Lớp 12
Nội dung | Các giá trị di sản cần khai thác | |
1 | Việt Nam từ 1930 đến 1945 | * Nặm Lìn (xóm Hào Lịch, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An) Đây là nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng (01/4/1930) gồm có 03 đồng chí: Hoàng Văn Nọn (Hoàng Như) - Bí thư, Nông Văn Đô, Lê Đoàn Chu (Lê Mới). Năm 1995, di tích được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. * Ngườm SLưa (xóm Hào Lịch, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An) Ngườm Slưa là di tích lịch sử cách mạng - cơ sở hoạt động của Đảng từ năm 1932 đến năm 1936. Đây là nơi đồng chí Lê Hồng Phong và đồng chí Hoàng Đình Giong đến làm việc với tỉnh Ủy Cao Bằng (7/1933). * Hang Bó Hoài (xóm Lũng Hoài, xã Hồng Việt, huyện Hòa An) Hang Bó Hoài là nơi in báo Việt Nam Độc lập từ cuối năm 1942 đến năm 1945; trụ sở của cơ quan Liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng (1942-1945); nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Trung ương như Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh... * Nhà ông Mã Văn Hản (xóm Lũng Hoài, xã Hồng Việt, huyện Hòa An) Nơi Bác Hồ ở và làm việc tháng 4 năm 1942. Hàng ngày Bác Hồ thường tiếp xúc với quần chúng, giúp việc gia đình, chỉ đạo phong trào cách mạng. * Ngườm Bốc (xóm Bản Nưa, xã Hồng Việt, huyện Hòa An) |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Di Sản Đối Với Hoạt Động Dạy Học, Giáo Dục Ở Trường Phổ Thông
- Ưu Thế Của Bộ Môn Lịch Sử Trong Giáo Dục Di Sản Ở Trường Phổ Thông
- Nhận Thức Của Gv Về Mục Đích Của Việc Sử Dụng Di Sản Trong Dạy Học Lịch Sử
- Nội Dung Cơ Bản Phần Lịch Sử Việt Nam Trong Chương Trình Thpt Năm 2018
- Một Số Biện Pháp Sử Dụng Di Sản Công Viên Địa Chất Toàn Cầu Unesco Non Nước Cao Bằng Trong Dạy Học Lịch Việt Nam Ở Trường Thpt
- Sử Dụng Di Sản Để Thiết Kế Các Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dhls
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Nội dung | Các giá trị di sản cần khai thác | |
Đây là nơi sản xuất vũ khí lớn với tên gọi Xưởng quân khí Lê Tổ trong thời kì chống Pháp (1947 - 1950); nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường bí mật qua lại để trực tiếp chỉ đạo cách mạng và tiếp xúc với quần chúng cách mạng (1942 - 1945); nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết trong chiến dịch Biên giới tháng 10/1950. * Hang Kéo Quảng (xóm Pác Phai, xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình) Đây là nơi Lãnh tụ Hồ Chí Minh đến ở và làm việc (5/1942). Người đã cùng các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... mở lớp huấn luyện chính trị cho các cán bộ cách mạng chủ chốt của tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi in báo Việt Nam Độc lập năm 1942. | ||
2 | Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam DCCH ra đời | * Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng) Khu di tích nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc 108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng từ 1941 - 1945. Tại đây, Người mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho các cán bộ cách mạng tỉnh Cao Bằng, vạch ra nhiều chủ trương và quyết định quan trọng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945: Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tại lán Khuổi Nặm (từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941). Hội nghị đã xác định |
STT
Nội dung | Các giá trị di sản cần khai thác | |
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Người đã sáng lập báo Việt Nam Độc Lập và ra số đầu tiên ngày 1/8/1941, chỉ đạo thành lập đội du kích Pác Bó (đội vũ trang đầu tiên của Cao Bằng). Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó, hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài, suối Lênin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành, lán Khuổi Nặm, cột mốc 108… Ngày 15/5/1941 tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng đã thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc (tiền thân của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) gồm 5 thiếu niên: Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng) - Đội trưởng, Nông Văn Thàn (Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (Thanh Minh), Lý Thị Nì (Thủy Tiên) và Lý Thị Xậu (Thanh Thủy). Vào 5 giờ sáng ngày 15/2/1943, trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác cuộc họp của ban Việt Minh, khi phát hiện giặc lùng sục đến gần, Kim Đồng đã nhanh trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mạng, địch nổ súng, Kim Đồng bị trúng đạn và đã hy sinh, khi đó anh vừa tròn 14 tuổi * Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo (thuộc địa bàn hai xã Hoa Thám và Tam Kim, huyện Nguyên Bình) Nơi đây, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ - |
STT
Nội dung | Các giá trị di sản cần khai thác | |
tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập gồm 34 chiến sĩ do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo gồm 05 điểm di tích: Rừng Trần Hưng Đạo, Đồn Phai Khắt, Đồn Nà Ngần, Hang Thẳm Khẩu, di tích Vạ Phá. | ||
3 | Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp (1946-1950) | * Khu di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) Khu di tích thuộc các xã: Đức Long, Đức Xuân, Trọng Con, thị trấn Đông Khê (huyện Thạch An), bao gồm 04 cụm di tích: - Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến thắng Chiến dịch biên giới năm 1950 (xã Đức Long, huyện Thạch An); - Cụm di tích Cứ điểm Đông Khê (thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An); - Cụm di tích Khau Luông (xã Đức Xuân, huyện Thạch An); - Cụm di tích Cốc Xả - Điểm cao 477 (xã Trọng Con, huyện Thạch An). Các địa điểm di tích lịch sử Chiến thắng Biên giới năm 1950 có giá trị đặc biệt quan trọng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng và những trận đánh then chốt tạo nên chiến thắng Chiến dịch Biên giới |
STT
*
* *
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài đặc biệt là các tài liệu về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử giúp chúng tôi có cơ sở để khẳng định giá trị to lớn của việc sử dụng các di sản trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.
Thực tiễn điều tra khảo sát về thực trạng sử dụng di sản trong dạy học lịch sử đã cho thấy các di sản đã được GV sử dụng ở những mức độ nhất định và với những hình thức khác nhau, bước đầu đã cho thấy hiệu quả giáo dục của công cụ học tập đặc biệt này. Tuy nhiên đối với các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng di sản CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng thuộc loại di sản hỗn hợp, trong đó không chỉ chứa đựng những giá trị địa chất, địa mạo - đặc trưng của loại di sản địa chất mà còn chứa đựng các giá trị lịch sử văn hóa hết sức tiêu biểu của địa phương và dân tộc do đó cần nghiên cứu và tìm ra những cách thức tiếp cận và sử dụng di sản này một cách thích hợp và đem lại hiệu quả giáo dục. Chúng tôi xác định, hiệu quả giáo dục của di sản CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức lịch sử mà còn góp phần giáo dục cho HS - những công dân hiện tại - những chủ nhân tương lai của di sản thấy được trách nhiệm của mình trong việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng niềm tự hào, ý thức được trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị của di sản, quảng bá di sản đến bạn bè trong và ngoài nước về ý nghĩa tầm cỡ quốc tế của di sản quê hương.
Chương 2
MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI SẢN CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU UNESCO NON NƯỚC CAO BẰNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ở TRƯỜNG THPT. THỰC NHIỆM SƯ PHẠM
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung chương trình phần lịch sử Việt Nam ở trường THPT
2.1.1. Vị trí của phần lịch sử Việt Nam ở trường THPT
Phần lịch sử Việt Nam có vị trí quan trọng trong chương trình lịch sử ở Trường phổ thông, đây là nội dung cốt lõi và xuyên suốt toàn bộ cấp học.
Ở lớp 10, học sinh được tiếp cận những nét khái quát về lịch sử dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX (từ bài 13 đến bài 28), tổng cộng 16 tiết, trong đó có 01 tiết lịch sử địa phương. Lớp 11, kiến thức phần lịch sử Việt Nam tập trung trong giai đoạn Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 (từ bài 24 đến bài
29) tổng cộng có 9 tiết, trong đó có 01 tiết LSĐP. Lớp 12, phần lịch sử Việt Nam được trình bày trong các bài từ bài 12 đến bài 27, nội dung chính là lịch sử giai đoạn từ 1919 đến năm 2000, tổng cộng 30 tiết, có 02 tiết LSĐP.
2.1.2. Mục tiêu của bộ môn và phần lịch sử dân tộc trong chương trình THPT
Về kiến thức: Giúp HS hiểu biết sâu sắc tiến trình lịch sử dân tộc từ nguyên thủy đến nay (năm 2000). Trong đó HS trình bày được các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc, hiểu được bức tranh văn hóa đa dạng của dân tộc và những biểu hiện của nền văn hóa dân tộc qua các thời kỳ. Nêu và đánh giá được các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và nêu được một số cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc tiêu biểu của nhân dân ta. Nêu được khái niệm chế độ phong kiến và quá trình hình thành phát triển của chế độ phong kiến ở Việt Nam, giải thích được nguyên nhân khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở Việt Nam. Hiểu được nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam, khái quát cuộc đấu tranh chống TD Pháp, chống đế quốc Mỹ, đấu tranh bảo vệ
biên giới. Đánh giá đúng vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất, xây dựng đất nước.
Về kỹ năng: Rèn luyện cho HS các kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc với SGK, tài liệu tham khảo, quan sát, tri giác tài liệu, tái tạo các sự kiện trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, tổng hợp để hiểu bản chất của sự kiện; kỹ năng lập niên biểu, sử dụng và thực hành với tài liệu trực quan như tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ ; kỹ năng tự học, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tiễn
Về tư tưởng, tình cảm, thái độ: việc học tập khóa trình lịch sử Việt Nam giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, biết ơn những người đi trước, trân trọng những di sản của quê hương và đất nước, biết giữ gìn, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, làm phong phú và giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc.
2.1.3. Nội dung cơ bản phần lịch sử Việt Nam ở trường THPT trong chương trình hiện hành
Ở lớp 10, nội dung của phần lịch sử Việt Nam được cụ thể trong 04 chương và 02 bài Sơ kết, với thời lượng là 16 tiết. Nội dung kiến thức về lịch sử dân tộc từ thế kỉ X - XIX nằm trong chương trình lớp 10 ở trường THPT được chia làm 3 chương.
Chương I, “Việt Nam từ thời nguyên thủy đến TK X”, HS được tìm hiểu về những dấu vết của người nguyên thủy trên đất nước ta. Những nền văn minh đầu tiên đã góp phần xây dựng nên cuộc sống và văn hóa của dân tộc được duy trì và phát huy đến tận ngày nay.
Chương II, “Việt Nam từ TK X đến TK XV”, khái quát sự hình thành và phát triển của các nhà nước phong kiến độc lập. Những thành tựu kinh tế, chính trị, đặc biệt là sự phát triển của nền văn hóa dân tộc.
Chương III, “Việt Nam từ TK XVI đến TK XVIII” đây là thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam có những biến đổi sâu sắc. Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn thoái trào dần khủng hoảng dẫn đến sự chia cắt đất nước, đặt ra nhu cầu thống nhất đất nước.
Chương IV, “Việt Nam nửa đầu TK XIX” tình hình đất nước dưới triều Nguyễn và các phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Ở lớp 11, HS tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918. Nội dung này chia làm 02 chương.
Chương I, “Việt Nam từ cuối 1858 đến cuối TK XIX”, gồm 03 bài. Nội dung chính là quá trình xâm lược của TD Pháp từ 1858 đến năm 1884 và quá trình đấu tranh chống xâm lược của các tầng lớp nhân dân ta.
Chương II, “Việt Nam từ đầu TK XX” đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). Nội dung chính là chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp và cuộc đấu tranh theo khuynh hướng DCTS.
Nội dung phần LSVN lớp 12, gồm 5 chương:
Chương I, “Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930” quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng trong lãnh đạo cách mạng, mở ra giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam.
Chương II, “Việt Nam từ năm 1930 đến 1945” các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc.
Chương III, “Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” nội dung chính là cuộc kháng chiến chống TD Pháp của nhân dân ta ngay từ sau khi nước VNDCCH non trẻ vừa mới ra đời đến đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Chương IV, “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH.
Chương V, “Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000” tình hình đất nước sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cả nước đi lên xây dựng CNXH.