Analysis (Phân Tích Tình Huống Để Đề Ra Chiến Lược Phù Hợp)


Thời (I): Tự nghiên cứu.

Bắt đầu một tình huống học, chủ thể thấy có nhu cầu hoặc hứng thú để tìm hiểu, đây là giai đoạn nhận biết vấn đề.

Qua các kênh nghe, nhìn, chủ thể lĩnh hội thông tin của vấn đề quan tâm, đây là giai đoạn thu nhận thông tin.

Trong quá trình thu nhận thông tin, chủ thể xây dựng giải pháp để hiểu được và nhớ thông tin đó, thử nghiệm giải pháp, đưa ra kết luận. Đây là giai đoạn xử lý thông tin và giải quyết vấn đề.

Sản phẩm của thời (I) : Tự nghiên cứu mang tính chủ quan, phiến diện, có thể thông tin bị lệch lạc, bị nhiễu. Nó sẽ được hoàn thiện ở thời học tiếp theo.

Thời (II): Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy.

Sản phẩm học ở thời (I) mà chủ thể đạt được bây giờ được thử thách bởi các yêu cầu tự trình bày, trả lời và tranh luận với các bạn về những mâu thuẫn xuất hiện khi tranh luận. Kết luận cuối cùng của thầy và của tập thể cùng tranh luận không những có tác dụng giúp chủ thể chỉnh sửa sản phẩm ban đầu của mình được khách quan hơn, toàn diện hơn, chính xác hơn, mà còn làm cho thông tin của chủ thể đã ghi nhận khắc sâu được vào trí nhớ của mình.

Thời (III): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.

Đây là thời học mà chủ thể chuyển kết luận của thầy thành của bản thân. Tức là sau khi so sánh, đối chiếu sản phẩm học của mình với sản phẩm chuẩn để sửa sai, chủ thể sẽ rút ra kinh nghiệm về cách học, cách tư duy để giải quyết vấn đề. Từ đó, chủ thể sẽ tiến bộ một bước trong học tập và sẵn sàng bước vào tình huống học tập mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Ba thời của chu trình học, trong thực tế, không tuyệt đối tách biệt nhau, mà có thể hòa nhập, lồng ghép vào nhau trong quá trình học tập. Việc phân tích hoạt động học thành ba thời đã nêu bật được vai trò lao động tự học của người học. Ở thời (I) là lao động cá nhân, chủ thể tự thân vận động để có được sản phẩm học ban đầu của mình. Ở thời (II) là lao động mang tính xã hội, tập thể


cùng học sẽ hợp tác với nhau để xem xét sản phẩm học của mình. Thời (III) cho thấy vai trò lao động cá nhân ở trình độ cao hơn, chủ thể đạt được thành tựu học tốt nhất ở thời học này.

1.4. E-book‌

1.4.1. Khái niệm E-book [48]‌

E-book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Hiểu theo cách đơn giản nhất, sách điện tử (Ebooks hay digital books) là phiên bản dạng số (hay điện tử) của sách. Nội dung của sách số có thể lấy từ sách giấy hoặc mang tính độc lập tùy thuộc vào người xuất bản. Một số người thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ luôn cả thiết bị dùng để đọc sách dạng số (còn gọi là book – reading appliances hay E-book readers).

Giống như email (thư điện tử) E-book chỉ có thể dùng các công cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để xem. Sách điện tử có những lợi thế mà sách in thông thường không có được: rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, và các thao tác cá nhân hóa tuỳ theo sở thích của người đọc. Một đặc điểm nổi bật của E-book chính là khả năng lưu trữ của nó.

Một số ví dụ về E-book:

- E-book có thể là một cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn, một tác phẩm văn học,… với nhiều tranh ảnh minh họa.

- E-book có thể là một cuốn sổ tay đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp.

- E-book có thể là một cuốn sách chuyên ngành, sách tự học.

- E-book có thể là một CD-ROMs đa năng có đầy đủ âm thanh, hình ảnh và video clips…

Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi quan niệm E-book theo hướng như là một cuốn sách tham khảo được số hóa, có bổ sung hình ảnh, phim thí nghiệm và khai thác thế mạnh của kỹ thuật đồ họa để làm cho giao diện sách thêm phần sinh động, hấp dẫn. Sách chỉ được dùng hiệu quả với máy tính điện tử kết hợp với CDROM hoặc có thể chép và cài thẳng vào máy tính. E-book hoạt động như một website nhưng không trực tuyến.


1.4.2. Ưu và nhược điểm của E-book‌

Ưu điểm:

- E-book cung cấp tối đa tư liệu nghe nhìn như chữ in, hình ảnh, video clips thí nghiệm, … thậm chí có thể kèm theo một số phần mềm tiện ích khác như bảng tuần hoàn hoặc một vài game để thư giãn.

- Có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, âm thanh tuỳ theo sở thích của người đọc.

- Không gian lưu trữ rất lớn, rất gọn nhẹ, rất tiện lợi, người đọc có thể mang bên mình cả một thư viện hàng ngàn cuốn sách và đọc chúng mọi nơi, mọi lúc.

- Giá thành của E-book rẻ hơn sách in khá nhiều, không bị hỏng theo thời gian. Thậm chí, có thể sao lưu dự phòng nếu được tác giả chấp nhận.

Nhược điểm:

- Để đọc E-book, yêu cầu phải có một thiết bị đọc, đó là máy tính hoặc E-book reader hoặc smartphone. Chúng đều chỉ hoạt động khi có năng lượng (pin, điện).

- Cần có phần mềm tương thích với định dạng của E-book (.pdf, prc, .lit…) cài sẵn lên thiết bị đọc thì mới đọc được E-book.

- Người đọc có thể mất thời gian trong việc mày mò mở cho được E-book tương thích với thiết bị đọc của mình.

- Đọc E-book trên máy tính lâu có hại cho mắt.

1.4.3. Các yêu cầu thiết kế E-book‌

Việc thiết kế E-book phục vụ cho giáo dục đòi hỏi phải đáp ứng những đặc trưng riêng về mặt nghe, nhìn, tương tác; do đó theo tác giả Nguyễn Trọng Thọ để đáp ứng nhu cầu tự học, chúng ta phải tuân theo đầy đủ các bước của việc thiết kế dạy học (ADDIE là chữ viết tắt của 5 bước):

1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp)

- Hiểu rõ mục tiêu.

- Các tài nguyên có thể có.

- Đối tượng sử dụng.


2. Design (thiết kế nội dung cơ bản)

- Các chiến lược dạy học.

- Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia).

- Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng.

3. Development (phát triển các quá trình)

- Thiết kế đồ hoạ.

- Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia).

- Hình thức và nội dung các trang Web.

- Phương tiện thực tế ảo.

4. Implementation (triển khai thực hiện)

Cần tích hợp với chương trình công nghệ thông tin của trường học:

- Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính.

- Thủ tục tiến hành với thầy.

- Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí.

- Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực).

5. Evaluation (lượng giá)

Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá luôn được tiến hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước sẽ làm nền cho việc lượng giá ở bậc kế tiếp.

- Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions).

- Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings).

- Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers).

- Bậc 4: Kết quả thực tế (Results).


Hình 1 2 Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick 1 4 4 Phần mềm CourseLab 2 4 44 1

Hình 1.2. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick

1.4.4. Phần mềm CourseLab 2.4 [44]‌

1.4.4.1. Giới thiệu

CourseLab là một hệ thống có bản quyền (Authoring System) mạnh và dễ sử dụng, được dùng để tạo bài giảng dùng cho e-Learning. CourseLab tạo ra một môi trường lập trình tự do theo kiểu “thấy gì được nấy” (What You See Is What You Get) để tạo ra các nội dung e-Learning tương tác chất lượng cao. Các nội dung này có thể xuất bản trên Internet, trên các hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS), CD-ROM hoặc các thiết bị lưu trữ khác.

Các đặc trưng chủ yếu của CourseLab:

- Môi trường soạn thảo “thấy gì được nấy” dùng để tạo ra và quản lý các nội dung e-Learning tương tác chất lượng cao.

- Không đòi hỏi kỹ năng về HTML hoặc lập trình.

- Mô hình hướng đối tượng cho phép tạo ra các nội dung e-Learning ở nhiều cấp độ phức tạp bằng cách đơn giản như là tập hợp các khối lắp ghép lại với nhau.

- Xây dựng các tương tác phức tạp của các đối tượng theo kịch bản chỉ với một cái nhắp chuột.

- Giao diện dựa trên mô hình đối tượng mở (Open Object) cho phép dễ dàng mở rộng và nâng cấp các thư viện đối tượng và các khuôn mẫu (template) (kể cả của người sử dụng).

- Có khả năng tạo ra các bài kiểm tra tích hợp vào bài học.


- Các cơ chế nhúng đối với việc hoạt hình hóa các đối tượng.

- Thêm bất kỳ nội dung đa phương tiện nào (Macromedia® Flash®, Shockwave®, Java®) và video dưới các định dạng khác nhau.

- Dễ dàng thêm và đồng bộ hóa các tập tin âm thanh.

- Nhập các trình chiếu của PowerPoint® vào mô-đun học tập (cần phải cài thêm gói tùy chọn PowerPoint Import).

- Ngôn ngữ mô tả hành động đơn giản.

- Truy cập đến các chức năng bổ sung của phần trình bày bài giảng (Course Player) đối với người dùng chuyên nghiệp thông qua JavaScript.

- Không yêu cầu Java® đối với lớp bài giảng.

1.4.4.2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm CourseLab 2.4

1. Tạo bài giảng mới

- Khởi động CourseLab. Ở màn hình “Start Page”, chọn “Create New Course”.

- Nhắp chuột vào nút “Next” để bắt đầu tạo bài giảng mới.

- Ở trang kế tiếp của phần hỗ trợ thiết kế: Gõ tên của bài giảng.

- Xác định thư mục sẽ lưu trữ các tập tin của bài giảng (nếu là thư mục mới thì CourseLab sẽ tự động tạo ra thư mục này).

Hình 1 3 Khởi động CourseLab 1 Hình 1 4 Khởi động CourseLab 2 Nhắp chuột vào nút 2

Hình 1.3: Khởi động CourseLab 1


Hình 1 4 Khởi động CourseLab 2 Nhắp chuột vào nút Next Ở màn hình kế tiếp của 3

Hình 1.4: Khởi động CourseLab 2

- Nhắp chuột vào nút “Next”.

- Ở màn hình kế tiếp của phần hỗ trợ thiết kế.

- Gõ tên của mô-đun đầu tiên vào.

- Chọn mẫu thiết kế cho mô-đun này và nhắp chuột vào nút “Next”.


Hình 1 5 Chọn thiết kế mô đun Đến đây bài giảng đã được khởi tạo Nhắp 4

Hình 1.5: Chọn thiết kế mô-đun


Đến đây, bài giảng đã được khởi tạo. Nhắp chuột vào nút “Finish” để kết thúc việc tạo bài giảng mới.


2. Hướng dẫn soạn thảo

Để thêm các hình ảnh, văn bản và các đối tượng vào trong phân trang của một trang, có thể sử dụng các bảng chọn Insert - Picture, Insert - Text, Insert - Object hoặc các nút tương ứng trong các bảng. Có thể thêm các đối tượng phức tạp từ thư viện các đối tượng bằng cách nhắp đúp chuột vào đối tượng được chọn hoặc kéo và thả đối tượng đó vào trong vùng đang soạn thảo của trang.

Phần này, chúng tôi xin phép trình bày chi tiết ở chương 2.

3. Xuất bản bài giảng “Course Publication”

Chọn lệnh File - Publish Course để thực hiện việc xuất bản bài giảng.


Hình 1 6 Trình tự xuất bản bài giảng 1 Chọn dạng xuất bản mong muốn Hình 1 7 5

Hình 1.6: Trình tự xuất bản bài giảng 1


Chọn dạng xuất bản mong muốn.


Hình 1 7 Trình tự xuất bản bài giảng 2 6

Hình 1.7: Trình tự xuất bản bài giảng 2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023