Hình 2.14. Hộp thoại “Properties” của “Single Choice” 1
Trong hộp thoại, chọn phiếu “Question”. Để nhập câu hỏi, vào Question Text. Dùng nút ““ để thêm các phương án trả lời. Với phương án chọn là câu trả lời đúng, đánh dấu vào nút kiểm kê “Correct answer”.
Sử dụng phiếu “Scoring” để khai báo các tham số dùng để ghi điểm cho câu hỏi.
Hình 2.15. Hộp thoại “Properties” của “Single Choice” 2
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Ở Tỉnh Lâm Đồng
- Sử Dụng Phương Pháp Học Tập Theo Nhóm Nhỏ
- Cửa Sổ Làm Việc Ps Vẽ Hình Elip
- Ổn Định Tổ Chức: Kiểm Tra Sĩ Số, Chia Nhóm, Phát Phiếu Học Tập.
- Ổn Định Tổ Chức : Kiểm Tra Sĩ Số, Chia Nhóm, Phát Phiếu Học Tập.
- Các Lớp Tham Gia Thực Nghiệm Và Đối Chứng
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Sau khi thực hiện 20 câu hỏi, thì tạo Frame kết quả như sau:
Object Library > Tests > Current Results
Mở hộp thoại “Properties” và khai báo giống như hình sau:
Hình 2.16. Hộp thoại “Properties” của “Current Results”
- Bài tập tự luận được tạo bằng ứng dụng Balloons của CourseLab : Object Library > Balloons > Standard >Properties
Hình 2.17. Hộp thoại “Properties” của “Standard Balloons”
Các đối tượng balloon (bong bóng ghi lời thoại) được sử dụng cho việc mở nhiều lời chỉ dẫn khác nhau cho văn bản trên trang trình chiếu. Đối tượng bong bóng sẽ được mở khi người dùng di chuột đến vùng chịu ảnh hưởng (hoặc nhắp chuột) và đóng lại khi di chuột ra khỏi vùng đó.
Ví dụ: Di chuyển chuột đến phần trả lời sẽ hiện Balloons
2.5.5. Trang “Phương pháp giải”
Hình 2.18. Giao diện “Phương pháp giải” của E-book
Gồm 3 slide, 1 slide liệt kê các mục, 1 slide các phương pháp giải nhanh gồm 5 Frame 5 phương pháp và 1 slide các dạng BT chương 6 gồm 6 Frame 6 dạng BT.
Tạo slide đầu tiên liệt kê các mục như trang bài học.
Nội dung các Frame phương pháp và Frame dạng BT được thiết kế trên nền CourseLab, kết hợp với phần mềm FlashPaper 2.0. Các bước thực hiện giống các Frame của Bài tập SGK.
2.5.6. Trang “Đề kiểm tra”
Hình 2.19. Giao diện trong “Đề kiểm tra” của E-book
Gồm 4 slide, 1 slide liệt kê các loại đề, 1 slide đề kiểm tra 15 gồm 5 Frame 5 đề, 1slide đề kiểm tra 1 tiết gồm 4 Frame 4 đề, 1 slide đề thi học kì 2 gồm 2 Frame 2 đề.
Tạo slide đầu tiên liệt kê các loại đề như trang bài học.
Các Frame đề kiểm tra được tạo bằng ứng dụng Tests của CourseLab :
* Tests là các đối tượng đặc biệt dùng để tạo ra các bài kiểm tra, trình bày kết quả của bài kiểm tra và kết quả đạt được của các mục tiêu học tập.
Hình 2.20: Biểu tượng của các đối tượng dùng cho bài kiểm tra trong chế độ soạn thảo của CourseLab
Tạo đề kiểm tra:
Bước 1: Object Library > Tests > Test
Bước 2: Mở hộp thoại “Properties” (nhắp đúp chuột vào đối tượng hoặc chọn mục “Properties” trong bảng chọn theo tình huống).
Hình 2.21. Hộp thoại “Properties” của “Test” 1
Dùng phiếu “Questions” để thêm các câu hỏi vào danh sách câu hỏi bằng cách bấm nút “”. Tại từng câu hỏi sẽ xuất hiện hộp thoại.
Hình 2.22. Hộp thoại “Properties” của “Test” 2
Các bước tạo đáp án và tính điểm hoàn toàn giống ứng dụng QUESTION của Courselab.
Trong đề kiểm tra 1 tiết và đề kiểm tra học kỳ còn có thêm phần tự luận.
Hình 2.23.Giao diện phần “Đề tự luận”
Dùng Text Area của Courselab để tạo đề, phần đáp án tạo 1 file dapande1.swf bằng phần mềm FlashPaper 2.0.
2.5.7. Trang “Thư giãn”
Là trang với giao diện vui nhộn, chứa các thông tin bổ ích, giúp các em học sinh có thể vừa học, vừa chơi và thư giãn sau khi học bài và làm bài tập.
Cấu trúc trang có 3 phần chính: Thơ – Truyện Hóa học, Đố vui, Ô chữ.
Hình 2.24. Giao diện Trang “Thư giãn”
- Gồm các nội dung : các câu truyện, bài thơ hóa học, hỏi nhanh đáp gọn và các kiến thức lí thú khác, ô chữ.
- Các nội dung trong trang được thiết kế tương tự như các trang ở phần khác. Riêng chỉ có trò chơi ô chữ (Tìm từ) được tạo bằng phần mềm EclipseCrossword, cách tạo như sau:
+ Vào cửa sổ làm việc gõ các từ sẽ là đáp án vào khung Word, câu hỏi cho từ đó vào khung Clue for this word, rồi Add word to list.
+ Khi hoàn thành tất cả các từ nhấp chọn Next, chọn thư mục, đặt tên để lưu đáp án và câu hỏi.
+ Trong cửa sổ “What would you like to call this crossword puzzle?”, gõ tên “Ochu1” vào khung Name of this crossword (có thể gõ tên tác giả
vào khung Your name), chọn Next > Next, nhấp chuột vào “Make another puzzle like this one” để chọn cách thể hiện ô chữ, nhấp Next > Save crossword, đặt tên để lưu ô chữ.
+ Nhấp chọn thẻ Save as a web page > Interaction with JavaScript đặt tên cho tập tin là oChu1.html.
+ Thoát khỏi chương trình tạo ô chữ (Close) và hoàn tất công việc.
2.6. Một số giáo án thực nghiệm
2.6.1. Giáo án bài “Khái quát nhóm Oxi”
Bài 40: KHÁI QUÁT NHÓM OXI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được:
- Nhóm Oxi gồm những nguyên tố nào? Vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
- Đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học trong các phân tử nhóm oxi.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Các nguyên tố trong nhóm Oxi có số oxi hóa : -2, +4, +6 trong các hợp chất ; trừ oxi không có số oxi hóa +4, +6.
Hiểu được :
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm oxi tương tự nhau; các nguyên tố trong nhóm (trừ oxi) có nhiều số oxi hóa khác nhau.
- Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố nhóm oxi là tính oxi hóa nhưng kém hơn các nguyên tố nhóm halogen. Sự khác nhau giữa oxi và các nguyên tố trong nhóm. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm oxi.