đặc biệt là việc nâng cao và mở rộng chất lượng các sản phẩm ngoại hối phái sinh, đưa chúng đi vào đời sống kinh tế một cách có hiệu quả. NHNN đã dần đưa ra các quyết định, quy định phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo điều kiện phát triển công cụ phái sinh như mở rộng đối tượng sử dụng nghiệp vụ phái sinh, quy định về cách tính tỷ giá trong giao dịch kỳ hạn, hoán đổi; thời hạn giao dịch; rút ngắn thời gian thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ xuống còn 1 ngày làm việc, giảm 3 ngày so với trước kia; miễn phí giao dịch… khiến cho giao dịch như hoán đổi tiền tệ trở nên hấp dẫn hơn, thu hút các chủ thể là các nhà kinh doanh, xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư, cho vay trong và ngoài nước.
Sự hỗ trợ từ NHNN đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất định cho việc phát triển dịch vụ hoán đổi tiền tệ:
Nhận thức được vai trò của giao dịch hoán đổi tiền tệ cũng như những tồn tại và bất cập còn tồn tại trong việc phát triển giao dịch hoán đổi tiền tệ, tuy vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý điều hành song NHNN cũng đã có một số những hỗ trợ đối với việc mở rộng và nâng cao cả số lượng và chất lượng loại hình giao dịch này. Ngoài việc ban hành những quyết định, quy định hướng dẫn việc thực hiện giao dịch hoán đổi, NHNN cũng tham gia thị trường hoán đổi như một thành viên với các NHTM nhằm tạo điều kiện cho thị trường phát triển.
Việt Nam bắt đầu sử dụng hợp đồng khung ISDA cho giao dịch hoán đổi, phù hợp với thông lệ quốc tế:
Khi dịch vụ hoán đổi chính thức bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, các công ty và ngân hàng thường tiến hành giao dịch phái sinh mà không ký hợp đồng khung ISDA15 do đó cả hai bên đều có nguy cơ về pháp lý khi có tranh chấp và vụ
15 Hợp đồng khung ISDA là hợp đồng khung pháp lý do Hiệp hội Quốc tế về Hoán đổi và Phái sinh (tên viết tắt là ISDA) đưa ra nhằm chuẩn hóa và hợp lý hóa các giao dịch phái sinh. Hợp đồng bao gồm những quy định chặt chẽ về tín dụng giữa hai bên tham gia và được ký trước khi tiến hành các giao dịch phái sinh, từ đó tiết kiệm nhiều thời gian cho các hợp đồng cụ thể, đồng thời giảm thiểu nguy cơ xảy ra tranh chấp pháp lý cũng như rủi ro từ biến đổi của thị trường.
việc được đưa ra trước toà án. Do tính chất phức tạp cũng như còn rất mới mẻ của loại hình phái sinh như hoán đổi đối với thị trường tài chính Việt Nam, việc ký kết hợp đồng khung ISDA là điều cần thiết để đảm bảo việc thị trường hoạt động hiệu quả và an toàn, tạo tâm lý an tâm cho các thành viên tham gia giao dịch. Ngày 14/2/2008, tại Hà Nội Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng Ngân hàng Hồng Công và Thượng Hải (HSBC) đã ký kết hợp đồng khung ISDA đầu tiên để chuẩn hoá các giao dịch phái sinh giữa hai ngân hàng cũng như đưa lại những cơ hội kinh doanh cho cả hai bên. Trên cơ sở hợp đồng ISDA, hai bên đã thực hiện hai giao dịch phái sinh hoán đổi tiền tệ chéo USD/VND trị giá 60 triệu USD. Với bối cảnh cả ISDA và các sản phẩm phái sinh đều còn mới mẻ với thị trường Việt Nam, việc ký kết Hợp đồng khung ISDA giữa một ngân hàng thương mại trong nước với một ngân hàng nước ngoài đã góp phần nâng cao chuẩn mực của lĩnh vực ngân hàng trong nước về lĩnh vực phái sinh.
2.2. Những khó khăn cho việc ứng dụng hoán đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam:
Có thể bạn quan tâm!
- Biến Động Tỷ Giá Usd/vnđ Từ Tháng 10/2006 – 10/2007
- Nguyên Nhân Khiến Thị Trường Hoán Đổi Tiền Tệ Chưa Phát Triển Ở Việt Nam:
- Định Hướng Phát Triển Thị Trường Ngoại Hối Việt Nam Trong Thời Gian Tới:
- Sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trên thị trường ngoại hối - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Dù Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới nhưng những khó khăn, cản trở với sự phát triển dịch vụ hoán đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn còn rất nhiều khi xét về mọi mặt.
Chế độ pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh như hoán đổi tiền tệ dù đã được thay đổi, cải thiện khá nhiều nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Sự thiếu hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ của khung pháp lý đã khiến các nhà đầu tư, kinh doanh trên thị trường ngoại hối còn khá e dè trong việc thực hiện các giao dịch phái sinh như hoán đổi tiền tệ. Các qui định về thuế hay chế độ kế toán cũng chưa rõ ràng, cụ thể, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cả các NHTM khi thực hiện giao dịch phái sinh.
Việc gia nhập WTO cũng như việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng là một thử thách không nhỏ đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng của Việt Nam. Nếu như không có những điều chỉnh kịp thời, thích ứng nhanh chóng từ Nhà nước đến các ngân hàng, doanh nghiệp Việt Nam với môi trường kinh tế cạnh tranh mới, thì tất yếu sẽ dẫn đến những bất ổn, thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng, ngăn cản việc triển khai và phát triển các dịch vụ mới mẻ như hoán đổi tiền tệ.
Sự non trẻ cũng như yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam là một trở ngại lớn cho phát triển dịch vụ hoán đổi tiền tệ. Hầu như các NHTM Việt Nam mới chỉ quen thuộc và tập trung vào các sản phẩm ngoại hối truyền thống mà vẫn còn khá e ngại đối với việc áp dụng và phát triển những sản phẩm mới như hoán đổi tiền tệ dù đã bắt đầu cung cấp sản phẩm này. Thêm vào đó, quy mô các NHTM còn khá nhỏ bé nếu so với các ngân hàng nước ngoài, làm giảm lợi thế cạnh tranh của các NHTM khi triển khai những sản phẩm phái sinh như hoán đổi tiền tệ. Trình độ cán bộ ngân hàng cũng như kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho các giao dịch phái sinh còn nhiều yếu kém, chưa được đầu tư hiệu quả, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh.
Tâm lý là yếu tố không nhỏ, gây cản trở việc phát triển dịch vụ hoán đổi ở Việt Nam. Hầu như thị trường Việt Nam chưa trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề nào. Thậm chí khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, kinh tế Việt Nam cũng không chịu ảnh hưởng mạnh mẽ mà nhanh chóng lấy lại được sự tăng trưởng của mình. Thị trường ổn định đã tạo tâm lý chủ quan cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, khiến họ không quan tâm đến việc sử dụng các sản phẩm bảo hiểm rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt, ở Việt Nam, văn hóa “sợ chịu trách
nhiệm” còn khá nặng nề, cản trở các doanh nghiệp tiếp cận với những sản phẩm mới như dịch vụ ngoại hối phái sinh.
3. Giải pháp cho việc triển khai và phát triển hoán đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam:
3.1. Giải pháp mang tính vĩ mô:
Áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, “bất ổn” hơn: NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, kết hợp với các giải pháp nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân, nhằm hình thành một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ phù hợp với thị trường giao dịch. Việc áp dụng tỷ giá linh hoạt hơn, bất ổn hơn sẽ giúp cho thị trường phái sinh nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng có điều kiện phát triển. Lí do đầu tiên là do sức ép từ bên ngoài. Việt Nam được đánh giá là một trong số những nền kinh tế đáng chú ý trong thời gian sắp tới trong mắt các nhà đầu tư và các đối thủ cạnh tranh về thương mại. Và như vậy, chắc chắn không ít nước sẽ xem chúng ta là “đối thủ tiềm năng” của họ trên đấu trường kinh tế. Điều quan trọng hơn sức ép từ nước ngoài chính là áp lực phải thay đổi của chính nền kinh tế trong nước. Như cảnh báo từ Ngân hàng Thế Giới (World Bank), các nước đang phát triển hiện đang đứng trước một rủi ro rất lớn của việc các dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào ào ạt. Đó chính là rủi ro tiềm ẩn của việc các dòng vốn này sẽ chảy ra nhanh gấp nhiều lần chảy vào, và gây ra khủng hoảng tài chính. Nếu giữ mãi việc bảo đảm tỷ giá sẽ “ổn định” trong một khung quá hẹp 1-2% trong một năm, thì sẽ làm thị trường chủ quan và dựa dẫm vào Nhà nước, “không thèm” sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro, đến lúc xảy ra “sự cố” sẽ trở nên hoang mang và phản ứng thái quá. Muốn cho tỷ giá linh hoạt (có lên có xuống), NHNN nên ưu tiên mua vào lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu. Giải pháp này có thể giúp giải quyết phần nào tốc độ lên giá quá mức của VNĐ. Hơn nữa để cho VNĐ lên giá liên tục và lên giá mạnh mẽ càng khiến cho dòng vốn ngoại ngắn hạn
chảy vào rất nguy hiểm cho nền kinh tế. Với cách điều hành chính sách tỷ giá như trong thời gian qua có thể tạo cho các doanh nghiệp cú sốc mạnh vượt quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp trong khi các doanh nghiệp chưa sẵn sàng về tâm lý và chiến lược quản trị rủi ro. Chẳng hạn như diễn biến hiện tại, có tới 4 cú sốc liên tục dội vào các doanh nghiệp xuất khẩu (1) lạm phát làm cho chi phí đầu vào cao (2) xuất khẩu mất thị phần và (3) không bán được USD và (4) không vay được vốn ngân hàng hoặc vay với lãi suất quá cao. Vấn đề là cần phải có một sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho doanh nghiệp. Như vậy họ sẽ biết cách mà điều chỉnh chính sách phòng ngừa rủi ro cho phù hợp. Có thể lấy Trung Quốc là một ví dụ điển hình trong việc chuyển đổi chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá linh hoạt. Trung Quốc trước khi thả nổi nhiều hơn đã thông báo là doanh nghiệp và người dân cần làm quen với công cụ phòng ngừa, là một cách bắn đi tín hiệu rõ ràng là: rủi ro tỷ giá sẽ lớn hơn, và các doanh nghiệp không thể chủ quan trong việc tự quyết định có nên phòng ngừa rủi ro hay không.
Xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động hoán đổi tiền tệ: Điều quan trọng nhất để phát triển thị trường hoán đổi tiền tệ là hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ. Vì vậy, Chính phủ và các ban ngành có liên quan cần chuẩn bị xây dựng một cơ sở pháp lý chặt chẽ và hợp lý, tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh của thị trường ngoại hối, đồng thời là cơ sở quan trong cho nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ phát triển. Đồng thời NHNN cũng cần nghiên cứu và ban hành những quy tắc cơ bản nhất, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phái sinh nói chung và cụ thể là hoán đổi tiền tệ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM, tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra, cũng như hạn chế những rủi ro có thể cho các NHTM và cho cả doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do tính đơn giản và linh hoạt nên nghiệp vụ hoán đổi
tiền tệ rất nhạy cảm với những hành vi gian lận, tiêu cực. Đặc tính đó khiến thị trường hoán đổi tiền tệ dễ xảy ra các hoạt động kiếm lời không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, mua bán tay trong, hoặc những hành vi tiêu cực như lừa đảo, trốn thuế, làm sai lệch thông tin… gây thiệt hại cho các thành viên tham gia thị trường; Vì vậy, trong quá trình xây dựng khung pháp lý cho giao dịch này, Chính phủ, Bộ Tài chính và các ban ngành liên quan cần xây dựng các quy định ràng buộc, các yêu cầu cụ thể về: nội dung hợp đồng hoán đổi tiền tệ, điều kiện tham gia giao dịch hoán đổi, điều kiện công bố thông tin, đảm bảo tính chuẩn xác và minh bạch trên thị trường…
Hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh khoản của sản phẩm hoán đổi tiền tệ: Hiện tại, vẫn còn thiếu nhiều cơ chế tạo ra các hành lang đảm bảo các hoạt động hoán đổi tiền tệ được trôi chảy. Tuy nhiên, đi đôi với việc phát triển thị trường là việc nâng cao chất lượng hàng hoá cho thị trường – sản phẩm hoán đổi tiền tệ. Ở đây, chính là tính hợp pháp, tính thanh khoản, khả năng thích ứng với các loại rủi ro của công cụ hoán đổi tiền tệ. Như đã nêu ở trên, một trong những vấn đề cấp bách tạo điều kiện để hội nhập Quốc tế về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, để phát triển công cụ phái sinh nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng là hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, hướng theo thông lệ, Chuẩn mực Quốc tế. Việc hài hòa này được thực hiện theo các nội dung sau:
- Các nội dung trọng yếu, nền tảng và nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt, phù hợp với nội dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế.
- Những nội dung không trọng yếu, không phải là nền tảng, đồng thời kỹ thuật xử lý kế toán lại quá phức tạp thì Việt Nam không áp dụng, không quy định. Ví dụ, đối với công cụ tài chính, không áp dụng nội dung kế toán phòng ngừa rủi ro.
- Đối với những nội dung không phù hợp với mức độ phát triển thấp của thị trường Việt Nam, cần có quan điểm thận trọng hơn. Ví dụ, đối với những thị trường còn non yếu, nhiều yếu tố phi kinh tế tác động đến giá cả thị trường (yếu tố bầy đàn, thông tin chưa trung thực, minh bạch...), chế độ tài chính-kế toán không nên cho phép đánh giá lại giá trị tài sản khi giá trị thị trường lớn hơn giá trị ghi sổ để ghi nhận vào kết quả kinh doanh.
- Doanh nghiệp tuân thủ theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán trong nước, đồng thời sẽ có bản đối chiếu, bổ sung những điều chỉnh cần thiết để lập thêm báo cáo tài chính theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế.
- Đồng thời, cần có yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính. Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả thành viên tham gia thị trường. Tất cả các thành viên tham gia thị trường phái sinh phải hiểu hết về nhau trước khi tiến hành các giao dịch với nhau.
Tóm lại, để có được chế độ kế toán Việt Nam chất lượng cao đặc biệt là các chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính- điều kiện cần cho việc phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh, các chuyên gia kế toán hàng đầu của Việt Nam từ Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước;Hiệp hội kế toán, kiểm toán; Hiệp hội ngân hàng; các Công ty kiểm toán; các trường đại học... cần phải hợp tác chuyên môn tốt hơn nữa.
Yêu cầu về tái phòng ngừa rủi ro: NHNN cần đưa ra các yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối, đặc biệt khi giao dịch với thị trường ngoại hối quốc tế. Yêu cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống ngân hàng thương mại trong nước không được gánh chịu những rủi ro từ các hợp đồng phái sinh nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng. Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó
đem bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nước phát triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam, chúng ta bắt buộc các ngân hàng về các giao dịch này còn hạn chế nhiều, đó là chưa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét và khẩn trương tham gia vào các thoả thuận giao dịch hoán đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện có thể tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm từ các giao dịch phái sinh trong nước.
Mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược của các độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hy vọng gỡ gặc lại bằng cách hy vọng đầu cơ trên sự bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ các điều kiện có thể cung cấp các sản phẩm phái sinh. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này.
Tăng cường mối quan hệ giữa thị trường ngoại hối và các thị trường khác: Thị trường ngoại hối và các thị trường khác như thị trường tiền tệ, thị trường vốn cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa thông qua tương quan giữa các yếu tố tỉ giá và lãi suất. Do sự biến động về lãi suất trên thị trường tiền tệ có thể tác động đến sự di chuyển vốn giữa hai thị trường, ảnh hưởng đến cung- cầu tín dụng và ngoại tệ, làm tỉ giá trên thị trường ngoại hối thay đổi. Việc