b. Chất thải rắn sản xuất
Trong quá trình hoạt động phát sinh các loại chất thải rắn gồm: bụi bột sơn, thanh nhôm bị lỗi, vỏ bao nguyên vật liệu. Khối lượng các loại nguyên vật liệu như sau:
Bụi bột sơn: Theo tài liệu “Control of volatile organic emissions from existing stationary sources – Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, 1977” lượng bụi bột sơn được tính toán bằng 7% lượng bột sơn đầu vào trong trường hợp bột sơn được thu hồi lại toàn bộ tương ứng với khối lượng.
Thanh nhôm bị lỗi: Lượng thanh nhôm bị lỗi trong quá trình sản xuất như: thanh nhôm bị va đập gây vênh, méo. Quá trình sản xuất tại công ty sử dụng dây chuyền tự động hóa trong hầu hết các khâu sản xuất vì vậy tỷ lệ sản phẩm bị lỗi nhỏ, theo thực tế sản xuất chiếm 0,5% sản lượng đầu ra tương đương.
Vỏ hộp nguyên liệu: Vỏ hộp nguyên liệu chủ yếu gồm vỏ thùng sơn. Bìa catong và bao bì các loại khác.
Các nguồn chất thải phát sinh trên nếu không được xử lý có thể gây ra những tác động như: bột sơn gây phát tán bụi vào môi trường khí, thanh nhôm bị lỗi làm chướng ngại, mất an toàn lao động, vỏ hộp thùng sơn có thể rơi vãi bột sơn dính ra môi trường , bìa cactong và bao bì khác chứa chất hữu cơ dễ phân hủy như giấy có thể phân hủy làm ô nhiễm nước mặt.
Bảng 7: Tổng hợp lượng chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất phát sinh
Loại chất thải | Nguồn phát sinh | Ghi chú | |
1 | Chất thải sinh hoạt | Quá trình sinh hoạt | Gây ô nhiễm đất, nước, không khí |
2 | Bụi bột sơn | Quá trình sơn | Gây phát tán môi trường khí |
3 | Thanh nhôm bị lỗi | Toàn bộ dây chuyền | Gây chướng ngại, mất an toàn lao động |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty cổ phần Thương Mại Bình Phát - 2
- Tình Hình Sản Xuất Sơn Tĩnh Điện Tại Việt Nam [33]
- Các Vấn Đề Môi Trường Phát Sinh Trong Quá Trình Sản Xuất Sơn Tĩnh Điện
- Phương Pháp Luận Kiểm Toán Chất Thải Do Unep/unido Đề Xuất,1991
- Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Nhà Máy Sơn Tĩnh Điện Bình Phát – Công Ty Cp Thương Mại Bình Phát
- Sơ Đồ Quá Trình Sơn Tĩnh Điện Tại Nhà Máy Sơn Tĩnh Điện Bình Phát
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Vỏ hộp thùng sơn | Sơn tĩnh điện | Gây rơi vãi bột sơn dính ra môi trường | |
5 | Bìa catong và bao bì khác | Từ vỏ thùng sơn và bao bì khác | Gây ô nhiễm nước mặt |
(Nguồn: Công ty cổ phần thương mại Bình Phát) [12].
Chất thải rắn là dòng thải lớn thứ hai (theo thể tích) chỉ sau nước thải. Nó bao gồm các cặn sơn (có thể ở dạng tái sử dụng được hoặc không thể tái sử dụng), vật liệu đóng gói (giấy, plastic) thải, nhôm vụn, ; bao bì hoặc chai lọ thuỷ tinh đựng hoá chất, giấy vụn, xỉ than, cặn dầu, bụi cặn xử lý nước, hoặc các hoá chất không sử dụng như các muối trung tính, chất hoạt động bề mặt...
c.Chất thải nguy hại
Nguồn chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của nhà máy bao gồm: bùn thải từ hệ thống nước thải, giẻ lau dính dầu, dầu mỡ thải, vỏ bao bì hóa chất độc hại, bóng đèn huỳnh quang thải. Theo thực tế đang vận hành thì khối lượng mỗi loại như sau:
Bảng 8 : Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh
Tên chất thải | Trạng thái tồn tại | |
1 | Cặn sơn | Rắn/Lỏng |
2 | Bóng đèn hỏng | Rắn |
3 | Bao bì có chứa hoặc bị nhiễm thành phần nguy hại (hộp dầu, hộp sơn, vỏ thùng sơn, hộp hóa chất...) | Rắn |
4 | Chất hấp thụ, vật liệu lọc dính nhiễm thành phần nguy hại (giẻ lau dính dầu, vật liệu dính dầu, hóa chất…) | Rắn |
5 | Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải | Lỏng |
6 | Phoi, mạt kim loại nhiễm dầu… | Rắn |
7 | Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải | Bùn |
(Nguồn: Công ty cổ phần thương mại Bình Phát) [12].
Lượng chất thải nguy hại này nếu thải ra môi trường sẽ gây độc với cơ thể con người và môi trường do vậy cần thu gom và bảo quản cẩn thận trước khi thuê đơn vị có chức năng xử lý CTNH tới vận chuyển và xử lý.
1.6. Tiếp cận phòng ngừa ô nhiễm trong ngành sơn tĩnh điện
1.6.1. Các cách tiếp cận quản lý môi trường
Cùng với sự phát triển các hoạt động sản xuất là sự gia tăng các chất ô nhiễm. Chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường, gây ra hàng loạt các thiệt hại trước mắt và lâu dài tới hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Lịch sử đã ghi nhận những bước tiến của con người trong quản lý môi trường với các cách quản lý sau:
Bỏ qua: Từ trước những năm 1960, con người đã không có hành động nào để giải quyết ô nhiễm, toàn bộ chất thải đều được thải tự do vào môi trường mà không hề được xử lý.
Pha loãng: Được áp dụng trong những năm 1960-1970 dựa trên khả năng tự làm sạch của môi trường. Tuy nhiên đây chỉ là một cách “lách luật” của các nhà sản xuất vì thực sự các vấn đề ô nhiễm không được giảm bớt, chất lượng môi trường không được cải thiện.
Hai cách tiếp cận quản lý môi trường trên được xem là cách quản lý thụ động. Các doanh nghiệp có thể bị các rủi ro như bị phạt tiền, bị kiện và phải đền bù cho người bị thiệt hại, bị di dời đến địa điểm khác hoặc có thể bị đóng cửa...
Xử lý cuối đường ống: Đây là một giải pháp được áp dụng rộng rãi từ những năm 1970-1980 đến tận hiện nay. Trước những yêu cầu chặt chẽ của các Luật bảo vệ môi trường, các Tiêu chuẩn môi trường... các doanh nghiệp buộc phải đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải. Do vậy biện pháp xử lý cuối đường ống cũng là một giải pháp tích cực tuy nhiên vẫn mang tính bị động và tốn kém.
Sản xuất sạch hơn (SXSH): Giải pháp sản xuất sạch hơn xuất hiện từ những năm 1980 với mục tiêu tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất, nghĩa là sẽ có một tỷ lệ nguyên vật liệu được chuyển vào thành phẩm thay vì bị loại bỏ. Không giống như xử lý cuối đường
ống chỉ làm giảm tải lượng ô nhiễm một cách thụ động, SXSH chủ động và phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn, từ đó mang lại các lợi ích kinh tế.
1.6.2. Sản xuất sạch hơn và lợi ích của SXSH
Theo định nghĩa của Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
SXSH còn có những tên gọi khác như: “ngăn ngừa ô nhiễm” (pollution prevention); “giảm thiểu chất thải” (waste reduction); “công nghệ sạch hơn” (cleaner technology); “giảm thiểu chất thải” (waste minimization); “giảm chất thải tại nguồn” (waste reduction at source)... Thực tế, tất cả đều mang ý nghĩa như nhau. Mục tiêu cao nhất vẫn là nhằm giảm việc phát sinh ra chất thải, khí thải.
Lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn:
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay nhỏ, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Ðến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10- 15%[17].
Khi áp dụng SXSH, doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn [17].
SXSH không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường, các lợi ích bao gồm:
• Cải thiện hiệu suất sản xuất;
• Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
• Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
• Giảm ô nhiễm;
• Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
• Tạo nên hình ảnh của công ty tốt hơn;
• Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn;
• Tiếp cận với các nguồn tài chính dễ dàng hơn;
• Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường.
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát.
Km 35+600- Quốc lộ 5A - xã Cẩm Điền Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương.
Hình 1 : Vị trí Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát
2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 04/2015- 11/2015.
2.3 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá Dây chuyền công nghệ sản xuất tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát.
- Nguyên nhiên liệu sử dụng, sản phẩm của nhà máy, chất thải phát sinh tại nhà máy, sản xuất sạch hơn, các biện pháp quản lý…
- Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát.
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận đánh giá SXSH
Lý thuyết cơ bản sau mỗi đánh giá SXSH là bất kỳ vật chất nào đi vào một nhà máy thì sẽ đi ra dưới dạng này hay dạng khác, giả định căn bản được đưa ra là nguyên liệu được dữ trữ thì sẽ không trải qua bất kỳ sự biến đổi nào về dạng và chất.
Một số cơ quan nghiên cứu về môi trường hàng đầu đã đưa ra phương pháp luận SXSH bao gồm một số phương pháp sau:
Phương pháp luận của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) (hình 2)
Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (United State Environmental Protection Agency) là cơ quan đầu tiên xây dựng phương pháp luận nghiên cứu về giảm thiểu chất thải (GTCT) một cách có hệ thống bằng chương trình GTCT từ năm 1985. Quy trình thực hiện [3].
Phương pháp luận của UNEP (hình 3)
Trên cơ sở phương pháp SXSH do Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ đưa ra, SXSH đã được bắt đầu từ những năm 1985-1999 ở các nước công nghiệp phát triển. Năm 1990, Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc đã bắt đầu chương trình SXSH của mình bằng việc khuyến khích hỗ trợ thông qua các dự án “Những chiến lược và cơ chế đầu tư cho SXSH tại các nước đang phát triển” nhằm giúp các nước đang phát triển giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do hoạt động công nghiệp. Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đưa ra khuyến cáo việc áp dụng SXSH nhằm giúp cho nền công nghiệp có khả năng cạnh tranh có lợi nhuận trách nhiệm đối với môi trường. Phương pháp luận SXSH do UNEP/UNIDO đề xuất. [4].
NHẬN DẠNG NHU CẦU GIẢM THIỂU CHẤT THẢI
LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
- Cam kết quản lý
- Đặt mục tiêu cho chương trình
Lựa chọn mục tiêu đánh giá mới và đánh giá lại lựa chọn trước đó
Báo cáo đánh giá của những cơ hội
Báo cáo cuối cùng gồm những cơ hội kiến nghị
Lặp lại quy trình
GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ
- Lấy số liệu và công nghệ
- Xác định mục tiêu ưu tiên
- Thành lập nhóm SXSH
- Kiểm tra hiện trạng và số liệu
- Đưa ra các cơ hội
- Lựa chọn các cơ hội và giải pháp để liên tục nghiên cứu
PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ
THI
- Đánh giá kỹ thuật
- Đánh giá kinh tế
THỰC HIỆN
- Hiệu chỉnh dự án và góp vốn
- Lắp đặt (thiết bị)
- Thực hiện
- Đánh giá
Tổ chức đánh giá và cam kết tiến hành
DỰ ÁN GIẢM THIỂU CHẤT THẢI THỰC HIỆN THÀNH CÔNG
Hình 2 : Quy trình đánh giá giảm thiểu chất thải của EPA