Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông Bắc - 2


1a. Mô hình đường thẳng 1b. Mô hình quạt giao nhau ở

cán



1c. Mô hình quạt giao ở cánh 1d. Mô hình lan tỏa

1.3. Mô hình một khu kinh tế cửa khẩu:

Là mô hình căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi nước, khả năng giao lưu với nước thứ ba nhờ hệ thống giao thông như đường bộ, sân bay bến cảng đường thủy; dựa trên các điều kiện tự nhiên thuận lợi các nước sẽ bố trí các cặp cửa khẩu quốc tế, quốc gia và địa phương.

Mô hình này được dựa trên một số các nguyên tắc như: thuận lợi cho việc kiểm soát các phương tiện, người và hàng hoá qua lại, trong đó cần có sự phối hợp hỗ trợ về các tiện ích công cộng như điện, nước, chiếu sáng, cây xanh, môi trường. Ngoài ra cần có dịch vụ tốt cho sự lưu trú của người cũng như của hàng hoá và các phương tiện quá cảnh,... Có hai mô hình cụ thể sau:

- Mô hình đối xứng: là mô hình được xây dựng theo định hướng phát triển của mỗi bên và thoả thuận quốc gia, mỗi bên xây dựng khu kinh tế cửa khẩu độc lập, cạnh tranh phát triển, do vậy nó có nét đối xứng mỗi bên có kết cấu hạ tầng giống nhau do đó chúng có những điểm bố trí tương đồng với nhau về kết cấu bao gồm: khu dân cư, khu thương mại, khu sản xuất, khu vui chơi giải trí, khu hành chính.


Sơ đồ 2: Sơ đồ mô hình khu kinh tế cửa khẩu đối xứng


Khu sản xuất

Các cửa kiểm soát

Khu hành chính

Khu thương mại và

dịch vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông Bắc - 2


Dải phân cách



Khu sản xuất

Các cửa kiểm soát

Khu hành chính

Khu thương mại và

dịch vụ


Mô hình đặc biệt: đây là mô hình liên kết hai giai đoạn, tạo ra vùng lãnh thổ đặc biệt, hai bên có thể thoả thuận bằng một hiệp ước, theo đó chỉ ra vùng lãnh thổ hợp lý, có hàng rào, không có dân cư sinh sống. Điểm khác biệt về nguyên tắc của mô hình là hình thành một công ty kinh doanh hạ tầng cho thuê toàn bộ các tiện ích trong khu theo danh mục ngành nghề kinh doanh. Mô hình này có lợi thế khai thác tốt nhất hạ tầng và có khả năng thu hút đầu tư quốc tế. Tuy nhiên cơ chế qui định trách nhiệm và lợi ích mỗi bên cần được phân định một cách thật rò ràng.

Sơ đồ 3: Sơ đồ khu kinh tế cửa khẩu đặc biệt


Khu sản xuất (công ty liên doanh đầu tư phát triển và kinh doanh hạ

tầng thuê đất)

Các cửa kiểm soát

Khu hành chính

Khu thương mại và dịch vụ


Đường phân cách


Khu sản xuất (công ty liên doanh đầu tư phát triển và

kinh doanh hạ

Các cửa kiểm soát

Khu hành chính

Khu thương mại và dịch vụ


tầng thuê đất)




2. Mô hình thể chế.

2.1. Nguyên tắc chung:

- Tôn trọng luật pháp quốc tế, các hiệp định thoả thuận, quốc gia, khu vực trên cơ sở bảo đảm hoà bình, thịnh vượng và cùng có lợi.

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Chủ động thông báo cho nhau cùng hợp tác, thiện chí giải quyết những vướng mắc dựa trên sự tôn trọng truyền thống và tập quán, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

- Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và dân chúng làm ăn.

- Phân cấp giải quyết các vấn đề phát sinh thường xuyên cho các cấp chính quyền khu vực theo nguyên tắc đối xứng.

Giữa các quốc gia có chung biên giới cần có sự trao đổi thông tin một cách thường xuyên về tình hình xây dựng cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu của mỗi nước, để cùng phối hợp điều chỉnh và thực hiện cho phù hợp. Những nội dung mà các bên cùng quan tâm là :

- Khảo sát thực tế nguồn lực trong khu vực qui ước như điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, văn hóa, dân tộc và tập quán, các ưu thế và các hạn chế.

- Những vấn đề về cơ chế chính sách chung như đường lối, chủ trương, chính sách, những văn bản pháp lý, các hiệp định, mô hình thể chế tại các khu vực cửa khẩu.

- Các chính sách cụ thể trong hoạt động xuất nhập khẩu, các biểu thuế và thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện; những văn bản quy định về đầu tư nước ngoài vào khu vực này, cũng như các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và các biện pháp bảo vệ môi trường cho sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu.


- Các văn kiện thỏa thuận dự kiến đưa ra trao đổi và phân cấp hợp tác. Các dự án đầu tư hỗn hợp và danh sách các đối tác trực tiếp tham gia.

2.2. Vùng giao thoa các chính sách khuyến khích

Các khu kinh tế cửa khẩu thuộc khu vực hành chính đến cấp cơ sở (thôn, tổ dân phố) được chính quyền Trung ương phân cấp quản lý theo hướng khuyến khích phát triển hơn các vùng khác nhưng không phải khu hành chính riêng như các đặc khu kinh tế vì vậy khu kinh tế cửa khẩu là vùng giao thoa chính sách.

2.3. Một cửa áp dụng cho hình thức phân cấp quản lý :

Một trong những vấn đề được mọi nguời quan tâm và lo ngại đó là vấn đề trong việc ra vào khu kinh tế cửa khẩu và xuất nhập cảnh. Cần phải có sự công khai công việc và thống nhất trong các đơn vị làm dịch vụ về vấn đề thu lệ phí.

Các khu kinh tế cửa khẩu có nhiều hình thức và phân cấp quản lý khác nhau nhưng đều theo nguyên tắc một cửa cho các hoạt động đầu tư và thương mại.

- Cửa khẩu độc lập, hình thành theo điều ước quốc tế mà chính phủ nước sở tại phê chuẩn giao cho ngành hải quan quản lý có qui chế riêng.

- Khu thương mại tự do trong đó có khu công nghiệp tự do cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia, khu vực này không có dân cư, hàng hoá vào được miễn thuế, việc chuyển đổi hàng hoá như thay đổi nhãn hiệu, bao bì, lắp ráp,… không chịu sự giám sát của hải quan và khi tái xuất hoặc nhập khẩu phải lập sổ sách chịu sự giám sát của hải quan, phải nộp thuế.

Khu kinh tế cửa khẩu cấp tỉnh trong đó có khu thương mại tự do như trên, có dân cư và có đặc quyền riêng về đầu tư và thương mại, ở vùng thuận lợi có sân bay, bến cảng có thể hình thành đặc khu kinh tế với vùng lãnh thổ rộng, thiết chế hành chính riêng.

3. Mô hình của một khu kinh tế cửa khẩu không có dân.


Cửa khẩu mỗi nước có bốn cửa. Xu hướng tự do hoá thương mại, hàng hóa, trong danh mục thoả thuận được tự do vào khu, chỉ thu phí và phía bên kia miễn thuế nhập khẩu. Chỉ kiểm soát hàng hoá xuất ra khỏi khu để vào nội địa việc này phụ thuộc chính sách của mỗi nước.

Thu phí theo danh mục niêm yết đối với hàng hoá từ nội địa vào khu và từ phía bên kia nhập vào khu.

Quy định loại hàng hoá sản xuất kinh doanh trong khu được miễn kiểm soát của hải quan, không phải chịu bất kì loại thuế nào nhưng phải trả tiền thuế đất và các dịch vụ theo mức cao hơn nội địa, chịu thuế khi xuất khỏi khu vào nội địa; kê khai nộp lệ phí khi xuất sang bên kia

Có cửa thì chỉ có một cửa thu thuế và ba cửa thu phí. Thu lệ phí vào một lần trong đó có lệ phí sử dụng các tiện ích công cộng trong khu không phải trả tiền như bãi đỗ xe trong ngày, vệ sinh công cộng cho cá nhân, bảo đảm an ninh trật tự… và được miễn thuế, lệ phí khi mang hàng hoá theo cá nhân về nội địa và khi xuất cảnh.

Sơ đồ 4: Sơ đồ khu kinh tế cửa khẩu không có dân.



Kiểm


Miễn

soát

thuế

nhập

nhập,

khẩu

vào

nội

khai nộp


Khuyến

Vào tự

khích

do chỉ

xuất

phai

khẩu,

nộp lệ phí

kê khai,


Khu kinh tế cửa khẩu


Khuyến


khích

Vào tự

xuất

do chỉ

khẩu,

phai

nộp lệ

khai,

phí

Miễn

Kiểm soát nhập khẩu

vào

nội

thuế

nhập,

khai

nộp


Khu kinh tế cửa khẩu

Đường


phân



cách



III. Vai trò và vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu

Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) ở Việt Nam ra đời phù hợp với quan điểm đổi mới mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước trong những năm trở lại đây. Khu kinh tế cửa khẩu đầu tiên ở Việt Nam là KKTCK Móng Cái được thành lập ngày 18/9/1996 theo Quyết định 675 /TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian qua, hoạt động của khu KTCK đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh, của vùng khi có KTCK nói riêng và của cả nước nói chung. Đối với những nước có nền kinh tế hàng hóa chưa phát triển như Việt Nam thì việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu sẽ mở rộng quy mô thị trường, tăng cường giao lưu hàng hóa, kích thích sản xuất và tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hóa. Ngoài ra việc phát triển khu KTCK sẽ tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP. Với những đóng góp không nhỏ đối với phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua các khu KTCK đã ngày càng khẳng định rò vai trò và vị trí của mình.

1. Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

Các khu kinh tế cửa khẩu được hình thành nhằm mục đích phát huy lợi thế về quan hệ kinh tế-thương mại cửa khẩu biên giới, thu hút các kênh hàng hoá, đầu tư, thương mại, dịch vụ và du lịch từ các nơi trong cả nước từ nước ngoài vào nội địa thông qua cơ chế chính sách ưu đãi tại các khu kinh tế cửa khẩu. Chính sự thu hút này đã làm cho các ngành, các địa phương trong cả nước, tùy theo quy mô, sự hấp dẫn của cơ chế chính sách ưu đãi thực hiện sự chuyển dịch sản xuất, lưu thông hàng hoá cho phù hợp. Bên cạnh đó khi mô hình khu kinh tế cửa khẩu được phát huy tốt sẽ tạo ra sự lưu thông hàng hoá giữa trong và ngoài nước nhằm khai thác thị trường rộng lớn của nước bạn. Hơn nữa, trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và và du lịch cũng có những đòi hỏi tương tự, cần phải mở rộng quan hệ


hợp tác quốc tế để nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này càng có ý nghĩa đối với nền kinh tế hàng hoá chậm phát triển, thị trường còn nhỏ hẹp, sức mua thấp, khả năng cạnh tranh trước mắt của nền kinh tế còn thấp kém như Việt Nam.

Việc hình thành khu kinh tế cửa khẩu đã làm phong phú thêm tính đa dạng hóa của các loại hình khu kinh tế đặc biệt như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở được xây dựng tại nước ta trong thời kì đổi mới vừa qua. Và cũng chính việc hình thành các khu kinh tế cửa khẩu đã hình thành một mô hình phát triển kinh tế nhằm khơi dậy và phát huy khu kinh tế cửa khẩu tiềm năng của địa bàn có điều kiện đặc thù là có các cửa khẩu.

Khu KTCK có sức thu hút đầu tư khá mạnh mẽ không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài. Để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện kế hoạch phát triển vùng của Chính phủ. Bên cạnh đó, khu KTCK góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài ở địa phương. Mặt khác, khu KTCK còn góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương giảm bớt sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách Nhà nước. Hơn nữa còn đóng góp cho ngân sách Nhà nước ở cửa khẩu có doanh thu lớn, qua đó nâng cao được tỉ lệ tích luỹ đầu tư cho tương lai, đồng thời nâng cao đời sống của đồng bào vùng biên giới thông qua việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng khu KTCK, nâng cao dân trí đồng bào biên giới thông qua việc tiếp xúc với các hoạt động kinh tế, thị trường, qua đó lan toả tới đồng bào biên giới các địa bàn xa hơn.

Bên cạnh đó, quá trình phát triển các khu KTCK tác động thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nó có tác dụng như chiếc cầu nối kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế, góp phần quan trọng trong việc thực hiện quan điểm phát triển giai đoạn 2001-2002 mà Đảng ta đã đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX là: “Gắn

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí