Giọng Mỉa Mai, Châm Biếm, Hài Hước.


như Nguyên Hồng hay hài hước như Nguyễn Công Hoan mà lúc nào cũng vậy, Nam Cao nói bằng một giọng điệu lạnh lùng, nghiêm nghị nhiều khi khiến người đọc phải “sởn gai”. Đám cưới của Dần (Một đám cưới) – một con gái nhà nghèo dưới con mắt và giọng điệu trần thuật của Nam Cao đã trở thành một đám cưới ảm đạm như một đám ma. Nó là nỗi buồn buốt giá tâm cam không chỉ của Dần, bố Dần, em Dần mà còn lan sang cả người đọc. Xót xa thay, trong ngày cưới của mình, Dần đã phải về nhà chồng không manh áo cưới, không pháo dẫn đường, không xe đưa đón. Dần về nhà chồng mà như đi giữa đám tang của cuộc đời mình: “Đến tối, đám cưới mới ra đi vẻn vẹn có sáu người cả nhà gái nhà trai... Cả bọn lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ” [18,117]. Cũng theo Phan Diễn Phương, Nam Cao có một lối kể chuyện “vừa kể vừa suy ngẫm”. “Có thể nói Nam Cao hầu như xa lạ với những gì to tát, cao siêu. Những sự việc bình thường, xoàng xĩnh, những con người nhỏ bé, người thừa, hầu như suốt đời bị gắn chặn vào những bi kịch nhân sinh nho nhỏ tụ vào các trang sách của Nam Cao, và ông rủ rỉ kể về chúng một cách kỹ càng như không biết nản. Nam Cao không bao giờ chịu kể qua quít, sơ sài. Ông phân tích mổ xẻ, lần đến tận ngọn nguồn sự việc, cảnh ngộ” [132,135]. Kiểu giọng điệu từ tốn, rủ rỉ, lạnh lùng mà thấm đầy chất triết lý trên là kiểu giọng điệu xuyên suốt tác phẩm của Nam Cao.

Giọng điệu tự sự của Nam Cao cũng liên quan mật thiết đến quan niệm về con người của nhà văn. Đọc tác phẩm của Nam Cao ta dễ dàng nhận thấy Nam Cao không miêu tả con người với số phận dễ dàng, sung sướng, thành đạt. Ông luôn đặt con người trong những tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, những con người ấy phải ngụp lặn trong nỗi đau của thân phận mình để được sống sót và tồn tại. Vì vậy ngòi bút Nam Cao cũng trở nên nghiêm khắc hơn với các nhân vật. Nam Cao không bao giờ bày tỏ thái độ về nhân vật bằng


giọng điệu trừu mến – một kiểu giọng điệu “vuốt ve” như văn học lãng mạn. Mà ngược lại ngòi bút của ông lúc nào cũng sắc lạnh và lời lẽ chua chát, cay đắng. Nam Cao không ngại vẽ lên trong tác phẩm của mình những con người bị cuộc sống cực nhọc làm cho thân xác, diện mạo xiêu vẹo, méo mó, thậm chí dị dạng. Chính giọng điệu lạnh lùng, gai góc khi miêu tả nhân vật của Nam Cao đã tạo ra một hiệu ứng đặc biệt từ phía độc giả. Người đọc khi đứng trước các nhân vật dị dạng, méo mó với số phận đau khổ, bất hạnh không cảm thấy ghê sợ mà chỉ cảm thấy thương xót và cảm thông.

Giọng điệu thường gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn. Vì thế, kiểu điểm nhìn di chuyển linh hoạt trong tác phẩm của Nam Cao đã chi phối mạnh mẽ giọng điệu trần thuật của tác giả. Điểm nhìn của người kể chuyện trong truyện ngắn của nhà văn luôn có xu hướng được chuyển cho nhân vật để nhân vật độc thoại và đối thoại nội tâm. Đồng nghĩa với việc đó là sự chuyển hoá từ ngôn ngữ, giọng điệu của người kể chuyển sang ngôn ngữ giọng điệu nhân vật. Tuy nhiên độc thoại và đối thoại nội tâm ở nhân vật của Nam Cao không phải là độc thoại và đối thoại mang tính chất dễ dãi, nhẹ nhàng mà mang tính gai góc, giằng xé, đau đớn trong nội tâm nhân vật. Vì vậy, tác phẩm của Nam Cao dù có vang lên nhiều giọng điệu khác nhau, đa thanh, phức điệu nhưng từ đầu đến cuối, Nam Cao vẫn sử dụng một giọng kể lạnh lùng, nghiêm nghị khi ông miêu tả nỗi đau đớn của nhân vật. Khi viết về người tri thức tiểu tư sản, Nam Cao luôn sử dụng một chất giọng độc đáo. Ngoài mặt thì có vẻ tỉnh táo, lạnh lùng nhưng thực ra bên trong thì rất thấu hiểu và cảm thông. Giọng văn Nam Cao trở nên sắc sảo hơn khi ông miêu tả những đợt sóng tình cảm diễn ra trong lòng người tri thức tiêu tư sản nghèo. Viết về những nhân vật này, nhà văn dành một khoảng trống nhất định để nhân vật tự ý thức về mình, về những người xung quanh để khẳng định mình, thanh minh cho mình và rồi lại thất vọng về mình. Chính những khoảng trống ấy đã giúp người đọc nhận ra


bên trong cái vẻ lạnh lùng, băng giá của giọng kể là một Nam Cao rất mực yêu thương con người.

Một điểm đặc biệt nữa về giọng điệu trần thuật của Nam Cao trong các sáng tác truyện ngắn là cách nhà văn gọi nhân vật là “hắn”, “y”, “thị”... Cách gọi nhân vật như thế này thể hiện một thái độ rất riêng của tác giả khi nói về nhân vật. Nó dường như khẳng định một lần nữa sự lạnh lùng, khắc nghiệt của giọng văn Nam Cao đúng như Trương Thị Nhàn đã nói: “Gọi nhân vật của mình bằng hắn, bộc lộ rất độc đáo khuynh hướng hiện thực nghiệt ngã trong sáng tác của ông” [95,144]. Gọi nhân vật bằng các đại từ chỉ thị ngôi thứ ba số ít, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn, một giọng điệu vừa khách quan vừa nhân đạo. Đó là một đóng góp và cũng là điểm riêng biệt, độc đáo của Nam Cao với tư cách là một nhà văn hiện thực phê phán.

Tuy không phải là giọng điệu chủ đạo nhưng trong truyện ngắn của Akutagawa, giọng tự sự lạnh lùng vẫn giữ một vị trí nhất định. Nó thể hiện thái độ khách quan, điềm tĩnh của Akutagawa đối với những câu chuyện được kể. Đọc tác phẩm của ông, chúng ta dễ dàng nhận ra một sự trầm tĩnh, khách quan bên cạnh những trạng thái căm giận, yêu thương, phiền muộn hay phấn khởi. Mở đầu mỗi truyện ngắn của Akutagawa ta đều thấy có một người kể chuyện khách quan (dù ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba) đang kể câu chuyện với một giọng điệu tỉnh táo, sắc lạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Chẳng hạn:

- “Chuyện xảy ra vào lúc sẩm tối. Một tên đầy tớ trú mưa ở cổng thành Raxiômôn...” (Cổng thành Raxiômôn) [1,5].

So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao Việt Nam và Ruinôxke Akutagawa Nhật Bản - 14

- “Đêm ở phía trong bờ rào. Môritô nhìn lên vầng trăng tròn vành vạnh và bước đi trên đám lá rụng mà lòng mình chứa nặng nỗi ưu tư” (Kêxa và Môritô) [1,16].


- “Hôm ấy một mình Đức Phật đi dạo ven bờ đầm trên Niết Bàn. Cả đầm toàn là sen trắng trong như ngọc...” (Sợi tơ nhện) [1,30].

- “Các bạn sắp đọc dưới đây bức thư trước lúc chết của vị bác sĩ quá cố…” (Vụ án mạng thế kỉ ánh sáng) [1,84].

- “Cách đây ít lâu, Viện bảo tàng Uenô khai mạc cuộc triển lãm về nền văn hoá thời kỳ đầu tiên dưới triều Mâyđơda...” (Người chồng có văn hoá) [1,103].

- “Đó là vào lúc nửa đêm – một đêm thu. Tại Nam Kinh, trong ngôi nhà ở phố Xivanđrô, một cô gái Trung Hoa xanh xao ngồi chống tay bên chiếc bàn cũ kỹ...” (Đức chúa ở Nam Kinh) [1,140].

....

Do đa số truyện ngắn của Akutagawa có đặc điểm là mượn cái cốt truyện cổ nên dù Akutagawa có đưa vào con người hiện đại với tâm lý hiện đại thì cách kể chuyện khách quan của các câu chuyện cổ vẫn không bị mất đi. Trong Cổng thành Raxiômôn, người kể chuyện đã lần lượt trình bày các sự kiện thản nhiên hệt như một người đang chứng kiến câu chuyện rồi kể lại. Giọng điệu kể chuyện của câu chuyện này giống như giọng điệu của một ký giả “tường thuật trực tiếp” lại cảnh tượng hãi hùng mà mình được thấy: “Chẳng biết từ nơi nào vô số quạ tụ lại đây, ban ngày, chúng vừa kêu vừa lượn lờ tít trên cao. Đến chiều tối, khi bầu trời trên cổng thành đỏ rực lên vào lúc hoàng hôn thì chúng nổi bật trên đó y như những hạt vừng rải rác. Dĩ nhiên bọn chúng bay đến là để rỉa các xác chết ở trong cánh gà của cổng thành” [1,6.].

Akutagawa là một nhà văn hiện thực xuất sắc nên đề tài được quan tâm nhiều nhất trong tác phẩm của ông là vấn đề con người trong mối quan hệ với xã hội. Vì vậy, bên cạnh giọng điệu châm biếm, hài hước, Akutagawa vẫn giữ một giọng điệu tỉnh táo đến lạnh lùng khi ông nói về đề tài này. Truyện ngắn Những nỗi thống khổ của địa ngục là một truyện ngắn tiêu biểu cho đề tài: Sự


xung đột của con người nhỏ bé với xã hội thù địch sẵn sàng chà đạp nó. Có thể khẳng định rằng: nếu thiếu một giọng điệu lạnh lùng, tàn nhẫn thì tác phẩm này sẽ không được coi là một trong những truyện ngắn thành công nhất trong sự nghiệp văn chương của Akutagawa. Để diễn tả những đau đớn, giằng xé trong tâm hồn của một người nghệ sĩ khi phải vẽ một bức tranh lột tả tất cả sự khủng khiếp, rùng rợn của địa ngục, Akutagawa phải “đóng băng” giọng điệu trần thuật của mình. Đọc tác phẩm này, độc giả như được thấy một địa ngục hiện ra trước mặt với những con người đang đau đớn, quằn quại bởi các cực hình dã man: “ở những ngọn lửa và đám khói sôi cuộn ấy, bọn tôi tớ đầu trâu mặt ngựa ấy tra tấn làm những phạm nhân quằn quại vật vã tứ tung như những cành lá bị gió cuốn đi. Chỗ kia thì một người đàn bà, có lẽ, là một nữ tăng ni tóc treo trên chiếc nạng co rúm tứ chi y như con nhện vậy. Chỗ này một người đàn ông, chắc hẳn phải là một viên tướng nào đó, thanh kiếm xuyên qua ngực treo lơ lửng đầu xuống dưới y như thể con dơi. Người thì bị roi sắt quất vào, kẻ thì bị tảng đá hàng ngàn người đẩy không được đè nặng lên. Kẻ thì bị mỏ mãnh điểu móc xé, người thì bị răng con rồng độc ác cắm phập vào” [1,51]. Để vẽ cảnh trung tâm bức tranh, người hoạ sĩ phải hi sinh đứa con gái độc nhất của mình và khi diễn tả cảnh cô gái ngồi trong cỗ xe ngựa bị bốc cháy rơi từ trên cao xuống trước sự khiếp sợ của tất cả mọi người (các nhân vật trong truyện), ngòi bút của Akutagawa bắt buộc phải nghiệt ngã, tàn nhẫn: “Đấy là khuôn mặt ngật ra của người đàn bà đang cố thoát khỏi đám khói đó là mái tóc dài đen rối bung mà ngọn lửa đang liếm vào... trong cái ráng hồng rực đỏ lấp lánh bụi vàng mới thấy rõ mồn một người đàn bà cố cắn dải băng bịt miệng lại, giãy giụa, quằn quại vùng vẫy như làm cho xiềng xích có thể đứt ra...” [1,79]. Nhưng cũng chính giọng điệu đó lại gieo vào lòng người đọc một mối thương cảm sâu sắc cho số phận con người nhỏ bé bị


chà đạp trở thành “vật tế” cho nghệ thuật mà cao hơn là cho những thế lực tàn bạo trong xã hội.

Nam Cao và Akutagawa là hai nhà văn hiện thực chủ nghĩa, bởi vậy việc lựa chọn một giọng điệu tự sự lạnh lùng là lựa chọn khả dĩ cho các sáng tác hiện thực của hai nhà văn. Vì hiện thực thì thường không có “màu hồng” mà hiện thực để phê phán thì càng cần phải lạnh lùng và khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên, trong sáng tác của Akutagawa, hiện thực chủ yếu được nhìn nhận ở phương diện châm biếm, đả kích, do đó khác với Nam Cao, giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn của Akutagawa là giọng châm biếm, mỉa mai và hài hước.

2.3. Giọng mỉa mai, châm biếm, hài hước.

Akutagawa có lối viết văn đa dạng về ngôn từ và chất văn. Lối viết của ông đôi khi theo phong cách của Kôrishitan sơ khai; Khi theo phong cách văn chương nổi tiếng Sorobun (nghĩa là hầu văn – một lối viết thư cũ); Cũng có khi theo phương ngữ Edo cay độc hoặc theo lối hiện đại phương Tây. Nhưng dù ở lối viết nào, các sáng tác của Akutagawa đều mang văn phong mỉa mai với giọng điệu châm biếm và đả kích có pha chút hài hước phù hợp với khuynh hướng “tân hiện thực”.

Bàn về sự trào phúng, hài hước, châm biếm của Akutagawa, nhà nghiên cứu Shuichi Katô cho rằng: tác phẩm của Akutagawa là sự kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật tự sự hài hước hiện đại của Swift và Sammuel Butler, Frăngxơ [79,43]. Chính vì vậy, khi nói về tác phẩm trào phúng nổi tiếng Đất nước của các thủy dân (hay Kappa), tờ báo “Time” của Anh đã có một bài bình luận với nhan đề: “Giuylivơ trong bộ kimônô” cùng lời nhận xét: “Sự châm biếm của Akutagawa hay đến mức không thể ngờ rằng đó là sự châm biếm của người Nhật” [1,354].


Cổng thành Raxiômôn là tác phẩm mở đầu sự nghiệp văn học của Akutagawa được viết với bút pháp châm biếm, hài hước. ở truyện ngắn này Akutagawa tập trung đả kích thói tật của con người trong xã hội thông qua việc phân tích tâm lý tài tình. Vì vậy, giọng điệu ở đây là giọng điệu châm biếm vừa mang hơi hướng của một câu chuyện cổ lại vừa mang âm hưởng hiện đại. Ta hãy xem cái cách Akutagawa phân tích tâm lý bằng giọng điệu này trong một đoạn miêu tả tên đầy tớ lúc ngồi dưới cổng thành: “Để sắp đặt điều không thể sắp đặt được bằng cách nào đó thì cũng chẳng phải phân tích cho đến đầu đến đũa làm gì cả. Nếu phân tích chăng nữa, về cơ bản cũng chỉ còn lại độc một điều – chết đói bên hàng rào hoặc bên đường phố. Rồi sau đó người ta sẽ mang xác tới đây và quăng đi như quăng một con chó. Nếu không phân tích... thì những ý nghĩ của tên đầy tớ cũng đã nhiều lần đi qua con đường ấy và cũng chỉ dựa vào mỗi một điều ấy thôi. Song cái từ “nếu như” rốt cục vẫn như trước chỉ còn lại “nếu như” ấy mà thôi. Khi thừa nhận có thể không cần phân tích cho đến đầu đến đũa, trên thực tế tên đầy tớ đã không đủ dũng cảm thừa nhận rằng có thể rút ra từ cái việc “nếu như” ấy là dù muốn hay không cũng chỉ còn một điều – làm kẻ trộm” [1,8]. Ngồi dưới cổng thành, tên đầy tớ đắn đo giữa việc chịu chết đói và làm kẻ trộm. Hắn đã tự chất vấn mình bằng cách đưa ra các giả thiết nhưng rồi lại phủ định ngay sau đó. Đáng cười hơn, sau khi gặp mụ già nhổ trộm tóc của người chết, hắn bắt trói mụ vì cho rằng mụ đã làm một việc ác không thể tha thứ là ăn cắp. Nhưng cũng lại ngay sau đó, hắn cướp đi bộ Kimônô duy nhất trên thân hình còm cõi của mụ và bỏ mụ lại “trần truồng” giữa đống xác chết. Bằng một giọng điệu châm biếm, độc đáo, Akutagawa đã làm bật lên sự lố bịch đến hài hước của một tên đầy tớ “thời Hâyan”. Cao hơn nữa, Akutagawa đã đả kích và lên án sâu sắc xã hội Nhật Bản đương thời – kẻ tội lỗi chính và là nguồn gốc sinh ra cái ác.


Các truyện ngắn về sau của Akutagawa được sáng tác theo nhiều lối viết khác nhau nhưng đa phần vẫn mang giọng điệu châm biếm, hài hước. Hơn mười năm sau khi viết Cổng thành Raxiômôn (1915), Akutagawa đã cho ra đời tác phẩm trào phúng xuất sắc Đất nước của các thuỷ dân (1927). Đây có thể xem là truyện biếm hoạ độc đáo nhất của Akutagawa với bút pháp châm biếm, hài hước, trào lộng đả kích được sử dụng triệt để và khéo léo để vạch rõ và toàn diện tính chất xã hội Nhật Bản. Tác phẩm được trình bày dưới dạng một câu chuyện hoang đường về một loại đất nước tưởng tượng ngoài con người. ở tác phẩm này, Akutagawa đã chĩa ngòi bút châm biếm sắc sảo của mình vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tư sản Nhật Bản bằng cách nhân hoá loài sinh vật huyền thoại Kappa. Loài sinh vật này và xã hội của chúng thực chất là mặt trái của con người và xã hội Nhật Bản hiện đại. Trong tác phẩm, Akutagawa đã cho nhân vật chính được gặp rất nhiều nhân vật có tiếng trong thế giới của loài Kappa và trong mỗi cuộc đối thoại của nhân vật, nhà văn lại gửi gắm vào đó những tư tưởng hết sức tiến bộ để phê phán quyết liệt chế độ tư bản Nhật Bản đang trên đà tiến lên chủ nghĩa phát xít. Với một chất giọng châm biếm hiện đại, Akutagawa đã lột tả lần lượt từng bước tính chất phi lí, phản tự nhiên của cơ cấu và nếp sống xã hội đang thống trị nước Nhật. Qua mỗi trang viết, người đọc lại được nhìn rõ hơn sự tha hoá của con người trong quá trình công nghiệp hoá theo mô hình phương Tây của Nhật Bản. Và rồi, hầu hết các mặt trái của xã hội tư sản Nhật được mổ xẻ, phanh phui rất rõ ràng bằng ngòi bút châm biếm sắc sảo và sâu cay. Ví dụ khi nói về sự “sinh đẻ” của loài Kappa, Akutagawa đã hoá thân vào nhân vật đồng thời là người kể chuyện để kể bằng một giọng điệu châm biếm độc đáo đến mức chưa một nhà văn Nhật Bản nào có thể vượt qua được: “Việc sinh đẻ của loài Kappa diễn ra cũng giống như loài người chúng ta. Có bác sĩ và một bà đỡ giúp cho sản phụ. Nhưng trước khi đẻ, Kappa bố áp miệng mình vào bụng sản

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí