Định Hướng Phát Triển Thị Trường Ngoại Hối Việt Nam Trong Thời Gian Tới:

USD. Bên cạnh đó, sự “bảo hộ” của NHNN đối với đồng USD trong tương lai sẽ nới lỏng hơn nữa. Và khi biên độ tỷ giá USD/VNĐ càng nới rộng, rủi ro sẽ càng lớn. Trước tình hình đó, việc phát triển các công cụ phái sinh nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng là điều không thể tránh khỏi.

CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO VIỆC SỬ DỤNG HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

1. Định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian tới:

Thị trường hối đoái được hình thành và hoạt động từ rất lâu trên thế giới. Nó thực sự tối cần thiết cho sự phát triển kinh tế cũng như sự tăng trưởng trong tương lai của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa với những đặc trưng tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính ngày càng rộng khắp và mạnh mẽ, đã và đang chi phối khuynh hướng và cấu trúc vận động của thị trường tài chính từng quốc gia. Ở hầu hết các nước trên thế giới, thị trường giao dịch ngoại hối đã được tự do hóa, các NHTM, các nhà kinh doanh hối đoái chủ động giao dịch trao đổi, mua bán các loại ngoại tệ với nhau tùy theo diễn biến của thị trường. NHTW của các quốc gia đó chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết, thực hiện việc mua vào hay bán ra một loại ngoại tệ nào đó, nhằm chống sự lên giá hay xuống giá quá mức của đồng nội tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ và chiến lược phát triển nền kinh tế. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy, đặc biệt kể từ khi gia nhập WTO. Chính vì vậy, việc mở cửa, tự do hóa thị trường ngoại hối Việt Nam, chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế chính là định hướng cho việc phát triển của thị trường này trong thời gian tới.

Định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam thể hiện trong các mặt sau:

Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai:

Việc tự do hóa các giao dịch vãng lai là một xu hướng chung trong điều kiện thị trường tài chính, ngoại hối phát triển. Tự do hóa các giao dịch vãng

lai được qui định tại Điều VIII, Điều lệ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng là một trong những điều kiện tiên quyết, quan trọng để Việt Nam gia nhập WTO.

Từng bước nới lỏng các giao dịch vốn:

Các hạng mục cơ bản của cán cân vốn bao gồm: đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam (trực tiếp, gián tiếp); đầu tư của Việt nam ra nước ngoài; vay, trả nợ nước ngoài, cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; phát hành chứng khoán trong và ngoài nước. Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam đã xác lập những nguyên tắc chung nhất về quản lý ngoại hối bao trùm toàn bộ các hạng mục cơ bản của cán cân vốn đồng thời áp dụng các cơ chế quản lý riêng cho từng loại hình giao dịch vốn theo hướng từng bước nới lỏng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, nâng cao vị thế và tính chuyển đổi của đồng Việt Nam:

Việc từng bước hạn chế, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hiện tượng đô la hoá, chống việc sử dụng ngoại tệ tràn lan trên lãnh thổ Việt nam, đảm bảo vị thế của đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam là điều cần thiết cho việc phát triển thị trường ngoại hối lành mạnh và bền vững.

Sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trên thị trường ngoại hối - 10

Xây dựng một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn,phù hợp với diễn biến của thị trường ngoại hối

Điều 30 Chương V của Pháp lệnh ngoại hối qui định: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước” và “Ngân hàng Nhà nước Việt nam xác định cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô cụ thể trong từng thời kỳ”. Mặc dù vậy, việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN vẫn còn mang nặng tính hành chính, chưa theo kịp diễn biến của thị trường, khiến nhiều khi tạo ra sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối. Chính

vì vậy việc hướng tới một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn sẽ là điều kiện cần thiết giúp thị trường ngoại hối vận hành hiệu quả hơn.

Phát triển thị trường ngoại hối theo hướng mở cửa, chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế:

Thể hiện rõ mức độ mở cửa và lộ trình hướng tới một thị trường hối đoái hiện đại, chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế, với đầy đủ các công cụ giao dịch, công cụ phòng ngừa rủi ro phức hợp, tạo điều kiện nâng cao thanh khoản cho thị trường ngoại hối, giảm bớt các quy định hành chính trong giao dịch hối đoái.

Khi thị trường ngoại hối nước ta dần được tự do hóa theo thông lệ quốc tế, thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tự chủ hơn, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động chuẩn bị cho bước phát triển mới đánh dấu một trình độ cao hơn của hội nhập quốc tế. Việc hội nhập đó đòi hỏi hệ thống ngân hàng, các nhà xuất, nhập khẩu Việt Nam phải có quan hệ kinh doanh thực sự trên thị trường hối đoái. Để có được thành công, các nhà kinh doanh Việt Nam cần nắm chắc được kỹ thuật nghiệp vụ, các thông lệ quốc tế được áp dụng trên thị trường này và có lẽ trước hết là các kỹ thuật về phòng tránh rủi ro. Các kỹ thuật nghiệp vụ và các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro cho thị trường này đã không ngừng được hoàn thiện và đạt tiêu chuẩn quốc tế hóa đến mức cao độ. Việc nghiên cứu và áp dụng các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối là điều kiện tối cần thiết để đảm bảo cho thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhưng an toàn, hiệu quả.‌

2. Triển vọng đối với việc ứng dụng hoán đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam:

2.1. Điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng hoán đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam:

Kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, mở ra nhiều cơ hội cho các thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối:

Đất nước ta đã có hơn 25 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ-ngân hàng. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà nước ta đã có nhiều chính sách đối nội thích hợp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ, kiểm soát lạm phát, đẩy mạnh xuất khẩu. Về đối ngoại, Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế, tham gia tích cực ASEAN, APEC, tăng cường hợp tác với các nước phát triển, các tổ chức khu vực và quốc tế.

Ngày 26/6/2003 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 683/QĐ-NHNN “về kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Ngân hàng”. Đây là chủ trương lớn, vừa đáp ứng yêu cầu cấp thiết trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng Việt Nam lớn mạnh, ổn định để phát triển và có đủ khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.

Và những chính sách đổi mới, kích thích nền kinh tế phát triển của nhà nước ta đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển nhanh chóng của đất nước. Mặc dù chịu nhiều tác động từ suy thoái kinh tế thế giới như thu hẹp thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, lao động… nhưng Việt nam vẫn đạt mức tăng trưởng 5,32% năm 2009, đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Không những vậy, lạm phát được

kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm chỉ là 6,88%, thấp hơn mục tiêu 7% mà Quốc hội thông qua và là thấp nhất trong 6 năm gần đây. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, cắt giảm đơn hàng giá xuất khẩu giảm dẫn đến kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt 6.400 triệu USD, đạt 88,2% kế hoạch. Nhưng nhìn chung, dù nền kinh tế thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu, nhưng Việt Nam với những chính sách hỗ trợ kịp thời đã nhanh chóng ổn định nền kinh tế, và giữ vững đà tăng trưởng của mình.

Đặc biệt, Việt Nam giờ đây đã trở thành điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài với lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng tăng. Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song Việt Nam đã vượt mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2009, theo kế hoạch ban đầu chỉ là 20 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 30% của năm 2008 nhưng con số 21,48 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam trong cả năm 2009 vẫn là một kết quả đáng khích lệ. Ngoài ra, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam cũng ngày càng nhiều. Trong đó, số tiền dành cho đầu tư, kinh doanh trong nước chiếm tỷ lệ không nhỏ. Với lượng tiền ngoại tệ đổ vào Việt Nam ngày càng lớn như vậy, thị trường ngoại hối Việt Nam sẽ có điều kiện để hoạt động sôi nổi và tích cực hơn.


Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường ngoại hối phát triển:

Hiệp định Thương mại Việt-Mĩ (BTA) kí kết vào ngày 13/7/2000 đã đánh dấu việc bình thường hóa quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Hoa Kì. Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng đối với việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Hiệp định gồm 7 chương, trong đó chương III đề cập đến vấn đề thương mại và dịch vụ, trong đó có cam kết về lĩnh vực dịch vụ ngân hàng như sau:

Loại hình dịch vụ tài chính-ngân hàng được phép tiến hành tại Việt Nam: Ngoài các dịch vụ NHTM thuần túy, phía Hoa Kỳ được phép kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh, gồm cả giao dịch quyển chọn, tương lai, hoán đổi và kì hạn.

Hình thức tổ chức pháp lý để xúc tiến kinh doanh dịch vụ đa dạng và đầy đủ bao gồm chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn Hoa Kỳ, công ty thuê mua tài chính 100% vốn Hoa Kỳ và liên doanh.


Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/1/2007. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Việc gia nhập WTO đã và sẽ mang lại những cơ hội to lớn sau:

Xuất khẩu của Việt Nam không còn bị bó hẹp trong các hiệp định song phương, đa phương hay khu vực mà đã mở ra thị trường toàn cầu.

Hệ thống chính sách cũng như khuôn khổ pháp lý của Việt Nam sẽ được điều chỉnh phù hợp theo qui định của WTO, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư an tâm đầu tư vào Việt Nam; phát triển khả năng thu hút vốn, công nghệ và học hỏi kinh nghiệm đầu tư, kinh doanh từ những nước phát triển. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh hệ thống pháp lý, chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiệp vụ mới mẻ như nghiệp vụ phái sinh ngoại hối phát triển ở Việt Nam.

Việt Nam buộc phải tháo gỡ các rào cản, cho phép các ngân hàng, doanh nghiệp thuộc các nước WTO tự do hoạt động cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam. Ngày càng nhiều Ngân hàng, công ty tài chính nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh, thúc

đẩy hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi, phát triển để thích nghi với môi trường kinh tế mới.

Việt Nam có cơ hội học hỏi kinh nghiệm cũng như áp dụng những công nghệ, kỹ thuật mới từ các nước phát triền, hỗ trợ cho việc triển khai và phát triển các nghiệp vụ tài chính mới mẻ nhưng phức tạp như các công cụ phái sinh.

Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn đối với nền kinh tế. Sẽ có nhiều nhà đầu tư lẫn nhà đầu cơ tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam với cách thức kinh doanh đa dạng, tạo ra nhiều thách thức với những doanh nghiệp còn khá non trẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là một yếu tố thuận lợi giúp phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro như hoán đổi tiền tệ khi nhu cầu bảo hiểm rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam tăng cao.

Nhìn chung, việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt kể từ khi gia nhập WTO sẽ làm cho hoạt động thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung chuyển mình sang một thời kì mới. Đồng thời sự vận động, phát triển của thị trường tài chính, kinh tế tăng trưởng sẽ là nền tảng cho thị trường ngoại hối hoàn thiện hơn về hệ thống và đa dạng về cơ cấu sản phẩm. Các loại hình dịch vụ như giao dịch hoán đổi sẽ ngày một nâng cao và trở nên phổ biến hơn dựa trên nền tảng sự gia tăng về nhu cầu sử dụng các nghiệp vụ bảo hiểm khi môi trường kinh doanh ngày càng chứa nhiều rủi ro hơn.

Khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung, và hoán đổi tiền tệ nói riêng đang dần được hoàn thiện:

Hiện tại, sự phát triển nghiệp vụ phái sinh nói chung, và hoán đổi tiền tệ nói riêng trên thị trường ngoại hối Việt Nam đang có thuận lợi cơ bản. Đó là sự ủng hộ của Chính phủ về sự cần thiết của thị trường ngoại hối phái sinh,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022