3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
- Hướng dẫn trẻ thực hiện tiến trình quan sát VLTN, phát triển KNQS qua các hình thức HĐCG phải phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của trẻ và đối tượng QS.
- Các biện pháp hướng dẫn trẻ thực hiện tiến trình quan sát VLTN, phát triển KNQS qua các hình thức HĐCG được kết hợp sử dụng linh hoạt, hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ giúp trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ tạo hình với VLTN và nắm vững tiến trình QS.
- Quá trình hướng dẫn trẻ thực hiện tiến trình quan sát VLTN, phát triển KNQS qua các hình thức HĐCG phải hướng tới kích thích hoạt động tích cực của các giác quan, cảm xúc, tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ và khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
3.2.4. Biện pháp 4: Tạo nhiều cơ hội trải nghiệm cho trẻ rèn luyện các phương thức quan sát khác nhau
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
- Sử dụng sự đa dạng của nguồn VLTN phong phú ở địa phương để mở rộng các cơ hội trải nghiệm cách thức QS các đối tượng khác nhau, bồi dưỡng KNQS.
- Phối hợp, thay đổi các nhiệm vụ quan sát VLTN và chắp ghép mô hình theo các hình thức HĐCG từ Bắt chước đến Tái tạo tích cực và đến Sáng tạo để phát triển KNQS: Từ QS trực tiếp một số VLTN đơn lẻ, có tính chất đồng nhất đến QS các nhóm VLTN có nhiều tính chất khác nhau với các trạng thái khác nhau có mối quan hệ liên kết khác trong không gian rộng.
- Rèn luyện cho trẻ cách phối hợp các phương thức QS bằng các giác quan khác nhau (xúc giác vận động, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác,…) khi thực hiện những nhiệm vụ quan sát VLTN với yêu cầu phát triển của các hình thức HĐCG.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Xây Dựng Các Biện Pháp Sử Dụng Vật Liệu Thiên Nhiên Trong Tổ Chức Hoạt Động Chắp Ghép Nhằm Phát Triển Kĩ Năng Quan Sát Cho Trẻ Mẫu Giáo 5
- ?chú Chuồn Chuồn” – Sản Phẩmchắp Ghép Từ Lá, Cành, Hạt Quả Vải Khô
- Biện Pháp 3: Hướng Dẫn Trẻ Thực Hiện Tiến Trình Quan Sát Vltn, Phát Triển Knqs Qua Các Hình Thức Hđcg
- Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Sử Dụng Vltn Trong Tổ Chức Hđcg Nhằm Phát Triển Knqs Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi
- Tiêu Chí, Công Cụ Đánh Giá Kết Quả Thực Nghiệm
- Con Trùng Trục Và Mô Hình Con Cá Chắp Ghép Từ Con Trùng Trục Và Xốp Màu
Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.
- Tăng cường ở trẻ sự phối hợp hoạt động của các quá trình tiếp nhận thông tin về VLTN và xây dựng biểu tượng, hình tượng: cảm giác, tri giác, trí nhớ hình tượng, ngôn ngữ, tư duy hình tượng, khả năng liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo, đặc biệt là cảm xúc và hứng thú nhận thức.
- Khuyến khích trẻ chủ động, độc lập và tương tác trong thực hiện các nhiệm vụ QS tìm hiểu và sử dụng linh hoạt các phương thức QS vật liệu tạo hình, qua đó rèn luyện các KNQS.
3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành
*/ Đa dạng hóa đối tượng QS để trẻ thực hiện các nhiệm vụ QS
- Bắt đầu từ nhiệm vụ QS những sự vật đơn lẻ từ VLTN và chắp chép những mô hình đơn giản với sự hướng dẫn (Chắp ghép theo mẫu). Mục đích QS ở bước này là nắm bắt những đặc điểm cơ bản về hình dáng, màu sắc, cấu trúc, kích thước và nhớ được tên gọi của đối tượng QS: Cần lựa chọn các đề tài chắp ghép theo mẫu, đối tượng miêu tả không qúa mới lạ, có cấu trúc ít thành phần, ít các chi tiết khó xác định, ít các mảng màu sặc rỡ cản trở tri giác trọn vẹn (quá nhiều mảng màu sẽ gây khó cho trẻ khi phải xác định hình dáng cơ bản). Giáo viên cần sử dụng lời nói diễn cảm, dễ hiểu để mô tả, định hướng cho các thao tác tri giác, giúp trẻ tiếp thu, ghi nhớ thông tin theo yêu cầu của mục đích QS và mục đích tạo hình.
- Gợi ý cho trẻ QS nhắc lại và bổ sung những VLTN quen thuộc cùng loại để củng cố KNQS. Có thể tổ chức cho trẻ QS nhiều lần một đối tượng cụ thể, lần QS sau
nhiệm vụ QS đòi hỏi nhiều hơn, phức tạp hơn lần QS trước để tăng dần độ nhanh nhạy của thao tác QS, lượng thông tin trực quan trẻ tiếp nhận được và xúc cảm thẩm mỹ mà trẻ trải nghiệm. Có thể căn cứ vào số lượng VLTN và vẻ đa dạng của đối tượng QS mà nâng dần yêu cầu QS, nhiệm vụ QS.
Ví dụ: Với đề tài ―Tết chiếc đồng hồ từ lá chuối‖ (Giờ chắp ghép theo mẫu). Nhiệm vụ QS chỉ là xác định các đặc điểm của lá chuối phù hợp yêu cầu tạo hình chiếc đồng hồ mẫu.
- Cho trẻ QS nhiều đối tượng có điểm khác biệt từ một loại VLTN. Bằng cách thay đổi loại đề tài cho HĐCG (đề tài gợi ý sẵn và đề tài tự chọn), GV sẽ đa dạng hóa đối tượng miêu tả từ một loại VLTN để nâng cao sự nhạy cảm, độ tinh trong KNQS. Khi khai thác những đặc điểm khác nhau của các mẫu từ một loại VLTN để thể hiện một số đối tượng miêu tả khác nhau (mô hình chắp ghép khác nhau) trẻ sẽ tích cực khảo sát và đối chiếu giữa các thuộc tính, đặc điểm của VLTN với hình thái của các đối tượng miêu. Nhiệm vụ tạo hình được đa dạng hóa sẽ kéo theo những cách thức sử dụng thao tác QS khác nhau để trẻ nắm bắt và khai thác đầy đủ các tính năng tạo hình của VLTN trong thể hiện mô hình chắp ghép.
Ví dụ: Với đề tài ―Sáng tạo từ lá chuối‖ (Chắp ghép theo đề tài tự chọn). Nhiệm vụ QS là phát hiện những nét đặc trưng thẩm mĩ của lá chuối như: màu xanh, bản to, có xơ rất dễ tước thành dải mềm có thể luồn, buộc…Đây là những thuộc tính của vật liệu tạo hình phù hợp với việc tạo ra nhiều đồ chơi và sản phẩm chắp ghép đơn giản có hình dáng, cấu trúc, kích thước phong phú theo ý thích của trẻ (búp bê, chiếc túi, đồng hồ, con sâu,…)
- Tăng cường phối hợp nhiều loại VLTN trong việc thực hiện các đề tài chắp ghép để giúp trẻ thực hiện các phương thức QS. Việc đa dạng hóa các đối tượng miêu tả và các yêu cầu phối hợp nhiều loại VLTN giúp tăng cường cơ hội cho trẻ rèn luyện các KNQS: Trẻ phải tự lựa chọn đối tượng miêu tả và xác định các yêu cầu thẩm mỹ của mô hình chắp ghép để từ đó lựa chọn vật liệu tạo hình, xác định mục đích, nhiệm vụ QS, tiến hành các thao tác QS để thu thập nhanh chóng các thông tin về VLTN và cách sử dụng phù hợp cho nhiệm vụ tạo hình. GV có thể chuẩn bị một số VLTN đa dạng và những mô hình sản phẩm chắp ghép từ VLTN theo đề tài nhất định cho trẻ QS, tham khảo. Trong quá trình này gợi ý cho trẻ so sánh, phân loại tính năng và đưa ra lựa chọn phù hợp. Nhiệm vụ QS của trẻ lúc này không chỉ là nắm bắt về các đặc điểm cơ bản của VLTN mà còn phát hiện những chi tiết khó nhận diện, vẻ độc đáo, hấp dẫn của những loại VLTN khá khác biệt. Bằng cách trao đổi, dùng câu hỏi, lời mô tả, GV sẽ tạo điều kiện cho trẻ phối hợp sử dụng các thao tác QS đa dạng, đồng thời phát triển các thao tác so sánh, khái quát và ngôn ngữ, giúp trẻ làm giàu vốn biểu tượng tri giác.
Ví dụ: Với đề tài chắp ghép “Những chú Rùa” từ các loại quả khô (Chắp ghép theo đề tài cho sẵn), GV chuẩn bị các loại quả và hạt khô như: vỏ quả óc chó, quả bằng lăng, hạt mít, hạt nhãn, quả thông,… và một vài mô hình chú Rùa làm từ quả khô. Trẻ phải tiến hành QS, so sánh và phát hiện sự tương đồng phù hợp về hình dạng và kết cấu bề mặt – những vân gợn bên ngoài vỏ quả óc chó, lựa chọn làm mai chú Rùa; các vảy múi của quả bằng lăng khô có hình dạng cong, nhọn 2 đầu phù hợp làm chân và đầu chú Rùa. [Xem hình 3.5]
Ví dụ: Với đề tài “Sáng tạo những vòng hoa trang trí” (Chắp ghép theo đề tài tự chọn). GV chuẩn bị nhiều loại VLTN: dây hoa, cỏ, lá, cành hoa, quả khô….cho trẻ QS. Trẻ QS, phát hiện những đặc điểm riêng của từng loại VLTN, kết hợp vốn hiểu biết, biểu tượng, ấn tượng về sự sinh động của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên mà trẻ đã QS và tích lũy trước đó để huy động trí tưởng tượng, cảm xúc và sáng tạo những vòng hoa trang trí cửa lớp khi phối hợp nhiều loại vật liệu theo ý thích cá nhân. [Xem hình 3.6]
Như vậy, trong quá trình đa dạng hóa nhiệm vụ QS và tổ chức các hình thức HĐCG sử dụng VLTN theo hướng phát triển không chỉ tạo cơ hội cho trẻ được vận dụng các KNQS mà còn hình thành tính nhanh nhạy trong khả năng tri giác, tập trung chú ý, sự kiên trì, tỉ mỉ giúp trẻ phát hiện nhanh chóng, đầy đủ và chính xác những đặc điểm thẩm mỹ của VLTN, mà còn tăng cường độ bền của kinh nghiệm QS, đáp ứng yêu cầu sáng tạo trong HĐCG.
Hình 3.5: Mô hình chú Rùa và các loại hột, hạt để trẻ lựa chọn làm mô hình chú Rùa
Hình 3.6: Những mô hình sản phẩm chắp ghép vòng hoa trang trí cửa lớp
*/ Đa dạng hóa hình thức tổ chức HĐCG với VLTN để rèn luyện KNQS
Trên đây, chúng ta đã thấy sự phối hợp ba hình thức HĐCG căn bản theo sự phát triển khả năng tạo hình của trẻ: Chắp ghép theo mẫu- Chắp ghép theo đề tài cho sẵn – Chắp ghép theo đề tài tự chọn để từng bước nâng cao khả năng bòi dưỡng, phát triển cac KNQS cho trẻ.
Trong quá trình tổ chức HĐTH nói chung, HĐCG nói riêng cũng có thể đa dạng hoá các hình thức tổ chức theo cơ cấu lớp học, theo môi trường học tập để tạo nhiều cơ hội cho trẻ tìm hiểu VLTN và rèn luyện các KNQS.
- Phối hợp các hình thức HĐCG theo quy mô tổ chức lớp học
+ Tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ: Hình thức hoạt động này có thể áp dụng trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời và hoạt động chiều. Với số lượng nhóm khoảng 2-6 trẻ gần gũi, hợp ý với nhau, những bé nhanh nhẹn có thể giúp đỡ những trẻ yếu kém, hướng dẫn nhau, chia sẻ kinh ngiệm QS, học hỏi nhau trong bầu không khí thân thiện, vui vẻ. Giáo viên cũng dễ dàng làm việc với các nhóm, kịp thời động viên, khích lệ trẻ. Hoạt động với nhóm nhỏ giúp GV dễ dàng theo dõi, chỉ dẫn cho từng trẻ các thao tác QS, trình tự QS các loại VLTN.
Với cấu trúc lớp học có nhiều nhóm nhỏ họat động cùng lúc, GV cần hạn chế số lượng VLTN và sự khác biệt của các loại VLTN cần cho trẻ QS; tập trung vào một vài đối tượng miêu tả đồng nhất để dễ dàng chỉ dẫn, bao quát các nhóm, đến với từng nhóm trẻ, gợi ý, bổ sung cách thức lựa chọn và sử dụng các phương thức QS phù hợp với từng loại VLTN. Nên tăng cường đưa ra những câu hỏi hướng trẻ chú ý vào những đặc điểm, thuộc tính của VLTN cần nắm bắt cho ứng dụng tạo hình, khuyến khích trẻ nêu những ý tưởng sáng tạo từ các loại VLTN và tích cực thảo luận trong nhóm.
Những bài tập QS và sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép nhằm phát triển KNQS được xây dựng cho HĐCG của các nhóm nhỏ thường gắn với những nhiệm vụ QS và nhiệm vụ tạo hình từ đơn giản đến phức tạp:
Quan sát và sử dụng 1 loại VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép theo mẫu;
Quan sát và sử dụng nhiều loại VLTN sáng tạo những sản phẩm chắp ghép theo đề tài cho sẵn;
Quan sát và sử dụng 1 loại VLTN sáng tạo nhiều sản phẩm chắp ghép theo đề tài tự chọn;
+ Tổ chức hoạt động theo nhóm lớn: Hình thức hoạt động này có thể áp dụng trong hoạt động vui chơi tại góc nghệ thuật hoặc trong những hoạt động tham quan, dã ngoại. Đối tượng QS cho hoạt động ở nhóm lớn có số lượng nhiều hơn, đa dạng hơn về chủng loại và đặc điểm khác biệt. Với quy mô, thành phần lớn hơn khoảng 7- 15 trẻ đã có kinh nghiệm tương tác, có vốn hiểu biết rộng hơn và KNQS cũng đã bước đầu hình thành.
GV tổ chức cho các nhóm trẻ tìm hiểu VLTN để sử dụng tạo sản phẩm chắp ghép theo một đề tài hay một dự án nhóm, kết hợp nhiều mô hình chắp ghép nhỏ thành mô hình, sa bàn trong không gian rộng. Để thực hiện nhiệm vụ tạo hình này trẻ phải cùng nhau và cùng GV thảo luận về mục đích QS, thực hiện nhiều nhiệm vụ QS, phối hợp nhiều phương thức QS (có thể dùng một số công cụ, phương tiện cho QS như kính lúp, máy ảnh, điện thoại và tivi chuyển hình ảnh cho trẻ QS). GV có thể hỗ trợ các
nhóm tìm kiếm những phương án tốt để tận dụng vẻ hấp dẫn của từng loại VLTN, tạo những sản phẩm chắp ghép độc đáo.
Ví dụ: Với đề tài ―Trang trí lớp đón Noel‖ – làm đồ chơi trang trí sáng tạo từ quả thông khô và một số vật liệu khác, GV có thể cho trẻ trong nhóm lớn phân công nhau thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm trẻ nhỏ sẽ QS, lựa chọn các phối hợp vật liệu để tạo nên những đồ chơi trang trí khác nhau, kết hợp vào bố cục trang trí chung trong lớp (phông tường, cây thông nhỏ và các đồ chơi băng treo,…).
Những bài tập QS và sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép nhằm phát triển KNQS được xây dựng cho HĐCG của các nhóm lớn thường gắn với những nhiệm vụ QS và nhiệm vụ tạo hình mang tính phát triển:
Quan sát và sử dụng nhiều loại VLTN sáng tạo những sản phẩm chắp ghép theo đề tài cho sẵn;
Quan sát và sử dụng 1 loại VLTN sáng tạo nhiều sản phẩm chắp ghép theo đề tài tự chọn;
Quan sát và sử dụng nhiều loại VLTN sáng tạo những sản phẩm chắp ghép theo nhiều đề tài tự chọn ở không gian lớn.
+ Tổ chức HĐCG chung cho toàn lớp: Đây là một hình thức tổ chức HĐCG phổ biến với tư cách là giờ học bắt buộc. Việc cho trẻ sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép trong hoạt động ở dạng thức này có nhiều thuận lợi: GV cung cấp hình mẫu các KNQS, giải thích, chỉ dẫn các thao tác QS các loại VLTN, tổ chức cho trẻ thực hiện và dẫn dắt quá trình thực hành, rèn luyện KNQS theo một quy trình cụ thể phù hợp với đề tài miêu tả và đặc điểm VLTN.
Ở hình thức tổ chức hoạt động này, GV đưa ra mục tiêu chung của giờ học để trẻ có định hướng cho việc xác định mục đích QS, GV cung cấp một số VLTN nhất định cho cả lớp theo yêu cầu về thông tin mà trẻ cần nắm bắt và khai thác từ VLTN, tổ chức cho tất cả trẻ trong lớp cùng học hỏi và thực hành những KN cụ thể mà GV đã chọn lựa cho từng giờ học. Tất cả trẻ trong lớp sẽ cùng thực hiện những nhiệm vụ QS và tạo hình như nhau nên trẻ dễ dàng học hỏi nhau, tự kiểm tra, đánh giá được mức độ tiếp thu các hướng dẫn QS và hiệu quả QS, sử dụng VLTN trong thể hiện hình tượng theo đề tài.
Những bài tập QS và sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép nhằm phát triển KNQS được xây dựng cho HĐCG của toàn lớp cần theo sát yêu cầu phát triển khả năng tạo hình và nội dung chương trình HĐTH dành cho độ tuổi 5-6 tuổi. Bởi vậy, trẻ sẽ được rèn luyện các KNQS các loại VLTN gắn với những nhiệm vụ QS và nhiệm vụ tạo hình mang tính phát triển:
Quan sát và sử dụng 1 loại VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép theo mẫu;
Quan sát và sử dụng nhiều loại VLTN sáng tạo những sản phẩm chắp ghép theo đề tài cho sẵn;
Quan sát và sử dụng 1 loại VLTN sáng tạo nhiều sản phẩm chắp ghép theo đề tài tự chọn;
Quan sát và sử dụng nhiều loại VLTN sáng tạo những sản phẩm chắp ghép theo các chủ đề với bài tập tạo hình tích hợp.
- Phối hợp tổ chức các hình thức HĐCG theo môi trường hoạt động rèn luyện KNQS sử dụng VLTN
Môi trường và không gian hoạt động luôn thay đổi sẽ tạo cảm giác mới lạ, mang lại cho trẻ những cảm xúc tích cực và hứng thú quan sát VLTN, từ đó gợi lên những cảm hứng và những ý tưởng sáng tạo cho HĐCG. Có thể phối hợp, luân chuyển các hình thức tổ chức hoạt động sau:
+ Tổ chức cho trẻ sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép trong môi trường lớp học: Bao gồm HĐCG sử dụng VLTN tại không gian chung của lớp học và HĐCG sử dụng VLTN tổ chức tại các góc học tập (Learning centers) trong đó chủ yếu tập trung tại góc nghệ thuật.
+ Tổ chức cho trẻ sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép ngoài môi trường thiên nhiên trong không gian dành cho các hoạt động dạo chơi, dã ngoại (ở sân, vườn trường, khu vui chơi,…).
*/ Phối hợp sử dụng VLTN với nhiều nguồn gốc trong HĐCG cho trẻ trải nghiệm KNQS
Các loại VLTN sử dụng trong HĐCG của trẻ rất đa dạng, mỗi loại VLTN lại đòi hỏi những cách thức tiếp cận khác nhau trong quá trình QS và khai thác tính năng tạo hình. Hiểu biết về nguồn gốc của các loại VLTN cho HĐTH cũng là điều kiện cho trẻ tìm kiếm các đặc tính, ý nghĩa của các loại vật liệu, thu hút trẻ quan tâm đến môi trường sinh ra các loại vật liệu đó, khám phá các nguyên nhân tạo cho các loại VLTN có hình thái khác biệt, độc đáo. Việc nghiên cứu cách sử dụng các loại VLTN có nguồn gốc khác nhau trong các sản phẩm nghệ thuật thủ công mà trẻ được ngắm nghía, học hỏi cũng là những cơ hội cho trẻ tiếp thu các kinh nghiệm QS, kinh nghiệm khai thác VLTN trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Các loại VLTN sử dụng để kích thích óc QS của trẻ bao gồm một số nhóm chính:
- Sử dụng những VLTN có nguồn gốc thực vật: Đó là các loại lá cây, cành cây, rễ cây, vỏ cây, hoa, quả, hạt, rơm, rạ, các mảnh gỗ vụn, các loại củ,... ở các trạng thái còn non, đã già, còn tươi, héo, khô,.... Đây là nhóm VLTN có số lượng rất phong phú, có cấu tạo, hình dạng, màu sắc cũng như cấu trúc bề mặt rất bắt mắt, rất đa dạng về tính chất, dễ thu hút, hấp dẫn trẻ, dễ khảo sát. Tuy vậy, vẻ đẹp rực rỡ của chúng đôi khi lại làm nhiễu khả năng tập trung chú ý của trẻ vào việc xác định các tính năng tạo hình, bỏ qua các đặc điểm chính về hình thái cần tận dụng trong HĐCG. Bởi vậy, GV cần phân loại kỹ và tổ chức cho trẻ tiếp cận dần dần với các nhóm đối tượng từ loại đơn giản đến loại có cấu trúc phức tạp.
Chẳng hạn, khi QS cánh hoa trẻ rất dễ bị cuốn hút vào sự nổi bật của màu sắc mà bỏ qua những những thông tin cần nắm bắt về cấu tạo, hình dáng, cấu trúc bề mặt. GV cần rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, bền bỉ và sự tỉ mỉ khi QS bằng những chỉ dẫn, định hướng cụ thể, giúp trẻ phát hiện được những chi tiết nhỏ bé khó phát hiện ngay nhưng rất đặc trưng của từng loại VLTN.
+ Sử dụng những VLTN có nguồn gốc động vật: Nhóm này bao gồm các loại vỏ sò, vỏ ốc, vỏ hến, vỏ trai, vỏ trứng, lông gà, lông vịt, lông chim, các con côn trùng khô,…). Nhóm VLTN này thường hạn chế hơn so với vật liệu có nguồn gốc thực vật về màu sắc, hình thái và đòi hỏi đầu tư chú ý hơn, tinh nhạy hơn trong việc QS để phân biệt
đặc điểm và xử lý vệ sinh cũng như bảo quản kỹ càng hơn cho quá trình sử dụng trong HĐCG. Khi tổ chức cho trẻ QS nhóm VLTN này, GV phải gợi ra những nhiệm vụ QS rõ ràng, động viên tính kiên trì ở trẻ. Cần kết hợp những chỉ dẫn cụ thể và những thủ pháp kích thích xúc cảm tinh tế của trẻ bằng trò chơi, câu đố, bài thơ, bài hát, câu chuyện liên quan đến VLTN có nguồn gốc động vật gần gũi để kích thích cảm xúc và tăng tính tò mò, thu hút sự chú ý của trẻ đến VLTN và các đối tượng miêu tả, thúc đẩy trẻ chủ động phối hợp sử dụng các phương thức QS để khám phá chất liệu cho HĐCG. Cần hướng dẫn trẻ QS bằng các giác quan, sau đó phân tích, so sánh, tổng hợp những thông tin do cảm giác mang lại để tìm ra những đặc điểm đặc trưng của đối tượng.
+ Phối hợp sử dụng VLTN vô sinh: Đó là vật liệu như đá, sỏi, đất, cát, nước,... Đây là những nhóm VLTN ít ỏi, dường như không có vẻ ngoài hấp dẫn và thu hút sự chú ý QS của trẻ như các loại VLTN trên, bởi vậy, khi tổ chức cho trẻ QS loại VLTN này, GV có thể cung cấp thêm các hình ảnh sản phẩm HĐCG từ vật liệu tạo hình loại này để gợi mở cho trẻ về vẻ đẹp tiềm ẩn và các tính năng tạo hình của chúng qua đó kích thích trẻ QS, tích cực tìm kiếm cơ hội tận dụng chúng trong tạo hình khi phối hợp với các loại VLTN và vật liệu nghệ thuật khác.
Như vậy, việc tận dụng nguồn VLTN gần gũi, rất đa dạng và phong phú trong những hình thức tổ chức HĐCG sẽ làm cho quá trình rèn luyện các KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trở nên hấp dẫn và sinh động, mở ra cho trẻ một thế giới đầy các sắc màu, hình thể đa dạng ―thiên hình vạn trạng‖, từ đó thúc đẩy ở trẻ ham muốn khám phá và gợi cho trẻ những ý tưởng sáng tạo bất ngờ. Thông qua những hình thức tổ chức HĐCG sử dụng VLTN sẽ tạo ra những cơ hội cho trẻ được rèn luyện các giác quan, phát triển khả năng tri giác nhanh nhạy, bồi dưỡng tư duy hình tượng và sức mạnh tưởng tượng. Trong những hình thức HĐCG sử dụng phối hợp VLTN, vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ được mở rộng, việc hình thành khái niệm, hiểu ý nghĩa của vạn vật xung quanh sẽ trở nên dễ dàng. Cảm xúc thẩm mỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên cũng nhanh chóng nảy nở.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
- Nguồn VLTN phong phú sử dụng trong các hình thức tổ chức HĐCG cho trẻ phải gần gũi, phù hợp với nhu cầu, khả năng nhận thức cũng như mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Quá trình khai thác những đặc điểm thẩm mĩ của VLTN vào hoạt động sáng tạo sản phẩm chắp ghép luôn gắn liền với những nhiệm vụ QS từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp các giai đoạn phát triển KNQS của trẻ và các hình thức tổ chức HĐCG sử dụng VLTN.
- Nội dung sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG lồng ghép nhiệm vụ rèn luyện KNQS cho trẻ cần bám sát kế hoạch thực hiện các chủ đề giáo dục trong chương trình GDMN.
3.2.5. Biện pháp 5: Đánh giá kết quả hình thành các kĩ năng quan sát và sử dụng VLTN trong HĐCG
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
- Hình thành cho trẻ thói quen tự tổ chức hoạt động QS, tự kiểm tra, đánh giá quá
trình, hiệu quả hoạt động của mình và của bạn trong nhóm lớp, rút ra những kinh nghiệm QS trong các hoạt động tiếp theo.
- Giúp trẻ củng cố các KNQS: Xác định mục đích QS; tiến hành các phương thức QS, mô tả, sử dụng kết quả QS trong hoạt động tạo hình; xem xét và đánh giá hiệu quả QS của mình
- Dựa trên kết quả đánh giá KNQS, GVMN có thể xác định được mức độ thành công trong hướng dẫn, phát triển KNQS cho trẻ, từ đó cùng trẻ phát hiện ra những gì cần kịp thời điều chỉnh và những cách thức điều chỉnh phương thức QS để có thể thành công hơn trong HĐCG.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Bước 1: Khuyến khích trẻ tự xem xét, đánh giá kết quả QS và sử dụng VLTN trong tổ chức hoạt động chắp ghép
Việc hình thành ở trẻ KN và thói quen tự xem xét, đánh giá kết quả sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG của mình và của bạn sẽ tạo cho trẻ cơ hội kiểm chứng lại mức độ phát triển KNQS của bản thân, từ đó trẻ điều chỉnh những hành động, những cách tiếp cận, QS đối tượng phù hợp hơn và vận dụng kết quả QS vào quá trình điều chỉnh hoạt động sử dụng VLTN sáng tạo các sản phẩm chắp ghép một cách hiệu quả nhất.
Việc hướng dẫn trẻ xem xét, đánh giá hiệu quả QS và sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG được diễn ra trong nhiều công đoạn của quá trình trẻ tham gia HĐCG:
+ Từ thời điểm trẻ tiếp xúc ban đầu với VLTN, thu thập thông tin về đặc điểm của các loại VLTN, suy nghĩ liên hệ với đề tài chắp ghép và đối tượng miêu tả để xác định mục đích QS.
+ Trong quá trình trẻ tiến hành các thao tác QS để tìm kiếm thông tin về những đặc điểm chung và đặc điểm thẩm mĩ của VLTN, liên tưởng nội dung miêu tả để hình thành ý tưởng sáng tạo trong HĐCG và suy tính phương thức thể hiện ý tưởng tạo hình đó.
+ Trong quá trình khai thác thông tin, hiểu biết, cảm xúc, biểu tượng đã tích lũy về VLTN và thực hành sử dụng các VLTN vào thể hiện mô hình chắp ghép theo ý tưởng, dự định tạo hình đã chọn.
+ Trong các hoạt động trưng bày và thưởng thức nghệ thuật và ứng dụng sản phẩm HĐCG từ VLTN vào các hình thức vui chơi, học tập ở trường mầm non, cùng nhau nhận xét, đánh giá thẩm mĩ các sản phẩm chắp ghép, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm QS và nhận ra những thành công của quá trình QS.
*/ Khuyến khích trẻ tự đánh giá
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã bắt đầu tự ý thức và đánh giá những hoạt động của bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên, để quá trình tự đánh giá bản thân của trẻ phát triển theo hướng tích cực rất cần đến sự quan tâm và hướng dẫn của người lớn. Ban đầu, việc đánh giá kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG của bản thân trẻ phụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài, nghĩa là trẻ chưa tự QS, nhận xét và đánh giá bản thân mà phần lớn phụ thuộc vào những lời nhận xét và đánh giá và sự hướng dẫn của người lớn.
- Trước khi tổ chức cho trẻ tự xem xét, đánh giá kết quả QS để sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG, GV và trẻ cần thống nhất rõ: mục đích, yêu cầu của từng hình