Thứ Tự Ưu Tiên Lựa Chọn Gia Đình Thay Thế Được Thực Hiện Quy Định Sau Đây:

1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:

a) Cha dượng, mẹ kế, cô,cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.

Vì quyền lợi cao nhất của trẻ được cho làm con nuôi, Điều 5 đã đưa ra thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ với mong muốn trẻ được sống trong tình yêu thương cao nhất: đó là lựa chọn gia đình thay thế theo thứ tự có quan hệ huyết thống với trẻ trước tiên, sau đó đến các gia đình tại Việt Nam (nước gốc) và cuối cùng mới là lựa chọn gia đình người nước ngoài cho trẻ.

- Nguyên tắc trẻ có quyền được tìm hiểu và biết về nguồn gốc của mình sau khi được cho làm con nuôi: Được qui định tại Điều 11 như sau:

1. Con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình.

2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho con nuôi là người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

1.3.4.2. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài


So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 4

Luật Nuôi con nuôi 2010 đã qui định các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm cụ thể hóa mối quan hệ này cũng như việc áp dụng luật trong thực tế. Tại Điều 28 qui định ba trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

2. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

3. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

Ngoài ra Điều 28 cũng qui định các trường hợp được nhận con nuôi đích danh đối với quan hệ con nuôi có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

- Là cha dượng. mẹ kế của người được nhận làm con nuôi.

- Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

- Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi.

- Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo khác làm con

nuôi.


- Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất 01 năm.

Luật Nuôi con nuôi 2010 qui định các trường hợp nhận con nuôi đích danh trong các

trường hợp có yếu tố nước ngoài, thể hiện Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như thể hiện tinh thần hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực con nuôi quốc tế của Việt Nam.

Ngoài các nguyên tắc trên, các hành vi bị cấm trong việc nuôi con nuôi được qui định tại Điều 13:

1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Việc qui định như trên nhằm tránh các hậu quả xấu sẽ xảy ra với trẻ em khi được nhận làm con nuôi. Hạn chế mức thấp nhất các rủi ro với trẻ em trong quá trình được nhận làm con nuôi.

1.3.4.3. Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài


a. Điều kiện về độ tuổi đối với trẻ được nhận làm con nuôi


Về độ tuổi của trẻ được nhận làm con nuôi được qui định tại Điều 8:


1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Ngoài ra tại Điều 8 còn qui định thêm tại khoản 3 và 4 như sau: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng” và “ Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi”.

Việc qui định về độ tuổi như trên là phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, vì đối với các trẻ từ sơ sinh đến dưới 16 tuổi thực sự không thể thiếu mái ấm gia đình. Do trẻ chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, cần phải có sự nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình nhằm có các định hướng phát triển tích cực cho trẻ. Ngoài ra luật cũng qui định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc trường hợp qui định tại khoản 2 thì vẫn đủ điều kiện làm con nuôi.

b. Tình trạng của trẻ: Trẻ em đang sinh sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp ở Việt Nam hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ.

c. Điều kiện đối với người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi


Vấn đề này được qui định tại Điều 29 và Điều 14 như sau:


+ Các điều kiện:


- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

- Có tư cách đạo đức tốt.

+ Những người sau đây không được nhận con nuôi:

- Đang hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niện.

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa

bệnh.


- Đang chấp hành hình phạt tù.

- Chưa được xóa án tích về một trong các các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ

chồng, con, cháu người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

d. Trường hợp khác: Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con nuôi của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng qui định tại điểm b và c khoản 1 Điều 14.

1.3.4.4. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu


Điều 30 qui định: Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của người nhận con nuôi, hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

1.3.4.5. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi


Tại khoản 2, 3 Điều 9 qui định:


- UNNB tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

1.3.4.6. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi


Trường hợp này được qui định tại Điều 10: Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi.

1.3.4.7. Tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được qui định tại Điều 43 với các nội dung sau

- Qui định điều kiện hoạt động ở Việt Nam.

- Qui định quyền và nghĩa vụ.

- Qui định trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động.

- Qui định khác của Chính phủ Việt Nam.

Hiện nay có 25 văn phòng con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, các văn phòng này đã góp phần thúc đẩy quan hệ nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước (tham khảo Phụ lục 1.1).



1.3.5. Tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam


Ngay sau khi Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã tổ chức tập huấn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam cho tất cả các đối tượng có liên quan trong quá trình thực hiện Luật Nuôi con nuôi, nhất là lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện Luật con nuôi 2010, Bộ Tư pháp cho biết các địa phương chưa hiểu rõ ý nghĩa thiết thực và tính bắt buộc của thủ tục tìm gia đình thay thế trong nước theo qui định tại Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi; chưa nhận thức được đây là nghĩa vụ của các cơ sở nuôi dưỡng trong việc lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế đối với trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng. Chính vì, vậy danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế trong nước do các địa phương lập chuyển Bộ Tư pháp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp còn dè chừng, sợ có người trong nước nhận làm con nuôi thì không còn trẻ cho làm con nuôi nước ngoài. Sau hơn một năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi, Bộ Tư pháp đã nhận được 11 danh sách gồm 170 trẻ em của 20 tỉnh, thành phố gửi đề nghị tìm gia đình thay thế trên phạm vi toàn quốc trước khi có thể ghi vào danh sách trẻ em có đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài. Đến tháng 4 năm 2012 trên cả nước mới có 132 trẻ em hết thời hạn thông báo 2 tháng trên phạm vi toàn quốc mà không có người trong nước đăng ký nhận làm con nuôi, là điều kiện đưa vào danh sách 1 (DS1) và hiện tại mới chỉ có hơn 80 trẻ em đã được các địa phương xác nhận đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài để chuyển sang giai đoạn giới thiệu trẻ cho cha mẹ nuôi nước ngoài.

Một trong những cải cách căn bản trong quá trình thực hiện Luật Con nuôi 2010 là minh bạch hóa tối đa các trình tự, thủ tục giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cách thức thẩm đinh hồ sơ cha mẹ nuôi, hồ sơ trẻ em và hồ sơ cấp phép hoạt động tại Việt Nam của các tổ chức con nuôi nước ngoài đều được trao đổi và bàn bạc kỹ lưỡng tại Hội đồng tư vấn thẩm định của Cục Con nuôi. Thực hiện sự phân công rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ trong các khâu liên quan đến việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ nuôi con nuôi, hồ sơ cấp phép, kiểm tra hồ sơ trẻ em và kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài do địa phương gửi lên. Công khai các tiêu chí đánh giá hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài, trên cơ sở đó để quyết định số lượng hồ sơ nhận trẻ thuộc diện danh sách 1 làm con nuôi.

Ngay từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực vào 01/01/2011, một vấn đề được Cục Con nuôi đặc biệt quan tâm đó là tập trung tìm kiếm gia đình thay thế cho những trẻ em khuyết tật, bệnh tật vốn là đối tượng ít có cơ hội được nhận nuôi nhưng lại rất cần có sự quan tâm, chăm sóc y tế đặc biệt, kịp thời để tăng cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em. Xuất phát từ chủ trương đó, Cục Con nuôi đã chủ động triển khai Chương trình thí điểm giải quyết nuôi con nuôi đối với trẻ khuyết tật, bệnh tật tại 4 địa bàn điểm là thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu.


Cho đến hết tháng 2/2012, đã có 40 trẻ em trong chương trình được nhận làm con nuôi của các gia đình người nước ngoài, trong đó có những cháu mang bệnh tật hiểm nghèo phải điều trị suốt đời như các bệnh về máu, HIV, mù lòa, thiểu năng; còn 22 cháu đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục; danh sách trẻ có nhu cầu đặc biệt hiện Cục Con nuôi đang nắm giữ là 95 cháu và Cục Con nuôi đang tiếp tục tìm kiếm gia đình nhận nuôi. Hiện nay, Cục Con nuôi đã tập hợp danh sách 250 gia đình người nước ngoài sẵn sàng nhận trẻ em có nhu cầu đặc biệt làm con nuôi.

Những khó khăn hiện nay khi thực hiện chương trình giải quyết con nuôi đối với trẻ em trẻ em có nhu cầu đặc biệt cho người nước ngoài còn gặp một số khó khăn: sự tham gia của các địa phương còn dè dặt, thậm chí có nơi chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của hoạt động này nên chưa tích cực hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho trẻ em, kéo dài thời gian trẻ phải chờ đợi ở trung tâm nuôi dưỡng trong khi các em cần được sớm có điều kiện chữa trị, chăm sóc y tế hiện đại hơn. Ngoài ra trong hồ sơ trẻ em bị bệnh, khuyết tật, bản đánh giá tình hình sức khỏe đặc biệt của trẻ, đặc điểm sở thích thói quen, cách thức chăm sóc trẻ còn sơ sài, mang tính chiếu lệ khiến cho quá trình giới thiệu trẻ làm con nuôi nước ngoài bị kéo dài. Các trung tâm nuôi dưỡng chưa quan tâm đúng mức đến việc chuẩn bị tài liệu bắt buộc này. Ngoài ra việc phối hợp giữa các ngành liên quan đến việc cho con nuôi người nước ngoài còn chưa hiệu quả, quan hệ giữa cơ sở nuôi dưỡng không thuộc ngành LĐTBXH với Sở LĐTBXH trong việc báo cáo Danh sách 2 trước khi gửi Sở Tư pháp còn khó khăn.

Ngoài ra, sau khi Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực từ 01/01/2011 thì vẫn tồn đọng nhiều hồ sơ nhận con nuôi của người nước ngoài. Cục Con nuôi đã tập trung giải quyết dứt điểm những hồ sơ tồn đọng do chuyển đổi từ qui định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP sang thực hiện Luật Nuôi con nuôi. Đây là những trường hợp hồ sơ cha mẹ nuôi đã nộp tại Cục Con nuôi trước ngày 30/9/2010 và đã được ghép trẻ trước ngày 01/01/2011. Số tồn đọng đã giải quyết xong trong

năm 2011 là gần 1.000 trường hợp. Đặc biệt, trong số trẻ em này có 11 trường hợp tồn đọng tại Trung tâm bảo trợ xã hội Bạc Liêu đã được giải quyết theo tinh thần nhân đạo vì là những trường hợp đã được giới thiệu cho công dân Mỹ trước khi Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chấm dứt hiệu lực vào năm 2008.

Để thực hiện tốt Luật Nuôi con nuôi 2010 trong việc giải quyết nuôi con nuôi cho người nước ngoài, đến hết tháng 2/2012 danh sách trẻ em đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài (DS1) mà Cục Con nuôi có được là 84 cháu (như vậy vẫn còn 86 trường hợp tuy đã xong thủ tục đăng thông báo tìm gia đình thay thế trên phạm vi toàn quốc 2 tháng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp nhưng chưa được địa phương xác nhận đủ điều kiện giới thiệu làm con nuôi nước ngoài). Hiện nay trên cơ sở số trẻ em đủ điều kiện giới thiệu làm con nuôi nước ngoài, Cục Con nuôi đã thông báo gọi hồ sơ từ các Văn phòng con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động để thẩm định và gửi về địa phương tiến hành giới thiệu trẻ đợt đầu tiên năm 2012. Có thể nói, việc gọi hồ sơ của các tổ chức được cấp phép để giải quyết nuôi con nuôi trên cơ sở danh sách 1 đã được tiến hành thận trọng và công khai thông qua cơ chế Hội đồng tư vấn thẩm định trước khi Cục trưởng Cục Con nuôi quyết định.

Ngoài các trường hợp xin nhận con nuôi của người nước ngoài nêu trên, năm 2011 Cục Con nuôi đã giải quyết xong 36/36 trường hợp công dân thường trú ở các nước không có Hiệp định hợp tác song phương với Việt Nam như: Đức, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc… xin nhận đích danh trẻ em có quan hệ họ hàng hoặc là con riêng của vợ/chồng làm con nuôi.

Như vậy, trong quá trình triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi, Cục Con nuôi nhận thấy sự thay đổi căn bản là không còn tình trạng móc ngoặc giữa một số tổ chức con nuôi nước ngoài và các cơ sở nuôi dưỡng để tạo nguồn trẻ em bị bỏ rơi – một cách không bình thường để cho làm con nuôi nước ngoài. Bộ mặt đối ngoại về con nuôi quốc tế ở Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể. Tuy nhiên, trong đó Hoa kỳ kể từ khi chấm dứt Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam vào năm 2008 thì vẫn theo đuổi chính sách hai mặt với Việt Nam về lĩnh vực này, cụ thể là nhiều nước thành viên Công ước Lahay 1993 đang đề nghị hợp tác với Việt Nam kể từ khi Công ước có hiệu lực tại Việt Nam, trong khi đó thì Hoa Kỳ còn đang xem xét 3 tháng một lần cho dù rất muốn nối lại hợp tác với Việt Nam.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là các địa phương chậm thay đổi về mặt nhận thức và cách thức giải quyết nuôi con nuôi theo yêu cầu của Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay. Đây

là thời kỳ thể hiện rõ sự giằng co mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động giữa cơ chế cũ đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách làm trong suốt hơn 10 năm qua, đó là: cơ sở nuôi dưỡng nhận tài trợ trực tiếp từ các tổ chức con nuôi nước ngoài và giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho các tổ chức đã tài trợ. Sang cơ chế mới: công khai, minh bạch về tài chính và tách bạch giữa việc hỗ trợ nhân đạo và chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên, cơ chế công khai minh bạch đã được hình thành trên phương diện thể chế và chính sách nhưng chưa đủ thời gian để chuyển biến trên thực tế, thậm chí có nơi, có lúc có người vẫn hy vọng rằng Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay không khả thi ở Việt Nam và rồi sớm hay muộn thì phải quay lại cơ chế cũ.

Trước những yêu cầu của việc thực thi Luật Nuôi con nuôi, Cục Con nuôi đã đổi mới căn bản Qui trình nghiệp vụ giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Qui trình nghiệp vụ mới và cơ chế Hội đồng tư vấn thẩm định đã chấm dứt hoàn toàn cơ chế khép kín trong việc giải quyết các việc về nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam trước khi có Luật Nuôi con nuôi 2010, đảm bảo trong từng hoạt động nghiệp vụ được minh bạch, rõ ràng, công khai qua cổng thông tin của Bộ Tư pháp (thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động cho tổ chức con nuôi nước ngoài, ấn định số lượng hồ sơ cha mẹ nuôi sẽ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cha mẹ nuôi, kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi). Trong từng công đoạn đều có ý kiến của cấp chuyên gia, chuyên viên và ý kiến của Hội đồng tư vấn thẩm định trước khi Cục trưởng Cục Con nuôi quyết định.

Ngay trong năm đầu tiên thi hành Luật Nuôi con nuôi (2011), Cục Con nuôi đã tổ chức 8 Đoàn công tác xuống các địa phương, cụ thể là 11 tỉnh, thành phố để nắm bắt tình hình và hướng dẫn địa phương thực hiện Luật nuôi con nuôi, đặc biệt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, trong quá trình Đoàn công tác xuống địa phương đã gặp gỡ, trao đổi với cán bộ địa phương để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc chuyển tiếp từ luật cũ sang luật mới.

Điển hình như: Cục Con nuôi đã làm việc trực tiếp với Sở Tư pháp và các ban ngành hữu quan tại tỉnh Quảng Bình để giải quyết những vướng mắc xung quanh việc giải quyết nuôi con nuôi đối với 13 trẻ em người dân tộc Rục và Sách cho làm con nuôi công dân Italia từ những năm 2006-2008; phối hợp và hướng dẫn Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu giải quyết 16 trường hợp trẻ em đã được giới thiệu làm con nuôi công dân Hoa Kỳ từ năm 2008 nhưng không hoàn tất được hồ sơ pháp lý trước khi Hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chấm dứt vào ngày 01/9/ 2008; làm việc với Sở Tư pháp Quảng Nam để tìm hiểu rõ tình hình một trẻ em Việt Nam được giải quyết làm công dân Hoa Kỳ nhưng đã bị đưa trở lại Việt Nam mà không có sự trao đổi,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 10/10/2024