Thành Phần Hóa Học, Giá Trị Dinh Dưỡng Gạo Lật

Tryptophan, Methionine là những axit amin hạn chế nhất, đặc biệt là Lysine. Giống ngô đột biến Opaque - 2 có hàm lượng Lysine và Tryptophan khá cao. Ngô tương đối nghèo các chất khoáng như: Ca (0,15%), Mn (7,3 mg/kg) và Cu (5,4 mg/kg).

Bảng 2.5. Hàm lượng vitamin trong ngô hạt (mg/100g)


Giống ngô

Thiamine

Riboflavin

Niacin

Carotene

Carotenoid tổng số

Vàng

0,48

0,10

1,85

0,30

1,32

Trắng

0,34

0,08

1,64

0,15

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Nguồn: Batal & cs. (2010)

b. Lúa gạo (Oryza Sativa)

Hàm lượng protein, lipit, năng lượng trao đổi của thóc thấp hơn ngô nhưng hàm lượng xơ lại cao hơn. Tỷ lệ protein thô trung bình trong thóc là 7,8 - 8,7%, xơ từ 9,0 - 12,0%. Thóc có thể sử dụng làm thức ăn cho vịt đẻ, loài nhai lại, ngựa... Thóc sau khi lật, tách trấu thu được gạo lật hay còn gọi là gạo lứt. Tỷ lệ gạo lật và trấu là 80:20. Trấu có nhiều Silic (>21%). Các mảnh trấu có đầu mày sắc nhọn làm tổn thương thành ruột nên lợn chỉ nên sử dụng gạo lật. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc được thể hiện qua hình 2.1.

Hình 2 1 Tỷ lệ khi xay xát thóc Nguồn Foulkes 1998 Thóc và phụ phẩm của ngành 1


Hình 2.1. Tỷ lệ khi xay xát thóc

Nguồn: Foulkes (1998)

Thóc và phụ phẩm của ngành chế biến thóc gạo bao gồm các thành phần như trấu, chiếm tỷ lệ khoảng 20%; gạo lật (còn gọi là gạo lứt, gạo xay) với tỷ lệ khoảng 80%; cám bổi chiếm 11%, trong đó: cám mịn là 8% và cám thô là 3%; tấm khoảng 2% và gạo trắng chiếm tỷ lệ khoảng 67%.

Biến động của tỷ lệ các phần khi xay xát thóc được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Tỷ lệ sản phẩm và phụ phẩm của xay xát thóc


Tiểu phần

Tỷ lệ (theo khối lượng)

Vỏ trấu

16 - 28 % (trung bình 20%) của thóc

Gạo lật (brown rice)

72 - 84 % (trung bình 80%) của thóc

Gạo trắng

90% gạo lật

Tấm + cám

10% gạo lật

Nguồn: OECD (2004)

- Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của gạo lật

Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của gạo lật được trình bày ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng gạo lật

ĐVT: %


Chỉ tiêu

Nghiên cứu 1

Nghiên cứu 2

Nghiên cứu 3

Nghiên cứu 4

Vật chất khô

86,2

85,8 - 86,2

86,38

87,9

Protein thô

8,2

7,9 - 8,1

8,61

8,59

Xơ thô

1,2

0,9

2,30

2,44

Lipit thô

2,42

2,1 - 2,3

0,60

1,0

DXKN


73,7 - 74,3

73,57

72,4

Tro thô


1,4

1,30

1,05

Ca

0,03


0,20

0,03

P tổng số



0,24

0,33

P dễ tiêu

0,15



-

Na

0,03



0,03

Cl

0,21



-

K

0,19



0,19

Se (ppm)

0,15



-

Axit linoleic

0,73



-

Methionine

0,20



0,20

Methionine + Cystine

0,65



-

Lysine

0,31



0,35

Tryptophan

0,25



0,12

Threonine

0,32



0,32

Arginine

0,67



0,77

Nguồn: Nghiên cứu 1: Leeson & Summers (2008); Nghiên cứu 2: Kosaka (1990); Nghiên cứu 3: Viện Chăn Nnuôi (1995); Nghiên cứu 4: Li & cs. (2006)

Hàm lượng protein thô trong gạo lật biến động từ 7,9 - 8,59%; hàm lượng lipit thô từ 0,6 - 2,42%, hàm lượng lipit có nhiều biến động do cấu trúc của các loại máy xát. Hàm lượng xơ thô trong gạo lật thấp từ 0,9 - 2,44%. Đây là yếu tố quan trọng để giúp làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của gạo lật khi sử dụng làm thức ăn cho lợn. Trong gạo lật rất giàu tinh bột, điều này minh chứng ở hàm lượng DXKN trong gạo lật rất cao: 72,4 - 74,3%; gạo lật là loại thức ăn giàu năng lượng làm thức ăn cho lợn.

Trong kết quả nghiên cứu của mình, Piao & cs. (2002) đã cho biết thành phần axit béo của ngô và gạo lật (bảng 2.8).

Hàm lượng chất béo của gạo lật tuy chỉ bằng khoảng 2/3 của ngô nhưng hàm lượng axit béo no của gạo lật lại cao hơn ngô (2,007 và 1,384). Tuy nhiên, hàm lượng axit béo chưa no lại thấp hơn ngô (0,9055 và 0,9599). Kết quả là tỷ lệ axit béo chưa no và axit béo no (USFA/SFA) của gạo lật (0,4512), thấp hơn của ngô (0,6936). Điều này giúp cho mỡ thân thịt của lợn sử dụng gạo lật để vỗ béo có độ cứng hơn và dễ chế biến hơn so với sử dụng ngô.

Bảng 2.8. Thành phần axit béo của ngô và gạo lật (%)


Chỉ tiêu

Ngô

Gạo lật

Axit béo bão hòa



Axit palmitic (C16:0)

1,3016

1,8931

Axit stearic (C18:0)

0,0824

0,1139

Tổng axit béo bão hòa

1,3840

2,0070

Axit béo không bão hòa



C18:1

0,5226

0,1169

Polyunsatured

Axit oleic (C18:2)


0,4087


0,7643

Axit linoleic (C18:3)

0,0286

0,0243

Tổng

0,4373

0,7886

Tổng axit béo không bão hòa

0,9599

0,9055

Tỷ lệ axit béo không bão hòa/bão hòa

0,6936

0,4512

Nguồn: Piao & cs. (2002)

- Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của gạo tấm

Theo Casas & Stein (2015), gạo tấm có 7,67% protein thô, tương đương ngô; hàm lượng ADF là 0,46%, tỷ lệ này trong ngô là 3,11% nên có tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và chất hữu cơ cao hơn ngô khi sử dụng làm thức ăn cho lợn. Theo Brestensky & cs. (2014), gạo tấm có hàm lượng tinh bột cao hơn ngô và polysaccharide không phải tinh bột thấp hơn ngô; polysaccharide không phải tinh bột làm giảm tỷ lệ tiêu hóa và hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa của lợn. Tương tự, hàm lượng amylose và amylose gắn kết với lipit thấp hơn ngô, do đó tinh bột gạo hoạt hóa với enzym dễ hơn nên tỷ lệ tiêu hóa trên lợn cao hơn ngô. Theo Stein & cs. (2001), tỷ lệ tiêu hóa các axit amin của gạo tấm là trên 90% còn ở ngô chỉ là 80,1%. Gạo tấm ít bị nhiễm độc tố nấm mốc hơn ngô, theo Ma & cs. (2018) trong nghiên cứu ở Trung Quốc cho biết: tỷ lệ nhiễm và hàm lượng các loại độc tố nấm mốc: aflatoxin B1 (AFB1), zearalenone (ZEN) và deoxynivalenol (DON) trong gạo tấm thấp hơn ngô.

Theo Dadalt & cs. (2016), thành phần dinh dưỡng của gạo tấm làm thức ăn cho lợn: VCK: 86,97%; CP: 7,75%; tro: 1,18%; xơ thô: 0,72%; lipit: 0,78%;

NDF: 4,81%; ADF: 3,22%.

DE: kcal/kg VCK: 3745; ME: kcal/kg VCK: 3721; theo 86,97% VCK: 3257 kcal DE; 3236 kcal ME/kg.

Schirmann & cs. (2018) xác định thành phần hóa học và giá trị DE, ME và NE của gạo tấm làm thức ăn cho lợn. Giá trị DE, ME, NE của gạo tấm trên lợn tương ứng là: 4060, 3995 và 3356 kcal/kg VCK.

+ Lúa mì (Triticum spp.)

Theo Premier Nutrition (2014), lúa mì được trồng ở Trung cận đông từ hơn

10.000 năm trước và được các nước châu Âu phát triển từ hơn 6000 năm nay.

Lúa mì là một trong những hạt ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao. Theo Leeson & Summers (2008), trong hạt lúa mì, hàm lượng protein thô từ 12 - 15%, cao hơn ngô (8,5%) và gạo lật (8,2%). Hàm lượng lipit thô trong lúa mì (1,5%), thấp hơn trong ngô và gạo, thậm chí thấp hơn cả trong thóc (1,7%). Hàm lượng xơ thô trong lúa mì là 2,7%, cao gần gấp hai lần gạo lật (1,2%) và cao hơn ngô (2,5%). Hàm lượng Canxi (0,05%) và Phốt pho dễ tiêu (0,20%) cao hơn hẳn ngô và gạo lật.

Trong lúa mì có đầy đủ các axit amin không thay thế được đối với lợn. Đặc biệt hàm lượng lysine (0,49%), cao hơn hẳn trong ngô (0,20%) và gạo lật (0,31%). Giống lúa mì và điều kiện tiểu khí hậu khác nhau thì thành phần dinh dưỡng cũng khác nhau. Adm (2016) cho biết, trong lúa mì có 11,5% protein thô; 1,9% lipit thô và 3,3% xơ thô. Giá trị năng lượng tiêu hóa (DE) trên lợn là 3776 - 3896 kcal/kg VCK (Gary Partridge, 1995). Theo International Grains Council (2015), 42% sản lượng lúa mì năm 2011 và dự kiến khoảng 60,66% sản lượng lúa mì năm 2015 của EU được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Theo Hội đồng ngũ cốc thế giới International Grains Council (2016), sản lượng lúa mì thế giới năm 2016 ước đạt 736,6 triệu tấn, trong đó sử dụng làm thức ăn chăn nuôi là 146 triệu tấn, chiếm 19,8%. Các nước EU là những nước sử dụng lúa mì làm thức ăn chăn nuôi lớn nhất trên thế giới, với lượng sử dụng hàng năm là 56,5 triệu tấn, tiếp đến Trung Quốc và Nga với mức sử dụng tương ứng là 16 và 14,2 triệu tấn/năm.

- Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của lúa mì

Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của lúa mì được trình bày ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng lúa mì và ngô làm thức ăn cho lợn (khô không khí)


Chất dinh dưỡng

Lúa mì

Ngô

Vật chất khô, %

87,20

86,20

Protein thô, %

12,39

8,01

Lipit thô, %

1,89

3,78

Xơ thô, %

2,47

2,15

Tinh bột, %

58,02

64,10

NDF, %

13,29

8,68

ADF, %

3,50

2,41

DE, kcal/kg

3374

3458

ME, kcal/kg

3240

3364

NE, kcal/kg (Sauvant & cs., 2004)

2315

2523

Nguồn: Stein & cs. (2010)

- Cao lương (Shorgum)

Cao lương là hạt ngũ cốc thứ năm quan trọng trên thế giới. Năm 2010, sản lượng cao lương của 25 nước trồng nhiều cao lương trên thế giới đạt 45 triệu tấn.

Ở nước ta, cao lương thường được trồng ở các vùng trung du, miền núi có sản lượng chưa lớn. Theo Grain Councit U.S. (2016), thành phần hóa học của cao lương thu hoạch niên vụ 2015/2016, % theo VCK: protein 10,9%; tinh bột 73,2%; lipit thô 4,5%, không có tannin; độ ẩm 14,1%. Hàm lượng độc tố nấm mốc dưới mức quy định của FDA.

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng cao lương, ngô được trình bày ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng cao lương, ngô làm thức ăn cho lợn (khô không khí)


Chất dinh dưỡng

Cao lương

Ngô

Vật chất khô, %

89,00

89,00

Protein thô, %

9,20

8,30

Lipit thô, %

2,90

3,90

Xơ thô, %

2,40

2,15

NDF, %

18,00

9,60

ADF, %

8,30

2,80

DE, kcal/kg

3373

3516

ME, kcal/kg

3333

3412

NE, kcal/kg (Sauvant & cs., 2004)

2614

2389

Nguồn: Tokach & cs. (2011)

Hạn chế của hạt cao lương là có tannin, đắng, không ngon miệng. Hiện nay, các nhà di truyền thực vật đã tạo được giống cao lương ngọt, có ít tannin, thích hợp làm thức ăn cho lợn.

So sánh thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của ngô, lúa mì, cao lương, thóc, gạo lật và gạo tấm được trình bày ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của các loại hạt ngũ cốc


Chất dinh dưỡng

Ngô

hạt1

Lúa

1

Cao

lương2

Thóc2

Gạo lật3

Gạo

tấm4

VCK, %

86

89

87

88,0

87,7

89

Protein thô, %

7,7

11,5

9,5

8,0

7,86

8,0

Lipit, %

3,7

1,9

3,5

2,5

1,72

0,6

Xơ thô, %

2,0

3,3

2,3

9,0

1,22

0,6

NDF, %

9,6

10,5

8,0

19

5,94

4,81

ADF, %

2,8

3,61

2,5

11,9

2,21

3,22

Tro thô, %

1,3

1,8

2,0

4,90

1,32

1,18

DXKN, %

71,3

70,5

69,7

63,60

75,58

78,62

Ca, %

0,03

0,04

0,03

0,04


0.04

P tổng số, %

0,28

0,39

0,28

0,24


0,16

P dễ tiêu, %

14

50

20




K, %

0,33

0,46

0,35

0,3



Mg, %

0,12

0,11

0,14

0,12



S, %

0,13

0,16

0,08

0,04



Cu, ppm

3

8

5

3



Fe, ppm

29

32

45

150



Mn, ppm

7

38

15

175



Zn, ppm

18

47

20

45



ME, kcal/kg

34004

3113

3333

28004


3300

Axit amin (%)

Lysine

0,24

0,38

0,22

0,35

0,43

0,3

Methionine

0,16

0,22

0,17

0,16

1,59


Cystine

0,17

0,27

0,17

0,17

0,12


Methionine +

Cystine

0,33

0,49

0,34

0,33

-


Threonine

0,27

0,39

0,31

0,29

0,48


Tryptophan

0,06

0,26

0,10

0,10

0,03


Isoleucine

0,25

0,45

0,37

0,29

0,45


Valine

0,35

0,57

0,47

0,43

0,21


Arginine

0,35

0,50

0,36

0,62

0,89


Leucine



1,23

0,55

0,99


Nguồn: 1Adm (2016); 2Premier Nutrition (2014); 3Asyifah & cs. (2012); 4Trujillo H.A.J. (2009)

2.2. HỆ THỐNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG THỨC ĂN CHO LỢN

2.2.1. Các dạng năng lượng của thức ăn cho lợn

Năng lượng tiêu hóa (DE)

Năng lượng khí tiêu hóa (CH4) Năng lượng nước tiểu

Thuật ngữ “năng lượng” (energy) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ “energeia” có ý nghĩa là “hoạt động”, “sản xuất”. Điều này cũng phần nào giải nghĩa cho vai trò quan trọng của năng lượng đối với thế giới sinh động vật. Năng lượng cần thiết cho sự sống, từ sinh quyển cho đến những sinh vật nhỏ bé nhất. Đối với vật nuôi, năng lượng được thu nhận từ thức ăn. Các hợp chất hữu cơ trong thức ăn như carbohydrate, lipit, protein và axit nucleic. Thông qua quá trình trao đổi chất, năng lượng từ thức ăn sẽ được biến đổi và được cung cấp cho con vật nhằm duy trì các hoạt động của cơ thể và phục vụ sản xuất/tạo sản phẩm được trình bày ở hình 2.2.


Năng lượng thô (GE)

Năng lượng phân (FE)


Năng lượng trao đổi (ME)

Năng lượng nhiệt (HI)

Năng lượng thuần (NE)


NE Duy trì

- Chuyển hóa cơ bản

- Duy trì thân nhiệt

NE Sản xuất

- Sinh trưởng

- Vỗ béo

- Sản xuất sữa


Hình 2.2. Các dạng năng lượng của thức ăn ở lợn

Nguồn: National Research Council (2012)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022