Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái


3 2 3 Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch sinh thái 3 2 3 1 Xây dựng 1


3.2.3. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch sinh thái

3.2.3.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch sinh thái

NCS xác định yêu cầu để phát triển DLST là 3 tiêu chí sau: hệ sinh thái tự nhiên có tính đa dạng sinh thái cao, ĐKSKH ảnh hưởng tới sức khỏe DK khi đi DL, địa hình tạo điều kiện đi lại.

a. Tiêu chí hệ sinh thái tự nhiên

Một trong những yêu cầu đầu tiên có thể tổ chức DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Trên thực tế, hoạt động DL thường diễn ra ở các khu rừng nơi có đa dạng sinh học cao và có cuộc sống hoang dã, đặc biệt tại các rừng đặc dụng như VQG, KBT. Bên cạnh đó, các hệ sinh thái nhân văn như nông thôn, khu dân cư của dân tộc thiểu số cũng có thể triển khai DLST. Trong các thành phần tự nhiên, tiêu chí sinh vật, nhất là sự ĐDSH (đa dạng HST, đa dạng về loài), sự xuất hiện của những loài động thực vật quí hiếm là tiêu chí quan trọng để đánh giá ĐKTN và TNTN, vì nó quyết định sức thu hút DK.

Trên cơ sở hiện trạng tài nguyên rừng, dựa vào ý kiến chuyên gia và ý kiến DK, dựa vào kết quả khảo sát thực địa, có thể nhận thấy: Kiểu rừng á nhiệt thường xanh rất đa dạng về thành phần loài, về nguồn gen, mức độ tập trung nhiều loài quí hiếm sẽ có mức độ hấp dẫn du khách và khả năng khai thác cho DLST lớn.

b. Tiêu chí sinh khí hậu

ĐKSKH tác động đến hoạt động DLST ở hai mặt: phù hợp với sức khỏe của con người trong quá trình đi du lịch và điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức du lịch sinh thái tại điểm tài nguyên. Đối với DLST, những nơi có mùa khô kéo dài, số ngày mưa ít, ít mưa, nhiệt độ không cao lắm là điều kiện thuận lợi cho tổ chức các tour DLST.

c. Tiêu chí địa hình

Đối với LHDL sinh thái, ngoài các yếu tố tự nhiên, văn hóa bản địa và khí hậu thì yếu tố địa hình khu vực tổ chức LHDL này cũng cần xét đến ở khía cạnh tạo nên sự hấp dẫn của cảnh quan cũng như điều kiện đi lại.

Theo ý kiến chuyên gia, dựa vào đặc điểm và yêu cầu của DLST (mục 1.2.1.5), mức độ đánh giá và điểm của tiêu chí sinh vật, tiêu chí ĐKSKH và tiêu chí địa hình cho phát triển DLST có thể sử dụng kết quả đánh giá các tài nguyên này cho phát triển DLTQ (mục 3.2.1). Trọng số của các tiêu chí được xác định bằng so sánh cặp

theo ma trận tam giác. Mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí giảm dần như sau: Sinh vật, Địa hình và ĐKSKH (phụ lục 5.3)

3.2.3.2. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch sinh thái

Kết quả điểm đánh giá theo các mức và điểm trung bình cộng (áp dụng công thức CT1) của các tiêu chí như sau

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLST của các vùng Nam Bộ


Tiêu chí


Vùng

Địa h nh

Sinh vật

Sinh khí hậu


Điểm TB


Mức đánh giá


0.33


0.5


0.17

I.1

3

4

2

3.33

RTL

I.2

3

3

3

3.00

TL

I.3

4

4

4

4.00

RTL

II.1

1

4

3

2.84

TL

II.2

1

1

3

1.34

ITL

II.3

3

1

3

2.00

TĐTL

II.4

4

3

3

3.33

RTL

II.5

1

4

1

2.50

TĐTL

II.6

2

4

1

2.83

TL

II.7

4

4

1

3.49

RTL

II.8

3

4

3

3.50

RTL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Dựa trên điểm trung bình cộng của các tiêu chí, kết quả mức độ thuận lợi của các vùng cho phát triển DLST được đánh giá như sau: Mức đánh giá RTL cho DLST là 5 vùng I.1, I.3 và II.4, II.7, II.8, 5 vùng này có ĐKSKH rất thuận lợi, có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhiều KDTSQ và địa hình thuận lợi cho di chuyển, đó là hai vùng biển đảo II.7, II.8, nơi có hệ sinh thái san hô, rừng nguyên sinh có giá trị cao. Có 3 vùng đạt mức đánh giá TL cho phát triển DLST, các vùng trên đất liền như I.2, II.1, II.6 cũng đạt mức thuận lợi cho phát triển DLST. Các vùng này có đặc điểm chung đã phân tích ở DLTQ là có nhiều HST độc đáo, nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia được xếp hạng thế giới như VQG Nam Cát Tiên, Lò Gò Xa Mát, U Minh, Tràm Chim, KDTSQ Đất Mũi, v.v. Các hoạt động DLST như trải nghiệm giá trị cảnh quan, sinh thái và đa dạng sinh học các kiểu rừng ngập nước, rừng ngập mặn, HST biển đảo vùng đảo ven bờ. Các vùng II.1, II.6 khác với các vùng khác là “Thế giới sông nước Mê kông” với những giá trị tiêu biểu gắn với các sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù như: du lịch sinh thái cảnh quan sông nước dọc theo sông Tiền, sông Hậu, trong hệ thống các kênh rạch, trải nghiệm

đi bộ, đi thuyền trong các không gian khác nhau trong ngày, có thể kết hợp tìm hiểu cuộc sống cộng đồng trên ghe, thuyền, trải nghiệm cuộc sống của người dân TNB mùa nước nổi, trải nghiệm giá trị văn hoá ẩm thực gắn với sông nước (sản vật từ dừa Bến Tre, sản vật từ sen Đồng Tháp, hải sản ở Cà Mau, Bạc Liêu) .... Vùng II.3,

II.5 được đánh giá ở mức tương đối thuận lợi vì ở đây đa dạng sinh học không cao, vùng II.2 ở mức điểm ITL cho phát triển DLST do mức độ tập trung của các HST chủ yếu là nông nghiệp, sinh vật đơn điệu.


3 2 4 Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch văn hóa NCS xác định 3 2


3.2.4. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch văn hóa

NCS xác định 3 tiêu chí quan trọng để PTDL văn hóa là: DSVH là những tiền đề, cơ sở quan trọng trong việc hình thành LHDL văn hóa vì mục đích chính của LHDL này là nhằm nâng cao hiểu biết, vốn văn hóa thông qua các chuyến đi du lịch tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của nơi đến. DSVH gồm có vật thể và phi vật thể là những đối tượng chủ yếu của LHDL này. Điều kiện SKH chỉ là điều kiện cho việc tổ chức DLVH.

3.2.4.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch văn hóa

a. Tiêu chí DSVH vật thể

DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm DTLS - VH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [110] Nam Bộ có DSVH vật thể có giá trị cho phát triển DLVH rất đa dạng, tuy nhiên, chiếm số lượng nhiều và có ý nghĩa lớn là những loại hình di sản như: DTLSVH, danh lam thắng cảnh, ngoài ra còn các điểm bảo tàng, khu sân gold và các thiết chế văn hóa khác. Trong đánh giá mức độ hấp dẫn của các DSVH vật thể có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá mang tính định lượng như mật độ di tích, tổng số di tích [99]. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chỉ thể hiện được số lượng mà không thể hiện được chất lượng. Chất lượng là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của các di sản, các di sản được xếp hạng cao là những nơi thu hút rất lớn DK. Vậy, tiêu chí để xác định chất lượng di sản là số lượng di tích được xếp hạng cao (xếp hạng quốc tế, quốc gia đặc biệt và quốc gia). Chính vì vậy, các chỉ tiêu, mức đánh giá và điểm đánh giá của tiêu chí DSVH vật thể cho phát triển DLVH được xác định (mật độ ở bản đồ 8) Bảng 3.10. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí DSVH vật thể cho DLVH

Chỉ tiêu chính

(Mật độ và số di tích được xếp hạng theo vùng)

Mức đánh giá

Điểm đánh giá

Mật độ DTLS - VH dày đặc >20 di tích/100km2, có ít nhất 20 di

tích xếp hạng quốc gia hoặc 1-2 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt

RTL

4

Mật độ DTLS - VH trung bình 10-20 di tích/ km2, có ít nhất 3 di

tích xếp hạng quốc gia và phân bố tập trung

TL

3

Mật độ DTLS - VH thưa 2-5 di tích/100 km2, có dưới 3 di tích

được xếp hạng quốc gia.

TĐTL

2

Mật độ DTLS - VH rất thưa <2 di tích/100 km2, không có di tích

được xếp hạng

ITL

1

b. Tiêu chí DSVH phi vật thể

DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Đối với khu vực Nam Bộ, một số loại hình DSVH phi vật thể chủ yếu có thể khai thác phục vụ mục đích PTDL như: các lễ hội truyển thống, nghề và làng nghề truyền thống, diễn xướng dân gian, các làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực ...…

Trong đánh giá mức độ hấp dẫn (thuận lợi) của DSVH phi vật thể, tính đặc sắc, độc đáo và đặc trưng địa phương là những yếu tố mang ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, các DSVH phi vật thể được xếp hạng là di sản quốc gia hoặc chúng được thể hiện trong không gian của các di tích mang ý nghĩa quốc gia đặc biệt. Trong tiêu chí DSVH phi vật thể, các chỉ tiêu, mức độ và điểm đánh giá được xác định

Bảng 3.11. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí DSVH phi vật thể cho DLVH


Chỉ tiêu chính

(Mật độ và số di tích được xếp hạng theo vùng )


Mức đánh giá

Điểm

đánh giá

DSVH phi vạ t thể đạ c sắc, đọ c đáo và đa dạng về loại hình, trong đó có loại hình đu ợc xếp hạng quốc gia hoạ c

gắn với di tích xếp hạng quốc gia đạ c biẹ t.

RTL

4

DSVH phi vạ t thể đạ c sắc, đọ c đáo, đa dạng về loại

hình và mang ý nghĩa liên vùng

TL

3

Đa dạng về loại hình DSVH phi vạ t thể và mang ý nghĩa

vùng

TĐTL

2

Chỉ có các loại hình DSVH có ý nghĩa địa phu o ng (làng,

xã)

ITL

1

c. Tiêu chí SKH

Cũng giống như DLTQ và DLST, ĐKSKH cần phù hợp với sức khỏe và là điều kiện cho tổ chức, triển khai DLVH. Do vậy, theo ý kiến chuyên gia, đối với DLVH, ĐKSKH có thể sử dụng kết quả đánh giá đối với DLST và DLTQ. Mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí DSVH vật thể, phi vật thể và điều kiện SKH như sau: ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố DSVH vật thể, thứ hai DSVH phi vật thể và thứ ba là ĐKSKH.

3.2.4.2. Tiến hành đánh giá cho du lịch văn hóa

a. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1] Kết quả đánh giá cho tiêu chí DSVH vật thể ở mức TL. Mật độ di tích DSVH vật thể từ mức trung bình đến dày (10-20 di tích/100km2). Mật độ dày tập trung chủ yếu ở khu vực tỉnh Bình Phước có 26 DSVH vật thể được công nhận, trong đó có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, các DTLS như KBT văn hoá các dân tộc thiểu số sóc Bom Bo, nơi bản làng của người S‟tiêng, di tích Bù Đăng Bù Đốp, điểm DL quốc gia Tà

Thiết gắn với các DTLS quốc gia đặc biệt và đường Hồ Chí Minh. DTLS đường Trường Sơn ở Bình Phước là đoạn cuối đường mòn HCM, nằm trong hệ thống di tích quốc gia đặc biệt DTLS Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh. Ở Đồng Nai (Long Khánh) có khu mộ cổ Hang Gòn - di tích đã được xếp hạng và ghi vào danh mục các DTLS ''mộ Đông Dương - mộ Dolmen Hàng Gòn'', tiêu biểu cho nền văn hoá cổ đại xuất hiện cách đây khoảng hơn 2.500 năm và có quy mô nhất tại Việt Nam còn được bảo tồn. Vùng còn có nền văn hoá độc đáo đặc sắc của nhiều người dân tộc thiểu số như S‟tiêng, Khmer, Hoa, Nùng, Tày,v.v. nhiều lễ hội được xếp hạng tại đây như tại Bình Phước Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12, lễ hội cầu mưa (người Xtiêng) được tổ chức vào đầu mùa mưa, theo từng bon (buôn làng), lễ bỏ mả (dân tộc Êde, Bana), lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng, lễ mừng lúa mới (người Khmer.) Tại Long Khánh (Đồng Nai) đồng bào Chơro có lễ hội Sayangva (lễ mừng lúa mới), lễ hội Sayangbri (lễ cúng thần rừng), lễ ăn nhang - lễ hội chỉ còn tồn tại ở ấp Bầu Trâm (xã Bàu Trâm-Long Khánh), người Hoa sinh sống trên khu vực này cũng duy trì các văn hoá truyền thống của mình, đáng kể có lễ Tả Tài Phán (Vạn Nhân Duyên). Người Mạ có loại hình hát kể Tăm pơt (Đồng Nai) là hát kể đối đáp. Người Stieng có đặc biệt sử thi Ot N‟Drong - một trong những bộ sử thi độc đáo của Việt Nam. Với những nét riêng, ẩn chứa nhiều bí ẩn trong từng lễ hội tạo cho DK cũng như các nhà nghiên cứu văn hóa đến khám phá và tìm hiểu cũng như thưởng thức các phần hội vui nhộn và mang ý nghĩa nhân văn của văn hóa bản địa. Trong vùng có nhiều làng nghề truyền thống còn được bảo tồn như nghề dệt thổ cẩm của người Stieng, làng bè của người dân sinh sống xung quanh các hồ chứa lớn, làng nghề mộc mỹ nghệ. Kết quả đánh giá 2 tiêu chí DSVH vật thể và DSVH phi vật thể ở mức TL, tiêu chí ĐKSKH ở mức tương đối thuận lợi.

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí