Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 1


BẢN ĐỒ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

Ninh Binh Visitor Map


MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay du lịch đã trở thành 1


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Du lịch là một ngành dịch vụ có ý nghĩa quan trọng ở nhiều nước, thường được ví như là “ngành công nghiệp không khói”. Du lịch ngày càng được mở rộng và phát triển trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển đúng đắn của hoạt động du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Ngoài ra du lịch còn có vai trò to lớn tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, ngành kinh tế du lịch ngày càng giữ một vị trí quan trọng, được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam hơn hai mươi năm qua đã thu được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... đã nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế đất nước, có sự đóng góp quan trọng của ngành du lịch Việt Nam. Với đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan tâm đầu tư phát triển ngành kinh tế du lịch, đây được coi là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ninh Bình là vùng đất có bề dày lịch sử truyền thống, là kinh đô của ba triều đại phong kiến Đinh, Tiền Lê, thời kỳ đầu nhà Lý. Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là sau khi tái lập tỉnh (1992), Đảng bộ Ninh Bình đã vận dụng có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đã có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt, Ninh Bình có tiềm năng về du lịch, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu di tích Tam Cốc - Bích Động, được xếp là “Nam Thiên Đệ Nhị Động”, có quần thể di tích cố đô Hoa Lư, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm, vườn quốc gia Cúc Phương. Tất cả đã tạo cho Ninh Bình nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch. Tiềm năng ấy không chỉ của riêng tỉnh Ninh Bình


mà còn là tiềm năng lợi thế về du lịch ở vùng châu thổ sông Hồng cũng như của cả nước.

Ngay từ khi tái lập tỉnh, Ninh Bình đã xác định đầu tư phát triển ngành kinh tế du lịch là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế tỉnh. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đầu tư phát triển du lịch. Và thực tế trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh Ninh Bình chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh để phát triển kinh tế.

Phát triển tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình trở thành một nhiệm vụ lớn, được các cấp ủy Đảng trong tỉnh quan tâm sâu sắc. Để góp phần đánh giá đúng thực trạng và tìm nguyên nhân của mặt mạnh, mặt tồn tại, hạn chế, nhằm đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp đưa ngành kinh tế du lịch Ninh Bình tiếp tục phát triển trong những năm tới. Ý thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, lại được sự động viên khích lệ của người thân quê ở Ninh Bình, được sự chỉ dẫn tận tình của thầy hướng dẫn khoa học, tác giả đã chọn đề tài Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1992 - 2008)làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu

Du lịch là ngành kinh tế mới nhưng rất quan trọng được Đảng ta xác định là “ngành kinh tế mũi nhọn” và đang có bước tiến phát triển mạnh mẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Vì vậy, du lịch đã được sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học từ Trung ương đến địa phương. Đã có nhiều cuốn sách, nhiều công trình khoa học viết về du lịch với nội dung và góc độ khác nhau.

Các tác phẩm viết về du lịch ở Việt Nam nói chung tiêu biểu như:

Tác giả Đinh Trung Kiên trong cuốn sách “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam ” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004 đã trình bày tổng quan những vấn đề về du lịch Việt Nam, đánh giá thực trạng và nêu nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.


Tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa trong giáo trình “Kinh tế du lịch” Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2008 đã trình bày những vấn đề cơ bản về du lịch, về kinh tế du lịch và vấn đề quản lý ngành du lịch ở Việt Nam.

Tác giả Trần Đức Thanh trong “Nhập môn khoa học du lịch” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 đã trình bày những vấn đề về du lịch một cách ngắn gọn và tổng quát nhằm phục vụ cho công việc học tập và giảng dạy cho giáo viên và sinh viên trong ngành du lịch.

Luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Đình Thụy, Hà Nội (1996) về “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã nêu bật những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và nhân văn của nước ta cho ngành du lịch, trên cơ sở những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Luận án tiến sĩ kinh tế của Đỗ Văn Quất, Thành phố Hồ Chí Minh (2001) về “Định hướng và những chính sách cơ bản để phát triển ngành du lịch Việt Nam đến 2010”, trên cơ sở phân tích những tiền năng thế mạnh của nước ta, dựa vào kinh nghiện phát triển du lịch của các nước trên thế giới và những định hướng của Đảng và Nhà nước Luận án đã đưa ra những định hướng và chính sách hữu hiệu phát triển kinh tế du lịch Việt Nam đến năm 2010.

Ninh Bình được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nên từ lâu đã có nhiều tác phẩm, sách báo, các công trình nghiên cứu, tiêu biểu như:

Tác giả Lã Đăng Bật với tác phẩm “Ninh Bình một vùng sơn thủy hữu tình” do Nxb Trẻ phát hành năm 2007 đã giới thiệu một cách khái quát về địa lý, lịch sử ,về con người, phong tục tập quán, đặc biệt là danh lam thắng cảnh du lịch của miền đất Ninh Bình.

Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế của Trịnh Quang Hảo về “Đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình cho phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận của đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế là một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị


trường ở Việt Nam. Từ đó đã nêu rõ phương hướng và những biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế.

Nguyễn Văn Mạnh, với công trình “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại Ninh Bình” (Đề tài NCKH cấp bộ năm 2005), đã cho thấy thế mạnh của du lịch sinh thái, thấy lợi ích của việc con người sống thân thiện với thiên nhiên.

Còn có nhiều tác phẩm, bài viết khác liên quan đến vấn đề du lịch Ninh Bình được đăng trên các báo, tạp chí và các Website của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng cục du lịch, Tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1992- 2008)”. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tác giả tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

* Mục đích

Mục đích của luận văn là làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992 - 2008). Luận văn phân tích rõ vai trò quan trọng của Đảng bộ trong việc định hướng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh. Trên cơ sở những thành tựu, hạn chế, luận văn khái quát hóa những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cụ thể, đóng góp vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc phát triển kinh tế du lịch của tỉnh ở giai đoạn mới.

* Nhiệm vụ

Làm rõ những lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình.

Xuất phát từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, luận văn tập trung đi sâu vào phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế du lịch từ năm 1992 đến năm 2008, nhận định khoa học về những thành tựu và hạn chế trong quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.

Từ đó, luận văn rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo và đề xuất một số giải pháp cụ thể, thiết thực, đóng góp vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng

Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong quá trình phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 1992 - 2008, bao gồm các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách và sự tổ chức thực hiện.

* Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Lĩnh vực kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình. Thời gian: Từ năm 1992 đến năm 2008.

Không gian: Địa bàn tỉnh Ninh Bình.

5. Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của Đảng về đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng.

Về phương pháp cụ thể: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả vận dụng nhiều phương pháp trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là hai phương pháp cơ bản nhất. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp với phương pháp thống kê, khảo sát thực tế… để hoàn thành nội dung luận văn.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn góp phần làm rõ vai trò quan trọng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, làm rõ sự năng động, sáng tạo những thành tựu và những hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ năm 1992 -2008.

Từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu sự lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, luận văn đã đề xuất những giải pháp để Đảng bộ tỉnh có thêm tài liệu tham khảo trong việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện, nhằm phát triển kinh tế du lịch ở Ninh Bình trong những năm tới.


Việc hệ thống hóa về tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình cũng góp phần vào việc nghiên cứu giới thiệu, quảng bá lịch sử truyền thống và văn hóa của địa phương, cung cấp nguồn tài liệu có giá trị trong công tác biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương, nâng cao lòng tin yêu, niềm tự hào đối với quê hương Ninh Bình và đất nước Việt Nam.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết:

Chương 1: Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình.

Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình (1992-2008).

Chương 3: Đánh giá chung và những kinh nghiệm của quá trình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ Ninh Bình.


Chương 1

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH


1.1. Lý luận chung về du lịch

1.1.1. Khái niệm về du lịch

Từ xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, và là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của con người. Du lịch ngày nay trở thành một đề tài hấp dẫn mang tính toàn cầu. Vì vậy du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.

Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Nhưng cho đến nay khái niệm về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất. Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước được bắt đầu bằng tiếng Hy Lạp “tornos” với nghĩa đi một vòng. Thuật ngữ này được Latin hóa thành “tornus” và sau đó thành “tourisme” (tiếng Pháp) “tourism” (tiếng Anh); “mypuzm” (tiếng Nga)…[17, tr.10].

Do hoàn cảnh khác nhau, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, cách nhìn nhận và hiểu biết về du lịch cũng khác nhau nên các khái niệm và định nghĩa về du lịch vẫn chưa thống nhất.

Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác” [41, tr.17].

Nhà kinh tế học Kalfiotis thì cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần hay đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế” [35, tr.9].

Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch ở Roma (Ý, 9/1963) các chuyên gia đã đưa ra các định nghĩa như sau về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2022