Nhận Thức Của Gv Về Mục Đích Của Việc Sử Dụng Di Sản Trong Dạy Học Lịch Sử

học, đa dạng hóa các loại hình thực hành, đổi mới hình thức tổ chức dạy học” (thể hiện ở số lựa chọn bình thường chiếm 62,5%). Điều này lý giải vì sao trong cách tiến hành bài học với di sản, GV chỉ dừng lại ở những biện pháp thông thường như tham quan, viết thu hoạch…chưa mở rộng đa dạng với các hình thức như trải nghiệm, học theo dự án, STEAM…

Thứ ba nhận thức của GV về mục đích của việc sử dụng di sản trong dạy học lịch sử, chúng tôi thu được kết quả:

Bảng 1.3. Nhận thức của GV về mục đích của việc sử dụng di sản trong dạy học lịch sử‌


TT


Nội dung

Lựa chọn

Số

lượng

Tỷ lệ

1

Nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ

gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa

32

100

2

Rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi

mới phương pháp học tập và rèn luyện

22

68,9

3

Góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng và

hiệu quả giáo dục

30

93,8

4

Từng bước tiếp cận với chương trình giáo dục phổ

thông mới (sau năm 2018)

29

90,6

5

Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh; khuyến khích học sinh say mê, yêu thích môn

học, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu.


5


75

6

Khi sử dụng di sản trong dạy học sẽ dễ dàng áp dụng các hình thức tổ chức dạy học và các kinh nghiệm giáo dục mới, như: dạy học tích hợp, dạy học liên

môn, giáo dục STEM, STEAM…


7


21,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 6

Từ bảng 1.3. cho thấy đa số các giáo viên đều cho rằng việc sử dụng di sản trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng có vai trò quan trọng (90,7%). Các thầy cô cũng đánh giá cụ thể vai trò của việc sử dụng di sản trong

dạy học Lịch sử ở Trường THPT. Trong đó đa số giáo viên được hỏi cho rằng việc sử dụng di sản trong dạy học lịch sử có vai trò chính là: Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành và phát triển các năng lực chung và năng lực riêng (93,9%) Góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, giáo dục đạo đức cho học sinh. Bồi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và định hướng nghề nghiệp (84,4%). Theo đó mục đích khi sử dụng di sản trong dạy học cũng được các thầy cô xác định là : Nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa (100%) ; Góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục (93,8%) ; Từng bước tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới (sau năm 2018) (90,6%). Như vậy vai trò của di sản trong dạy học bộ môn đã được nhận thức đầy đủ rõ ràng. Đây là cơ sở quan trọng để GV áp dụng các biện pháp sư phạm phù hợp trong quá trình tiến hành bài học với di sản.

Thứ tư, khảo sát về mức độ và hình thức sử dụng di sản tại các trường, chúng tôi thu được kết quả:

Bảng 1.4. Bảng kháo sát mức độ và hình thức sử dụng di sản tại các trường THPT‌

T T


Nội dung

Mức độ %

Thường

xuyên

Ít khi

Không

1

Tiến hành bài nội khóa tại thực địa

7,5

6,3

0

2

Khai thác tài liệu về DS để tiến hành bài học nội

khóa ở trường PT

53,1

18,9

0

3

Tham quan học tập

9,4

43,8

0

4

Trải nghiệm

4,4

6,3

9,4

5

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa

6,3

18,9

34,4

6

Thực hiện các giờ giảng để thi GV dạy giỏi các cấp

0

0

0

7

Thực hiện các BH tích hợp liên môn với các môn

học khác

25

59,4

6,3

8

Tiến hành bài học theo định hướng STEM, STEAM

0

0

0

Kết quả trong bảng 1.4 cho thấy hình thức được GV lựa chọn nhiều nhất là khai thác tài liệu về di sản để tiến hành bài học nội khóa ở trường phổ thông. Đây là hình thức dạy học phổ biến, thuận lợi, không tốn kém kinh phí. Các hình thức khác như học tại thực địa, tham quan, ngoại khóa, trải nghiệm...ít được lựa chọn. Đối với các trường PT trên địa bàn miền núi việc đưa HS đến tận nơi để học tập gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa để tổ chức được một giờ học tại thực địa cần sự chuẩn bị hết sức công phu của GV bộ môn cũng như nhiều GV và các bộ phận chức năng khác.

Thứ năm về các phương pháp trong dạy học thông qua di sản. Kết quả cho thấy bên cạnh những phương pháp dạy học tích cực, GV vẫn dành nhiều lựa chọn cho các PPDH truyền thống như: thuyết trình, đàm thoại...bên cạnh đó các GV đã sử dụng các PPDH hiện đại như dạy học dự án, nêu vấn đề, sử dụng CNTT...Điều đó cho thấy dạy học với di sản có nhiều lợi thế cho GV trong việc kết hợp các PPDH. Đồng thời có thể khai thác những lợi thế của CNTT và những thiết bị dạy học hiện đại góp phần tạo hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.

Bảng 1.5. Bảng khảo sát các phương pháp được sử dụng khi dạy học với di sản‌


TT


Nội dung

Mức độ %

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

1

Trình bày miệng - thuyết trình

90,5

0

0

2

Trao đổi, đàm thoại

93,8

6,3

0

3

Dạy học theo dự án

37,5

18,8

0

4

Dạy học theo hợp đồng

12,5

53,1

0

5

Sử dụng CNTT trong dạy học

87,5

0

0

6

PP thảo luận nhóm

84,4

6,3

0

7

Nêu và giải quyết vấn đề

68,8

0

0

Thứ sáu về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy bộ môn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.6. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng di sản trong dạy học


TT

Nội dung

Kết quả

SL

Tỷ lệ

1

Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

17

53,1

2

Tạo được hứng thú học tập cho học sinh.

9

28,1

3

Hệ thống tài liệu tham khảo phong phú

16

50,0

4

Có thể sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác

nhau.

27

84,4

5

Năng lực của giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo

dục

29

90,6

6

Thiếu cơ sở vật chất

23

71,2

7

Nội dung kiến thức dài so với thời lượng ngắn

31

96,7

8

Chương trình chưa phù hợp về sự thống nhất giữa lịch sử

thế giới - lịch sử dân tộc - lịch sử địa phương.

17

53,1

9

Lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học.

6

18,8

10

Khó triển khai áp dụng những cách thức và hình thức tổ

chức dạy học mới như: dạy học tích hợp, giáo dục STEAM

3

9,4

Nhìn chung, trong quá trình giảng dạy các thầy cô đều có những thuận lợi nhất định như bộ môn có hệ thống tài liệu tham khảo khá phong phú, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra những khả năng khai thác các nguồn tài liệu trên mạng Internet, các phần mềm học tập và những công cụ học tập phong phú, không giới hạn. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, không thể không kể tới những khó khăn. Những khó khăn nhất định được các thầy cô chia sẻ là: về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy đa phần còn thiếu thốn, tuy được trang bị nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bộ môn, khối lượng công việc giảng dạy kiêm nhiệm khá lớn nên thời gian đầu tư cho việc học thêm công nghệ thông tin và thiết kế các bài giảng điện tử phần nào còn hạn chế. Thêm vào đó nội dung

chương trình hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập. Trong quá trình học tập, kiến thức được coi là “chất liệu” của “đầu vào” và vừa là “kết quả” của “đầu ra”. Do đó đòi hỏi học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều kiến thức nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế. Một vấn đề đặt ra là phải dạy như thế nào để học sinh vừa nắm được kiến thức, vận dụng vào thực hành, giải đề thi và vừa hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng, phát triển được tư duy logic...mặt khác vấn đề cốt yếu là làm sao để học sinh ngày càng yêu thích, gắn bó với bộ môn, hạn chế tình trạng học sinh ngại học, chán học môn lịch sử.

- Về phía HS: Chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung cụ thể như sau: nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của bộ môn và việc sử dụng di sản trong dạy học; mức độ hứng thú học tập tương ứng với các hình thức học tập. Cuộc khảo sát thu được kết quả như sau:

Bảng 1.7. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa môn Lịch sử


TT

Nội dung

KQ

%


1

Lịch sử là môn học đặc thù, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc; tiếp tục bồi dưỡng và củng cố những phẩm chất năng

lực tốt đẹp đã hình thành trước đó của học sinh THPT.


73,9

2

Giúp hình thành và phát triển tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy

phản biện.

4,1


3

Giúp học sinh thấy được giá trị của khoa học và giá trị thực tiễn của

sử học; có tình yêu đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.


70,3


4

Cung cấp cho học sinh cái nhìn đúng đắn về thực tế cuộc sống, phát

triển tầm nhìn; củng cố các giá trị nhân văn; góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của công dân Việt Nam.


14,8

5

Giúp học sinh THPT định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

với sở thích và năng lực của bản thân.

42,8

Bảng kết quả trên cho thấy đa số HS đều nhận thức được vai trò và ý nghĩa của bộ môn, trong đó ý nghĩa được các em lựa chọn nhiều nhất là giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc; tiếp tục bồi dưỡng và củng cố những phẩm chất năng lực tốt đẹp đã hình thành trước đó của học sinh THPT. Từ đó cho thấy nếu kết hợp với việc sử dụng di sản trong dạy học lịch sử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục bởi di sản có những giá trị rất gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của các em. Đặc biệt trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy HS rất hứng thú với hình thức học tập ngoài thực địa (79,2%) và học tập dưới dạng nghiên cứu khoa học như: hoàn thành một nội dung học tập với sự hợp tác của các thành viên trong nhóm, có sự hỗ trợ của CNTT và nghệ thuật (78,2%). Đây là hai hình thức được các bạn lựa chọn nhiều nhất. Điều đó cho thấy trong quá trình tổ chức dạy học mặc dù các GV ít triển khai các tiết học ngoài thực địa nhưng HS rất hứng thú với hình thức học tập này. Các em cho rằng việc học tập lịch sử tại các di sản hay tại thực địa sẽ giúp “một giờ học lịch sử bớt được tính khô khan, nhàm chán, tạo hứng thú học tập và giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử” (75,4%). Thực tế đó đã đặt ra vấn đề cấp thiết mà luận văn đang hướng tới đó chính là sử dụng di sản trong dạy học với sự hỗ trợ của CNTT, tạo ra các không gian thực tế ảo, tạo hứng thú học tập cho HS.

1.2.2. Khai thác một số giá trị của di sản Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học lịch sử Việt Nam

Để việc khai thác và sử dung di sản Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đạt hiệu quả cao trong dạy học phần LSVN ở trường THPT cần lựa chọn và đối chiếu các nội dung học tập theo phân phối chương trình, sách giáo khoa với hệ thống di sản hiện có. Đồng thời tính toán kỹ lưỡng về biện pháp và hình thức thực hiện, tránh tình trạng làm cho có và không thực sự làm nổi bật hiệu quả giáo dục của di sản trong dạy học bộ môn.

Các nội dung có thể khai thác trong dạy học lịch sử Việt Nam:

Lớp 10


STT

Nội dung

Các giá trị di sản cần khai thác

1

Việt Nam thời nguyên thủy

Hiện vật đồ đồng (tìm thấy tại Hòa An và Nguyên Bình đều thuộc phong cách văn hóa Đông Sơn; hiện vật chỉ lưới bằng đất nung có ngấn khấc dùng để buộc dây, chứng tỏ cư dân đương thời đã biết đánh bắt cá bằng lưới trên những khúc sông) đang lưu giữ ở Bảo tàng Cao Bằng, chứng tỏ Cao Bằng là một trong những cái nôi của người tiền sử, là vùng đất có truyền

thống văn hóa, lịch sử lâu đời.

2

Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ TK X-XV)

Bia Ngự Chế ở núi Phia Tém (xóm Ảng Giàng, xã Bình Long, huyện Hòa An): Bia được vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) cho khắc trên vách đá ở độ cao 12m so với mặt đất vào năm 1431. Nội dung Văn bia nói về sự kiện năm 1430 vua Lê Thái Tổ thân chinh đem quân lên châu Thạch Lâm (Cao Bằng) để dẹp Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái, đồng thời cũng là lời nhắc nhở, răn đe những tù trưởng, thủ lĩnh có mưu đồ chống sự ổn định, thống nhất đất nước.

- Bia Câu Thuỷ Bi ký (xóm Ảng Giàng, xã Bình Long, huyện Hòa An) nói về sự kiện đắp đập đào mương, khai khẩn đất đai tại vùng

Bình Long, Hoà An thời Hậu Lê (1701 - 1702)

3

Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các TK XVI-XVIII

Các di tích “Thành nhà Mạc” trong phạm vi CVĐCTC UNESCO Non Nước Cao Bằng chủ yếu ở các huyện: Hòa An, Phục Hòa và Trùng Khánh. Những di tích nổi tiếng nhất gồm:

thành Nà Lữ, thành Bản Phủ, thành Phục Hòa.

4

Tình hình văn hóa ở các thế

kỷ XVI-XVIII

Di sản đàn tính, hát then, làng rèn, làm hương,

làm giấy...

5

Lịch sử địa phương

GV lựa chọn và khai thác một trong những giá

trị của CVĐC để biên soạn và GD như: văn hóa tinh thần, làng nghề truyền thống...

Lớp 11


STT

Nội dung

Các giá trị di sản cần khai thác

1

Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp

Các di tích thời Pháp thuộc hiện nay còn lại khá nhiều di tích như: đồn Tri Phương (huyện Trà Lĩnh); đồn Phja Chiêu (xóm Nà Sơn, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh); đồn Phja Rạc (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang), đồn Đàm Thủy (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh); các biệt thự ở Phja Oắc và Phja Đén (xã

Thành Công, huyện Nguyên Bình)…

2

Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp

Cầu Cốc Khoác (xóm Cốc Khoác, Hùng Quốc, Trà Lĩnh). Cầu được xây dựng năm 1789, đến năm 1837 cầu được trùng tu lại. Cầu có cấu trúc vòm hình bán nguyệt, phân bố theo hướng Đông - Tây, gần như còn nguyên vẹn với kết cấu xây dựng thủa ban đầu mặc dù đã có một số sửa chữa gia cố của người thời sau. Cầu được xây bằng hàng trăm phiến đá hình khối chữ nhật được đẽo vuông vắn với bề mặt khá bằng phẳng, có nhiều kích cỡ khác nhau. Các viên đá có kích thước trung bình dài 67cm, rộng 35cm, dày 25cm, viên lớn nhất dài 175cm, rộng 40cm, dày 25cm, được gắn chắp bằng chất kết dính vữa vôi và mật. Đáng chú ý là để giữ cho kết cấu cầu chắc khỏe, không bị sập, ở vị trí đỉnh vòm cầu người xưa đã xây chèn bằng những tảng đá có mặt cắt hình thang. Toàn bộ những tảng

đá này không có hoa văn trang trí trên bề mặt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023