Một Số Biện Pháp Sử Dụng Di Sản Công Viên Địa Chất Toàn Cầu Unesco Non Nước Cao Bằng Trong Dạy Học Lịch Việt Nam Ở Trường Thpt

một cách khái quát, được minh họa dẫn chứng bằng các kiến thức cụ thể theo một chủ đề nào đó. Nói chuyện phải có chủ đề rõ ràng, chủ đề phải phù hợp. Nói chuyện về di sản thường được tổ chức nhân dịp những ngày kỉ niệm một sự kiện quan trọng, một danh nhân, một lãnh tụ cách mạng có liên quan đến di sản. Người nói chuyện phải là người am hiểu sâu sắc về di sản. Do đó, người nói chuyện thường là GV, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy trường đại học, cán bộ làm công tác văn hoá, tuyên huấn…

2.4. Một số biện pháp sử dụng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học lịch Việt Nam ở trường THPT

2.4.1. Sử dụng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Trong quá trình dạy học lịch sử một trong những yếu tố quan trọng quyết định vào thành công của bài giảng và hiệu quả dạy học chính là việc giáo viên tạo ra được hứng thú học tập và nuôi dưỡng được hứng thú học tập đó trong suốt quá trình tổ chức dạy học. Hứng thú là một hiện tượng tâm lý phức tạp, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này do đó có nhiều quan niệm về “hứng thú” được đưa ra.

Trong nghiên cứu của mình, nhà Tâm tý học Côvalilốp đưa ra khái niệm “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó” [2, tr.228].

Trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” Kkarlamôp cho rằng: “Hứng thú - đó là nhu cầu nhuốm màu sắc xúc cảm đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính chất hấp dẫn” [15, tr.28].

Hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành “động cơ học tập - một trong những thành tố quan trọng hình thành hoạt động học của học sinh” [13, tr.110] . “Động cơ học tập là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp người học hoạt động. Nó sẽ kích thích, tích cực hóa hoạt động nhận thức, tìm hiểu lịch sử của học sinh...” [24, tr.63]

Thực tế đã chỉ ra rằng nếu một giờ học không được tổ chức tốt, học sinh coi việc học chỉ là việc bắt buộc sẽ tạo ra tâm lý học tập căng thẳng và nặng nề. Ngược lại, nếu được giáo viên tổ chức một cách linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh… sẽ tạo ra một không khí hào hứng, học sinh chủ động, ham thích tìm tòi, khám phá.

Như đã phân tích ở trên với những ưu thế sẵn có, giáo viên có thể khai thác từ rất nhiều khía cạnh của di sản để tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. Việc lựa chọn và đưa được các giá trị sẵn có của di sản vào bài học để tạo ra hứng thú học tập còn phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm và sự khéo léo của từng giáo viên. Mọi di sản đều có giá trị, thậm chí nhiều giá trị khác nhau được tích hợp trong một di sản. Tuỳ thuộc vào mục tiêu giáo dục mà chúng ta có thể nhận dạng và khai thác những giá trị của di sản. Đó là giá trị thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như: Lịch sử, nghệ thuật, văn hoá, văn học, kiến trúc, mĩ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, tri thức dân gian… Đó là những giá trị thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như : Y học, địa chất, địa mạo, sinh thái, môi trường, thiên văn,… Đó là những giá trị thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật như : Vật lý, hoá học, cơ học, thông tin, điện tử…. Từ những di sản nổi tiếng thế giới đến di sản còn ít được biết đến đang lưu giữ và thực hành trong đời sống cộng đồng đều có giá trị và có những khả năng đa dạng để khai thác sử dụng dạy học. Di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng hội tụ đầy đủ các giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật...có thể dễ dàng khai thác. Mặt khác, địa bàn của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng trải dài trên 9 huyện với diện tích hơn 3072km2 chiếm hơn 45,9% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh và là nơi sinh số của hơn 250.000 người (chiếm 47,1% dân số), chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng, H’Mông, Dao...Theo hiện trạng khảo sát và quy hoạch, trên địa bàn của CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng có nhiều di sản tầm cỡ quốc tế, đa dạng các loại hình cảnh quan...là minh chứng cho lịch sử phát triển địa chất kéo dài và phức tạp hơn 500 triệu năm. Đó cũng là địa bàn có hàng trăm di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể...Chính sự bao trùm của

CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng đã làm cho những di sản có tầm cỡ quốc tế này lại vô cùng quen thuộc, đã trở thành một phần của cuộc sống đối với người dân và các em học sinh. GV cần lựa chọn nội dung khai thác và lựa chọn cách sử dụng phù hợp để đem lại hiệu quả trong tạo hứng thú học tập cho học sinh. Một trong những cách làm phổ biến để tạo được HTHT chính là sử dụng các tài liệu về di sản để tạo ra tình huống có vấn đề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Chẳng hạn, khi dạy học bài 16 (LS lớp 12), GV có thể sử dụng bản đồ phân bố của công viên địa chất và làm nổi bật vị trí của Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng, nơi được Bác lựa chọn để trở về lãnh đạo phong trào cách mạng sau chặng đường dài 30 năm bôn ba tìm con đường cứu nước.

Kết hợp với quan sát bản đồ, GV khéo léo tạo tình huống có vấn đề theo gợi ý sau: Sau hơn 30 ra nước ngoài tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc, đầu năm 1941 căn cứ vào thực tế tình hình trong và ngoài nước, Bác Hồ đã quyết định trở về Tổ quốc để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng. Người không lựa chọn những nơi có đông dân cư, địa hình bằng phẳng, giao thông thuận tiện làm nơi để trở về mà lựa chọn Cao Bằng, Người cũng không lựa chọn địa điểm là trung tâm của tỉnh hay bất kỳ một thị trấn, thị xã nào để dừng chân là lại lựa chọn Hang Cốc Bó (Pác Bó) - một nơi xa xôi, hẻo lánh để làm nơi trú ẩn và hoạt động. Những khó khăn, gian khổ trong thời gian ở đây đã khiến John Kennedy, con trai của cố Tổng thống Mỹ Kennedy, lúc ấy phụ trách tờ báo George ở Washington lên thăm Pác Bó, sau khi nghỉ lại đây một đêm, anh ta thốt lên rằng : “Tôi thật không thể hiểu được tại sao trong một cái hang nhỏ hẹp, ẩm thấp như vậy mà ông Hồ Chí Minh có thể nghĩ ra cả một kế hoạch lâu dài để giành lại đất nước”. Vậy vì sao Bác Hồ lại lựa chọn Pác Bó, Cao Bằng ? Tại đây Người và Trung ương Đảng đã có những quyết sách gì cho các mạng Việt Nam ?...Việc sử dụng bản đồ phân bố di sản và trích dẫn câu nói của con trai Tổng thống Hoa Kỳ sẽ là những gợi ý cơ bản để GV thành công trong việc thu hút sự chú ý của HS ngay từ đầu giờ học. Cộng với việc đặt ra một tình huống có vấn đề phù hợp với

Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 9

khả năng nhận thức của học sinh sẽ giúp các em chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tiếp theo.

Việc khai thác các giá trị của CVĐCTC Non nước Cao Bằng có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau, bên cạnh tranh, ảnh, bản đồ...như đã trình bày ở trên, GV còn có thể khai thác các giá trị khác như văn hóa, địa chất hay những tri thức bản địa về sự hình thành những cảnh quan kỳ vĩ của CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học bộ môn.

2.4.2. Sử dụng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng hướng dẫn học sinh nhận thức sâu sắc sự kiện, hiện tượng lịch sử

Trong nội dung môn học hiện hành học sinh được tiếp cận với một khối lượng kiến thức tương đối đồ sộ có liên quan đến các sự kiện, các nhân vật và hiện tượng lịch sử. Việc nhận thức sự kiện, hiện tượng là cơ sở để tạo biểu tượng, hình thành khái niệm cho HS. GV sử dụng di sản, nhất là các di sản sẵn có tại địa phương vào bài học để cụ thể hóa những nội dung kiến thức, những sự kiện được trình bày trong SGK, qua đó HS thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa LSĐP với LSDT và LSTG, giúp HS hiểu biết sâu sắc hơn, cụ thể hơn và có cái nhìn đa chiều đối với các sự kiện lịch sử, từ đó giúp các em có thái độ đúng đắn và đưa ra được những nhận xét, những ý kiến cá nhân về một vấn đề nào đó. Nhận thức đó chính là cơ sở để các em tìm ra cách giải quyết một vấn đề - đó cũng chính là kỹ năng vận dụng và sáng tạo cần được hình thành, củng cố và rèn luyện cho HS.

Ví dụ khi dạy bài 16 - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, GV sử dụng tài liệu về khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó để cụ thể hóa sự kiện “Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28/01/1941). Hội nghị lần thứ VIII, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941)”. Qua đó HS biết được vì sao Bác Hồ lựa chọn Cao Bằng là nơi đầu tiên để trở về sau quá trình hoạt động ở nước ngoài. “Đây là một vị trí bí mật, sát kề biên giới Việt

Trung, nằm giữa cơ sở ở Nà Sác, Lục Khu và Châu Hà Quảng nơi có cơ sở cách mạng vững chắc” [29, tr.116.]. HS biết được những hoạt động cụ thể của Bác trong thời gian ở đây mặc dù trong điều kiện vô cùng thiếu thốn, gian khổ “Cháo bẹ, rau măng”. Đặc biệt là những hoạt động cách mạng tiêu biểu nhất là quyết định thí điểm Mặt trận Việt Minh ở nhiều thôn, xã, huyện…Tại đây Người cũng trực tiếp chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, đưa ra nhiều quyết định đúng đắn, chuẩn bị giành chính quyền. Việc sử dụng tài liệu di sản như trên không những cung cấp cho HS những kiến thức mới, bổ sung làm sáng rõ bài học mà còn giúp HS hiểu sâu sắc hơn về lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc, giúp các em thêm tự hào về quê hương Cao Bằng dù nằm ở vị trí xa xôi, cách trở nhưng có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Tháng Tám và là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước như Hội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay ra đời ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo; chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần; Chiến dịch Biên giới 1950…những địa danh trên đều nằm trên địa bàn của di sản CVĐCTC Non nước Cao Bằng, từ đó giáo dục cho HS niềm tự hào về quê hương, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và lòng kính yêu lãnh tụ.

Việc sử dụng tài liệu về di sản để cụ thể hóa và khắc sâu kiến thức cho HS là cách làm tương đối đơn giản, có thể thực hiện đối với mỗi cấp học và đối với các loại bài học: bài nghiên cứu kiến thức mới và bài ôn tập, sơ kết, tổng kết. Tuy nhiên khi tiến hành GV cần lưu ý một số nội dung như sau: trước khi tiến hành GV cần nêu được mối quan hệ giữa di sản với nội dung của bài học, đặc biệt là các sự kiện lịch sử cơ bản - “Là những sự kiện phản ánh biến cố, những hiện tượng chi phối một phạm vi nhất định của quá trình xã hội, những nét đặc biệt và điển hình của quá trình này có ảnh hưởng đến sự phát triển của thời kỳ sau” [31, tr.22]; các kiến thức cơ bản của bài học. Việc nêu rõ mối quan hệ này vừa có ý nghĩa định hướng cho quá trình nhận thức của học sinh, vừa có

ý nghĩa khơi gợi trí tò mò, hứng thú khám phá, hiểu biết của các em. Việc vừa được nghe (lời giảng của thầy cô), kết hợp với nhìn (hiện vật, tư liệu), suy nghĩ (tư duy) trong một giờ học sẽ có tác dụng khíc lệ tinh thần học của các em, tạo không khí học tập sôi nổi, HS có cơ hội được làm việc với các tư liệu tránh được không khí nhàm chán, nặng nề trong một tiết học.

2.4.3. Sử dụng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng theo định hướng giáo dục STEAM

Thuật ngữ STEM được nhắc đến gần đây là thuật ngữ viết tắt từ tiếng Anh: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). STEM có nguồn gốc từ Mỹ, xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX. Khi đó STEM được dùng với cụm từ “STEM fields” được hiểu là các lĩnh vực, ngành nghề về STEM. Về sau STEM đi kèm với các từ khác như: “STEM education”, “STEM workforce”, “STEM learning”… Như vậy để hiểu và giải thích đúng khái niệm này cần lựa chọn các cụm từ đi kèm với nó để diễn đạt chuẩn xác nhất và không gây ra sự hiểu lầm.

Thực chất “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình dạy học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực , ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và có thể góp phần vào cạnh tranh trong nền kinh tế mới” [12, tr.28].

Năm 2008, một Giảng viên của Học viện Kỹ thuật Virginia (Virginia Tech) đã đề xuất một mô hình giáo dục mới với sự kết hợp yếu tố nghệ thuật (Art) vào trong giáo dục STEM, gọi đó là STEM + Art = STEAM, có thể hiểu đó là sự tích hợp yếu tố nghệ thuật, nghệ thuật ngôn ngữ, nghệ thuật thể chất, nghệ thuật mỹ thuật, âm nhạc…trên nền tảng giáo dục STEM.

Thực tế dạy học lịch sử đã chỉ ra rằng bộ môn lịch sử cũng như các môn học khác ở bậc THPT cần từng bước tiếp cận với giáo dục STEAM, tạo cơ hội

cho GV được tổ chức mô hình học tập mới này để làm tiền đề, cơ sở để tiệm cận với chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, việc sử dụng các di sản nhất là di sản địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng để xây dựng các chủ đề bài học từng môn hoặc tích hợp liên môn STEAM theo hướng phát triển năng lực cho HS. Các chủ đề theo định hướng STEAM cần theo hướng rất linh hoạt và có thể triển khai dưới nhiều hình thức.

Trong luận văn này, chúng tôi dự kiến xây dựng chủ đề liên môn Lịch sử

- Địa lý - Hóa Học - Toán học - GDCD theo định hướng STEAM, với nội dung: “Khởi nghiệp từ làng rèn” và thực nghiệm chủ đề liên môn tích hợp định hướng STEAM theo phương pháp dạy học dự án tại di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó.

Đối với chủ đề “Khởi nghiệp từ làng rèn” có nội dung bao trùm và có thể sử dụng các kiến thức nền của các môn học lịch sử, địa lý, GDCD, toán học, hóa học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin để tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu. Về hình thức có thể khai thác chủ đề trong dạy học nội khóa hoặc thiết kế thành chủ đề trải nghiệm thực tế trong dạy học lịch sử địa phương. Ở đây chúng tôi xác định thiết kế chủ đề trải nghiệm nội dung giáo dục địa phương theo định hướng STEAM. Đặc biệt có thể khai thác di sản Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong triển khai, học tập chủ đề.

GV có thể chia HS thành các nhóm để tiến hành báo cáo (thu hoạch) sau buổi trải nghiệm tuy nhiên với hình thức: Mỗi nhóm sẽ đóng vai của các ngành, các tổ chức khác nhau (Đại diện của chính quyền địa phương; đại diện của doanh nghiệp, Đại diện của nhà đầu tư nước ngoài, đại diện là HS…) đưa ra chiến lược sản xuất, quảng bá sản phẩm ra thị trường nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, thu hút đầu tư. Phần trình bày của mỗi nhóm sẽ được ghi hình và công khai trên fanpage của trường để HS và GV tiến hành bình chọn. Kết quả đánh giá sẽ dựa vào kết quả bình chọn của GV và HS (70%), GV bộ môn đánh giá (30%).

Trên cơ sở nội dung cụ thể như vậy, chúng tôi đề xuất các bước thực hiện chủ đề dạy học định hướng STEAM như sau:

Bước 1. Xây dựng chủ đề

Để xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn theo định hướng STEAM, GV cần chú ý những vấn đề sau: lựa chọn nội dung cụ thể trong chương trình hoặc trong thực tiễn; kết nối với những sản phẩm, vật phẩm hay nói cách khác là ứng dụng của chủ đề trong thực tế. Phân tích ứng dụng của chủ đề; chỉ ra các kiến thức liên quan trong các môn học theo định hướng STEAM và cuối cùng hình thành chủ đề. Trong bước này việc các giáo viên bộ môn cùng ngồi lại trao đổi, thống nhất nội dung của chủ đề là rất quan trọng.

Bước 2. Xác định các vấn đề cần giải quyết

Để xác định được vấn đề cần giải quyết trong mỗi chủ đề học tập liên môn theo định hướng STEAM, GV cần xác định được các yếu tố sau: Nhu cầu đó là gì? Ai cần nhu cầu đó? Khi nào cần giải quyết? Ở đâu có thể giải quyết và làm thế nào để giúp họ giải quyết (4W1H).

Bước 3. Xác định được kiến thức để giải quyết vấn đề. Đó là kiến thức khoa học của các môn học cơ bản như: Hóa học, Địa Lý, GDCD…kết hợp với công nghệ, kỹ thuật hỗ trợ, toán học và nghệ thuật (nghệ thuật âm nhạc, hội họa, trang trí…) hình thành một chủ đề STEAM

Mục đích của chủ đề: Gắn kết lý thuyết trên lớp và thực tiễn sản xuất, đời sống xã hội; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thực tế, tự mình đảm nhận và hoàn thành một công việc cụ thể. Từ thực tiễn trải nghiệm công việc lao động chân tay, học sinh nhận thức được rằng, nghề rèn không chỉ đòi hỏi có sức khỏe dẻo dai, sự kiên nhẫn, cần cù mà còn phải có bộ óc sáng tạo từ kinh nghiệm với những kĩ năng thành thục và khéo léo; cho các em cơ hội trải nghiệm cảm giác thành công (hạnh phúc), thất bại (buồn). Từ câu chuyện cụ thể của một làng nghề giáo dục cho các em thái độ trân trọng lao động, định hướng lựa chọn nghề nghiệp và khát vọng khởi nghiệp, biết trân quý giá trị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023