Sự Cần Thiết Của Việc Điều Chỉnh Pháp Luật Đối Với Tranh Chấp Lao Động Và Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Ở Việt Nam Và Trung Quốc

Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc đã xem xét và sửa đổi hơn ba nghìn điều luật và các quy định, hơn 800 điều luật hạn chế đã bị bãi bỏ. Trung Quốc đã thành lập Ban điều phối tại Quốc hội để rà soát, điều chỉnh luật phù hợp với quy định của WTO, đồng thời giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc soạn thảo và ban hành luật được nhanh chóng [36].

Yếu tố văn hóa – xã hội

Văn hóa - xã hội cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật giải quyết tranh chấp lao động nói riêng. Trong quan hệ xã hội, mọi hành vi sử xự của con người bên cạnh việc tuân theo những chuẩn mực đạo đức và xã hội, còn phải tuân theo những chuẩn mực pháp luật nhất định tùy theo các mối quan hệ trong từng lĩnh vực cụ thể như quan hệ kinh tế, quan hệ lao động…

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia đều có thể tự hào với một bề dày truyền thống văn hóa lịch sử, với những phong tục, tập quán và những chuẩn mực đạo đức hết sức đặc biệt. Do vậy, hệ thống pháp luật của hai nước đều có những nét đặc trưng riêng.

Nghiên cứu pháp luật dưới góc độ luật so sánh cho thấy, phần lớn các nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa đều xây dựng hệ thống pháp luật của mình theo hệ thống pháp luật Anh Mỹ (Common law), còn các nước xã hội chủ nghĩa đa phần chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil law). Ngoài ra còn xuất hiện một trường phái trung lập ở một số nước, ở đó có sự đan xen các hệ thống pháp luật nói chung và xây dựng trên những đặc thù riêng của đất nước mình trong đó Việt Nam và Trung Quốc là các quốc gia như thế.

Pháp luật Trung Quốc có thời kỳ được coi là điển hình của pháp luật phong kiến phương Đông với đặc trưng nổi bật là sự kết hợp giữa đạo Khổng và pháp luật. Đạo Khổng là hệ tư tưởng thống trị và chính thống thời bấy giờ.

Định hướng theo giá trị của đạo Khổng đã có ảnh hưởng rất lớn đến người Trung Quốc trong quá trình tranh chấp và giải quyết tranh chấp. Truyền thống văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp. Ở Trung Quốc, các khái niệm “Dĩ hòa vi quý” và “Zhong Yong” có nghĩa là dung hòa có lịch sử lâu dài từ hàng nghìn năm trước. “Zhong” có nghĩa là ở giữa, không thiên lệch, thành kiến. “Yong” nghĩa là bình thường. Do vậy với người Trung Hoa, việc hòa giải công bằng, không thiên vị là lựa chọn hợp lý để giải quyết tranh chấp. Vì lý do này, việc giải quyết trong nội bộ doanh nghiệp không đưa ra công chúng là lựa chọn đầu tiên cho nhiều bên tranh chấp. Các Hội đồng hòa giải tranh chấp lao động doanh nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, hòa giải trong nội bộ doanh nghiệp cũng giảm chi phí xã hội của tranh chấp và giúp doanh nghiệp tránh được rắc rối do quan hệ lao động căng thẳng gây ra, nhờ đó các doanh nghiệp có thể tập trung vào phát triển công việc kinh doanh của họ.

Như vậy có thể thấy, pháp luật chịu sự ảnh hưởng của các nguyên tắc đạo đức Khổng giáo, còn đạo đức Khổng giáo lại mượn pháp luật để duy trì sự tồn tại của mình. Do vậy, với người Trung Quốc, việc hòa giải công bằng, phương thức thỏa hiệp là lựa chọn hợp lý để giải quyết tranh chấp. Do đó mà trong pháp luật về lao động của Trung Quốc cũng như trong Luật trung gian hòa giải và trọng tài và trọng tài tranh chấp lao động đều đề cao phương thức hòa giải và vai trò của cơ quan hòa giải này.

Yếu tố pháp lý: (chủ yếu xem dưới góc độ nguồn luật áp dụng ở Việt Nam và Trung Quốc)

Việc các quốc gia sử dụng các nguồn luật cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến quan điểm, tư tưởng và quá trình xây dựng, thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động. Do có nhiều điểm tương đồng về các yếu tố kinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

tế, chính trị, văn hóa và xã hội, nên việc sử dụng các nguồn luật của Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng:

Các văn bản quy phạm pháp luật: đây được coi là nguồn cơ bản và chủ yếu của pháp luật hai nước. Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung nên nó xác định các khuôn mẫu cho con người, giới hạn tự do cho các chủ thể một cách rõ ràng hơn. Việc Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chính là sự công khai hóa ý chí của Nhà nước và ý chí của nhân dân lao động. Với ưu điểm dễ phổ biến, dễ kiểm soát và có giá trị pháp lý cao, văn bản quy phạm pháp luật đang được coi là hình thức pháp luật phổ biến trong xã hội của cả Việt Nam và Trung Quốc.

So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động - 5

Tập quán pháp: Tập quán pháp là cách xử sự có ý nghĩa về mặt pháp lý, mà sự cần thiết và phạm vi của nó được chủ thể pháp luật công nhận một cách tự phát, không cần một văn bản mang tính bắt buộc nào. Bản chất của tập quán pháp được dựa trên hai yếu tố: Yếu tố khách quan đó là việc các xử sự, thái độ, hành vi đã trở thành thói quen một cách tự nhiên; Yếu tố chủ quan nghĩa là chủ thể pháp luật cho rằng thói quen đó mang tính bắt buộc.

Tiền lệ pháp (hay còn gọi là các án lệ): Nguồn luật này Việt Nam và Trung Quốc ít sử dụng do những nhược điểm của tiền lệ pháp thường là sự cố định và phụ thuộc vào những vụ việc đã được công nhận trước đó, mà thực tế mỗi một vụ việc lại có những điểm khác biệt so với các vụ án mẫu, dẫn đến các phán quyết có thể không phản ánh đúng với thực trạng của vụ án. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, tiền lệ pháp đã bắt đầu được quan tâm hơn và được sử dụng nhiều hơn đặc biệt là trong các quan hệ dân sự, quan hệ thương mại, quan hệ lao động. Với việc thừa nhận các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế dựa vào tiền lệ pháp, nhất là trong quan hệ hợp tác thương mại – cho thấy một xu hướng là ở Việt Nam và Trung Quốc sẽ có khả năng dần chấp nhận tiền lệ pháp [26 - tr. 223].

1.3.3. Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam và Trung Quốc

Điều chỉnh pháp luật được hiểu là việc Nhà nước dùng pháp luật, dựa vào pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động vào các quan hệ xã hội nhằm tạo lập trật tự xã hội theo ý chí của Nhà nước. Tranh chấp lao động là hiện tượng kinh tế xã hội khách quan trong nền kinh tế thị trường. Tính chất phức tạp của tranh chấp lao động yêu cầu cần có sự điều chỉnh pháp luật để hạn chế những tác động tiêu cực của nó, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.

Thực tế cho thấy, bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng cần có sự điều tiết của Nhà nước bằng pháp luật để giải quyết những vấn đề mà tự thân cơ chế kinh tế của quốc gia không thể giải quyết được [26 - tr. 227]. Ở Trung Quốc và Việt Nam cũng vậy, điều chỉnh pháp luật đối với việc giải quyết tranh chấp lao động là yêu cầu mang tính khách quan. Khi điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp lao động, pháp luật bảo vệ và định hướng cho sự phát triển của các quan hệ này theo ý chí chủ quan của Nhà nước, tạo khung pháp lý để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tranh chấp lao động.

Có thể nói, tại Việt Nam và Trung Quốc, điều chỉnh pháp luật đối với việc giải quyết tranh chấp lao động là nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động và không đi ngược lại lợi ích chung của xã hội và không trái với xu thế phát triển của các quan hệ lao động. Mặt khác, các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động chỉ được bảo đảm trên thực tế nếu được Nhà nước đảm bảo về mặt pháp lý trong việc thực hiện. Sự can thiệp của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật sẽ góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động, bởi đảm bảo bằng pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để các quyền con người, quyền

công dân được thực hiện. Như vậy, pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động trong sự vận động và phát triển của quan hệ lao động. Đặc biệt, trong điều kiện cung cầu lao động bị mất cân đối, người lao động bị đẩy vào thế yếu, việc quy định rõ ràng, cụ thể, đầy đủ, phù hợp với thực tế… của các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ người lao động, nhất là ở các quốc gia có lực lượng lao động lớn như Trung Quốc hay Việt Nam.

Bên cạnh việc bảo vệ các quyền và lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Trung Quốc và Việt Nam còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của toàn xã hội với lợi ích của riêng lẻ các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Với những quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp, hệ thống các cơ quan tham gia giải quyết tranh chấp…, pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động góp phần giải quyết một cách triệt để, nhanh chóng, khách quan các xung đột về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ lao động. Điều này góp phần hạn chế và ngăn chặn các hành vi có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội như đình công. Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Việt Nam và Trung Quốc còn định hướng hành vi của các bên trong quá trình tranh chấp phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Tranh chấp lao động là sự xung đột kinh tế giữa những người sử dụng lao động và người lao động, do đó khi giải quyết tranh chấp lao động phải tập trung giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên. Nhưng quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động luôn có mối quan hệ và nằm trong tổng thể các quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội. Do đó, tranh chấp lao động xảy ra không chỉ làm thiệt hại tới lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, mà còn có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và các ngành kinh tế khác,

ảnh hưởng tới sự vận động, phát triển và ổn định chung của nền kinh tế và xã hội của hai quốc gia.

Xuất phát từ những phân tích trên, có thể thấy rõ ràng rằng việc xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam và Trung Quốc là điều tất yếu và cần thiết.

1.3.4. Những nội dung cơ bản được điều chỉnh bởi pháp luật lao động trong việc giải quyết tranh chấp ở Việt Nam và Trung Quốc

Khi điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp lao động, tùy theo quan điểm của các nhà lập pháp mà nội dung các vấn đề được đề cập trong các văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở mỗi quốc gia sẽ có thể không hoàn toàn giống nhau. Nhưng dù điều chỉnh rộng hay hẹp, trực tiếp hay gián tiếp, sử dụng án lệ hay không sử dụng án lệ... thì việc điều chỉnh pháp luật đối với tranh chấp lao động ở Việt Nam và Trung Quốc đều bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, quy định chung về tranh chấp lao động, các loại tranh chấp lao động và nguyên tắc chung trong việc giải quyết tranh chấp lao động

Cụ thể như: nhận dạng tranh chấp lao động thông qua khái niệm, chủ thể, mục đích tranh chấp, tính chất của tranh chấp, nội dung của tranh chấp… Ngoài ra, pháp luật cũng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra các tiêu chí phân loại tranh chấp lao động. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận dạng được các loại tranh chấp lao động. Nhiều tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động nhưng nhiều khi lại là tranh chấp dân sự hay tranh chấp thương mại, từ đó dẫn đến việc xác định không chính xác cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như việc tiến hành các thủ tục tố tụng cho phù hợp. Chính vì vậy, Việt Nam và Trung Quốc đều có quy định cụ thể về thế nào là tranh chấp lao động. Khái niệm này được ghi nhận thành các điều khoản trong các văn bản pháp luật, hoặc thông qua các án lệ điển hình.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam và Trung Quốc còn quy định về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Những quy định này được xem như là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình giải quyết các vụ tranh chấp lao động. Việc xác định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động thường dựa trên các nguyên tắc của các văn bản cao nhất (Hiến pháp) cũng như trong các ngành luật cụ thể, điều chỉnh các mối quan hệ cụ thể của xã hội. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực lao động đều được các nhà lập pháp của hai quốc gia đưa ra trên cơ sở nhận thức bản chất và hậu quả của tranh chấp lao động, quan điểm của chế độ nhà nước đương thời dựa trên các quan hệ kinh tế xã hội thực tiễn trong giai đoạn cụ thể nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động.

Thứ hai, pháp luật Việt Nam và Trung Quốc đều quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của các cơ quan có thẩm quyền

Trong quá trình điều chỉnh pháp luật đối với tranh chấp lao động và hoạt động giải quyết tranh chấp lao động, pháp luật Việt Nam và Trung Quốc đều quy định khá cụ thể về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tương ứng với từng loại thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành các thủ tục tố tụng trong hoạt động giải quyết tranh chấp lao động.

Đối với những quốc gia có sử dụng án lệ và tập quán trong việc giải quyết tranh chấp lao động, chủ yếu sử dụng phương thức thương lượng và hòa giải, những quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động trong các văn bản pháp luật thường đơn giản và linh hoạt. Ngược lại các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc sử dụng văn bản quy phạm pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp các quy định về thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động rất chi tiết và cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật về tố tụng lao động.

Việc quy định các cơ quan giải quyết tranh chấp lao động của Việt Nam và Trung Quốc được xác định trên cơ sở trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động đã được quy định. Nhìn chung, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc bao gồm các cơ quan hòa giải, cơ quan trọng tài, cơ quan tòa án. Riêng ở Việt Nam, trong Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2006 có quy định thêm thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của cơ quan hành chính nhà nước: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.

Thứ ba, pháp luật Việt Nam và Trung Quốc đều quy định các phương thức giải quyết tranh chấp lao động theo bốn phương thức cơ bản: Phương thức giải quyết thông qua thương lượng, phương thức hòa giải, phương thức trọng tài và phương thức tòa án

Có thể thấy tranh chấp là một đặc điểm của xã hội loài người, tranh chấp có thể phân chia thành nhiều loại và xảy ra ở các mức độ quan hệ khác nhau. Có nhiều phương thức để giải quyết tranh chấp lao động, Tuy nhiên, thông thường hầu hết pháp luật các quốc gia trên thế giới trong đó có pháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc đều có bốn phương thức chính để giải quyết tranh chấp lao động đó là việc các bên tự thương lượng giải quyết, thông qua hòa giải, trọng tài và cuối cùng là thông qua phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án.

1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Trung Quốc

Trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, các quốc gia đang xích lại gần nhau hơn trong các quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội, nhu cầu về trao đổi lao động giữa các quốc gia ngày càng mở rộng và gia tăng. Để góp phần hoàn thiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật về giải quyết tranh

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí