Yêu Cầu Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Của Việt Nam

Có thể thấy, giải quyết tranh chấp lao động là một lĩnh vực khá phức tạp do các văn bản pháp luật lao động thường xuyên được sửa đổi, bổ sung; nhiều quy định khi áp dụng trong thực tiễn bộc lộ sự thiếu khả thi. Xuất phát từ thực trạng trên, tại các Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân hàng năm, Toà lao động đều nêu những thiếu sót để rút kinh nghiệm và đề nghị lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo hướng dẫn hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động ở các cấp, đặc biệt là theo thủ tục tố tụng tại tòa án vẫn còn khá nhiều sai sót. Ví dụ như, “nhiều nơi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực để giải quyết yêu cầu của đương sự; tranh chấp về kỷ luật lao động nhưng tòa án lại cho là tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 17 của Bộ luật lao động, nhưng tòa án buộc người sử dụng lao động phải bồi thường do vi phạm thời hạn báo trước... Nhiều vụ án của Toà cấp sơ thẩm phải huỷ vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; một số vụ án phải kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm vì có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” [38].

Ngoài ra, Bô ̣luât lao đôṇ g Việt Nam hiện hành chưa thực sự ghi nhận cơ

chế ba bên ở Việt Nam. Trong khi cơ chế ba bên là cơ chế đặc dụng của luật lao động, đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc. Nguyên tắc ba bên là nguyên tắc cơ bản được đưa vào trong ưu tiên chính sách về quan hệ lao động và được đưa vào trong Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế và xã hội của Trung quốc lần thứ 11 (2006-2010). Ở cấp địa phương các ưu tiên chính sách dành cho việc thúc đẩy quan hệ lao động cũng được thể hiện ở những việc cụ thể, ví dụ như tại nhiều thành phố, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân được cử làm trưởng nhóm công tác ba bên về khuyến trợ đàm phán về tiền lương, đảm bảo ký hợp đồng lao động và hỗ trợ cho các phong trào thành lập công đoàn [30].

Trong lĩnh vực lao động, việc sử dụng cơ chế ba bên là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo ổn định và hài hoà quan hệ lao động thông qua đối thoại xã hội và cùng quyết định. Cơ chế ba bên được sử dụng nhằm hoạch định chính sách, pháp luật lao động, triển khai thực thi pháp luật lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động , đặc biệt là giải quyết tranh chấp lao động và đình công . Tuy nhiên, luật lao động Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về cơ chế ba bên mà mới chỉ đưa việc tham khảo ý kiến của

đại diện người lao đôṇ g và người sử duṇ g lao đôṇ g . Điều này đã làm giảm sút vai trò của hệ thống pháp luật lao động và chưa tạo điều kiện phát huy dân chủ doanh nghiệp.

Tất cả những bất cập nêu trên đã làm nảy sinh nhu cầu khách quan của việc phải nhanh chóng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động và những quy định có liên quan để luật lao động thực sự trở thành “công cụ hữu hiệu” của Nhà nước điều tiết có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực lao động - việc làm.

Thứ hai, do sự không tương thích giữa pháp luật Việt nam với quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế - ILO và cũng là quan điểm của nhiều nước có nền lập pháp tương đối phát triển, tranh chấp lao động và đình công là “câu chuyện nội bộ ” giữa các bên trong quan hệ lao động. Do đó, tốt nhất là để các bên tự giải quyết trên cơ sở sự thương lượng, hoà giải. Nhà nước cần hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp vào việc giải quyết tranh chấp lao động, hoặc chỉ can thiệp khi tranh chấp lao động đã vượt quá khuôn khổ thông thường trong quan hệ lao động, có khả năng gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội (nhất là khi tranh chấp lao động chuyển thành đình công có màu sắc chính trị). Chính vì vậy, vấn đề giải quyết tranh chấp lao động và vấn đề giải quyết đình công không được

quy định trực tiếp trong các công ước của ILO. Trong các khuyến nghị hay báo cáo thường niên của tổ chức này chỉ đcập đến một số nguyên tắc chung trong giải quyết tranh chấp lao động như: nguyên tắc đề cao hoà giải, nguyên tắc đình công không gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, nguyên tắc sử dụng trọng tài thay thế dần cho việc giải quyết tranh chấp lao động bằng tòa án... Đây cũng chỉ là những vấn đề được ILO khuyến nghị nên triển khai đối với các nước thành viên của ILO.

Trên cơ sở những khuyến nghị có tính chất gợi ý của ILO, pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở các nước chỉ quy định những vấn đề có tính chất định khung, những vấn đề cơ bản cần đề cập khi giải quyết tranh chấp lao động như: nhận dạng tranh chấp lao động và đình công, một số trường hợp đình công bất hợp pháp, thẩm quyền của tòa án khi giải quyết các tranh chấp (nếu các bên yêu cầu).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đối chiếu với pháp luật hiện hành của Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động, có thể thấy các quy định về giải quyết tranh chấp lao động (bao gồm cả giải quyết đình công) quá cụ thể và chi tiết, do đó nhiều khi không có tính bao quát đối với những trường hợp đặc biệt hoặc phải thường xuyên thay đổi do sự thay đổi của thực tiễn kinh tế xã hội. Điều này được biện minh bằng lý do việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam chỉ theo các quy định trong văn bản pháp luật, không sử dụng tiền lệ pháp và tập quán pháp nên rất khó có thể quy định tổng quát.

Nên chăng, đã đến lúc cần thay đổi tư duy áp dụng nguồn điều chỉnh của pháp luật thông qua việc xem xét khả năng áp dụng tương tự các vụ việc điển hình được ngành tòa án tổng kết trong những báo cáo tổng kết hàng năm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Cùng với đó, thay đổi quan điểm của các cơ quan ban hành lập pháp theo hướng linh hoạt hơn và phù hợp dần với quan điểm xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của ILO.

So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động - 11

Thứ ba, do yêu cầu của thực tiễn khách quan ở Việt Nam

Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng bước đầu. Giai đoạn mới của sự phát triển đất nước đòi hỏi công cuộc đổi mới phải đi vào chiều sâu và toàn diện hơn. Càng đi sâu vào kinh tế thị trường càng phải chăm lo tốt hơn cho phúc lợi xã hội , giải quyết việc làm , ổn định các quan hệ lao động , hạn chế tối đa các tranh chấp lao đôṇ g có thể phát sinh giữa các chủ thể của quan hê ̣lao đôṇ g .

Thị trường lao động nước ta hiện nay ngày càng phát triển . Các tranh

chấp lao đôṇ g giữa giới chủ và người lao đôṇ g cũng có nguy cơ tăng cao và

rất g ay gắt . Do vây , pháp luật lao động phải được điều chỉnh để tạo môt cơ

chế giải quyết tranh chấp lao đôṇ g và đình công một cách khoa học , linh hoaṭ ,

hơp

pháp và hiêu

quả .

Thứ tư, do đòi hỏi của xu thế hội nhập quốc tế và yêu cầu học tập kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã mở ra một giai đoạn mới cho nền kinh tế thế giới, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Các quốc gia dù muốn hay không đều chịu tác động của quá trình toàn cầu hoá và đương nhiên để tồn tại và phát triển không thể không tham gia quá trình toàn cầu hoá, tức là hội nhập quốc tế. Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế, vì vậy chọn con đường hội nhập kinh tế quốc tế là quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) và mới đây là Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), và khi đã hội nhập thì phải tuân thủ các nguyên tắc chung, phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của một thành viên,

phải điều chỉnh chính sách của mình cho phù hợp với luật chung. Cải cách và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một quy tắc bắt buộc khi hội nhập. Trước những đòi hỏi đó, luật lao động Việt Nam cần có sự thích ứng với pháp luật lao động quốc tế, đặc biệt là luật lao động khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá quan hệ lao động.

Việc giao lưu kinh tế và tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải tìm cách hoà nhập bằng cách rút ngắn khoảng cách về sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật lao động của mình với hệ thống pháp luật lao động quốc tế. Việc gia nhập và sinh hoạt trong cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á cũng đòi hỏi Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cần có giải pháp tạo ra sự thích ứng để xử lý các vấn đề chung như lao động di trú, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài... Trong đó, việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng như Trung Quốc là điều cần thiết.

Trung Quốc và Việt Nam có nhiều đặc điểm tương đồng về chính trị, kinh tế cũng như văn hóa. Thêm vào đó, Trung Quốc đã và đang có những bước phát triển rất mạnh mẽ, trở thành một trong các cường quốc trên thế giới. Vì vậy, việc học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hội nhập và khẳng định vị thế của mình nói chung và trong việc xây dựng hệ thống pháp luật nói riêng là hết sức cần thiết bởi pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

3.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Việt Nam

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam, hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan và phải dưa sau đây:

trên các căn cư

Một là, đảm bảo sự định hướng của Đảng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam. Việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trò chỉ đạo đối với việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta đã thông qua một số chủ trương, chính sách lớn để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, nhằm xây dựng đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực lao động - việc làm, chính sách của Đảng là tiếp tục hoàn chỉnh thể chế thị trường lao động theo hướng đảm bảo hài hoà

lợi ích của người lao đôṇ g và người sử duṇ g lao đôṇ g ; cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm, các chính sách an sinh xã hội, đổi mới để phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm, thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động, tăng cường hệ thống thông tin, thống kê lao động; đẩy

mạnh xuất khẩu lao động và sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập quốc tế là yêu cầu có tính chiến lược trong việc hoàn thiện pháp luật nói chung. Đây cũng là yêu cầu có tính định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động nói riêng.

Những mục tiêu nói trên chỉ có thể đạt được trên cơ sở thiết lập một môi trường lao động hài hoà, ổn định, hạn chế thấp nhất những xung đột trong lao động và đình công, giải quyết dứt điểm, kịp thời những tranh chấp lao động

và đình công nếu để xảy ra trong thực tiễn. Đó là nguyên tắc cơ bản và căn cứ quan trọng nhất khi hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam.

Hai là, căn cứ vào điều kiên

kinh tế – xã hội của Việt Nam

Tranh chấp lao động là hiện tượng tồn tại khách quan trong nền kinh tế

thị trường . Cùng với những ảnh hưởng tích cực , tranh chấp lao đôṇ g cũng để lại những hậu quả tiêu cực đối với kinh tế , chính trị , xã hội. Điều đó làm nảy sinh nhu cầu phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện và có tính khả thi để điều chỉnh vấn đề tranh chấp lao đôṇ g , kịp thời giải quyết những hậu quả của tranh chấp lao đôṇ g phát sinh tro ng thực tiễn và định hướng hành vi của các chủ thể.

Để đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn , chúng ta đã ban hành một số văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp lao đôṇ g . Nhưng cho đến nay, với những diễn biến ngày càng phức tạp của quan hệ lao động, các quy định pháp luật đã trở nên lạc hậu. Đây là một thực tế khó tránh khỏi khi ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, bởi thực tiễn khách quan luôn phát triển và đi trước một bước so với pháp luật, nếu pháp luật không có tính dự đoán sẽ trở nên lạc hậu. Do đó, pháp luật phải thay đổi kịp thời để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn.

Điều đó cho thấy vấn đề hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp là một nhu cầu mang tính khách quan.

Ba là, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động phải căn cứ vào các tiêu chuẩn lao động quốc tế

Việt Nam luôn cam kết giữ vững các tiêu chuẩn lao động quốc tế mà Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đặt ra. Từ năm 1988, nhằm đối phó với mặt trái của quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp trên toàn cầu, Tổ chức lao động quốc tế đã ban hành Tuyên bố về các nguyên tắc

và quyền cơ bản tại nơi làm việc với mục tiêu đảm bảo tiến bộ xã hội song hành với phát triển kinh tế. Hiện nay, các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản này đang góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người tại nơi làm việc. Việt Nam hiện đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, vì thế việc hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế là hết sức quan trọng. Những cam kết hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức lao động quốc tế được coi là cơ sở pháp lý nền tảng để từ đó chúng ta có

những định hướng và giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện Bô ̣ luât giải quyết tranh chấp lao động .

lao đôṇ g về

Bốn là, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, trong đó có Trung Quốc

Với những thành tựu xây dựng và đạt được của Trung Quốc nêu trên, pháp luật Trung Quốc nói chung và pháp luật lao động Trung Quốc nói riêng là bài học kinh nghiệm rất quý báu để chúng ta tham khảo, đặc biệt là những kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp lao động và giải quyết đình công để từng bước vận dụng vào việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam.

3.3. Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Việt Nam trong điều kiện nước ta hiện nay

Một là, bổ sung các quy định thương lượng tập thể trong giải quyết tranh chấp lao động, đồng thời nhằm phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động

Thương lượng tập thể là vấn đề khá quen thuộc ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Đây được coi như một phương thức hiệu quả giúp cho việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà và hướng tới mục tiêu phát triển xã

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí