Số Liệu Trẻ Em Việt Nam Được Người Nước Ngoài Nhận Nuôi Từ 1990-2000[1]

hành lang pháp lý, đảm bảo cho việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Có thể nói giai đoạn này đánh dấu sự hoàn thiện bước đầu của chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đáp ứng được nhu phát triển của xã hội liên quan đến lĩnh vực này. Minh chứng thực tế cho thấy: từ năm 1990 đến năm 1992 chỉ giải quyết được 673 trường hợp trẻ em Việt Nam cho người nước ngoài nhận nuôi. Đến giai đoạn 1993 – 2000, số lượng trẻ em Việt Nam cho người nước ngoài nhận nuôi đã tăng vọt lên 14.000 trường hợp. Điều này cho thấy, người nước ngoài rất quan tâm và mong muốn được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Để minh họa về tình hình thực tế số lượng trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi trong giai đoạn này. Chúng ta cùng tham khảo số liệu sau:

Biểu đồ 1.1 - Số liệu trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi từ 1990-2000[1]

1 2 4 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay Sau khi có Quyết định 145 HĐBT và các văn 1


1.2.4. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay


Sau khi có Quyết định 145/HĐBT và các văn bản pháp luật như đã nêu ở trên liên quan đến việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trong quá trình thực hiện cũng phát sinh một số bất cập do các văn bản trên chưa phải là một hệ thống có tính thống nhất cao mà vẫn mang tính chất manh mún điều chỉnh theo hướng thụ động chạy theo các quan hệ đã phát sinh mà chưa có tính chủ động. Chính vì thế khi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh thì chúng ta lại rơi vào thế lúng túng không có định hướng cụ thể để giải quyết một cách thống nhất và tận gốc vấn đề. Việc ban hành các văn bản chưa thống nhất và cũng chưa có một cơ quan đầu mối thống nhất để giải quyết vấn đề nuôi con nuôi. Các tồn tại như sau:

- Tình trạng môi giới trẻ em cho người nước ngoài, tạo dư luận xã hội không tốt đối với vấn đề cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài.

- Nhiều tổ chức phi chính phủ lợi dụng chính sách nhân đạo của Việt Nam với hình thức là tài trợ cho các cơ sở nuôi dưỡng thực chất là để thưc hiện môi giới con nuôi. Thông qua họat động môi giới con nuôi bất hợp pháp này, các tổ chức con nuôi nước ngoài đã lợi dụng các kẽ hở trong pháp luật Việt Nam để trục lợi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Việc thu phí và lệ phí giữa các địa phương không thống nhất, nhiều nơi tự đặt ra các loại phí và lệ phí yêu cầu người nước ngoài có nhu cầu xin con nuôi Việt Nam phải nộp. Trong nhiều trường hợp mức phí quá cao gây ra phản ứng tiêu cực từ phía người nước ngoài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục đích nhân đạo của việc nhận nuôi con nuôi.

- Qui trình, thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng chưa minh bạch, rõ ràng càng làm khó cho những người xin con nuôi. Nhiều trường hợp người nước ngoài phải bỏ cuộc giữa chừng vì không thể chờ đợi thêm được nữa do các qui trình, thủ tục quá phức tạp, rắc rối.

- Các qui định hiện hành không còn phù hợp với thông lệ chung của các nước trên thế giới cũng như Công ước La hay 1993 về quyền trẻ em.

Chính vì các vấn đề tồn tại nêu trên đặt ra cho chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện các chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngày 9/6/2000 Quốc hội khóa 10 kỳ họp thứ 7 thông qua Luật HNGĐ năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001 thay thế Luật HNGĐ năm 1986. Chế định nuôi con nuôi được qui định tại chương 8 với 12 điều (từ điều 67 đến điều 78) và tại chương 1 điều 105 về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Sau khi Quốc hội thông qua Luật HNGĐ năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật HNGĐ năm 2000 về quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài (gọi tắt là Nghị định 68/CP), trong đó có những thay đổi căn bản về nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi. Cụ thể những điểm mới trong Nghị định 68/CP là:

- Đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi là hai đối tượng: Trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; và trẻ em sống tại gia đình thuộc diện mồ côi, tàn tật có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin con nuôi.

- Về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi: tiếp tục khẳng định việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em. Một điểm mới là nội dung Nghị định đã qui định chỉ giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi tại các nước mà nước đó và Việt Nam cùng gia nhập và ký kết điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam. Trường hợp ngoại lệ chỉ giải quyết nếu người nước ngoài đã có thời gian sinh sống ở Việt Nam 6 tháng trở lên và xin nhận đích danh con nuôi là trẻ em đang sinh sống tại gia đình thuộc trường hợp mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin con nuôi. Đây là qui định hoàn toàn mới giúp cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn hoạt động xin con nuôi của người nước ngoài, khắc phục được những tồn tại, bất cập mà Nghị định 184/CP chưa giải quyết được.

- Cho phép tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, qui định này thực chất là hợp pháp hóa cho những hoạt động được coi là “ngầm”, bất hợp pháp của các văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt nam. Qui định này đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội.

- Trình tự thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được qui định chi tiết và cụ thể hơn. Với những qui định này sẽ có một cơ quan đầu mối thuộc Bộ Tư pháp để giải quyết và xem xét hồ sơ xin con nuôi nước ngoài.

- Thành lập Cục Con nuôi quốc tế trực thuộc Bộ Tư pháp. Đến thời điểm này Việt Nam mới có một cơ quan chuyên môn đảm trách vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cơ quan này có nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài và trực tiếp giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi. Đây là bước tiến bộ vượt bậc và là minh chứng chứng tỏ pháp luật Việt Nam đang dần từng bước hội nhập quốc tế trong lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Sau bốn năm thực hiện Nghị định 68/NĐ-CP đã gặp phải một số bất cập, chính vì vậy ngày 21/7/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2006/NĐ-CP bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật HNGĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Tiếp theo để cụ thể hóa hơn nữa việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, ngày 8/12/2006 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 08/2006 hướng dẫn thực hiện một số qui định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngày 30/11/2006 Bộ Tư pháp tiếp tục ban hành Quyết định số 09/2006/QĐBTP về Qui chế quản lý văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Như vậy đến thời điểm trước năm 2010, lịch sử hình thành các chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam lần đầu tiên được đề cập đến vào năm 1992 và trong khoảng 10 năm gần đây chế định về con nuôi có yếu tố nước ngoài mới chính thức có các văn bản pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, các văn bản này không thống nhất và còn chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau do chúng nằm rải rác trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Vì vậy trong quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi giữa trẻ em Việt Nam và người nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn và làm giảm ý nghĩa nhân đạo xã hội của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Chính vì không có sự đồng bộ dẫn đến việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài gặp nhiều hạn chế.

Kể từ khi Cục Con nuôi quốc tế (thuộc Bộ tư pháp) được thành lập vào năm 2002 với chức năng nhiệm vụ quản lý lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài, với những nỗ lực to lớn cơ quan này cố gắng từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như thực hiện chức năng của mình một cách tốt nhất. Qua quá tình hoạt động, để phù hợp thực tiễn khách quan cũng như chức năng nhiệm vụ được giao ngày 04/12/2008 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra quyết định số 2278/QĐ-BTP thành lập Cục Con nuôi trên cơ sở Cục Con nuôi quốc tế. Chức năng nhiệm vụ của Cục Con nuôi không chỉ dừng trong phạm vi các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mà còn mở rộng trong lĩnh vực quản lý quan hệ nuôi con nuôi trong nước. Đây chính là bước đi tiếp theo để hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhằm tạo nền tảng chuẩn bị cho việc ra đời Luật Nuôi con nuôi 2010.

Với hành lang pháp lý chưa hoàn thiện thì chức năng quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Căn cứ thực tế khách quan và sự cần thiết phải có một đạo luật độc lập điều chỉnh quan hệ mang tính nhân đạo này, sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 17 tháng 6 năm 2010 Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Nuôi con nuôi. Đây chính là dấu mốc quan trọng đặt nền tảng cho các chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam thống nhất trong một đạo luật, mở ra một thời kỳ mới cho các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Giai đoạn này cũng là giai đoạn số lượng trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi tiếp tục tăng so với giai đoạn trước. Tuy nhiên khi có Luật Nuôi con nuôi 2010 số lượng trẻ giảm hẳn do qui trình cho con nuôi trong thời kỳ quá độ chuyển sang một qui trình mới. Tham khảo số liệu trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi trong giai đoạn để thấy rõ nội dung trên:

Biểu đồ 1.2 - Số liệu trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi từ năm 2001 đến năm 2012 [2]

Như vậy Việt Nam từ năm 1990 trở về trước chưa có các qui định cụ thể về 2


Như vậy, Việt Nam từ năm 1990 trở về trước chưa có các qui định cụ thể về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Bắt đầu từ năm 1991 các khái niệm và chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới được đề cập đến. Và trong khoảng 10 năm gần đây kể từ năm 2000 thì Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với việc ban hành hàng loạt các văn bản có giá trị từng bước điều chỉnh quan hệ này theo tiến trình phát triển phù hợp với quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cũng như việc thành lập cơ quan chuyên trách cấp nhà nước để đảm nhiệm hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng (Cục con nuôi). Sau nhiều năm chuẩn bị, để phù với sự hội nhập quốc tế. Năm 2010 Luật Nuôi con nuôi ra đời đánh dấu bước phát triển hoàn thiện hệ thống pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đây cũng chính là bước đột phá mới nhằm điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài một cách rõ ràng, minh bạch. Sau hơn một năm Luật Nuôi con nuôi đi vào thực tế, Việt Nam tiếp tục ký kết Công ước Lahay 1993 ngày 18/7/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/02/2012. Việc ký kết công ước này thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam về việc bảo vệ quyền, lợi ích cho trẻ em.

1.3. Luật Nuôi con nuôi năm 2010


1.3.1. Tầm quan trọng và bối cảnh ra đời


Luật Nuôi con nuôi năm 2010 được Quốc hội khoá XII, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 là một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra

hành lang pháp lý, điều chỉnh các vấn đề về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng trong một đạo luật. Tránh được các hạn chế trước đây do các vấn đề về nuôi con nuôi nằm rải rác trong nhiều văn bản, gây rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi, nhất là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Luật Nuôi con nuôi thể hiện chủ trương, chính sách, đường lối của Nhà nước trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bảo đảm cho trẻ em làm con nuôi được chăm sóc tốt nhất trên tinh thần nhân đạo vì lợi ích của trẻ em. Tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, minh bạch trong việc quản lý của Nhà nước về vấn đề nuôi con nuôi, cũng như góp phần đấu tranh phòng chống hiện tượng mua bán trẻ em làm con nuôi hoặc lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi hoặc có các hành vi bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, việc Quốc hội thông qua Luật Nuôi con nuôi còn thể hiện sự tôn trọng các cam kết quốc tế của Nhà nước ta khi quyết định tham gia Công ước về quyền trẻ em, tôn trọng và bảo đảm các quyền trẻ em; bảo đảm việc nuôi con nuôi được tiến hành trên nguyên tác nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em trên tinh thần Công ước Lahay ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

1.3.2. Nội dung Luật Nuôi con nuôi 2010


Luật Nuôi con nuôi 2010 bao gồm 5 chương 52 điều qui định chi tiết về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng. Luật Nuôi con nuôi đã đảm bảo hài hòa giữa các điều khoản liên quan đến con nuôi trong nước và con nuôi nước ngoài nhằm rút ngắn khoảng cách khác biệt giữa hai loại hình con nuôi. Chính điều này đã đưa ra một chế định ngắn gọn, dễ hiểu, minh bạch trong quá trình thực hiện. Cụ thể như sau:

Chương 1: Những qui định chung (gồm 13 điều từ điều 1 đến điều 13).


Bao gồm những nguyên tắc chung nhất về các vấn đề cho con nuôi (cả con nuôi trong nước và con nuôi nước ngoài)

Chương 2: Nuôi con nuôi trong nước (gồm 14 điều từ điều 14 đến điều 27)


Qui định về nuôi con nuôi trong nước liên quan đến các nội dung: điều kiện của người nhận con nuôi; trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em; qui trình đăng ký nhu cầu nhận con nuôi; hồ sơ của người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi; qui trình giải quyết

việc nuôi con nuôi; hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; căn cứ và hệ quả chấm dứt nuôi con nuôi .

Chương 3: Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (gồm 16 điều từ điều 28 đến điều 43)


Qui định về các nội dung nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, bao gồm: điều kiện đối với người nhận con nuôi; hồ sơ của người nhận con nuôi và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài; trình tự thủ tục cho con nuôi; qui định về tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 4: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về nuôi con nuôi (gồm 6 điều từ điều 44 đến điều 49)

Qui định các cơ quan như Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các Bộ và cơ


quan ngang bộ, UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp và thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.

Chương 5: Điều khoản thi hành (gồm 3 điều từ điều 50 đến điều 52)


Qui định về điều khoản chuyển tiếp trong việc làm thủ tục nuôi con nuôi; bãi bỏ và sửa đổi, bổ sung một số điều Luật HNGĐ 2000.

1.3.3. Các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật Nuôi con nuôi năm 2010


+ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP: Do Chính phủ ban hành ngày 21/3/2011(có hiệu lực từ 8/5/2011) qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi. Nghị định này điều chỉnh 2 vấn đề sau:

Quy định chi tiết việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Hướng dẫn thi hành một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).

+ Thông tư số 12/2011/TT-BTP: do Bộ Tư pháp ban hành ngày 21/11/2011(có hiệu lực từ 15/8/2011) hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi. Thông tư này ban hành kèm theo 27 biểu mẫu sử dụng cho việc cho nhận con nuôi nói chung và con nuôi nước ngoài nói riêng.

+ Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP: giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành ngày 7/9/2012 (có hiệu lực từ 25/10/2012).

Thông tư này quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi từ nguồn thu lệ phí liên quan đến nuôi con nuôi. Qui định tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, việc tham gia thực hiện thủ tục giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài của tổ chức con nuôi nước ngoài.

1.3.4. Các qui định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài


1.3.4.1 Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi nói chung


Việc qui định các nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho quan hệ nuôi con nuôi, đặc biệt là bảo vệ trẻ em. Cụ thể được thể hiện trong bốn nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc chung: được qui định tại Điều 2: “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc trong môi trường gia đình”.

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất xuyên suốt quá trình cho nhận con nuôi, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích tốt nhất và toàn diện cho trẻ được nhận làm con nuôi.

- Nguyên tắc tìm gia đình tại nước gốc cho trẻ: được qui định tại Điều 4:


1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.

2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

Rõ ràng tại nội dung này cho ta thấy thêm một lần nữa nhấn mạnh nguyên tắc việc đảm bảo quyền lợi của trẻ em được cho làm con nuôi, và chỉ cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài khi không tìm được gia đình thay thế tại nước gốc.

- Nguyên tắc ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ: được qui định tại Điều 5, cụ thể như sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 10/10/2024