Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - 20


khác vẫn thiếu sự chính xác, trẻ dễ bị chi phối bởi tình cảm. Vẫn còn hiện tượng trẻ lúng túng khi đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ QS của mình và của các bạn và thường đưa ra những nhận xét rất chung chung.

+ Trung bình đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ trước và sau TN có sự chênh lệch và thay đổi tăng tiến theo chiều hướng đi lên rõ rệt, cụ thể được thể hiện qua số liệu: trước TN X = 2.02, sau TN X = 3.73, tăng lên 1.71.

*/ Phân tích chất lượng sản phẩm HĐCG của trẻ

Quan sát và theo dõi quá trình tham gia vào quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi nhận thấy: Trẻ rất hứng thú với VLTN và các sản phẩm chắp ghép từ VLTN. Những kiến thức về VLTN và các sản phẩm chắp ghép bằng VLTN mà trẻ đã QS và thu thập được đã kích thích khả năng tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, nhiều trẻ tỏ ra rất vui sướng khi được tham gia vào HĐCG với VLTN và thực hiện những hoạt động này một cách hăng hái, say sưa sáng tạo. Chất lượng HĐCG sử dụng VLTN của trẻ cũng được nâng lên rõ rệt thông qua các sản phẩm chắp ghép mà trẻ tạo ra (Phụ lục 9). Cụ thể:

- Những sản phẩm chắp ghép sử dụng VLTN theo mẫu: Sản phẩm chắp ghép theo mẫu của trẻ tạo ra đã thể hiện được đặc điểm đặc trưng của sự vật qua sự phối hợp của các loại VLTN giống với mô hình, sản phẩm mẫu. Sản phẩm có cấu trúc cân đối, có không gian và thể hiện sự trau chuốt, tỉ mỉ trong kĩ thuật chắp ghép. Khi diễn tả hình dáng của sự vật có sự sáng tạo ở tư thế, sắc thái, mạnh dạn hơn khi phối hợp màu sắc, hình dạng, cấu trúc của VLTN làm cho sản phẩm thêm hấp dẫn và nổi bật nhưng vẫn giữ được nét hài hoà với tổng thể và mẫu.

- Những sản phẩm chắp ghép sử dụng VLTN theo đề tài cho sẵn: Sản phẩm chắp ghép theo đề tài cho sẵn của trẻ đã thể hiện rõ vật hay các sự vật hiện tượng theo đề tài cho sẵn. Trẻ đã biết khai thác và sử dụng những nét đặc trưng của VLTN để sáng tạo ra các sản phẩm cân đối, hài hoà phù hợp với đề tài, biết tạo không gian và xây dựng bố cục thể hiện được mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng thông qua việc khai thác và ứng dụng các yếu tố tạo hình như màu sắc, hình dạng, kích thước, cấu trúc, tính chất bề mặt, chất liệu… của VLTN một cách hợp lí.

- Những sản phẩm chắp ghép sử dụng VLTN theo đề tài tự chọn: Sản phẩm chắp ghép theo đề tài tự chọn của trẻ đã thể hiện được rõ vật hay các sự vật hiện tượng theo đề tài và ý tưởng sáng tạo của trẻ. Những sản phẩm này thể hiện được trẻ làm ra sản phẩm chắp ghép bằng VLTN theo đúng ý tưởng, nội dung mà trẻ đã diễn tả trước đó. Sản phẩm có bố cục hài hoà, màu sắc hấp dẫn, khai thác và vận dụng được những đặc điểm đặc trưng của VLTN vào sản phẩm chắp ghép.

4.2.2. Phân tích các trường hợp

Qua quá trình tiến hành TN và QS sự thay đổi của mỗi trẻ trước và sau TN, chúng tôi nhận thấy, KNQS của nhiều trẻ đã có sự chuyển biến tốt. Để bổ sung minh chứng cho kết luận này, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin về 2 trường hợp điển hình dưới hình thức QS, ghi chép, phân tích các thông tin kết hợp đàm thoại với trẻ, phụ huynh và giáo viên trực tiếp giảng dạy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.


Trường hợp 1: Cháu Đỗ Thanh L (giới tính: nam)

Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - 20

- Biểu hiện KNQS của trẻ trước TN

KNQS của cháu có điểm trung bình đánh giá qua 2 bài tập đạt 9.5 điểm (KNQS được xếp ở mức Trung bình), trong đó: KN xác định nhiệm vụ QS đạt 2.0 điểm, KN sử dụng cách thức QS đạt 2.5 điểm, KN phát hiện và mô tả kết quả QS đạt 2.5 điểm, KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS đạt 2.5 điểm.

Khi tổ chức một số hoạt động khảo sát KNQS của trẻ ở phần thực trạng, Đỗ Thanh L thể hiện là một bạn nam rất nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh nhưng hấp tấp. Trong quá trình diễn ra hoạt động QS, giai đoạn đầu, cháu rất hiếu động, thường không kiên trì khi thực hiện các thao tác khảo sát, tri giác đối tượng QS, cháu thường hay đưa ra những ý kiến nhận xét rất nhanh mà không phân tích, suy xét kĩ vì vậy kết quả QS thường nhầm lẫn và không chính xác. Khi GV vừa đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ QS, cháu Đỗ Thanh L rất tích cực, nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ với thái độ hào hứng nhưng luôn hấp tấp, nhiều khi còn chưa nghe rõ hết những yêu cầu cũng như nhiệm vụ QS cháu đã bắt tay vào thực hiện hoạt động. Khi được hỏi về cách thực hiện nhiệm vụ QS và yêu cầu cháu mô tả lại kết quả QS với bài tập 1 ―Lựa chọn loại lá cây phù hợp để tết những chiếc Chong chóng giống mẫu‖ cháu không biết mô tả như thế nào, với bài tập đo thứ 2 ―Lựa chọn những loại VLTN phù hợp để tạo mô hình chú Hươu cao cổ‖ cháu giải thích được rất ít và rất chung chung, không rõ ràng.

- Biểu hiện KNQS của trẻ trong quá trình TN

Trong quá trình áp dụng các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi đã định hướng, nhắc nhở, rèn cho cháu thói quen kiên trì, khả năng tập trung chú ý vào đối tượng QS, dạy cho cháu biết xem xét kĩ lưỡng đối tượng trước khi đưa ra nhận xét và luôn có thói quen đánh giá hoạt động của chính mình để điều chỉnh hoạt động QS hoặc QS lại. Với nhiều hoạt động mà cháu được trải nghiệm, được tiếp xúc và QS trực tiếp VLTN, mô hình, đồ chơi chắp ghép từ VLTN thông qua những hoạt động dạo chơi, hoạt động sưu tầm, phân loại VLTN, sắp xếp trang trí môi trường lớp học bằng VLTN và các mô hình đồ chơi, được trải nghiệm việc sử dụng VLTN trong các hình thức tổ chức HĐCG từ đơn giản đến phức tạp… đã dần rèn luyện cho cháu nắm vững cách thức và quy trình QS, tạo ra hứng thú và niềm yêu thích QS của trẻ. Đặc biệt KNQS của cháu cũng phát triển và có những thay đổi rõ nét, cụ thể:

- Sau TN, cháu Đỗ Thanh L đã có điểm đánh giá mức độ phát triển KNQS vượt trội lên mức Tốt với điểm trung bình qua 2 bài tập đánh giá là 18.5 điểm, mặc dù trước TN cháu chỉ có KNQS xếp ở mức Trung bình 9.5 điểm. Đây là một trường hợp điển hình về sự phát triển KNQS vượt trội hơn hẳn so với chính bản thân trẻ và so với mặt bằng chung của những trẻ khác trong lớp. Các nhóm KN thành phần của KNQS cũng tăng lên theo mặt bằng chung: KN xác định nhiệm vụ QS đạt 5/5 điểm, tăng 3 điểm so với trước TN; KN sử dụng cách thức QS đạt 5/5 điểm, tăng 2.5 điểm; KN phát hiện và mô tả kết quả QS đạt 4/5 điểm, tăng 2 điểm; KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS 4.5/5, tăng 2 điểm so với trước TN.

Nhìn chung, KNQS của cháu Đỗ Thanh L đã phát triển rất tốt, cháu chủ động xác định nhiệm vụ QS và thực hiện nhiệm vụ QS đó có hiệu quả cao, cháu tự tin và luôn biết


cách giải thích cho người khác hiểu kết quả QS của mình bằng ngôn ngữ một cách mạch lạc, trôi chảy. Cháu thích QS, tò mò và thích khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh trong tất cả các hoạt động, óc quan sát tinh tế, nhanh nhạy hơn. Ví dụ cháu có thể phát hiện ra sự khác biệt của những chiếc gân trên một chiếc lá, hay cháu đã chỉ ra đặc điểm của một số loại lá: lá mít có lông màu trắng nhỏ, lá chuối có phấn trắng phía mặt sau hay lá dừa bóng và mỏng khi dơ lên có thể nhìn thấy phía sau. Điều này cho thấy cháu đã QS rất tỉ mỉ, tinh tế và có khả năng phân tích tốt.

Trường hợp 2: Cháu Đặng Thái H (giới tính: nữ)

- Biểu hiện KNQS của trẻ trước TN

KNQS của cháu có điểm trung bình đánh giá qua 2 bài tập đạt 10.5 điểm (KNQS được xếp ở mức Trung bình), trong đó: KN xác định nhiệm vụ QS đạt 3.0 điểm, KN sử dụng cách thức QS đạt 3.0 điểm, KN phát hiện và mô tả kết quả QS đạt 2.0 điểm, KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS đạt 2.5 điểm.

Khi tổ chức một số hoạt động khảo sát KNQS của trẻ ở phần thực trạng, kết hợp QS các hoạt động và trò chuyện cùng trẻ, lấy thông tin từ GV giảng dạy trong lớp, chúng tôi nhận thấy cháu Đặng Thái H thể hiện là một bạn nữ thông minh, hơi e dè, nhẹ nhàng, ít nói và cẩn thận. Trong quá trình tham gia vào những hoạt động quan sát Đặng Thái H rất ít khi đưa ra nhận xét, cháu chỉ thực hiện nhiệm vụ mà không giải thích. Khi tiếp nhận nhiệm vụ QS mà giáo viên đưa ra cháu không thể hiện thái độ hào hứng mà rất thờ ơ, phải mất một lúc sau cháu mới bắt tay vào thực hiện công việc sau khi được cô nhắc nhở động viên.

Ví dụ, với bài tập đo ―Lựa chọn những loại VLTN phù hợp để tạo mô hình chú Hươu cao cổ‖, khi được giao nhiệm vụ xác định, gọi tên và mô tả đúng các loại VLTN được sử dụng tạo mô hình chú Hươu cao cổ cháu Đặng Thái H có phản ứng tiếp nhận nhiệm vụ QS rất thờ ơ, khi GV yêu cầu cháu mô tả những loại VLTN tạo mô hình chú Hươu cao cổ cháu không có phản ứng gì với những yêu cầu mà GV đưa ra, phải đến khi GV động viên, khuyến khích, nhắc nhở và giải thích nhiệm vụ QS cụ thể chi tiết cháu mới bắt đầu cầm một số VLTN lên tay và nhìn ngắm nhưng chủ yếu chỉ sử dụng thị giác để QS đối tượng, khả năng nhận xét, đánh giá và mô tả kết quả QS của cháu còn rất hạn chế, cháu rất rụt rè và ít nói.

- Biểu hiện KNQS của trẻ trong quá trình TN

Trong quá trình thực nghiệm cháu Đặng Thái H đã có sự tiến bộ dần dần. GV thường xuyên định hướng, khuyến khích và động viên và lôi cuốn cháu tham gia vào các hoạt động QS, hoà đồng cùng các bạn, GV trò chuyện, kích thích cháu trả lời và tự tin đưa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả QS của mình và của các bạn, luôn giám sát các hành động tri giác của trẻ hướng tới sự chính xác, nhanh nhẹn và linh hoạt. Sau một thời gian, cháu Đặng Thái H đã chủ động, hào hứng khi tiếp nhận và xác định nhiệm vụ QS, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn khi sử dụng các giác quan để khám phá đối tượng QS. Có lúc cháu còn chủ động trao đổi, chỉ dẫn nhiều lúc còn hỗ trợ bạn lựa chọn những cách thức QS và xác định những đặc điểm đặc trưng của đối tượng QS khi tiếp xúc và sử dụng VLTN trong các hình thức HĐCG. Cháu dần tự tin và hứng thú với hoạt động QS hơn. KN đánh giá của cháu cũng tốt hơn, Đặng Thái H mạnh dạn


hơn khi mô tả kết quả hoạt động QS của mình, miêu tả đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của đối tượng QS, biết nhận xét kết quả hoạt động QS của mình và của bạn.

- KNQS của cháu Đặng Thái H sau TN đã phát triển rõ rệt. Điểm trung bình qua 2 bài tập đánh giá mức độ phát triển KNQS từ mức Trung bình (10.5 điểm) trước TN lên mức Khá (15.5 điểm) sau TN, tăng 5 điểm, trong đó: KN xác định nhiệm vụ QS đạt 4.0 điểm (tăng 1.0 điểm); KN sử dụng cách thức QS đạt 4.0 điểm (tăng 1.0 điểm), KN phát hiện và mô tả kết quả QS đạt 4.0 điểm (tăng 2.0 điểm), KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS đạt 3.5 điểm (tăng 1.0) điểm so với trước TN.

Bên cạnh hoạt động QS, khi thu thập thông tin và quan sát việc ứng dụng kết quả QS vào HĐCG của trẻ, chúng tôi thấy: cháu Đỗ Thanh L và cháu Đặng Thái H rất hào hứng với hoạt động này, kết quả của những hoạt động QS đã hình thành cho các cháu vốn biểu tượng đa dạng phong phú, sâu rộng hơn về VLTN và các sự vật, hiện tượng, điều này giúp các cháu rất tự tin hơn khi xây dựng các hình tượng nghệ thuật của HĐCG thể hiện trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của mình. Vì vậy sản phẩm chắp ghép bằng VLTN mà các cháu làm ra có sức hấp dẫn, tỉ mỉ, cân đối và khai thác được vẻ đẹp tinh tế của những loại VLTN, thể hiện tính thẩm mĩ cao hơn.

Như vậy, QS và phân tích hai trường hợp điển hình trên cho thấy, việc áp dụng quy trình sử dụng VLTN trong tổ chức các hình thức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ linh hoạt, đa dạng đã có những tác động tích cực đến hai cháu Đỗ Thanh L và Đặng Thái H, vì thế KNQS của hai cháu phát triển tốt hơn và hiệu quả được thể hiện ở khả năng ứng dụng kết quả QS vào quá trình sáng tạo những sản phẩm cho HĐCG sử dụng VLTN của trẻ có chất lượng, hấp dẫn và tinh tế hơn.

*/ Một số nhận xét đánh giá của giáo viên Mầm non và phụ huynh

Qua trao đổi và phỏng vấn GVMN trực tiếp giảng dạy trẻ ở lớp TN chúng tôi nhận được kết quả như sau: Các GVMN trực tiếp tổ chức TN đều đưa ra những nhận xét khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Cụ thể các ý kiến đều khẳng định:

- Hầu hết trẻ rất hứng thú khi thực hiện những nhiệm vụ QS trong quá trình tham gia vào những hình thức HĐCG sử dụng VLTN hay khi thực hiện các bài tập đo mức độ biểu hiện KNQS. Giai đoạn đầu, trẻ còn gặp nhiều khó khăn vì những hình thức HĐCH ngày càng phức tạp và các bài tập đo KNQS đòi hỏi trẻ phải có ý chí, nỗ lực và kiên trì mới giải quyết được những nhiệm vụ QS đề ra. Khi bắt đầu tiếp nhận nhiệm vụ QS, trẻ cũng gặp không ít khó khăn vì chưa biết sử dụng và phối hợp các giác quan để thực hiện các hành động QS với các đối tượng khác nhau, trẻ thường thực hiện các hành động QS một cách hời hợt, khả năng chú ý kém, dễ bị phân tán tư tưởng bởi những yếu tố tác động bên ngoài nên chất lượng của hoạt động này chưa cao. Sau khi áp dụng chương trình TN với những biện pháp cho trẻ trải nghiệm KNQS trong quá trình tổ chức các hình thức HĐCG sử dụng VLTN đa dạng, phong phú, trẻ được thường xuyên QS, liên tục tiếp xúc với VLTN và các mô hình, sản phẩm chắp ghép từ VLTN theo kế hoạch, khoa học, bài bản với định hướng rèn luyện và phát triển KNQS từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, kết hợp sự kèm cặp, hỗ trợ và định hướng từ GVMN, trẻ đã thực hiện những nhiệm vụ QS đa dạng tương đối tốt, KNQS của trẻ thay đổi từng ngày theo chiều hướng đi lên


và đã có những bước tiến nhảy vọt. Một số trẻ tỏ ra rất hào hứng với nhiệm vụ QS, mong muốn được QS nhiều đối tượng hơn nữa. Rất nhiều trẻ có tốc độ QS nhanh, khả năng phát hiện những đặc điểm đặc trưng thẩm mĩ khó thấy của đối tượng QS tốt, trẻ thích thú với kết quả QS mình đạt được, điều này càng kích thích khả năng tưởng tượng, sáng tạo và tích cực QS phát hiện hơn, dần tạo cho trẻ thói quen, nhu cầu QS mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

Trao đổi với một số phụ huynh của trẻ về KNQS của trẻ khi ở nhà, chúng tôi được biết: Đa phần trẻ tò mò hơn, thích QS mọi thứ xung quanh hơn, hay đặt các câu hỏi để tìm hiểu và có những phát hiện về đối tượng QS tinh tế hơn trước kia, những thông tin mà trẻ QS được trẻ mô tả bằng ngôn ngữ mạch lạc hơn, nhiều trẻ còn bày tỏ cảm xúc tích cực khi phát hiện những thông tin mới lạ về đối tượng QS như reo lên hay rất vui sướng và phấn khích kể lại, mô tả lại cho người khác nghe những gì mình đã QS và phát hiện được.

Dựa trên những kết quả thực nghiệm cùng với việc trao đổi với GV trực tiếp dạy TN cùng một số phụ huynh học sinh, chúng tôi thấy rằng: KNQS của phần đông trẻ có sự tiến bộ vượt bậc, khả năng chú ý bền vững hơn, năng lực sáng tạo trong HĐCG sử dụng VLTN cũng tiến bộ từng ngày. Đặc biệt hơn cả là những ý kiến chia sẻ của phụ huynh về sự phát triển KNQS của trẻ. Đa phần phụ huynh đều khẳng định trẻ có KNQS tốt hơn, tinh tế hơn trong cuộc sống, trẻ thường chia sẻ những thông tin mà mình QS được khiến phụ huynh rất bất ngờ. Ví dụ: phụ huynh của cháu Dương Quỳnh C cho biết: Hàng ngày vẫn nhìn thấy bình đựng hoa có màu nâu đặt trên bàn làm việc của mẹ ở nhà, hôm nay cháu đã phát hiện thêm vỏ bình có màu nâu và pha lẫn một số chấm trắng nhỏ, bề mặt vỏ bình không bằng phẳng có những đường gợn nhỏ…. Tất cả những điều này càng khẳng định hơn nữa tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đưa ra và quy trình thực nghiệm đã cho kết quả thành công.

4.2.3. Kết luận thực nghiệm

Như vậy, nội dung chương trình TN các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (bắt đầu từ việc xây dựng môi trường giáo dục; tạo các tình huống có vấn đề; hướng dẫn tiến trình QS; tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm KNQS và cuối cùng là đánh giá kết quả hình thành KNQS và sử dụng VLTN trong HĐCG để kịp thời điều chỉnh hướng tác động) được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ, bám sát chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm phát triển cũng như khả năng chắp ghép của trẻ 5 – 6 tuổi và điều kiện giáo dục trẻ ở các trường mầm non hiện nay. Chương trình TN được áp dụng một cách linh hoạt theo hướng tăng dần độ khó về nhiệm vụ QS và tạo hình qua đó kích thích tính tích cực QS nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc vừa sức với trẻ.

Kết quả sau TN cho thấy:

- Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ nhanh nhẹn, hứng thú và tích cực hơn khi tham gia vào quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, việc xác định nhiệm vụ QS, phối hợp sử dụng các phương thức QS, phát hiện và mô tả kết quả QS và đánh giá đối chiếu kết quả QS được trẻ thực hiện một cách linh hoạt và


chủ động hơn. Những hành động tiếp xúc, khảo sát đối tượng QS của trẻ cẩn thận, tỉ mỉ, các thao tác diễn ra chính xác, thuần thục. Bên cạnh đó trẻ rất tích cực đưa ra những phân tích, suy luận, phán đoán, kết luận chính xác, có căn cứ khoa học, mô tả đầy đủ các đặc điểm đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng sau khi QS.

- Trẻ không chỉ lựa chọn những nhóm VLTN quen thuộc chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật và những đề tài chắp ghép đơn giản thường thực hiện trước kia mà đã biết khai thác phối hợp sử dụng các loại VLTN đa dạng, phong phú để thể hiện những đề tài chắp ghép phức tạp hơn. Trẻ mạnh dạn trao đổi, bàn bạc với nhau, bày tỏ ý kiến, mô tả những kết quả QS của mình một cách rõ ràng, bên cạnh đó nhiều trẻ đã có thói quen chắm chú lắng nghe ý kiến của cô và của bạn để rút kinh nghiệm QS cho bản thân. Do vậy thông tin QS của trẻ ngày càng phong phú, đầy đủ về VLTN cung cấp cho quá trình xây dựng những ý tưởng nghệ thuật rất ngộ nghĩnh và sáng tạo trong HĐCG của trẻ.

- Đặc biệt sự phối hợp sử dụng các phương thức QS của trẻ ngày càng linh hoạt để xử lý các tình huống QS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. Một số trẻ đã có những lựa chọn rất nhanh, thuần thục và chính xác các phương thức QS phù hợp để tiếp cận với từng đối tượng QS nên kết quả hoạt động QS của trẻ rất tốt.

- Việc đánh giá, đối chiếu kết quả QS để tìm ra những nguyên nhân và có phương án QS hợp lí hơn cũng được trẻ chủ động sử dụng. Nhiều trẻ đã hình thành được thói quen QS rất cẩn thận và trong quá trình QS luôn kiểm tra, đánh giá để đối chiếu lại với nhiệm vụ QS.

Với những kết quả nghiên cứu TN trên cho thấy: các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi mà luận án đưa ra là phù hợp bước đầu đã phát huy hiệu quả giáo dục, chương trình thực nghiệm đã mang lại những kết quả tin cậy trong việc phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.


Kết luận chương 4


1. Kết quả TN cho thấy: Trước TN, phần lớn KNQS của trẻ ở mức độ trung bình, độ phân tán còn lớn, chứng tỏ KNQS của trẻ không đồng đều. Sau TN, KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã phát triển theo chiều hướng đi lên, mức độ đánh giá KNQS của trẻ sau TN cao hơn trước TN. Kết quả kiểm định độ tin cậy và hiệu quả TN đã khẳng định sự khác biệt giữa KNQS của trẻ sau TN so với trước TN là có ý nghĩa thống kê (P<0.01). So sánh các thành phần trong cấu trúc của KNQS trước và sau TN có thể thấy tất cả các KN thành phần trong cấu trúc KNQS của trẻ đều có sự thay đổi, điển hình và có những thay đổi vượt bậc nhiều nhất là KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS có X tăng 1,83 còn KN xác định nhiệm vụ QS tăng ít nhất nhưng cũng có X tăng 1,55, tất cả các KN thành phần này đều có P<0.01. Như vậy, có thể khẳng định, các biện pháp đã TN có tác động tích cực đến sự phát triển KNQS của trẻ.

2. Hoạt động chắp ghép sử dụng VLTN đã tạo ra một môi trường với những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KNQS cho trẻ. Những tiến bộ hàng ngày về KNQS của trẻ trong quá trình tham gia HĐCG sử dụng VLTN đa dạng, phong phú đã cho thấy những nỗ lực đáng kể của trẻ khi tìm ra những phương thức QS phù hợp để hoàn thành những nhiệm vụ QS từ đơn giản đến phức tạp với đối tượng QS đa dạng. Những kết quả ban đầu về việc sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã đạt được trong nghiên cứu này sẽ đặt nền móng cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo sau này.

3. Kết quả TN khẳng định hiệu quả của các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, các biện pháp đã có tác động tích cực đến sự phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Quá trình thực nghiệm đã chứng tỏ mức độ phát triển KNQS của trẻ, sau thực nghiệm KNQS của trẻ được biểu hiện tốt hơn, ổn định hơn, trẻ ứng dụng kết quả QS tốt hơn trong HĐCG sử dụng VLTN, trẻ tích cực, chủ động, tỉ mỉ và hào hứng hơn trong quá trình QS, bên cạnh đó chất lượng HĐCG sử dụng VLTN của trẻ ở trường mầm non cũng có sự chuyển biến tích cực. Điều này chứng minh giả thuyết khoa học đưa ra là hoàn toàn đúng đắn.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu đã được trình bày, có thể đưa ra một số kết luận như sau:

1.1. Kĩ năng quan sát là một trong những KN quan trọng với hoạt động nhận thức và sáng tạo của trẻ em nói chung, trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng. Đó là hệ thống những hành động, những thao tác có chủ định của trẻ nhằm xác định những đặc điểm đặc trưng, những dấu hiệu, thuộc tính, màu sắc, tính chất, những biểu hiện bên ngoài cũng như những thuộc tính ẩn chứa bên trong của đối tượng QS, giúp giải quyết những nhiệm vụ nhận thức đặt ra cho trẻ. Kĩ năng quan sát của trẻ 5 – 6 tuổi bao gồm những KN thành phần: KN xác định nhiệm vụ QS; KN sử dụng phương thức QS; KN phát hiện và mô tả kết quả QS; KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS. Sự phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trải qua các giai đoạn: Giai đoạn bắt chước; Giai đoạn làm được; Giai đoạn làm chính xác và Giai đoạn hoàn thiện kĩ năng.

1.2. Hoạt động chắp ghép là một loại hình HĐTH rất thuận lợi cho sự phát triển nhận thức của trẻ em. Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là quá trình tác động của GV đến trẻ theo hướng tạo ra những cơ hội trải nghiệm quá trình sử dụng VLTN, sáng tạo các sản phẩm chắp ghép từ đơn giản đến phức tạp qua đó rèn luyện KNQS cho trẻ tương ứng với những giai doạn phát triển KNQS của trẻ. GVMN cần có những hiểu biết đầy đủ, chính xác về các giai đoạn và những cách thức phát triển KNQS cho trẻ để có thể sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

1.3. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cho thấy: Phần lớn GVMN đều nhận thức được sự cần thiết, xác định được mục tiêu, thực hiện các nội dung, hình thức, phương pháp và biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, các GVMN còn rất lúng túng, chưa dành nhiều sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển KNQS cho trẻ, chưa tìm ra những cách thức sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG hướng tới mục tiêu phát triển KNQS cho trẻ, chưa tạo điều kiện cho trẻ được chủ động, linh hoạt trải nghiệm thực hiện những cách thức QS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. Vì vậy, kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ còn chưa cao. KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong diện khảo sát chỉ đạt mức Trung bình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022