Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm trên lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi
Lô TN 1 | Lô TN 2 | Lô TN 3 | Lô TN 4 | |
Tỷ lệ gạo lật thay thế ngô (%) | 0 | 25 | 50 | 75 |
Số lợn nái (con) | 10 | 10 | 10 | 10 |
Số lợn con thí nghiệm(con) | 120 | 120 | 120 | 120 |
Giống lợn | PiDu x (LY) | PiDu x (LY) | PiDu x (LY) | PiDu x (LY) |
Số lần lặp lại | 03 | 03 | 03 | 03 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Phần Hóa Học, Giá Trị Dinh Dưỡng Gạo Lật
- Một Số Phương Pháp Xác Định Giá Trị Năng Lượng Của Thức Ăn Cho Lợn
- Đặc Điểm Năng Suất Và Phẩm Chất Của Lợn Thịt
- Sử Dụng Gạo Tấm Thay Thế Ngô Trong Thức Ăn Cho Lợn Nái
- So Sánh Hàm Lượng Tinh Bột Và Đường Của Gạo Lật, Gạo Tấm Và Ngô
- Sinh Trưởng Tuyệt Đối Của Lợn Con Từ 4 Đến 23 Ngày Tuổi
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
- Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp do công ty thức ăn chăn nuôi NUTRECO thuộc Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam sản xuất, công thức và thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng được trình bày ở bảng 3.2 và 3.3.
Bảng 3.2. Công thức thức ăn cho lợn con (4 - 23 ngày tuổi)
ĐVT: %
Lô TN 1 | Lô TN 2 | Lô TN 3 | Lô TN 4 | |
Ngô | 40 | 30 | 20 | 10 |
Gạo lật (gạo lứt) | 0 | 10 | 20 | 30 |
Mỳ hạt | 3,7 | 3,7 | 3,7 | 3,7 |
Đỗ tương | 10,5 | 10,5 | 10,5 | 10,5 |
Bột cá | 4 | 4 | 4 | 4 |
Khô đỗ tương | 5 | 5 | 5 | 5 |
Nuklospray S20-20 | 10 | 10 | 10 | 10 |
Dịch cá hồi thủy phân | 2 | 2 | 2 | 2 |
DABOM-B | 8 | 8 | 8 | 8 |
Whey | 13 | 13 | 13 | 13 |
Dầu cọ | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Mono Canxi photphat (MCP) | 0,7 | 0,7 | 0,7 | 0,7 |
Bột đá | 0,3 | 0,3 | 0,3 | 0,3 |
Premix khoáng - vitamin | 0,8 | 0,8 | 0,8 | 0,8 |
Muối | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
Lysin 99% | 0,4 | 0,4 | 0,4 | 0,4 |
Methionine 99% | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
Threonine 99% | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
Axit hữu cơ | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
100 | 100 | 100 | 100 |
Bảng 3.3. Thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm
ĐVT: %
Lô TN 1 | Lô TN 2 | Lô TN 3 | Lô TN 4 | |
Protein thô | 21,08 | 21,08 | 21,08 | 21,08 |
Lipit | 6,77 | 6,59 | 6,41 | 6,22 |
Xơ thô | 2,21 | 2,06 | 1,91 | 1,76 |
Lysine tổng số | 1,55 | 1,56 | 1,56 | 1,57 |
Lysine tiêu hóa | 1,41 | 1,41 | 1,41 | 1,41 |
Methionine tổng số | 0,58 | 0,59 | 0,59 | 0,59 |
Methionine tiêu hóa | 0,55 | 0,55 | 0,55 | 0,55 |
Threonine tổng số | 1,02 | 1,02 | 1,02 | 1,03 |
Threonine tiêu hóa | 0,95 | 0,95 | 0,95 | 0,95 |
Ca | 0,70 | 0,71 | 0,70 | 0,70 |
P hấp thu | 0,51 | 0,51 | 0,50 | 0,50 |
ME (kcal/kg) | 3456 | 3457 | 3457 | 3458 |
Giá tiền (đ/kg) | 11961 | 12061 | 12161 | 12261 |
- Phương pháp theo dòi các chỉ tiêu
+ Khối lượng lợn con thí nghiệm
Cân lợn con ở các thời điểm sơ sinh, 4 và 23 ngày tuổi. Cân vào ngày giờ cố định, trước khi cho ăn buổi sáng, cân từng con một. Cân bằng cân điện tử 10kg (sai số cho phép: ± 0,5 g).
+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): xác định sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở giai đoạn 4 - 23 ngày tuổi (g/con/ngày).
P2 – P1 | × 1000 |
T2 – T1 |
Trong đó:
A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
P1: Khối lượng lợn con tại thời điểm T1 (kg) P2: Khối lượng lợn con tại thời điểm T2 (kg)
T1, T2: Thời điểm cân lần trước và lần sau (ngày)
+ Lượng thức ăn thu nhận (LTATN)
Thức ăn tập ăn được cho lợn con ăn từ 4 ngày tuổi. Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho lợn con, vào một giờ nhất định của ngày hôm sau vét sạch lượng thức ăn thừa trong máng và đem cân lại.
Lượng thức ăn cho ăn - Lượng thức ăn thừa |
Số lợn trong lô |
Xác định tổng lượng thức ăn tập ăn thu nhận của lợn con từ 4 - 13 ngày tuổi; 14 - 23 ngày tuổi và 4 - 23 ngày tuổi.
+ Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA)
Được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng tại các thời điểm Sơ sinh - 23 ngày tuổi; 4 - 23 ngày tuổi.
Lượng thức ăn thu nhận (kg) |
Khối lượng lợn tăng (kg) |
+ Chi phí thức ăn: (chi phí thức ăn của lợn nái + chi phí thức ăn của lợn con)/tổng khối lượng tăng của lợn con.
+ Tỷ lệ lợn con nuôi sống và tỷ lệ lợn con tiêu chảy.
Xác định bằng tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn nuôi. Hàng ngày đếm chính xác số lợn chết của từng lô thí nghiệm.
Số lợn sống đến cuối kỳ | 100 |
Số lợn đầu kỳ |
Tỷ lệ lợn con tiêu chảy: hàng ngày theo dòi số lợn con tiêu chảy, số lợn con có mặt. Xác định tỷ lệ tiêu chảy của lợn con theo công thức:
Tổng số con mắc tiêu chảy | 100 |
Tổng số lợn con theo dòi |
3.2.3. Sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn thịt
3.2.3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: lợn thịt lai Du x (LY).
+ Vật liệu nghiên cứu: gạo tấm, ngô.
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm khảo nghiệm lợn DABACO, Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh.
+ Thời gian nghiên cứu: từ 02/2016 đến 07/2017.
3.2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng 25, 50 và 75% gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp trên lợn thịt lai Du x (LY) đến các chỉ tiêu sau:
- Khối lượng của lợn thí nghiệm: đầu thí nghiệm, tuần 4, tuần 8 và tuần 11.
- Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm: tuần 1- 4, tuần 5 - 8, tuần 9 - 11.
- Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm: tuần 1- 4, tuần 5 - 8, tuần 9 - 11.
- Hiệu quả sử dụng thức ăn: tuần 1 - 4, tuần 5 - 8, tuần 9 - 11.
- Khảo sát năng suất thịt: khối lượng lợn, tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, khối lượng thịt xẻ, dài thân thịt, diện tích cơ thăn, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng.
- Khảo sát chất lượng thịt: pH45, pH24, màu sắc thịt, độ dai của thịt, tỷ lệ mất nước bảo quản và tỷ lệ mất nước chế biến.
- Hiệu quả sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn đối với lợn thịt.
3.2.3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Chọn 240 lợn đực thiến nuôi thịt lai Du x (LY), có khối lượng trung bình 27,8 - 28,2 kg/con, ngoại hình đồng đều và cùng lứa tuổi (68 ngày tuổi). Lợn được chia thành 4 lô: lô TN 1 (lô đối chứng), lô TN 2, TN 3 và TN 4 (sử dụng 25, 50 và 75% gạo tấm thay thế ngô). Mỗi lô thí nghiệm tiến hành lặp lại trên 3 ô, mỗi ô 20 lợn thí nghiệm (20 con x 3 ô = 60 con). Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn thịt được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đàn lợn thịt thương phẩm
Lô TN 1 | Lô TN 2 | Lô TN 3 | Lô TN 4 | |
Giống | Du x (LY) | Du x (LY) | Du x (LY) | Du x (LY) |
Tỷ lệ gạo tấm thay thế ngô (%) | 0 | 25 | 50 | 75 |
Số lợn/ô (con) | 20 | 20 | 20 | 20 |
Số lần lặp (n) | 03 | 03 | 03 | 03 |
Tổng số lợn (con/lô) | 60 | 60 | 60 | 60 |
- Thức ăn thí nghiệm
Lợn được nuôi trong ô chuồng có sàn bằng bê tông, các chuồng có núm uống tự động và máng ăn cho lợn. Lợn được gắn chíp điện tử để theo dòi lượng thức ăn thu nhận và khối lượng cơ thể.
Thức ăn: trước khi làm thí nghiệm 01 tuần thì lợn ở 4 lô thí nghiệm được sử dụng thức ăn hoàn chỉnh DABACO 83 do Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp DABACO sản xuất. Khi làm thí nghiệm thì dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh DABACO 46 do Công ty thức ăn chăn nuôi NUTRECO thuộc Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam sản xuất. Công thức và thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng được trình bày ở bảng 3.5 và 3.6.
Bảng 3.5. Công thức thức ăn thí nghiệm
ĐVT: %
Lô TN 1 | Lô TN 2 | Lô TN 3 | Lô TN 4 | |
Ngô Argentina | 48 | 36 | 24 | 12 |
Gạo tấm | 0 | 12 | 24 | 36 |
Lúa mỳ | 7,3 | 7,2 | 7,25 | 7,25 |
Cám gạo | 6,9 | 6,9 | 6,9 | 6,9 |
Khô đỗ tương | 14,7 | 14,7 | 14,7 | 14,7 |
Đỗ tương | 3 | 3 | 3 | 3 |
DDGS | 6,5 | 6,5 | 6,5 | 6,5 |
Bột cá | 1,4 | 1,4 | 1,4 | 1,4 |
Bã sắn | 6,3 | 6,5 | 6,5 | 6,5 |
Rỉ mật đường | 2,1 | 2,1 | 2,1 | 2,1 |
Mỡ cá | 0,7 | 0,7 | 0,7 | 0,7 |
DCP | 0,8 | 0,8 | 0,8 | 0,8 |
Bột đá | 0,7 | 0,7 | 0,7 | 0,7 |
Premix | 0,7 | 0,7 | 0,7 | 0,7 |
Muối ăn | 0,4 | 0,4 | 0,4 | 0,4 |
L-Lysine 70% | 0,1 | 0,1 | 0,05 | 0,05 |
L-Threonine 99% | 0,1 | 0,1 | 0,1 | 0,1 |
Axit hữu cơ | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
Tổng | 100 | 100 | 100 | 100 |
Giá tiền, VNĐ/kg | 6914 | 6937 | 6947 | 6978 |
Bảng 3.6. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm
Lô TN 1 | Lô TN 2 | Lô TN 3 | Lô TN 4 | |
ME, kcal/kg | 3203 | 3200 | 3200 | 3202 |
Protein thô, % | 16,01 | 16,03 | 16,01 | 16,03 |
Lipit thô, % | 4,21 | 3,77 | 3,33 | 2,90 |
Xơ thô, % | 4,12 | 3,89 | 3,64 | 3,39 |
Lysine, % | 0,85 | 0,87 | 0,85 | 0,87 |
Methionine, % | 0,28 | 0,31 | 0,34 | 0,36 |
- Phương pháp theo dòi các chỉ tiêu:
+ Khối lượng cơ thể: lợn được cân bằng cân điện tử tự động vào một ngày, giờ cố định và được cân từng con một, một tháng cân 1 lần.
+ Tỷ lệ nuôi sống (%): hàng ngày ghi chép số con chết và số con còn lại trong từng đàn lợn.
Số con sống đến cuối thí nghiệm | 100 |
Số lợn con bắt đầu thí nghiệm |
+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Công thức tính như sau:
P2 – P1 | × 1000 |
T2 – T1 |
Trong đó:
A: sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày); P1: khối lượng lợn tại thời điểm T1 (kg); P2: khối lượng lợn tại thời điểm T2 (kg);
T1, T2: thời điểm cân lần trước và lần sau (ngày).
+ Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày (kg/con/ngày):
Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày được tính toán dựa trên theo dòi của máy tính.
Tổng số thức ăn trong cả giai đoạn (kg) |
Tổng số lợn (con) × Số ngày nuôi (ngày) |
+ Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) (kg TA/kg TT): là tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn tăng trong giai đoạn thí nghiệm.
Lượng thức ăn sử dụng (kg) |
Tăng khối lượng (kg) |
+ Hiệu quả của việc sử dụng gạo tấm trên lợn thịt: được tính dựa trên các nội dung nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và chi phí thức ăn.
+ Phương pháp đánh giá khả năng cho thịt
Độ dày mỡ lưng trên lợn sống vào thời điểm kết thúc thí nghiệm được xác định tại hai vị trí: điểm ở đốt xương sườn cuối cùng và điểm ở đốt xương khum (ngang qua vị trí của thận).
Kết thúc nuôi thí nghiệm, mỗi lô TN chọn 5 con lợn có khối lượng trung bình của lô để mổ khảo sát theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3899:1984 về lợn giống - quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo tại công ty chế biến thực phẩm DABACO với các chỉ tiêu sau: tỷ lệ nạc xác định trên con vật sống; độ dày mỡ lưng trên con vật sống; khối lượng giết thịt (kg); khối lượng móc hàm (kg); tỷ lệ móc hàm (%); khối lượng thịt xẻ (kg); tỷ lệ thịt xẻ (%), dài thân thịt (cm); độ dày mỡ lưng (mm); tỷ lệ nạc theo phương pháp 2 điểm (%) và diện tích cơ thăn (cm2).
Khối lượng giết mổ (kg): là số kg thịt hơi để nhịn đói 24 giờ trước khi mổ khảo sát.
Khối lượng thịt móc hàm (kg): là khối lượng thân thịt sau khi chọc tiết, làm lông, bỏ các cơ quan nội tạng.
Khối lượng thịt xẻ (kg): là khối lượng thân thịt sau khi cắt bỏ đầu, bốn chân, đuôi, hai lá mỡ.
- Tính tỷ lệ móc hàm
Khối lượng thịt móc hàm (kg) | 100 |
Khối lượng lợn hơi (kg) |
- Tính tỷ lệ thịt xẻ
Khối lượng thịt xẻ (kg) | 100 |
Khối lượng lợn hơi (kg) |
Tỷ lệ nạc (%): tính bằng phương pháp 2 điểm của Cộng hòa liên bang Đức (Branscheid & cs., 1987):
% nạc = 49,987 + (26,0429 x S/F ) + (4,5154 x ) – (2,5018 x lgS) – (8,4212 x )
Trong đó:
S: là độ dày mỡ ở giữa cơ bán nguyệt (M.glutaeusmedius).
F: là độ dày cơ từ tận cùng phía trước của cơ bán nguyệt đến giới hạn trên của cột sống (mm).
Dài thân thịt (cm): đo từ xương cổ đầu tiên (Atlat) đến xương khum cuối cùng bằng thước dây với độ chính xác 0,1 cm.
Độ dày mỡ lưng (mm): là độ dày trung bình của độ dày mỡ lưng ở ba vị trí: Vị trí thứ nhất: đo tại nơi dày nhất trên lưng (đốt sống ngực 2 - 3) (a) Vị trí thứ 2: đo tại điểm giữa xương sườn thứ 13 và 14 (b)
3
Vị trí thứ 3: đo tại điểm giữa trên cơ bán nguyệt (c) Độ dày mỡ lưng (mm) = a+b+c
Diện tích cơ thăn (cm2): là diện tích lát cắt cơ dài lưng tại giữa điểm xương sườn 13 và 14. Dùng giấy bóng kính in mặt cắt của cơ thăn, sau đó chuyển hình mặt cắt cơ thăn sang giấy kẻ ô vuông, cân khối lượng giấy kẻ ô vuông có mặt cắt bằng mặt cắt cơ thăn thịt.
Ta có 100 cm2 giấy kẻ ô vuông có khối lượng là a (g)
Giấy kẻ ô vuông có diện tích bằng diện tích cơ thăn thịt có khối lượng là b (g).
b (g) 100 |
a (g) |
+ Phương pháp đánh giá chất lượng thịt
Đánh giá chất lượng thịt tại bộ môn Di truyền Giống, khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Các chỉ tiêu: màu sắc ở thời điểm 24 giờ sau giết thịt (L*, a*, b*); giá trị pH45; giá trị pH24; tỉ lệ mất nước bảo quản và chế biến 24 giờ sau giết thịt; độ dai của thịt 24 giờ sau giết thịt.
Xác định màu sắc thịt: đo giá trị màu sáng L*, màu đỏ a* và màu vàng b* được thực hiện tại thời điểm 24 giờ bảo quản sau giết thịt ở cơ thăn giữa xương sườn 13 - 14 bằng máy đo màu sắc thịt Minolta CR-400 (Nhật Bản). Giá trị màu sắc thịt là trung bình của 5 lần đo trên 5 điểm không trùng nhau hoàn toàn.