So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 2

cũng như đáp ứng yêu cầu gia nhập Công ước Lahay 1993. Tuy nhiên việc so sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới chưa được đề cập nhiều, chính vì vậy việc chọn đề tài này nhằm tìm hiểu một cách tổng thể pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới để tìm ra những nội dung tương đồng cũng như sự khác biệt trong pháp luật của các nước. Đồng thời so sánh với pháp luật Việt Nam nhằm làm sáng tỏ hơn sự giống và khác nhau với các nước trên để chúng ta có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn với các chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ các vấn đề sau:


- Tổng quan về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo Luật Nuôi con nuôi 2010.


- Tổng quan về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala, Nepan, đây là các nước tương đồng nhiều mặt với Việt Nam và cũng là các quốc gia đóng vai trò là nước cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

- So sánh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và các nước trên nhằm tìm ra sự giống và khác nhau. Phân tích sự khác biệt dựa trên yếu tố về văn hoá, lịch sử, tác động xã hội trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Tình hình việc ký kết các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi của các quốc gia trên với Việt Nam cũng như việc thực thi Công ước Lahay số 33 năm 1993 mà Việt Nam đã ký kết ngày 18/7/2011 (có hiệu lực thi hành từ 01/02/2012). Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hài hoà hoá pháp luật về nuôi con nuôi đối với quá trình gia nhập các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi nói chung và có yếu tố nước ngoài nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Rút ra những vấn đề cần học hỏi và việc hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

4. Tính mới và đóng góp của luận văn

So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 2


Luận văn đã so sánh sự giống và khác nhau giữa Luật Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới. Từ đó phân tích được những điểm tiến bộ và hạn chế của pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện các cơ chế nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong thời gian tới tại Việt Nam.

Để thực hiện được mục đích trên, việc nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề chính như

sau:


- Phân tích pháp luật của Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.


- Phân tích pháp luật của một số nước về nuôi con có yếu tố nước ngoài.


- So sánh với pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên.


- Từ các vấn đề trên đưa ra các đề xuất để hoàn thiện chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Dựa trên việc nghiên cứu phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Các vấn đề mang tính khoa học về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập, ký kết.

6. Kết cấu của luận văn


Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, nội dung, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung bao gồm 4 chương, như sau:

- Chương 1:Tổng quan về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam


- Chương 2:Tình hình ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi của Việt Nam


- Chương 3: Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới, so sánh với pháp luật Việt Nam

- Chương 4: Bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

- Kết luận

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM


1.1. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài


Nuôi con nuôi nói chung được đề cập tới như là việc trẻ em được một gia đình trong cùng nước đó hoặc ở nước ngoài nhận làm con để nuôi dưỡng, chăm sóc. Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong môi trường gia đình.

Như vậy, quan hệ nuôi con nuôi là một hiện tượng tự nhiên của xã hội và mang tính nhân đạo sâu sắc. Quan hệ này đã được điều chỉnh bằng các qui phạm pháp luật nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi.

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc nhận nuôi con nuôi không còn bó hẹp trong mỗi quốc gia nữa mà nó đã trở thành mối quan tâm của các nước với nhau. Việc người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi đã trở lên phổ biến trong mấy thập kỷ gần đây.

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

Như vậy, vấn đề nuôi con nuôi là vấn đề xã hội hết sức nhạy cảm và mang tính nhân đạo sâu sắc. Việc nuôi con nuôi không chỉ mang đến phúc lợi cho trẻ em mà còn là một cách thức có tính xã hội và pháp lý để bảo vệ trẻ em. Vì vậy vấn đề nuôi con nuôi hầu hết đều được các nước trên thế giới điều chỉnh, một số nước qui định việc nuôi con nuôi trong Bộ luật dân sự của nước mình như: Đức, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc… Ngoài ra một số nước qui định trong một bộ luật riêng như: Trung Quốc, Thụy Điển, Singapore…

Để bảo vệ trẻ em và phòng chống lạm dụng vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, cộng đồng quốc tế thông qua các tuyên bố, điều ước quốc tế đa phương và song phương với các qui tắc và nguyên tắc qui định về việc nuôi con nuôi. Những nguyên tắc này dần trở thành các chế định hiện đại của pháp luật quốc tế mà hầu hết các nước trên thế giới đều tuân thủ và dần từng bước nội luật hóa những qui định này. Chúng ta có thể kể ra đây một số điều ước quốc tế đa phương và song phương sau:

1. Tuyên ngôn Giơnevơ 1924 về quyền trẻ em: Tuyên ngôn này kêu gọi: “Tất cả đàn ông và phụ nữ của mọi dân tộc có trách nhiệm tạo cho trẻ em những điều kiện tốt đẹp nhất”…

2. Tuyên ngôn năm 1959 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc về quyền trẻ em: đưa ra 10 nguyên tắc làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền trẻ em.

3. Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị và kinh tế - xã hội năm 1966 mặc dù không có các qui định trực tiếp về vấn đề nuôi con nuôi nhưng đã có các qui định khẳng định trách nhiệm pháp lý của các quốc gia thành viên trong việc bảo hộ các quan hệ hôn nhân và gia đình.

4. Tuyên ngôn của Liên Hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc bảo trợ, nuôi con nuôi trong và ngoài nước năm 1986. Đây là văn kiện quốc tế đầu tiên đề cập một các tương đối hoàn thiện về nuôi con nuôi.

5. Công ước của của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989: lần đầu tiên các vấn đề nuôi con nuôi được “luật pháp hóa”, được xác lập bằng các quy phạm pháp luật quốc tế. Theo qui định của Công ước này, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho trẻ em trong quá trình xem xét cho và nhận con nuôi. Trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước khác được coi là biện pháp chăm sóc thay thế khi không thực hiện được việc gửi nuôi, nhận con nuôi hay các hình thức chăm sóc thích hợp khác ngay tại nước gốc.

6. Công ước về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước năm 1993 là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất và liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài, đến việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi.

Như vậy, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng giống như các nước khác trên thế giới: ngày càng hoàn thiện hơn và việc nội luật hóa pháp luật quốc tế là xu hướng tất yếu thể hiện quyết tâm hội nhập quốc tế ngày càng cao trong xã hội hiện đại ngày nay.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển các chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam mới được đề cập đến trong khoảng hai thập kỷ gần đây, trước đây có nhiều lý do khách quan mà quan hệ này không được đề cập đến. Xem xét về các văn bản pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này kể từ năm 1945 khi nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam ra đời, ta thấy quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới được đề cập đến trong khoảng từ năm 1994, chủ yếu tập trung trong khoảng 10 năm gần đây, cụ thể các giai đoạn như sau:

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959


Đây là giai đoạn Việt Nam vừa mới giành được độc lập và bước ra khỏi chế độ phong kiến. Luật HNGĐ 1959 được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29/12/1959, đây là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền tảng cho các quan hệ hôn nhân tiến bộ.

Do thời kỳ này, Đảng và Nhà nước phải tập trung vào nhiều mục tiêu chính trị, kinh tế dân sinh và việc cho ra đời Luật HNGĐ 1959 đã là một cố gắng to lớn nhằm xóa bỏ các quan hệ về hôn nhân gia đình còn mang nặng tư tưởng phong kiến, lễ giáo mục đính nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho phụ nữ và trẻ em. Các quan hệ về nuôi con nuôi mới chỉ được qui định tại điều 9, 18 và điều 24 của luật HNGĐ 1959 một cách sơ lược, mang tính nguyên tắc. Riêng về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hoàn toàn chưa được đề cập đến. Điều này xuất phát từ thực tế khách quan, tại thời điểm đó các quan hệ về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chưa phải là một nhu cầu cấp thiết.

Như vậy, thời điểm này quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hoàn toàn chưa được đề cập đến, mới chỉ có quan hệ nuôi con nuôi trong nước được qui định sơ lược và mang tính nguyên tắc. Tuy nhiên, đây cũng chính là nền tảng để xây dựng lên các qui phạm pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng sau này.

1.2.2. Giai đoạn 1959 đến năm 1986


Giai đoạn này Việt Nam đi qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ giải phóng đất nước. Xã hội đã phát triển qua một giai đoạn mới, nhất là giai đoạn từ 1975 đến 1986, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển, các quan hệ về hôn nhân gia đình cũng có những bước

phát triển mới vì vậy Luật HNGĐ năm 1959 đã không còn đáp ứng được thực tế về các quan hệ hôn nhân lúc bấy giờ.

Các quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trong khối XHCN phát triển vượt bậc, ngoài ra giai đoạn này một lực lượng lớn thanh niên Việt Nam được học tập và lao động tại các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam kéo theo đó là các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh. Chính vì thế Luật HNGĐ năm 1986 (được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1986) ra đời thay thế Luật HNGĐ năm 1959. Luật HNGĐ năm 1986 đã có một bước phát triển mới là dành hẳn một chương (chương VI- Nuôi con nuôi) qui định về việc nuôi con nuôi và đưa ra những nguyên tắc chung về việc nuôi con nuôi cũng như các qui định cụ thể về việc nuôi con nuôi như: các điều kiện về việc nhận nuôi con nuôi, thẩm quyền của các cơ quan có liên quan trong việc đăng ký nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi nhằm mục đích đảm bảo cho lợi ích của trẻ em. Tuy vậy, giai đoạn này quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng như việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chưa được đề cập đến một cách cụ thể trong Luật HNGĐ 1986 mặc dù các quan hệ này đã bắt đầu xuất hiện và tồn tại. Cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài lúc bấy giờ do Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đảm trách.

Như vậy có thể khẳng định đến thời điểm năm 1986, Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ văn bản pháp luật chính thức nào qui định về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mà chỉ tạm thời qui định HĐBT (nay là Chính phủ) giải quyết các vụ việc cụ thể về hôn nhân và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đây cũng chính là một bất cập lớn vì không có một chế định pháp lý nào để làm căn cứ giải quyết vấn đề này trong khi thực tế đã phát sinh nhu cầu nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

1.2.3. Giai đoạn 1986 đến năm 2000


Đây là thời kỳ Việt Nam đổi mới, xã hội đã có những biến chuyển sâu sắc. Xu hướng hội


nhập, quốc tế hóa, toàn cầu hóa được mở rộng kéo theo đó là việc phát sinh nhiều quan hệ xã hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Trong đó quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phát sinh đã gặp rất nhiều bất cập do Việt Nam trong một thời gian dài không có khung pháp lý qui định về vấn đề này. Chính vì thế mỗi địa phương lại vận dụng và giải quyết theo hướng khác nhau gây ra những khó khăn và tiêu cực tạo dư luận không tốt trong xã hội. Giai đoạn từ năm 1986 đến

năm 1999 Việt Nam chưa tham gia bất kỳ điều ước quốc tế nào trong lĩnh vực nuôi con nuôi chính vì thế Việt Nam chưa có cơ sở pháp lý mang tính quốc tế nào để điều chỉnh hoạt động nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, điều này mang đến hậu quả pháp lý là các đối tượng trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không được bảo vệ.

Chính vì thực tiễn đó, ngày 02/4/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định tạm thời số 145/HĐBT qui định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, bao gồm trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quản lý. Trong Quyết định này cũng qui định việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đều vì mục đích vì lợi ích lâu dài của trẻ em, cụ thể tại Điều 1 qui định như sau: “Việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam bị mồ côi, bỏ rơi, bị tàn tật làm con nuôi phải xuất phát từ tình cảm giữa người nuôi với trẻ em được nhận làm con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con cái, bảo đảm trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đầy đủ”.

Như vậy, Quyết định 145/HĐBT chính là căn cứ pháp lý đầu tiên qui định về việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, làm nền móng cho các chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sau này. Quyết định này đã góp phần tháo gỡ những nút thắt đầu tiên cho quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đã giải quyết được tình hình thực tế lúc đó, góp một phần tạo điều kiện cho trẻ em Việt Nam tìm được mái ấm gia đình, được nuôi dưỡng đầy đủ về vật chất và tinh thần, được đi học và có một tương lai rộng mở. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện Quyết định này cũng đã bộc lộ một số bất cập, do yếu tố khách quan khi ban hành cũng chưa tính hết được sự phức tạp trong qui trình cho-nhận con nuôi và hậu quả pháp lý của nó. Một mặt Quyết định đã này tạo tiền đề cho vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên do chưa qui định một cách đầy đủ vì vậy thực tế thực hiện đã phát sinh nhiều tiêu cực gây dư luận không tốt trong xã hội cũng như làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước nơi có công dân xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Có hiện tượng hình thành đường dây nuôi trẻ em chỉ với mục đính cho làm con nuôi người nước ngoài để thu được khoản phí lớn, hình thành sự độc quyền của một số cơ sở nuôi dưỡng trong việc cho con nuôi người nước ngoài nhằm thu được những khoản lợi bất chính. Gây khó khăn cho người có nhu cầu nhận con nuôi và trẻ em được xin nhận làm con nuôi. Chính điều này đã đi ngược với mong muốn của các nhà làm luật là muốn tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động này thì vô hình chung lại tạo ra kẻ hở cho những hành vi trái pháp luật, trái với đạo

lý và tinh thần nhân đạo của Quyết định 145, trái với nguyên tắc chung của quốc tế về vấn đề nuôi con nuôi.

Để khắc phục những vướng mắc trong Quyết định 145/HĐBT, ngày 2/12/1993, Hội đồng Nhà nước (nay là Chính phủ) đã ban hành Pháp lệnh HNGĐ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Pháp lệnh đã cụ thể hóa các điều kiện đối với người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; thẩm quyền của các cơ quan liên quan đến việc quyết định cho con nuôi; thủ tục xin con nuôi; qui định nghĩa vụ của người nuôi con nuôi là phải cung cấp thông tin về tình trạng phát triển của con nuôi cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Pháp lệnh này đã thắt chặt hơn trách nhiệm của các cơ sở nuôi dưỡng cũng như phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nươc ngoài.

Tiếp sau đó, ngày 30/11/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 184/CP qui định chi tiết một số điều của Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Qui định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Nghi định này đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Nhận thấy tầm quan trọng trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nhằm tạo ra sự phối hợp giữa các ban nghành để thuận lợi cho việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài. Bộ Tư pháp sau khi được tái thành lập vào năm 1981 đã được phân công nhiệm vụ đảm trách một phần vai trò về nuôi con nuôi. Năm 1995, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành Thông tư liên bộ số 503/TT-LB ngày 25/5/1995 hướng dẫn chi thiết thi hành Nghị định 184/CP của Chính phủ để cùng phối hợp giải quyết các quan hệ phát sinh liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Tiếp theo đó, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ban hành Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/01/1988 hướng dẫn áp dụng một số qui định của Luật HNGĐ năm 1986 nhằm giải thích việc áp dụng thống nhất chế độ pháp lý của con nuôi như con đẻ, có quyền pháp lý như nhau liên quan đến thừa kế tài sản.

Như vậy chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới bắt đầu hình thành từ năm 1992 khi có Quyết định 145/HĐBT sau đó là các văn bản pháp lý khác như: Pháp lệnh về HNGĐ, Nghị định 184/NĐ-CP; Thông tư liên Bộ số 503/TT-LB. Tất cả các văn bản pháp luật này nhằm tạo ra

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2024