánh giá sẽ giúp trẻ cảm thấy được quan tâm, được công nhận.

Cuối các hoạt động QS và đánh giá, GV nên nhận xét đánh giá chung về kết quả QS, về hiệu quả tiến hành các phương thức QS mà trẻ đã áp dụng, mối liên hệ giữa kết quả QS với sự thành công trong sử dụng VLTN để sáng tạo trong HĐCG. Bằng những ngôn từ thân thiện, lời nói vui vẻ, GV chỉ ra những thiếu sót và nhấn mạnh những thành tích mà trẻ đã đạt được trong quá trình QS cũng như sử dụng VLTN trong HĐCG. Những lời nhắc nhở nhẹ nhàng cũng như những lời khích lệ của GV chính là nguồn động lực tạo cho trẻ sự tự tin, tăng tính tích cực chủ động của trẻ và tăng cảm hứng cho quá trình nhận thức.

Bước 2: Giáo viên thường xuyên đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN

Giáo viên thường xuyên đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN để có thể điều chỉnh kịp thời các hoạt động nhằm phát triển KNQS cho trẻ.

Khi đánh mức độ phát triển KNQS của trẻ cần phối hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin như: phỏng vấn, trao đổi với GV và trẻ, QS các hành động, thao tác của trẻ trong các hoạt động, các tình huống …Phân tích các thông tin từ những kết quả thu được từ đó tìm ra những nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Để đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ, đầu tiên GV phải xác định mục tiêu và những yêu cầu mà trẻ ở độ tuổi này cần đạt về sự phát triển KNQS. Việc đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ cần được thực hiện theo một số bước như sau:

- Thu thập thông tin về mức độ phát triển KNQS và mức độ hiểu biết của trẻ về những đối tượng mà trẻ QS;

- Dựa trên tiêu chí xác định mức độ phát triển và phân loại;

- So sánh mức độ phát triển KNQS hiện tại của trẻ với mức độ trước đó;

- So sánh KNQS hiện tại của trẻ với mục tiêu, yêu cầu về sự phát triển KNQS cần đạt ở trẻ.

Có nhiều cách để tiếp cận lấy thông tin để xác định mức độ phát triển KNQS của trẻ:

- Cách thứ nhất: GV thu thập thông tin về biểu hiện KNQS qua các bài tập đo nghiệm được xây dựng cho việc đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ, kết hợp đàm thoại trực tiếp cùng trẻ, đặt ra các câu hỏi nhằm xác định mức độ hiểu biết của trẻ về đối tượng QS và cách thức trẻ tiến hành QS các loại VLTN. GV tiến hành đo mức độ phát triển KNQS và đàm thoại riêng với từng trẻ một cách khách quan, chọn địa điểm và không gian quen thuộc để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn.

- Cách thứ hai: Tiến hành QS, theo dõi và đánh giá thường xuyên quá trình thực hiện những nhiệm vụ QS trong các hình thức HĐCG sử dụng VLTN. Kết quả theo dõi


quá trình hoạt động của trẻ cần kết hợp với kết quả xem xét, phân tích những sản phẩm chắp ghép từ VLTN của trẻ. Khi đánh giá chất lượng hoạt động QS của trẻ cần trả lời được những câu hỏi như sau:

+ Khi xác định nhiệm vụ QS trẻ có chủ động không? Trẻ có tìm ra các thao tác, hành động khảo sát tiếp cận đối tượng QS (VLTN và các đối tượng miêu tả trong HĐCG) hay cần có sự định hướng của GV?

+ Trẻ thực hiện hành động tri giác khảo sát đối tượng (cầm lên, sờ mó, xoay trở mọi phía, ngắm nhìn, sờ mó) có tỉ mỉ và phù hợp không?

+ Các phương thức sử dụng để QS đối tượng có phù hợp, nhanh và chính xác không?

+ Những hành động, thao tác tri giác đối tượng QS có ổn định, bền vững không?

Chất lượng thông tin về đối tượng QS có chính xác không?

+ Trẻ có biết vận dụng vốn kinh nghiệm và kiến thức (Hệ thống chuẩn cảm giác mà trẻ đã có) của mình vào quá trình QS không?

+ Trẻ có khả năng đánh giá kiểm tra kết quả QS của mình không?

+ Trẻ có khả năng tự phát hiện ra những thiếu sót và lỗi QS hay cần sự giúp đỡ của GV?

+ Trẻ phát hiện các thông tin về đối tượng QS có chính xác không? Trẻ có khai thác được tối đa các đặc điểm (dấu hiệu) của VLTN trong quá trình tạo hình (sử dụng hình dáng, màu sắc, kết cấu bề mặt, kích thước, cấu trúc, chất liệu,…) của đối tượng QS không?

+ Xem xét kết quả QS: trẻ hoàn thành nhiệm vụ QS ở mức độ nào?

+ Trẻ có hứng thú và tích cực khi thực hiện nhiệm vụ QS hay không?

+ Trẻ có hay bị phân tán khỏi mục tiêu và nhiệm vụ khi QS không?

+ Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ có ảnh hưởng như thế nào trong việc tìm kiếm VLTN phù hợp với HĐCG?

+ Trẻ có nhận ra những thiếu sót hay thành công của mình, của bạn trong quá trình QS và sử dụng VLTN cho HĐCG hay không‖?....

Bước 3: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ và kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG

*/ Thu thập thông tin về nội dung cần đánh giá

- Tổng hợp những thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau: những ghi chép các nhận xét của trẻ, kết quả QS trẻ, kết quả phân tích sản phẩm tạo hình của trẻ. Các dữ liệu được lưu giữ trong túi hồ sơ của từng trẻ. Khi ghi chép GV nên sử dụng phiếu đánh giá từng cá nhân, từng nhóm trẻ riêng biệt dựa vào mục đích đánh giá.

GV có thể thu thập thông tin về KNQS của trẻ, nên phối hợp những cách thức đánh giá, thu thập những thông tin về kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG và mức độ phát triển KNQS của trẻ qua những hoạt động khác trong sinh hoạt hàng ngày như: hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động tham quan, hoạt động lao động, HĐCG tại gia đình (Trao đổi với phụ huynh).

*/ Phân tích thông tin đã thu thập được và ra quyết định đánh giá

Quá trình phân tích thông tin đã thu thập được chính là quá trình đối chiếu biểu hiện mức độ phát triển KNQS của trẻ với các tiêu chí đã xác định ban đầu: Tính đầy đủ khi thực hiện các hành động tri giác đối tượng; Tính chính xác khi thực hiện các hành động tri giác đối tượng; Tính linh hoạt khi thực hiện các hành động tri giác đối tượng; Chất lượng và hiệu quả QS.


Để sự đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ trong HĐCG sử dụng VLTN được khách quan, cần luôn chú ý đến các đặc điểm cá nhân, các kiểu nhận thức và phong cách hoạt động học tập (learning styles) mang tính các biệt của từng trẻ.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Hoạt động đánh giá kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG và mức độ phát triển KNQS của trẻ phải diễn ra thường xuyên liên tục trong quá trình sử dụng VLTN sáng tạo các sản phẩm chắp ghép của trẻ. Khi đánh giá, GV phải luôn chú ý đến tính khách quan và sự công bằng, giúp trẻ nhận thấy được những ưu điểm và nhược điểm của mình, những gì đã làm được và những gì còn thiếu sót, chưa hoàn thiện, cần chỉnh sửa mà vẫn duy trì được hứng thú của trẻ cho những hoạt động sau.

- Khi tiến hành hoạt động đánh giá, GV cần tạo ra bầu không khí nhẹ nhàng, thân thiện giữa GV với trẻ, giữa các trẻ với nhau, giúp trẻ thêm tự tin và mạnh dạn, dễ dàng chia sẻ thông tin một cách cởi mở.

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau và thống nhất trong quá trình sử dụng VLTN tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ. GV nên phối hợp sử dụng các biện pháp giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non, khả năng chắp ghép của trẻ trong lớp, tận dụng và khai thác tối đa nguồn VLTN phong phú, đa dạng của địa phương. Mỗi trẻ có vốn sống, vốn kinh nghiệm, mức độ phát triển KNQS, cũng như khả năng chắp ghép riêng, GV nên áp dụng sáng tạo các biện pháp và có thể điều chỉnh các biện pháp khi cần.

Mối quan hệ giữa các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Biện pháp 1: Tạo dựng môi trường giáo dục phong phú VLTN cho HĐCG nhằm phát

triển KNQS


Biện pháp 5: Đánh giá kết quả hình thành

KNQS và sử dụng BIỆN PHÁP

VLTN trong HĐCG PHÁT

TRIỂN KNQS

Biện pháp 2: Tạo tình huống có vấn đề trong HĐCG giúp trẻ xác định mục đích, nhiệm vụ quan sát VLTN



Biện pháp 4: Tạo nhiều cơ hội trải nghiệm cho trẻ rèn luyện các phương thức QS khác nhau


Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ thực hiện tiến trình quan sát VLTN, phát triển KNQS qua các hình thức HĐCG


Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi


Nhìn vào sơ đồ 3.1 có thể thấy rõ mối quan hệ giữa các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:

- Biện pháp Tạo dựng môi trường giáo dục phong phú VLTN cho HĐCG nhằm phát triển KNQS đóng vai trò nền tảng ban đầu tạo điều kiện cho các quá trình bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ.

- Biện pháp Tạo tình huống có vấn đề trong HĐCG giúp trẻ xác định mục đích, nhiệm vụ quan sát VLTN, liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau thành một hệ thống tác động sư phạm khoa học, phù hợp với tính chất của HĐCG của trẻ 5 - 6 tuổi nhằm từng bước phát triển KNQS cũng như KN chắp ghép cho trẻ.

- Các biện pháp Hướng dẫn trẻ thực hiện tiến trình quan sát VLTN, phát triển KNQS qua các hình thức HĐCG và biện pháp Tạo nhiều cơ hội trải nghiệm cho trẻ rèn luyện các phương thức QS khác nhau tạo ra những cơ hội cho trẻ rèn luyện KNQS một cách chủ động, linh hoạt trong các hình thức tổ chức HĐCG với nguồn VLTN phong phú. Việc thực hiện hiệu quả 2 biện pháp này sẽ giúp trẻ tích lũy được vốn tri thức, kinh nghiệm phong phú về VLTN sử dụng trong HĐCG, làm cho những kinh nghiệm KNQS đã có của trẻ ngày càng trở nên ổn định và bền vững đồng thời giúp GV có thể dễ dàng thực hiện biện pháp tiếp theo.

Biện pháp Đánh giá kết quả hình thành các KNQS và sử dụng VLTN trong HĐCG là biện pháp góp phần thực hiện hai mục đích: Phát triển các KNQS cho trẻ và hỗ trợ GV trong việc xác định hiệu quả của công tác sư phạm, dần hình thành ở trẻ thói quen tự QS, đánh giá và rút kinh nghiệm trong các hoạt động của trẻ đồng thời cũng giúp GV có thể xác định chất lượng và hiệu quả của các biện pháp đang áp dụng cũng như mức độ phát triển KNQS của trẻ để có thể đưa ra những giải pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ưu việt nhất.


Kết luận chương 3


1. Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng định hướng cho quá trình phát triển KNQS cho trẻ đạt hiệu quả cao.

2. Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được đề xuất gồm 5 biện pháp, xây dựng theo hướng làm phong phú các trải nghiệm rèn luyện, phát triển các thành tố trong cấu trúc KNQS của trẻ thông qua các hình thức tổ chức HĐCG sử dụng VLTN đa dạng, phong phú và theo sát các giai đoạn phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Vì thế, các biện pháp này sẽ tạo ra những tác động tích cực đến quá trình phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG của trẻ ở trường mầm non.

3. Các biện pháp được xây dựng trong luận án có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác và bổ trợ cho nhau tạo ra một cơ chế thống nhất, thúc đẩy và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong toàn bộ quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. Các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG đều góp phần phát triển KNQS cho trẻ, trong đó biện pháp 1 và 2 sử dụng nguồn VLTN gần gũi, đa dạng trong HĐCG nhằm kích thích hứng thú, nhu cầu, giúp trẻ xác định nhiệm vụ QS; Biện pháp 3 và 4 khai thác những nét đặc trưng thẩm mĩ của VLTN rèn luyện cho trẻ cách phối hợp các phương thức QS, trải nghiệm KNQS và nắm vững tiến trình QS; Biện pháp 5 tạo cho trẻ thói quen QS, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép và đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ để có những điều chỉnh các hoạt động nhằm phát triển KNQS cho trẻ phù hợp hơn. Do đó cần sử dụng và phối hợp đồng bộ các biện pháp này hướng tới mục tiêu phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.


Chương 4

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN

TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI


4.1. Khái quát về tổ chức thực nghiệm

4.1.1. Mục đích thực nghiệm

Áp dụng các biện pháp giáo dục đã đề xuất vào chương trình thực nhiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non đã đề xuất và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học..

4.1.2. Nội dung thực nghiệm

Chương trình thực nghiệm các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã được xây dựng trong chương 3 với những chủ đề: Tết và hoa mùa xuân Các hiện tượng thiên nhiên kì thú. Nội dung TN áp dụng các biện pháp được tiến hành trong giờ học chắp ghép và HĐCG ngoài giờ học: hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động tự do trong thời gian rảnh dỗi,… dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV ở trường mầm non. (Phụ lục 7)

Bảng 4.1. Chương trình thực nghiệm


STT


Tên hoạt động

Mục tiêu phát triển KNQS

Biện pháp sử dụng

Vật liệu thiên nhiên được sử

dụng


1

Hoạt động ngoài trời:

- QS và sưu tầm VLTN phù hợp phục vụ HĐCG.


- QS sự kì diệu của nước, sưu tầm một số VLTN trong môi trường sống xung quanh phù hợp làm vật liệu chắp ghép.

- Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn về thiên nhiên và VLTN.


- Kích thích hứng thú, nhu cầu QS của trẻ.


- Rèn luyện khả năng phối hợp những

phương thức quan sát khác nhau của trẻ.

Tổ chức cho trẻ trực tiếp trải nghiệm, tiếp xúc, QS, trò chuyện và phân tích đặc điểm của các loại VLTN.

- Cây thân gỗ, cây dây leo; Các loại hạt; Các loại cành cây khô; Các loại rơm, rạ, dây bện; Các mảnh gỗ thừa ….

- Những giọt sương đọng trên lá, đất, cát,

những viên sỏi….


2

Giờ học chắp ghép sử dụng VLTN:

- Chắp ghép theo mẫu

+ Bé làm vòng tay từ lá sắn tặng người


- Trẻ trải nghiệm và rèn luyện KNQS trong

HĐCG sử dụng VLTN dưới sự hướng dẫn và


Tổ chức cho trẻ trải

nghiệm quy

trình sử dụng VLTN

- VLTN có

nguồn gốc từ thực vật: Thân, cành cây dây leo; Một số

loại hạt, qủa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - 17



thân (Chủ đề tết và hoa mùa xuân);

+ Kết vòng trang trí cửa sổ (Chủ đề các hiện tượng thiên nhiên kì thú).

- Chắp ghép theo đề tài cho sẵn

+ Bé tạo hình con vật từ lá cây. (Chủ đề tết và hoa mùa xuân);

+ Làm mũ từ VLTN (Chủ đề các hiện tượng thiên nhiên kì thú);

- Chắp ghép theo đề tài tự chọn

+ Bé sáng tạo từ quả thông. (Chủ đề tết và hoa mùa xuân);

+Bé sáng tạo từ những viên sỏi. (Chủ đề các hiện tượng

thiên nhiên kì thú)

làm mẫu của giáo viên. (KNQS hình thành bước đầu)


- Trẻ trải nghiệm và rèn luyện KNQS dưới sự định hướng của giáo viên. (KNQS hình thành chưa thuần thục)


- Trẻ trải nghiệm và rèn luyện KNQS một cách độc lập với những nhiệm vụ và đối tượng QS linh hoạt, đa dạng. (KNQS đã hoàn thiện)

sáng tạo ra những mô

hình, sản phẩm trong các hình thức tổ chức HĐCG

nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

khô;

Các loại hoa (Khô và tươi); Một số loại lá cây, cành cây (Tươi và khô); Các loại rơm, rạ, dây bện khô….

- VLTN có

nguồn gốc từ thiên nhiên vô sinh: Một số loại đất, cát, đá cuội có màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau.

- VLTN có

nguồn gốc từ động vật: Một số loại vỏ các các con vật (Vỏ sò, vỏ ngao, vỏ hến, vỏ trứng gà, vỏ trứng vịt,…); Một số loại lông con vật (Lông gà, lông chim công,…)


3

Hoạt động vui chơi:

Sắp xếp, phân loại VLTN tại các góc.

- Trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn, sự tương đồng của VLTN với những mô hình, sản phẩm chắp ghép làm từ VLTN.

- Kích thích hứng thú, nhu cầu và tạo thói quen QS các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống

của trẻ.

Tổ chức cho trẻ trực tiếp trải nghiệm, tiếp xúc, QS, trò chuyện và phân tích đặc điểm của các loại VLTN


4

Hoạt động chiều: Trang trí, sắp xếp lớp học bằng VLTN và các sản phẩm chắp ghép.


4.1.3. Nghiệm thể, địa điểm và thời gian thực nghiệm

- Mẫu thực nghiệm: gồm 30 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp Thuỷ Tiên của trường mầm non thực hành Hoa Sen thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

- Địa điểm thực nghiệm: Trường mầm non thực hành Hoa Sen thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

- Thời gian thực nghiệm từ tháng 12/2019 đến hết 3/2020.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022