Sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trên thị trường ngoại hối - 12

phát triển các thị trường khác bằng cách phát triển đa dạng hóa các công cụ tài chính như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu kho bạc…sẽ giúp cung cấp cho nền kinh tế nhiều hình thức huy động vốn và đầu tư vốn hơn, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối tích cực hơn. Bên cạnh đó, phát triển thị trường khác như thị trường trái phiếu chính phủ sẽ giúp cung cấp thêm nhiều thông tin về biến động lãi suất, tỷ giá, làm căn cứ cho các thành viên tham gia thị trường ngoại hối xác định mức độ rủi ro khi tham gia các giao dịch kinh doanh ngoại hối như hoán đổi tiền tệ.

Phát triển và nâng cao nguồn nhân lực tương lai:

Giải pháp này tập trung chủ yếu vào các bạn sinh viên, học viên ở các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm đào tạo – nguồn nhân lực tương lai để phát triển thị trường ngoại hối nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng. Cần có chương trình giảng dạy quy mô và chuyên sâu trong các trường để vừa phục vụ công tác đào tạo tại trường vừa đáp ứng nhu cầu học hỏi nâng cao trình độ của những người trong tương lại sẽ làm việc trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, khuyến khích các bạn sinh viên thực hành những kiến thức đã học vào thực tế qua các sân chơi, như các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, hay các mô hình thực tế.


3.2. Giải pháp mang tính vi mô:

Về phía NHNN:

Tăng lượng dự trữ ngoại hối, trên cơ sở đó NHNN có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối chủ động hơn, nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường liên ngân hàng. Đồng thời đổi mới trong cơ chế quản lí dự trữ ngoại hối, tích cực tập trung khai thác các nguồn ngoại tệ, thay đổi cơ cấu dự trữ, giảm bớt sự phụ thuộc của VNĐ vào USD, tiến tới xác định tỷ giá VNĐ theo rổ ngoại tệ.

Thực hiện hoán đổi ngoại hối hai chiều với NHTM, nghĩa là bổ sung nghiệp vụ bán giao ngay và mua kì hạn USD cho các NHTM.

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ đối với các NHTM như cho phép các NHTM tăng vốn điều lệ, bổ sung vốn tự có; nới lỏng chính sách quản lý ngoại hối, tạo điều kiện cho các NHTM kinh doanh ngoại hối một cách hiệu quả và giảm tình trạng mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do đang phát triển mạnh và khó kiểm soát; hạ thấp hơn nữa tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ nhằm giúp các NHTM tăng lượng vốn ngoại tệ khả dụng…

Về phía các NHTM:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Cần có định hướng kinh doanh cụ thể: Các NHTM cần có chiến lược kinh doanh hợp lí, cân đối mục tiêu lợi nhuân – thị phần – uy tín và an toàn vốn. Chính sách khách hàng và các hoạt động marketing cần được xúc tiến hơn nữa nhằm thu hút khách hàng, đặc biệt là nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ bằng cách triển khai các sản phẩm hoán đổi tiền tệ nhanh chóng hơn, từng bước tiếp cận khách hàng, đẩy mạnh hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm hoán đổi tiền tệ của ngân hàng đến khách hàng. Bên cạnh việc giải thích rõ đặc điểm và lợi ích của sản phẩm hoán đổi tiền tệ, cần có chính sách giá cả dịch vụ hợp lí, vẫn có đảm bảo về lãi nhưng lại kích thích được khách hàng về mặt kinh tế, từ đó doanh nghiệp sẽ có những quyết định đúng đắng trong việc đầu tư của mình. Ngoài ra NHTM nên có chiến lược mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng ra thị trường ngoại hối quốc tế.

Nâng cao uy tín của các NHTM trên thị trường ngoại hối: Uy tín của ngân hàng là yếu tố quan trọng khiến khách hàng quyết định tham gia giao dịch với ngân hàng, đặc biệt khi quyết định tham gia vào các loại hình giao dịch còn khá mới mẻ như giao dịch hoán đổi tiền tệ. Do đó, để nâng cao để

Sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trên thị trường ngoại hối - 12

nâng cao hình ảnh của mình cũng như thu hút khách hàng tìm đến những sản phẩm mới, các NHTM cần:

Tăng cường vốn điều lệ cũng như dự trữ ngoại hối của ngân hàng. Đồng thời đa dạng hóa dự trữ ngoại hối với các loại tiền khác, đặc biệt với những đồng tiền mạnh như Euro, Yên nhật, Bảng Anh.

Xây dựng thí điểm và đưa vào áp dụng mô hình tổ chức NHTM hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tổ chức hoạt động ngân hàng ở vị trí thuận lợi, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt có bộ phận kinh doanh ngoại hối riêng với những cán bộ nhân viên có chuyên môn cao.

Khai thác triệt để nguồn ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối: hiện nay giao dịch hoán đổi ngoại hối luôn gồm một vế giao ngay (mua hoặc bán) nên khả năng ngoại tệ của các ngân hàng là rất quan trọng và ảnh hưởng đến việc phát triển giao dịch hoán đổi tiền tệ cả về qui mô lẫn số lượng. Các nguồn ngoại tệ NHTM có thể khai thác gồm: nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; nguồn ngoại tệ tiền mặt nắm giữ trong dân cư; lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm; nguồn ngoại tệ đầu tư từ nước ngoài; hay nguồn ngoại tệ từ các chi nhánh cùng hệ thống và các ngân hàng khác… Để khai thác hiệu quả các nguồn vốn trên, NHTM cần có chính sách cụ thể, thích hợp với từng nguồn vốn.

Không ngừng nâng cao, cải thiện trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng: cần có những chính sách tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh ngoại hối nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến

của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh nói chung và hoán đổi tiển tề nói riêng một cách hiệu quả nhất. Với các chính sách bồi dưỡng, đào tạo và trang bị đầy đủ cho cán bộ ngân hàng về kiến thức nghiệp vụ sẽ giúp việc tiến hành nghiệp vụ hoán đổi được linh hoạt, nhanh chóng, tạo sự tin tưởng cho khách hàng, mặt khác có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối cũng như sản phẩm ngoại hối phái sinh này. Bên cạnh đó, những chính sách như bổ sung thêm cán bộ lao động trẻ có chất lượng, bố trí nhân lực đúng năng lực, sở trường, chế độ lương thưởng thỏa đáng cũng là những biện pháp cần thiết để nâng cao mặt bằng trình độ cán bộ ngân hàng hiện nay.

Tăng cường hiểu biết của khách hàng về giao dịch hoán đổi: Hiện nay, nhiều khách hàng vẫn chưa biết đến sản phẩm hoán đổi tiền tệ, hoặc biết đến nhưng chưa hiểu rõ bản chất cũng như lợi ích của nghiệp vụ này. Doanh nghiệp có thể ứng dụng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ để tuần hoàn trạng thái tiền tệ trong thanh toán quốc tế; xử lý trạng thái luồng tiền đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn; giảm bớt chi phí hoạt động kinh doanh; tránh rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất hay thậm chi kinh doanh kiếm lời. Do đó, các NHTM cần có biện pháp giúp nâng cao nhận thức của khách hàng về những rủi ro trên thị trường ngoại hối, đồng thời hiểu hơn về sản phẩm hoán đổi tiền tệ của ngân hàng thông qua các hoạt động marketing; tổ chức các buổi hội thảo để giới thiệu và tư vấn; các bài viết giới thiệu sản phẩm hoán đổi tiền tệ trên báo và tạp chí phổ thông hay phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các bản tin, chuyên mục về ngoại hối và hoán đổi tiền tệ trên website ngân hàng…

Hiện đại hóa trang thiết bị và cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin: Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng. Mô hình phòng kinh doanh ngoại hối cần được tổ chức theo xu

hướng hiện đại. Thành lập phòng Dealing Room gồm hai bộ phận: Front Office làm nhiệm vụ mua bán trực tiếp với khách hàng, còn Back Office hoàn thành các lệnh, xử lí các luồng tiền ra vào tài khoản. Đồng thời, mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ hoán đổi tiền tệ nói riêng.

Về phía các doanh nghiệp:

Chế độ phân chia trách nhiệm rõ ràng: Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam hầu như vẫn chưa có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý doanh nghiệp, dẫn đến tâm lý “sợ chịu trách nhiệm”. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần có chế độ phân chia trách nhiệm rõ ràng hơn trong việc quản lý doanh nghiệp, như có giám đốc tài chính chuyên lo quản lý tài chính, đưa ra các chiến lược kinh doanh. Việc phân chia trách nhiệm rõ ràng trong doanh nghiệp sẽ giúp giảm vấn đề “sợ chịu trách nhiệm” đã tồn tại từ lâu trong doanh nghiệp Việt Nam.

Tự nâng cao ý thức phòng ngừa rủi ro cũng như trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối: Doanh nghiệp Việt Nam cần bỏ thói quen chấp nhận rủi ro của mình, thay vào đó doanh nghiệp cần tự nâng cao trình độ hiểu biết cũng như khả năng sử dụng các công cụ phái sinh nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng vào việc phòng ngừa rủi ro trong các hoạt động giao dịch ngoại hối của mình. Để được như vậy, việc tuyển và đào tạo các cán bộ có trình độ hiểu biết cao và nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng công cụ phái sinh như hoán đổi tiền tệ là rất cần thiết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức và chuyên môn cho những nhân viên phụ trách về vấn đề tài chính nói chung và kinh doanh ngoại hối nói riêng của công ty.

KẾT LUẬN


Thị trường ngoại hối trên thế giới ngày càng phát triển nhanh chóng cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Đây là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư kinh doanh kiếm lời, cũng là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhu cầu phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối tất yếu dẫn đến sự ra đời của các công cụ ngoại hối phái sinh, trong đó có hoán đổi tiền tệ. Với đặc tính linh hoạt, đơn giản, dễ ứng dụng, hoán đổi tiền tệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối, được các nhà đầu tư ưa dùng để phòng ngừa rủi ro cũng như kinh doanh kiếm lời.

Trái ngược với xu hướng của thị trường ngoại hối thế giới, hoán đổi tiền tệ chưa thực sự phát triển trên thị trường ngoại hối Việt Nam bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan.Với nền tảng cơ sở lý luận về hoán đổi tiền tệ được giới thiệu trong chương I và việc nghiên cứu thực trạng thị trường hoán đổi tiền tệ cũng như nguyên nhân khiến sản phầm này chưa được sử dụng như một công cụ để phòng ngừa rủi ro hay kinh doanh hiệu quả ở Việt Nam trong chương II, tác giả đã đưa ra một số giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô nhằm xây dựng và phát triển thị trường hoán đổi tiền tệ ở Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu với nền kinh tế khu vực và thế giới, việc phát triển các công cụ phái sinh như hoán đổi tiền tệ là rất cần thiết để bảo vệ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, hệ thống NHTM và thị trường ngoại hối còn non trẻ của Việt Nam. Với bản khóa luận tốt nghiệp này, tác giả hy vọng những nội dung và vấn đề đã được trình bày sẽ là một đóng góp nhỏ, hữu ích cho việc phát triển công cụ hoán đổi tiền tệ trong tương lai, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Phần tài liệu Tiếng Việt:

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2006, “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối”, Nhà xuất bản Thống kê, xuất bản lần thứ 5, trang 15-18, 293-366.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 430/1997/QĐ/NH13 về việc thực hiện giao dịch swap giữa NHNN và các ngân hàng thương mại, ngày 24/12/1997.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN 7 ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái, ngày 10/1/1998.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN về việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối giữa NHNN với các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam cho các ngân hàng, ngày 17/7/2001.

Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Quyết định 1289/2001/QĐ-NHNN sửa đổi Quyết định 893/2001/QĐ-NHNN về thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam cho các ngân hàng, ngày 11/10/2001.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về việc giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, ngày 10/11/2004.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN ban hành quy đinh liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ của, ngày 01/07/2002.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN, ngày 28/05/2004.

Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và Quyết định 807/2005/QĐ-NHNN, ngày 10/07/2006.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng, ngày 18/4/2007.


Các tài liệu từ website:


Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam”, truy cập ngày 02/04/2010,

<http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=202>.

Ngân hàng Liên Việt, “Bản tin kinh tế tháng 7,8,9,10,11,12”, truy cập ngày 07/04/2010, <http://www.lienvietbank.net/Detail.aspx?id=-1&category=268>. ThS. Ngô Nguyễn Đoan Trang, “Công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam”, truy cập ngày 31/3/2010,

<http://tintuc.xalo.vn/00204897811/cong_cu_bao_hiem_rui_ro_ty_gia_tai_viet_nam.html>.

ThS. Phạm Thị Hoàng Anh, “Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, truy cập ngày 07/04/2010, <http://linkhay.com/link33667/ung-dung-cong-cu-phai-sinh-tien-te-trong-phong-ngua-rui-ro-ty-gia-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam>.


Trần Thị Thuận Thành, “Công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam – mới hay cũ”, Tạp chí Kinh tế phát triển, truy cập ngày 02/04/2010,

<http://my.opera.com/khoinx/blog/2008/09/24/cong-cu-tai-chinh-phai-sinh-o-viet-nam-moi-hay-cu>.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí