So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

MÃ SỐ: D620301


SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC NUÔI GHÉP CÁ TRÊ VÀNG

VỚI MỘT SỐ LOÀI CÁ KHÁC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.


Giảng viên hướng dẫn

ThS. TRẦN NGỌC TUYỀN

Sinh viên thực hiện

TRƯƠNG THANH TUẤN MSSV: 1153040105

LỚP: NTTS K6


Cần Thơ, 2015

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài: “So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác”.

Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THANH TUẤN Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6

Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đại học của Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.



Cán bộ hướng dẫn


ThS. TRẦN NGỌC TUYỀN


Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2015

Sinh viên thực hiện


TRƯƠNG THANH TUẤN


Chủ tịch hội đồng


………………………………

LỜI CẢM TẠ


Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn tạo điều kiện và động viên tôi trên con đường dài học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô - Thạc sĩ Trần Ngọc Tuyền đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Tôi xin cảm ơn quý Thầy, Cô của Khoa sinh học ứng dụng - Trường đại học Tây Đô và tập thể lớp nuôi trồng thủy sản K6 đã giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường đại học Tây Đô đã tạo điều kiện cho tôi được học tập trong thời gian qua.

Xin chân thành cảm ơn!

CAM KẾT KẾT QUẢ


Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác.


Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2015 Sinh viên thực hiện


TRƯƠNG THANH TUẤN

TÓM TẮT


Đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác” nhằm bổ sung một số thông tin kỹ thuật về nuôi ghép cá trê vàng với các đối tượng khác. Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 5 tháng, cá được nuôi với mật độ là 40 con/m2 và khối lượng trung bình ban đầu của cá trê vàng là 8,67 g/con, cá sặc rằn là 6,67 g/con và cá tai tượng là 6,00 g/con. Thí nghiệm được thực hiện gồm 4 nghiệm thức với tỷ lệ nuôi ghép (cá trê vàng, cá sặc rằn, cá tai tượng) khác nhau lần lượt là: NTĐC (160: 0: 0 con), NT1 (80: 48: 32 con), NT2 (96: 40: 24 con), NT3 (112: 32: 16 con) và cho ăn thức ăn công nghiệp có cùng lượng và cùng độ đạm (40N).

Các giá trị về môi trường trong thí nghiệm dao động lần lượt là nhiệt độ từ 26,1 - 30,8 0C, pH từ 7,13 - 7,58 và oxy từ 2,02 - 4,05 ppm.

Kết quả về tỷ lệ sống của các loài cá: cá trê vàng từ 84,2% - 89,6%, cá sặc rằn từ 80,8% - 86,5% và cá tai tượng từ 43,8% - 59,7%.

Tăng trưởng khối lượng (WG) của cá trê vàng cao nhất ở NT3 (217,4g) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất ở NT1 (183,3 g/con). Tăng trưởng khối lượng (WG) của cá sặc rằn cao nhất ở NT2 (78,9 g/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các NT1 nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) với NT3, thấp nhất ở NT1 (68,8 g/con). Tăng trưởng khối lượng (WG) của cá tai tượng cao nhất ở NT3 (188,4 g/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất ở NT1 (115,7 g/con).

Sản lượng cá (kg/giai/vụ) cao nhất ở NTĐC (30,6 kg/giai/vụ) và thấp nhất ở NT1 (17,9 kg/giai/vụ) và giá trị này giữa các NT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).


Từ khóa: cá trê vàng, cá sặc rằn, cá tai tượng, tỷ lệ ghép, sản lượng.

MỤC LỤC


Trang

LỜI CẢM TẠ i

CAM KẾT KẾT QUẢ ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH HÌNH vii

DANH SÁCH BẢNG viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Đặc điểm sinh học của một số loài cá 3

2.1.1 Cá trê vàng 3

2.1.1.1 Phân loại 3

2.1.1.2 Đặc điểm hình thái 4

2.1.1.3 Phân bố và môi trường sống 5

2.1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 5

2.1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 6

2.1.1.6 Đặc điểm sinh sản 6

2.1.2 Cá sặc rằn 7

2.1.2.1 Phân loại 7

2.1.2.2 Đặc điểm hình thái 7

2.1.2.3 Phân bố và môi trường sống 8

2.1.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng 8

2.1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng 9

2.1.2.6 Đặc điểm sinh sản 9

2.1.3 Cá tai tượng 10

2.1.3.1 Phân loại 10

2.1.3.2 Đặc điểm hình thái 10

2.1.3.3 Phân bố và môi trường sống 11

2.1.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng 11

2.1.3.5 Đặc điểm sinh trưởng 12

2.1.3.6 Đặc điểm sinh sản 12

2.2 Tình hình ương nuôi cá trê 12

2.3 Các mô hình nuôi cá trê 13

2.3.1 Nuôi đơn 13

2.3.1 Nuôi kết hợp 13

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 15

3.2 Vật liệu và thiết bị dùng trong nghiên cứu 15

3.3 Phương pháp nghiên cứu 15

3.3.1 Đối tượng và nguồn gốc cá thí nghiệm 15

3.3.2 Chuẩn bị ao và giai nuôi 15

3.3.3 Thức ăn cho cá 17

3.3.4 Bố trí thí nghiệm 17

3.3.5 Chăm sóc và quản lý 18

3.4 Các chỉ tiêu theo dòi 18

3.4.1 Chỉ tiêu môi trường 18

3.4.2 Một số chỉ tiêu cần theo dòi ở thí nghiệm 19

3.4.3 Hệ số thức ăn (FCR) 20

3.4.4 Hiệu quả kinh tế 20

3.5 Phương pháp xử lý số liệu và viết bài 20

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Một số yếu tố môi trường trong ao nuôi 21

4.1.1 Nhiệt độ 21

4.1.2 pH 21

4.1.3 Oxy hòa tan trong nước 22

4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá trong thí nghiệm 22

4.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng 22

4.2.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá sặc rằn 23

4.2.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá tai tượng 25

4.3 Tỷ lệ sống của cá 26

4.4 Phân hóa khối lượng của cá thí nghiệm 27

4.4.1 Cá trê vàng 27

4.4.2 Cá sặc rằn 28

4.4.3 Cá tai tượng 30

4.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 31

4.6 Sản lượng và năng suất 32

4.7 Hạch toán hiệu quả kinh tế 32

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 35

5.1 Kết luận 35

5.2 Đề xuất 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHỤ LỤC A ...................................................................................................................... A

PHỤ LỤC B I

PHỤ LỤC C .................................................................................................................... .W

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022