Tình Hình Ký Kết Và Thực Hiện Các Điều Ước Quốc Tế Về Nuôi Con Nuôi Của Việt Nam

thống nhất giữa hai cơ quan trung ương của Việt Nam và Mỹ; làm việc với Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn để làm rõ hiện tượng một tổ chức con nuôi nước ngoài báo cáo và xin phê duyệt nhiều khoản chi ngoài qui định trong việc giải quyết con nuôi tại địa phương, làm căn cứ để thông tin chính xác cho Cơ quan con nuôi trung ương của nước nhận và kịp thời chấn chỉnh hoạt động của Văn phòng, tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài ra, Cục Con nuôi còn làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ về đề nghị xác định quan hệ huyết thống đối với hai trẻ em (nghi là song sinh) đã được giải quyết làm con nuôi công dân Italia và công dân Hoa Kỳ trong thời gian trước. Việc giải quyết các vướng mắc kịp thời, tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật và giữ gìn mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước mà Việt Nam đặt quan hệ.

Để từng bước đẩy mạnh nhận thức về tinh thần việc nuôi con nuôi cũng như qui trình nhận nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng. Cục Con nuôi – Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi, Bộ Tư pháp đang khẩn trương hoàn thành bộ tài liệu Hỏi đáp pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi để phát hành rộng rãi cho các cơ quan, cá nhân có liên quan trong việc tìm hiểu về vấn đề nuôi con nuôi. Đây là một cố gắng hết sức khẩn trương để triển khai Luật con nuôi đi vào cuộc sống, nhằm góp phần tích cực trong việc giải quyết vấn đề con nuôi nói chung, con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng.

1.4 Tình hình ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi của Việt Nam


1.4.1. Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý


Các Hiệp định này có nội dung cơ bản giống nhau, điều chỉnh một cách tổng thể hai mảng quan hệ đó là tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước ký kết, và các quy tắc chọn pháp luật áp dụng giải quyết xung đột luật cũng như quy tắc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp trong vấn đề dân sự, lao động, hôn nhân gia đình.

Các Hiệp định tương trợ tư pháp này đều qui định các biện pháp bảo đảm thi hành các hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực được điều chỉnh như: cơ chế hợp tác, kiểm tra thông tin qua lại về tình hình thực hiện trong từng lĩnh vực (trong đó có con nuôi có yếu tố nước ngoài); thành lập uỷ ban hợp tác hỗn hợp liên chính phủ hoặc hợp tác giữa các Bộ, nghành hữu quan. Đây chính là những biện pháp có ý nghĩa thiết thực để hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện hiệu quả và mang tính bền vững hơn.

Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một chế định nằm trong khuôn khổ điều chỉnh mang tính dân sự và thường được đề cập trong phạm vi hôn nhân gia đình. Vì vậy, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chỉ là một mảng nhỏ nằm trong sự điều chỉnh của các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý được ký kết giữa Việt Nam và các nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quan hệ về nuôi con nuôi sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi pháp lý theo như Hiệp định đã ký kết giữa Việt Nam và các nước:

1. Chế độ bảo hộ pháp lý về quyền nhân thân và tài sản đối với công dân;


2. Được miễn thị thực giấy tờ;


3. Miễn chi phí trong việc tương trợ tư pháp;


4. Miễn cược án phí và ưu đãi trong tố tụng;


Tuy nhiên không phải quốc gia nào ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với Việt Nam cũng phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, chính vì vậy phạm vi điều chỉnh của Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực nuôi con nuôi của các nước với Việt Nam cũng chỉ trong phạm vi hẹp. Hiệu quả của các Hiệp định này trong hợp tác nuôi con nuôi cũng dừng lại ở mức độ thiết lập quan hệ nuôi con nuôi trong tổng thể quan hệ hôn nhân gia đình.

Việt Nam ký Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình đầu tiên vào năm 1981 với Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết. Từ đó đến nay Việt Nam đã ký tổng cộng 18 Hiệp định tương trợ tư pháp và 1 Nghị định thư có liên quan các vấn đề dân sự và gia đình (tham khảo Phụ lục 2.1).

Các Hiệp định đề cập đến nuôi con nuôi là một phần trong quan hệ hôn nhân gia đình như: Điều 28 Hiệp định giữa Việt Nam và Liên bang Xô Viết; Điều 26 và 27 (phần nuôi con nuôi) trong Hiệp định giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (Séc và Slovakia đã kế thừa); Điều 28 Hiệp định giữa Việt Nam và Cu Ba; Điều 41 trong Hiệp định giữa Việt Nam và Hungary;

Trích dẫn Điều 41 trong Hiệp định giữa Việt Nam và Hungary:


1. Việc nuôi con nuôi sẽ áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người nhận nuôi là công dân.

2. Nếu trẻ em được nhận làm con nuôi là công dân của nước ký kết kia, thì cũng phải

tuân theo những qui định của pháp luật của nước ký kết kia về các điều kiện nuôi con nuôi.

3. Nếu vợ chồng cùng nhận nuôi một trẻ mà vợ là công dân nước ký kết này và chồng là công dân nước ký kết kia thì việc nuôi con nuôi phải tuân thủ theo pháp luật của cả hai nước ký kết.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề nuôi con nuôi là cơ quan của nước ký kết mà người nuôi là công dân. Về trường hợp nói ở khoản 3, cơ quan có thẩm quyền để giải quyết là cơ quan của nước ký kết nơi vợ chồng có nơi thường trú hoặc tạm trú chung cuối cùng.

5. Những qui định ở các khoản 1 đến 4 của điều này cũng áp dụng đối với hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, đối với việc chấm dứt nuôi con nuôi và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt ấy.

Việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp này được chia thành 3 giai đoạn gắn liền với 3 giai đoạn phát triển của Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước:

a. Giai đoạn trước năm 1990


Đây là giai đoạn Việt Nam đang trong thời kỳ bao cấp bắt đầu chuyển dịch sang nền kinh tế thị thị trường. Thời kỳ này tồn tại Liên Xô cũ và hệ thống xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã ký 6 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với các nước thuộc hệ thống XHCN (tham khảo Phụ lục 2.1).

Đặc điểm của các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý này do được ký vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi quan hệ giao lưu dân sự giữa các thể nhân, pháp nhân của các nước trong hệ thống XHCN này có sự phát triển ở mức độ nhất định. Các nước ký Hiệp định với nhau có cùng chế độ kinh tế, xã hội vì vậy các hoạt động tương trợ tư pháp cũng như các hình thức trợ giúp khác đều được thực hiện trên các nguyên tắc quốc tế XHCN.

Tuy nhiên, giai đoạn này quan hệ nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp chưa phát sinh nhiều vì vậy các Hiệp định này cũng chưa phát huy được hiệu quả đối với quan hệ nuôi con nuôi.

b. Giai đoạn từ năm 1990 đến 2000

Giai đoạn này Việt Nam đã ký thêm 8 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự với các nước (tham khảo Phụ lục 2.1).

Đặc điểm của các Hiệp định này được ký trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi cơ bản. Đa số các quốc gia ký với nước ta là những nước có nền kinh tế đang chuyển dịch theo cơ chế thị trường và có chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Pháp luật nước ta và pháp luật các nước ký Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý cũng đã có nhiều thay đổi, mỗi nước đã bổ sung một loạt các đạo luật quan trọng nhằm đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới. Ở nước ta, sau khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, hệ thống pháp luật nước ta từng bước được hoàn thiện, nhiều văn bản qui phạm pháp luật quan trọng có liên quan đến lĩnh vực tương trợ tư pháp đã được ban hành như: Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Bộ luật Lao động… Trong đó có Pháp lệnh Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế (1998), đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các Hiệp định tương trợ tư pháp được đảm bảo thực hiện, cũng như để các năm tiếp theo sẽ được củng cố vững chắc hơn việc thực thi các Hiệp định tương trợ tư pháp.

Giai đoạn này quan hệ nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước trên thế giới nói chung và các nước ký Hiệp đinh tương trợ tư pháp và pháp lý nói chung đã có bước tiến mới (đặc biệt với Cộng hoà Pháp). Số lượng trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi ngày càng nhiều, như năm 1990 chỉ có khoảng 60 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi thì các năm tiếp theo số lượng này tăng nhanh, trong năm 1995 đã vọt lên trên 1.500 trẻ em và đỉnh điểm của giai đoạn này vào năm 1998 gần 1.900 trẻ em Việt Nam đã được người nước ngoài nhận nuôi (xem Biểu đồ 1.1 trang 10). Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý đã bước đầu góp một phần vào việc giải quyết các thủ tục pháp lý trong việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên do các Hiệp định này mang tính tổng thể, qui định một cách chung nhất về tương trợ tư pháp đối với các quan hệ dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình, vì vậy với quan hệ nuôi con nuôi cũng mới giải quyết được một phần thủ tục pháp lý trong cả quá trình thực hiện việc cho con nuôi người nước ngoài.

c. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay


Giai đoạn này Việt Nam ký 4 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với các nước và 1 Nghị định thư với Nga (tham khảo Phụ lục 2.1). Đây là giai đoạn Việt Nam đẩy mạnh các quan hệ quốc tế và việc hội nhập quốc tế như là tiến trình tất yếu để phát triển mọi mặt của xã hội. Theo đó, các chế định về quan hệ nuôi con nuôi nói chung và có yếu tố nước ngoài nói riêng đã có

những bước phát triển vững chắc, Việt Nam đã hoàn thiện hơn về hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi: như thành lập cơ quan trung ương về nuôi con nuôi: Cục Con nuôi (Giai đoạn đầu là Cục Con nuôi quốc tế) thuộc Bộ Tư pháp, ban hành Luật Nuôi con nuôi 2010, phê chuẩn Công ước Lahay 1993 cũng như đã ký nhiều Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước.

Giai đoạn này các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý trong lĩnh vực nuôi con nuôi tạo thêm hành lang pháp lý cũng như làm cơ sở cho việc thực hiện thủ tục pháp lý về nuôi con nuôi giữa các nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, làm nền tảng cho việc ký kết các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi. Khẳng định thêm rằng chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là chế định không thể thiếu trong các chế định về hôn nhân gia đình.

Như vậy, có thể thấy các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý cũng chính là cơ sở pháp lý tạo nền tảng cho quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng như xác định cơ chế hợp tác của hai bên trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của các Hiệp định này còn hẹp và còn hạn chế trong quá trình thực hiện.

Nhìn một cách tổng thể thì Việt Nam đã ký 18 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với các nước, trong đó 1 Hiệp định đã hết hiệu lực (với Đức), 1 Hiệp định chưa có hiệu lực (với Kazakhstan). Như vậy đến thời điểm hiện nay chỉ có 16 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý có hiệu lực, và trong 16 nước ký kết với Việt Nam không phải nước nào cũng phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Chính vì, thế Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý để hợp tác trong lĩnh vực dân sự nói chung và thúc đẩy quan hệ nuôi con nuôi nói riêng.

1.4.2. Các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước


Kể từ năm 2000 đến 2008 Việt Nam đã ký 16 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với 16 quốc gia và vùng lãnh thổ (tham khảo Phụ lục 2.2).

Việc ký kết các Hiệp định trên đã tạo cho trẻ em Việt Nam có nhiều cơ hội được chăm sóc nuôi dạy tốt hơn thông qua việc công dân của các quốc gia này nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Cũng như tạo ra hành lang pháp lý làm cơ sở đảm bảo mối quan hệ cho việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Hiện nay Việt Nam đã nhận được đề nghị của rất nhiều nước thành viên Công ước Lahay 1993 về việc hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Việt Nam đang xem xét một cách tổng thể lộ trình mở rộng hợp tác về nuôi con nuôi với các nước thành viên của Công ước Lahay 1993.

Quan hệ nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước được thể hiện thông qua số lượng trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi trong từng giai đoạn. Giai đoạn đầu khi mới có sự hợp tác của các nước, số lượng trẻ Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi cũng còn hạn chế. Tham khảo số liệu trẻ em Việt Nam được phân bổ theo các quốc gia nhận nuôi thông qua bảng sau:

Biểu đồ 2.1: Số liệu trẻ em Việt Nam phân bổ theo quốc gia nhận nuôi từ 1998-2003

[3]


Nội dung chính của các Hiệp định này bao gồm các vấn đề chủ yếu sau a 1


Nội dung chính của các Hiệp định này bao gồm các vấn đề chủ yếu sau:


a. Những qui định chung

Trong mỗi Hiệp định có cách đề cập khác nhau về hình thức, nhưng cơ bản nội dung chính đều đề cập đến các vấn đề chung như phạm vi áp dụng, các nguyên tắc nuôi con nuôi và một số nội dung như về miễn hợp pháp hóa giấy tờ, ngôn ngữ sử dụng, việc bảo vệ trẻ em hay các biện pháp phòng ngừa các hành vi bất hợp pháp từ việc nhận nuôi con nuôi.

b. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi và tổ chức được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Qui định các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ký kết Hiệp định về nuôi con nuôi chịu trách nhiệm thực hiện Hiệp định này trong việc cho và nhận con nuôi. Thường thì cơ quan Trung ương của các bên là cơ quan thực thi Hiệp định. Cụ thể ở Việt Nam là Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp là cơ quan trung ương làm đầu mối giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng.

Ngoài ra qui định các tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động: là các tổ chức con nuôi được thành lập hợp pháp và hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa hai nước ký kết Hiệp định. Các tổ chức này được qui định một số chức năng để thực hiện một số công việc trong qui trình cho và nhận con nuôi. Các tổ chức này hoạt động vì mục đích nhân đạo và phi lợi nhuận.

Đến năm 2012, Bộ Tư pháp Việt Nam đã cấp phép cho 25 tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại khoảng 46 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Vai trò của cơ quan Trung ương trong hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi của Việt Nam ngày càng chuyển biến rõ nét. Quan hệ giữa Cục Con nuôi và các Cơ quan trung ương của các nước nhận con nuôi được tăng cường và củng cố, tạo sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình quản lý các tổ chức nuôi con nuôi quốc tế và giải quyết nuôi con nuôi quốc tế. Quan hệ hợp tác với các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế khác cũng được hình thành và phát triển, tạo được quan hệ tin cậy và thu hút nguồn lực vật chất không nhỏ hỗ trợ lại chỗ Việt Nam. Hiện nay cơ quan trung ương Italy, Pháp đang đề xuất hỗ trợ Cục Con nuôi Việt Nam trong việc nâng cao năng lực tư vấn tâm lý xã hội đối với việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và tìm mái ấm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt.

c. Luật áp dụng và thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi


Luật của nước gốc (nước cho con nuôi) được áp dụng đối với các vấn đề như: điều kiện với trẻ em được làm con nuôi, thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân cho con nuôi, công nhận nuôi

con nuôi và hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; người nhận nuôi con nuôi tuân theo pháp luật của nước tiếp nhận và nước gốc.

Trong các Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và các nước thường áp dụng hình thức và hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trọn vẹn. Nuôi con nuôi trọn vẹn là quan hệ phát sinh những hệ quả pháp lý sau: phát sinh quan hệ cha mẹ và con, kể cả quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi, kể cả quan hệ thừa kế theo pháp luật; sự đồng ý của cha mẹ đẻ và những người có quyền đồng ý cho trẻ làm con nuôi có giá trị vĩnh viễn không thể hủy bỏ.

Các Hiệp định này còn qui định trẻ em Viêt Nam được người nước ngoài nhận làm nuôi sẽ có quốc tịch nước nhận, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi đến tuổi thành niên theo qui định của pháp luật trẻ em đó có quyền lựa chọn quốc tịch cho mình.

d. Thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi


Phần lớn các Hiệp định đều qui định về các nội dung như: hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi, trách nhiệm của cơ quan Trung ương nước tiếp nhận, thủ tục gửi hồ sơ của người nhận con nuôi, trách nhiệm của Cơ quan nước gốc, thủ tục giới thiệu trẻ làm con nuôi, thủ tục giao nhận con nuôi và cuối cùng là việc hoàn tất thủ tục nuôi con nuôi tại nước tiếp nhận.

- Về hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi: phải lập theo đúng qui định pháp luật của nước tiếp nhận và nước gốc, được các cơ quan trung ương của nước tiếp nhận xác nhận. Hồ sơ của người nhận con nuôi phải được dịch ra ngôn ngữ của nước gốc, bản dịch do Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan lãnh sự của Nước gốc chứng thực. Chi phí dịch và chứng thực bản dịch hồ sơ do người nhận con nuôi chịu.

- Trách nhiệm của Cơ quan Trung ương Nước tiếp nhận đảm bảo rằng: người nhận nuôi con nuôi có đủ điều kiện cần thiết cho việc nuôi con nuôi; người nhận con nuôi đã có đủ các thông tin cần thiết và đã được chuẩn bị cho việc nuôi con nuôi, đặc biệt là các thông tin về môi trường gia đình và xã hội ở nước gốc và trẻ em; trẻ em được phép nhập cảnh và thường trú tại nước nhận.

- Thủ tục gửi hồ sơ của người nhận con nuôi: Cơ quan Trung ương của Nước tiếp nhận gửi hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cơ quan Trung ương của Nước gốc kèm theo công hàm trong đó nêu rõ các thông tin về người nhận con nuôi.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 10/10/2024