Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Bằng Phương Thức Xem Xét Và Quyết Định Của Tòa Án


quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong thời kỳ mới, Luật Xử lý VPHC đã giao cho Tòa án xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC. Đây là một vấn đề hoàn toàn mới, mang tính đột phá trong pháp luật Việt Nam.

2.2.1. Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bằng phương thức xem xét và quyết định của Tòa án

Luật xử lý VPHC năm 2012, được Quốc hội thông qua ngày 20-6-2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2013. So với Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002, Luật xử lý VPHC năm 2012, có nhiều quy định mới về hình thức xử lý, thẩm quyền xử lý VPHC, thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt VPHC cũng như mức xử phạt... Một trong những điểm mới quan trọng của Luật xử lý VPHC là quy định về các BPXLHC do TAND xem xét, quyết định.

Tại Phần thứ ba Luật xử lý VPHC năm 2012 quy định có 4 BPXLHC, bao gồm: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 89); biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 91); biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (Điều 93); biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Điều 95). Theo khoản 2 điều 105 của Luật xử lý VPHC: “Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” [39, tr.160]. Và theo quy định tại Điều 106 thì: “Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” [39, tr.160].

Thực hiện Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12-6-2012 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII; Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH13 ngày 20-7-2012 của Uỷ ban thường vụ Quốc


hội triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII. Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC tại TAND (sau đây gọi là Pháp lệnh).

Việc ban hành Pháp lệnh với mục tiêu là nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; bảo đảm việc xem xét, quyết định của Tòa án được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, dân chủ, công bằng, minh bạch, bảo đảm khách quan, chính xác; bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền con người, trong đó có quyền của người chưa thành niên; đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

2.2.2. Bảo đảm bằng việc điều chỉnh của pháp luật về trình tự thủ tục xem xét và quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC tại TAND quy định một số nội dung cơ bản sau:

1. Quy định về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - 8

2. Quy định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng BPXLHC; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng BPXLHC còn lại.

3. Quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại, kiến nghị; giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với các quyết định của Tòa án, hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng BPXLHC.

Với quy định như vậy, pháp luật hiện hành đã có những tác động tích


cực trong việc bảo vệ quyền con người trong quá trình áp dụng các BPXLHC. Cụ thể là:

Thứ nhất, theo quy định của Luật xử lý VPHC thì Tòa án không chỉ được giao xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Điều 105 Luật xử lý VPHC năm 2012 ) mà còn có thẩm quyền xem xét cho hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng BPXLHC; giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian áp dụng BPXLHC còn lại (Điều 111 - Điều 112 của Luật xử lý VPHC, 2012). Vì vậy, việc quy định Pháp lệnh điều chỉnh các vấn đề về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng BPXLHC; các vấn đề về trình tự, thủ tục xem xét cho hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng BPXLHC; giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian áp dụng BPXLHC còn lại, như tại Điều 1 của Pháp lệnh sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để Tòa án thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mới theo quy định của Luật xử lý VPHC.

Trường hợp Pháp lệnh này chỉ quy định về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng BPXLHC thì vẫn phải ban hành một Pháp lệnh khác về trình tự, thủ tục xem xét cho hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng BPXLHC; giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian áp dụng BPXLHC còn lại; như vậy, sẽ gây thêm tốn kém về vật chất, thời gian, công sức cho việc xây dựng Pháp lệnh đó.

Thứ hai, các quy định về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được xây dựng tương tự như thủ tục tố tụng của Tòa án; theo đó, việc xem xét, quyết định áp dụng BPXLHC được thực hiện thông qua phiên họp do một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công thực hiện; phiên họp có sự tham gia của cơ quan đề nghị áp dụng


BPXLHC, đại diện Viện kiểm sát cùng cấp, người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên.

Với các nội dung nêu trên, khi Pháp lệnh được thông qua và có hiệu lực thi hành, việc xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ được tiến hành chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công bằng và minh bạch hơn, khắc phục tình trạng đơn phương quyết định của cơ quan hành chính trước đây; người bị đề nghị áp dụng BPXLHC, người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có cơ hội được trình bày ý kiến, cung cấp tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án - Điều này phù hợp với yêu cầu về cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp với các văn kiện Quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo quy định của Pháp lệnh thì việc xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC được tiến hành trên cơ sở Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ đề nghị của người có thẩm quyền, kết hợp với xem xét ý kiến của người đề nghị, người bị đề nghị tại phiên họp (mà không phải là một vụ án hình sự hay vụ án hành chính) nên việc quy định giao cho một Thẩm phán xem xét, quyết định thông qua một phiên họp là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về việc xem xét, giải quyết các việc thuộc thẩm quyền của Tòa án (Ví dụ: Tòa án có thể giải quyết các việc dân sự yêu cầu tuyên bố một người mất tích, một người là đã chết ... bằng một Thẩm phán). Từ đó, có thể tiết kiệm nhân lực, thời gian xem xét, quyết định mà vẫn bảo đảm tính công khai, khách quan trong việc xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC nêu trên. Bên cạnh đó, các quy định về thời hạn trong quá trình Tòa án thụ lý, xem xét và quyết định áp dụng BPXLHC theo Pháp lệnh là ngắn hơn so với các quy định về thời hạn trong tố


tụng sẽ góp phần bảo đảm cho việc đưa ra quyết định của Tòa án phù hợp với tính chất đặc thù của việc áp dụng các BPXLHC đó là: nhanh gọn, kịp thời, chính xác và hiệu quả.

Với quy định về việc đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC và phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng BPXLHC của Thẩm phán, việc chấp hành pháp luật của người bị đề nghị áp dụng BPXLHC hoặc đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, kể từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị cho đến trước thời điểm Thẩm phán kết luận phiên họp (khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh) sẽ bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, đồng thời không ảnh hưởng đến nguyên tắc “Khi xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [47].

Với quy định về việc Thẩm phán được phân công giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng BPXLHC có thể tham vấn hoặc trưng cầu ý kiến của các chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học và chính quyền địa phương nơi người bị đề nghị áp dụng BPXLHC cư trú để làm rò thêm tình trạng sức khoẻ, tâm lý, điều kiện sống, học tập của họ (khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh), sẽ bảo đảm việc đưa ra quyết định của Tòa án chính xác, đúng đối tượng và hiệu quả. Quy định này cũng là cơ sở pháp lý để Tòa án phối hợp tốt hơn với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong công tác đấu tranh với các hành vi VPHC, đặc biệt là các VPHC do người chưa thành niên thực hiện.

Với quy định về trình tự, thủ tục cho hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng BPXLHC phải được thực hiện bằng một phiên họp có sự tham gia của đại diện cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị và đại diện Viện kiểm sát cùng cấp; quyết định về việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng


BPXLHC có thể bị khiếu nại hoặc kiến nghị sẽ bảo đảm việc cho hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng BPXLHC được tiến hành chặt chẽ, nghiêm minh, đúng pháp luật, đồng thời cũng bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng BPXLHC.

Về trình tự, thủ tục giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc cho miễn chấp hành phần thời gian áp dụng BPXLHC còn lại, do người có thẩm quyền đề nghị trong trường hợp này là Hiệu trưởng Trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc và Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định là Tòa án nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không phải là Tòa án nơi cơ quan đề nghị trước đó có trụ sở nên dự thảo Pháp lệnh không quy định đại diện cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị phải tham gia phiên họp của Tòa án. Tuy nhiên, với các quy định về việc quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị và phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định áp dụng BPXLHC, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị và Viện kiểm sát cùng cấp, đồng thời quy định cụ thể về các tài liệu mà người có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc cho miễn chấp hành phần thời gian áp dụng BPXLHC còn lại phải gửi cho Tòa án khi đề nghị Tòa án xem xét thì trình tự, thủ tục giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc cho miễn chấp hành phần thời gian áp dụng BPXLHC còn lại vẫn bảo đảm chặt chẽ, nghiêm minh, bảo đảm quyền của người bị áp dụng BPXLHC, bảo đảm việc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát.

2.2.3. Bảo đảm bằng việc quy định về khiếu nại, kiến nghị, giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với các quyết định của Tòa án, hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Các quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại, kiến nghị, giải quyết khiếu


nại, kiến nghị đối với các quyết định của Tòa án và hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng BPXLHC đã bảo đảm quyền khiếu nại, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Do các quyết định của Tòa án có liên quan trực tiếp đến việc hạn chế tự do của người bị áp dụng BPXLHC được đưa ra trên cơ sở tiến hành các thủ tục giống như thủ tục sơ thẩm giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nên trình tự, thủ tục khiếu nại, kiến nghị; giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với các quyết định của Tòa án được quy định tương tự như thủ tục phúc thẩm là cần thiết, bảo đảm cho việc xem xét khách quan, đúng pháp luật; đồng thời trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng BPXLHC tại Tòa án được tiến hành tương tự như thủ tục tố tụng; người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên đã được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án nên thực chất đây là một quyết định tư pháp. Do đó, việc không quy định thủ tục khởi kiện đối với các quyết định của Tòa án là phù hợp. Nếu nhìn nhận quyết định áp dụng BPXLHC của Tòa án như một quyết định hành chính thông thường và cho phép người bị áp dụng khởi kiện quyết định của Tòa án thì sẽ làm kéo dài việc xử lý không cần thiết, ảnh hưởng đến thời hiệu áp dụng BPXLHC quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật xử lý VPHC, gây lãng phí thời gian, tiền bạc của người dân và quan trọng hơn là việc Tòa án phải mở phiên tòa để xem xét tính hợp pháp của quyết định do chính Tòa án ban hành sẽ không bảo đảm sự vô tư của Thẩm phán khi tiến hành tố tụng.

2.2.4. Về nội dung biện pháp xử lý hành chính do toa án nhân dân xem xét, quyết định

Theo Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội về “việc thi hành Luật Xử lý VPHC”, thì riêng các quy định liên quan đến việc


Xử lý hành chính do TAND xem xét, quyết định áp dụng có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. So với Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002, Luật Xử lý VPHC có nhiều quy định mới về hình thức Xử lý, thẩm quyền Xử lý VPHC, thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt VPHC.

* Tòa án có thẩm quyền quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Xử lý VPHC là quy định về các BPXLHC do TAND xem xét, quyết định. Luật Xử lý VPHC quy định có 4 BPXLHC, bao gồm: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 89); biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 91); biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (Điều 93); biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Điều 95). Trong đó theo khoản 2 Điều 105 Luật Xử lý VPHCquy định: “Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” [39, tr.160]. Cũng theo quy định tại Điều 106 của Luật Xử lý VPHC, thì: “Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” [39, tr.160].

Việc chuyển thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ Chủ tịch UBND sang TAND là nội dung thay đổi rất lớn so với Pháp lệnh Xử lý VPHC trước đây, phù hợp với xu hướng tiến bộ, dân chủ hiện nay. Việc giao Toà án quyết định áp dụng các BPXLHC nêu trên theo thủ tục tư pháp sẽ tạo điều kiện cho đương sự, luật sư, người bào chữa được tham dự để bảo vệ quyền lợi của đương sự, bảo đảm dân chủ, khách quan, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế. Xét về bản chất thì các BPXLHC do Tòa án xem xét, quyết định áp dụng là những biện pháp mang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022