Thực Trạng Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Ở Tỉnh Lâm Đồng


EclipseCrossword là phần mềm miễn phí, giúp biên soạn các bảng đố ô chữ. Người sử dụng chỉ việc nạp danh sách các từ muốn đố, giải thích cho mỗi từ. Sau đó, EclipseCrossword sẽ tự tạo ra bảng từ phù hợp.

1.4.5.12. Snagit 10


Hình 1 21 Cửa sổ làm việc của Snagit 10 Snagit là phần mềm chụp ảnh màn hình 1

Hình 1.21. Cửa sổ làm việc của Snagit 10

Snagit là phần mềm chụp ảnh màn hình, quay lại đoạn video có sẵn trên mạng mà không down về được.... Hỗ trợ nhiều định dạng ảnh, định dạng video.

Công việc rất đơn giản chỉ cần ấn nút chụp hoặc quay, rồi save file vừa thực hiện vào vị trí mong muốn.

1.5. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở tỉnh Lâm Đồng‌

Theo điều tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, từ năm 2008, Sở đã hưởng ứng thực hiện, triển khai các quyết định, chỉ thị của chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009, chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008, nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6/11/ 2009) một cách nghiêm túc và đạt một số hiệu quả nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Hiện nay, cấp THPT trong tỉnh có 58 trường. Trong đó:

- 100% các trường đều có cán bộ cốt cán được đào tạo CNTT.


- Hệ thống máy vi tính, máy chiếu,...được trang bị đầy đủ. Đặc biệt là một số trường ở huyện thị 100% phòng học đều có máy chiếu, máy vi tính rất thuận tiện cho việc dạy và học của GV và HS ( trường THPT chuyên Thăng Long, trường THPT Bảo Lộc, trường THPT Nguyễn Du...).

- 100% các trường có ADSL, kết nối mạng với các website của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hiện website của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng và của một số trường hoạt động rất tốt, phục vụ cho công tác quản lí của Sở, công tác dạy học của GV và học tập của HS. Bên cạnh đó, các diễn đàn của GV (diễn đàn Vật lý Lâm Đồng, diễn đàn Lâm Đồng dạy và học, diễn đàn dạy học intel...) cũng đem lại nhiều ứng dụng thiết thực.

- Năm 2009, được sự tài trợ bởi các dự án giáo dục và đầu tư của ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng đã đầu tư 38 triệu VNĐ vào phần mềm, tư vấn bảo trì và khoảng 8 tỉ VNĐ cho việc trang bị máy tính và các thiết bị CNTT.

- Năm học tới, 2012-2013, Sở yêu cầu các trường phải có hệ thống quản lí điểm, và hệ thống học trực tuyến ở 12 huyện thị của tỉnh.

Như vậy, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, Ngành liên quan, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập trung phát triển, đầu tư CNTT cho các trường THPT trong tỉnh, và cho tới nay hiệu quả đạt được là:

- 100% các GV của các trường đều có khả năng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử.

- CNTT mang lại những hiệu quả to lớn trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần quan trọng trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học cho GV. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những


đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình.

- Các trường đều có GV tham dự cuộc thi “Thiết kế giáo án điện tử” do Microsoft tổ chức và đoạt giải II. Khá đông các trường có HS tham dự cuộc thi “Khoa học kỹ thuật” của Intel Icept và gặt hái được nhiều thành tựu.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại:

- Từ những khó khăn ban đầu như: giáo viên không có điều kiện tự học, tự bồi dưỡng về tin học; các phương tiện thiết bị để hỗ trợ dạy học bằng giáo án điện tử tại các trường còn nhiều thiếu thốn...Dẫn đến trình độ ứng dụng tin học, ứng dụng CNTT trong dạy học của một số bộ phận giáo viên tại các trường THPT đặc biệt là các trường vùng ven còn rất nhiều hạn chế,.

- Mặt khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một thối quen khó thay đổi. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy theo phương pháp tư duy sáng tạo… cho HS vẫn còn mới mẻ đối với GV. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy trọn vẹn tính tích cực và tính hiệu quả của nó.

- Một số GV thấy được sự tiện ích của máy tính đã soạn giảng 100% giáo án điện tử cho các tiết dạy của mình. Tuy nhiên điều này chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân mà cụ thể là với những bài học có nội dung ngắn, không có nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh; hay với những bài có mạch kiến thức “vận dụng” lại đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến ứng dụng không đúng lúc, đúng chỗ, nhiều khi trở thành lạm dụng.

- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn gặp nhiều lúng túng, chưa đề ra được tiêu chí đánh giá cụ thể cho tiết học có ứng dụng CNTT.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1‌


Ở chương này chúng tôi đã trình bày được những vấn đề sau:

Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Tìm hiểu một số đề tài thiết kế E-book của sinh viên, học viên cao học trong những năm gần đây; phân tích những ưu, nhược điểm, rút ra những kinh nghiệm để thực hiện đề tài.

Những đổi mới trong giáo dục ở THPT: Phân tích thực trạng dạy học ở THPT và căn cứ vào quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục THPT để từ đó có định hướng đổi mới chương trình giáo dục THPT.

Nhận thấy vai trò tự học là rất quan trong trong quá trình học tập của HS, nó giúp HS tự tìm ra tri thức, nắm vững tri thức và chủ động đạt tới thành công trong cuộc sống. Nên chúng tôi đã trình bày khái niệm tự học, các hình thức tự học, và các giai đoạn tự học (chu trình tự học).

Một trong những hình thức tự học là HS sử dụng E-book, chúng tôi đã nghiên cứu về khái niệm E-book, các loại E-Book, ưu và nhược điểm. Và để hoàn thành một E-book có tích hợp các hình ảnh, phim thí nghiệm, có phần kiểm tra trắc nghiệm, giải trí…cần căn cứ vào yêu cầu thiết kế E-book và các phần mềm để thiết kế.

Cuối cùng là tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở Lâm Đồng. Nhận định từ kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân chủ yếu của việc ứng dụng CNTT chưa được triển khai rộng một phần là do cơ sở vật chất chưa được đáp ứng được, phần khác là do trình độ tin học của giáo viên và học sinh còn hạn chế.


Chương 2


SỬ DỤNG PHẦN MỀM COURSELAB THIẾT KẾ EBOOK CHƯƠNG “NHÓM OXI – LƯU HUỲNH” LỚP 10 NÂNG CAO‌


2.1. Tổng quan về chương “Nhóm oxi – lưu huỳnh”‌

2.1.1. Mục tiêu dạy học‌

Về kiến thức

HS biết vận dụng những kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử… để hiểu được:

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của các đơn chất O2, O3, S.

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của các hợp chất của oxi (H2O2) và của lưu huỳnh (H2S, SO2, SO3, H2SO4).

- Những ứng dụng quan trọng của oxi, lưu huỳnh và hợp chất của chúng.

Về kỹ năng

Tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng

- Thực hành một số thí nghiệm về tính chất hóa học của O2, S và hợp chất của chúng (H2O2, H2S, SO2, H2SO4).

- Quan sát, phân tích, tổng hợp và dự đoán tính chất…để giải thích các hiện tượng thí nghiệm và một số hiện tượng trong tự nhiên (ô nhiễm không khí, đất, nước, sự suy giảm tầng ozon, mưa axit…).

- Lập phương trình hóa học của các phản ứng, đặc biệt là phản ứng oxi hóa – khử, xác định chất khử, chất oxi hóa.

- Giải bài tập định tính định lượng có liên quan đến kiến thức hóa học của chương.

Về giáo dục tình cảm, thái độ

Thông qua nội dung kiến thức và thí nghiệm hóa học của chương để giáo dục HS tình cảm, thái độ và ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường


không khí, thái độ đúng đắn đối với các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ý thức bảo vệ tầng ozon.

2.1.2. Cấu trúc nội dung‌

Chương 6: NHÓM OXI bao gồm các nội dung sau:

1. Khái quát về nhóm oxi

- Vị trí của nhóm oxi trong bảng tuần hoàn.

- Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử, tính chất.

- Sự biến biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

2. Oxi, Ozon và Hidropeoxit

- Oxi: cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng, điều chế.

- Ozon: cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng.

- Hidropeoxit: cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng.

3. Lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh

- Lưu huỳnh: tính chất vật lí, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, ứng dụng, sản xuất.

- Hợp chất của lưu huỳnh: hiđrosunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit, axit sunfuric; cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng, trạng thái tự nhiên, điều chế, nhận biết ion sunfat.

4. Luyện tập

5. Thực hành

2.1.3. Phương pháp dạy học‌

1. Sử dụng phương pháp diễn dịch

Chương “Nhóm Oxi – Lưu huỳnh” là nhóm nguyên tố được nghiên cứu sau khi đã học các lý thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử…). Vì vậy, GV cần dẫn dắt HS sử dụng phương pháp diễn dịch (đi từ cái chung đến cái riêng), từ cấu tạo nguyên tử dự đoán tính chất, ứng dụng và cách điều chế các chất theo sơ đồ:

Vị trí → Cấu tạo nguyên tử → Tính chất → Ứng dụng → Điều chế


2. Sử dụng phương pháp so sánh

Là xác định sự giống nhau và khác nhau của sự vật, hiện tượng và những khái niệm phản ánh chúng. So sánh không chỉ giúp tìm ra dấu hiệu bản chất của sự vật hiện tượng mà còn tìm ra những dấu hiệu không bản chất thứ yếu của chúng. Có thể so sánh dấu hiệu bên ngoài bằng quan sát trực tiếp, nhưng cũng có thể so sánh những yếu tố bên trong không thể nhận thức trực tiếp được mà phải bằng hoạt động tư duy.

Ví dụ: Khi dạy bài Ozon - Hidropeoxit, yêu cầu HS so sánh tính chất hóa học của oxi và ozon.

Giống nhau: cùng có tính oxi hóa mạnh, do cùng xuất phát từ nguyên tố oxi có 6 electron lớp ngoài cùng có khả năng nhận thêm 2 electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm, độ âm điện lớn 3,44.

C + O2 → CO2

3C + 2O3 → 3CO2

Khác nhau: O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2, do O3 có liên kết cho nhận dễ đứt gãy thành oxi nguyên tử có hoạt tính oxi hóa cao.

O2 không oxi hóa được Ag ở nhiệt độ thường, nhưng O3 oxi hóa Ag thành Ag2O.

2Ag + O3 → Ag2O + O2

O2 không oxi hóa được ion I- trong dung dịch, nhưng O3 oxi hóa ion I- thành I2.

2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2.

Ví dụ: Khi dạy bài axit H2SO4 ta có thể so sánh với axit HCl đã học ở nhóm Halogen.

3. Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề

GV dùng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, hướng dẫn HS suy luận logic, từ đó phát hiện kiến thức mới.


Ví dụ: GV đặt vấn đề: H2S có tính khử hay tính oxi hóa? Vì sao?

HS: từ số oxi hóa của S trong hợp chất H2S là -2, là số oxi hóa thấp nhất của S, nên H2S có tính khử mạnh.

HS: đề nghị những phản ứng mà H2S tham gia, viết phương trình và xác định số oxi hóa biến đổi để khẳng định tính khử mạnh của H2S (tác dụng với oxi, halogen…).

GV: rút ra kết luận H2S có tính khử mạnh.

4. Sử dụng phương pháp trực quan

Các thí nghiệm biểu diễn của GV trong phần này chủ yếu được tiến hành theo hình thức minh họa, để khẳng định những dự đoán về tính chất dựa trên cấu tạo của đơn chất và hợp chất là đúng đắn.

Ví dụ: Trong hiropeoxit, O có số oxi hóa là -1 (số oxi hóa trung gian) nên H2O2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. GV biểu diễn 2 thí nghiệm kiểm chứng :

- H2O2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với dd KI, sản phẩm của phản ứng là I2(làm hồ tinh bột có màu xanh tím).

H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH.

- H2O2 thể hiện tính khử khi tác dụng với dd KMnO4, trong môi trường axit làm mất màu thuốc tím.

5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 5O2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O.

PPDH này có tác dụng phát huy tính tích cực, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức, phát triển tư duy của HS. Mặt khác, đối với một số tính chất mới mà HS chưa học vẫn có thể khai thác các thí nghiệm dưới dạng nghiên cứu.

5. Kết hợp giáo dục môi trường và kiến thức thực tiễn với nội dung bài học

Các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm oxi rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Khi dạy nội dung này, GV có thể khéo léo lồng ghép vào bài dạy những lợi ích cũng như tác hại của các chất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí