Hình Thái Bên Ngoài Cá Sặc Rằn (Nguồn: Tự Chụp)

cỡ 4,00 - 6,00 cm cá có thể ăn được trùng chỉ. Từ cỡ 4,00 - 6,00 cm trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phế phẩm như dầu vỏ tôm và các thức ăn tinh khác như cám, bắp, bột cá…(Bạch Thị Huỳnh Mai, 1999).

Giai đoạn cá hương, cá giống thức ăn chủ yếu là moina,… Ngoài ra trong dạ dày còn xuất hiện một số giống loài thực vật phù du với lượng rất nhỏ (Lê Thị Kim Hoa, 1981). Ngoài ra, cá trê còn có thể sử dụng các loại thức ăn nhân tạo như: thức ăn chế biến, bột bắp, bột cá, phụ phẩm của nhà bếp… Chúng thường hoạt động, bơi lội, ăn mạnh vào chiều tối hoặc ban đêm vào lúc trời gần sáng (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).

Cá trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá... Trong đều kiện ao nuôi cá trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ (Dương Nhựt Long, 2003).

2.1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Cá trê vàng có kích cỡ nhỏ, tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình. Cá tăng trưởng nhanh về chiều dài khi ở giai đoạn cá bột lên cá giống. Khi kích thước từ 15,0 cm trở lên thì cá tăng nhanh về khối lượng (Đoàn Khắc Độ, 2008). Cá 1 năm tuổi trong tự nhiên có khối lượng trung bình 400 - 500 g/con (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).

Theo Lê Tuyết Minh (2000), đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh trưởng và thành phần hóa học trong cơ thể của cá trê vàng, cá trê phi cá trê lai và kết quả nghiên cứu cho thấy cá trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả về chiều dài và khối lượng, cá trê vàng có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, cá trê lai có tốc độ tăng trưởng mang tính chất trung gian giữa cá trê vàng và cá trê phi.

2.1.1.6 Đặc điểm sinh sản

Mùa vụ sinh sản của cá trê vàng bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi, cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần). Nhiệt độ để cá sinh sản tốt từ 25,0 - 32,0 0C. Sức sinh sản của cá trê vàng thấp khoảng

60.000 - 80.000 trứng/kg cá cái. Sau khi cá sinh sản xong có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Trứng cá trê thuộc dạng trứng dính và có tập tính làm tổ đẻ gần bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,30 - 0,50m (Dương Nhựt Long, 2004).

Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), cá trê cái dài 37,0 cm có đến khoảng 35.770 trứng, nhưng cá cái dài 19,0 cm chỉ đạt 10.640 trứng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

2.1.2 Cá sặc rằn

2.1.2.1 Phân loại

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá sặc rằn được phân loại theo khóa phân loại sau:

Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii

Bộ: Perciformes

Họ: Anabantidae

Giống: Trichogaster

Loài: Trichogaster pectoralis (Regan, 1909) Tên địa phương: Cá sặc rằn, cá sặc bổi, cá lò tho.

Tên tiếng anh: Snake skin gouramy.

2.1.2.2 Đặc điểm hình thái

Cá sặc rằn có đầu nhỏ, dẹp bên. Mòm cá ngắn, miệng hơi hướng trên, mắt lớn, môi cá dầy, đầu phủ kín vẩy, vây ngực phát triển, vây bụng đầu tiên có tia mềm kéo dài về phía sau. Thân cá dẹp bên. Vẩy lược phủ khắp thân và đầu, có một số vẩy nhỏ chồng lên gốc vi hậu môn, vi đuôi, vi bụng và vi ngực. Đường bên bắt đầu từ mép trên lỗ mang, cong lên phía trên một đoạn ngắn rồi uốn cong tới trục giữa thân sau đó chạy ngoằn ngoèo đến giữa gốc vi đuôi. Khởi điểm vi lưng ngang với vẩy đường bên thứ 17 - 19. Ở cá đực khi trưởng thành, vi lưng kéo dài tới khỏi gốc vi đuôi còn con cái thì vi này ngắn, chưa tới gốc vi đuôi. Gốc vi hậu môn kéo dài. Khởi điểm vi hậu môn ngang với vẩy đường bên thứ 5 và phần cuối nối với vi đuôi. Gai vi lưng, vi hậu môn cứng và nhọn. Tia phân nhánh đầu tiên của vi bụng kéo dài có thể chạm tới ngọn vi đuôi. Vi đuôi chẽ hai, rãnh chẽ cạn và phần cuối của hai thùy vi đuôi tròn. Phần bụng của thân và đầu có màu xanh đen hoặc xám đen và lợt dần xuống bụng. Cá sặc rằn có nhiều sọc đen nằm xiên vắt ngang thân cá. Chiều rộng của 2 sọc lớn hơn khoảng cách 2 sọc. Ở cá nhỏ các sọc ngang chưa rò nhưng có 1 sọc dọc chạy từ mòm tới gốc vi đuôi và ở gốc vi đuôi có 1 chấm đen tròn. Chấm và sọc này nhạt dần và mất hẳn khi cá lớn (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

Hình 2 3 Hình thái bên ngoài cá sặc rằn Nguồn tự chụp 2 1 2 3 Phân bố và 1


Hình 2.3 Hình thái bên ngoài cá sặc rằn (Nguồn: tự chụp)

2.1.2.3 Phân bố và môi trường sống

Cá sặc rằn sống ở nước ngọt nhưng có thể sống được ở nước lợ, cá sống được ở ao đìa, ruộng lùa, rừng tràm,… Trên thế giới cá phân bố ở Thái Lan, Campuchia, nam Việt Nam và được di giống sang nuôi ở một số nước khác (Lê Như Xuân và ctv., 2000).

Cá sặc rằn phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và nam Việt Nam. Cá sống ở những thủy vực có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang… là những tỉnh cá phân bố tập trung và sản lượng cao ở ĐBSCL (Dương Nhựt Long, 2003).

Cá sặc rằn có cơ quan hô hấp khí trời nên sống được ở điều kiện nước thiếu hoặc không có oxy. Cá cũng có khả năng chịu đựng được điều kiện môi trường nước bẩn, hàm lượng hữu cơ cao cũng như môi trường có độ pH thấp từ 4,00 - 4,50. Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 24,0 - 30,0 0C, nhưng cá có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 11,0 - 39,0 0C (Lê Như Xuân và ctv., 2000).

2.1.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá sặc rằn sau khi nở, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau khi noãn hoàng tiêu biến cá chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài. Tùy theo giai đoạn mà tính ăn của cá có sự thay đổi, thời kỳ đầu thức ăn của cá sặc rằn là động vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh và mùn bã hữu cơ. Ở thời kỳ trưởng thành cá ăn mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật và các loại thực

vật thủy sinh mềm trong nước… do cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá có sự thay đổi (chiều dài ruột gấp 5,6 - 8,5 lần chiều dài thân), cấu tạo của hệ tiêu hóa đặc trưng của loài ăn tạp (Dương Tấn Lộc, 2001).

Tùy theo đặc điểm tính ăn của từng giai đoạn phát triển mà loại thức ăn sử dụng khác nhau. Ở giai đoạn đầu thức ăn sử dụng chủ yếu là động vật phiêu sinh cỡ nhỏ như luân trùng, các chất hữu cơ lơ lững trong nước, tảo phù du… Khi cá càng lớn chúng sử dụng càng nhiều loại thức ăn hơn. Đến giai đoạn trưởng thành cá ăn tạp thiên về thực vật (Lê Như Xuân và ctv., 2000).

Ngoài ra, cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn do người nuôi cung cấp như: bột ngũ cốc, thức ăn công nghiệp (Quách Thanh Hùng và ctv., 1999).

2.1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng

Trong điều kiện nhiệt độ nước 28,0 - 30,0 0C trứng thụ tinh và nở thành cá con sau 24 - 26 giờ. Cá sau khi nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong thời gian 2,3 - 3 ngày. Lúc này cá nổi trên mặt nước. Sau khi tiêu hết noãn hoàng cá con di chuyển từ trên xuống lớp nước dưới để kiếm mồi. Cá sặc rằn khi nuôi trong ao sau 30 - 35 ngày đạt chiều dài 2,00 - 3,00 cm. Cá sặc rằn sinh trưởng chậm, cá lớn nhanh trong 7 tháng đầu. Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào mùa vụ, mùa mưa tốc độ tăng trưởng nhanh hơn mùa khô (Lê Như Xuân, 1993).

Theo Dương Tấn Lộc (2001), các giai đoạn sinh trưởng của cá sặc rằn được mô tả như sau: Cá 1 ngày tuổi dài 3,00 mm, có màu đen, nằm ngửa trên mặt nước. Cá 3 ngày tuổi dài 4,00 - 5,00 mm, trên thân xuất hiện nhiều sắc tố đen nằm rải rác, cá nằm sấp và thường tập trung ở nơi có ánh sáng. Cá 5 ngày tuổi dài 5,00 cm, xương nắp mang xuất hiện, tia mang hình thành nhưng chưa đầy đủ. Tim cấu tạo hoàn chỉnh gồm bầu động mạch, tâm thất và tâm nhĩ. Cá 35 ngày tuổi dài 23,0 - 27,0 mm; lưng màu đen; thân phủ vảy; vây đuôi; vây lưng; vây hậu môn… đã hoàn chỉnh. Trong các ao nuôi và các thủy vực ĐBSCL, cá sặc rằn sau 1 năm tuổi có trọng lượng khoảng 50,0 - 80,0 g/con, sau 2 năm có thể đạt từ 100 -150 g/con.

Nuôi cá sặc rằn ở ruộng lúa hay trong ao sử dụng phân động vật cá lớn nhanh sau 1 năm nuôi cá đạt trọng lượng 50,0 - 80,0 g/con. Sau 18 - 24 tháng cá đạt 100 -150 g/con là cỡ thu hoạch tốt khi nuôi thương phẩm cá sặc rằn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay (Lê Như Xuân và ctv., 2000).

2.1.2.6 Đặc điểm sinh sản

Cá sặc rằn thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4 - 10. Ở điều kiện nuôi trong ao, cá đẻ quanh năm nhưng tập trung chủ yếu từ tháng 4 - 8. Cá thành thục sinh dục khoảng 7 tháng

tuổi. Trong tự nhiên, cá đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh. Khi sinh sản, cá đực và cá cái ghép cặp tìm nơi yên tĩnh, gần bờ, có cây cỏ thủy sinh để đẻ trứng. Trứng sau khi đẻ nổi trên mặt nước, cá đực gom trứng vào miệng và nhả trở lại mặt nước dưới dạng bọt “tổ bọt”. Trong suốt quá trình phát triển phôi và giai đoạn ấu trùng mới nở, cá đực và cá cái thay nhau bảo vệ tổ (Dương Nhựt Long, 2003).

Mùa vụ sinh sản tự nhiên từ tháng 4 đến tháng 9. Hệ số thành thục: 20,2 ± 0,50%. Cá sặc rằn có sức sinh sản cao dao động từ 200.000 - 300.000 trứng/kg cá cái. Đường kính trứng 0,87 mm. Thời gian tái thành thục 25 - 30 ngày, trong năm cá sặc rằn có thể đẻ 3 - 4 lần (Nguyễn Tường Anh, 2008).

2.1.3 Cá tai tượng

2.1.3.1 Phân loại

Theo Fishbase cá tai tượng thuộc hệ thống phân loại sau: Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii

Bộ: Perciformes

Họ: Osphronemidae

Giống: Osphronemus

Loài: Osphronemus goramy (Lacepede, 1801)

Tên địa phương: Cá tai tượng Tên tiếng anh: Giant gourami

2.1.3.2 Đặc điểm hình thái

Cá tai tượng có thân dẹp bên, chiều dài thân gần gấp đôi chiều cao. Đầu cá ngắn, miệng nhỏ trề. Cá có mắt to tròn ở nửa trước và phía trên của đầu gần miệng kéo dài về phía sau Trên đỉnh đầu có một gờ nhô cao. Vây hậu môn và vây lưng dài, tia vây mềm. Điểm khởi đầu của vây bụng nằm sau vây ngực và có dạng hình sợi kéo dài về phía sau. Vây đuôi tròn. Cá có số gai vây lưng: 12 - 14, tia vây lưng: 10 - 13, tia vây hậu môn: 18 - 21, đốt xương sống: 30 - 31. Cá non có 8 - 10 vạch đứng sậm màu, cá trưởng thành không có vạch, số hàng vẩy 61/2, số lượng gai vi lưng thường từ 12 - 13 (hiếm khi 11 - 14), phần vây mềm ở vây hậu môn rất lớn và kéo dài đến chóp của đuôi (Dương Nhựt Long, 2003).

Hình 2 4 Hình thái bên ngoài cá tai tượng Nguồn tự chụp 2 1 3 3 Phân bố và 2

Hình 2.4 Hình thái bên ngoài cá tai tượng (Nguồn: tự chụp)

2.1.3.3 Phân bố và môi trường sống

Cá tai tượng là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Cá phân bố chủ yếu ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam. Hiện tại cá đang là đối tượng nuôi phổ biến ở miền nam Việt Nam. Đây là loài cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Chúng sống được trong môi trường nước ao bẩn, thiếu oxi (3,00 mg/l) nhờ cơ quan hô hấp phụ nằm ở cung mang thứ nhất (Lê Như Xuân và ctv., 1994).

Cá tai tượng có thể sống trong nước có độ pH bằng 4 nhưng cá phát triển không bình thường, nước nhiểm mặn có nồng độ muối 6,50 - 8,00 ‰, chúng có thể sống được trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 16 – 42 0C. Tuy nhiên cá tai tượng sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ nước 22,0 - 30,0 0C, ở nhiệt độ thấp hơn cá thường hay bị bệnh (Dương Tấn Lộc, 2008).

So với cá sặc rằn và cá rô phi thì khả năng chịu lạnh của cá tai tượng kém hơn, nhưng sức chịu nóng lại cao hơn (Dương Nhựt Long, 2003).

2.1.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Theo Nguyễn Tường Anh (2008) ống tiêu hóa của cá tai tượng dài trên gấp 3 lần thân, cá có thể ăn tất cả những thực vật thân mềm như: lá khoai mì, lá đu đủ, các loại rau: rau muống, bắp cải, cá rốt. Cá tai tượng ăn nhiều, lượng thức ăn và nội chất trong đường tiêu hóa có thể chiếm đến 5% thể trọng của cá.

Cá tai tượng thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về thực vật. Cá bột dinh dưỡng bằng noãn hoàng với thời gian khá dài từ 5 - 7 ngày. Thức ăn đầu tiên của cá bột là động vật phù du cỡ nhỏ và vừa như: Moina, Daphnia, Cyslops do kích thước cá bột tương đối lớn. Sau hai tuần tuổi, cá ăn được trùn chỉ, sâu bọ, bèo cám,... Đến một tháng tuổi cá tai tượng bắt đầu chuyển sang ăn tạp nhưng thiên về động vật 84,7% và càng về sau cá tai tượng chuyển sang ăn thực vật là chính chiếm 87,5%. Khi trưởng thành cá tai tượng ăn được hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh và cả những phụ phẩm khác (Dương Nhựt Long, 2003).

2.1.3.5 Đặc điểm sinh trưởng

Cá tai tượng là loài cá có kích thước lớn, cỡ cá lớn nhất được biết là 50,0 kg và dài 1,80

m. Tuy vậy, cá tai tượng là loài sinh trưởng chậm. Trong ao nuôi được cung cấp thức ăn đầy đủ với mật độ nuôi thưa cá có thể tăng trọng 800 - 1.200 g/năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cá thường có tốc độ lớn nhanh ở năm thứ 2, cá sau 3 năm tuổi đạt kích cỡ từ 1,80 - 2,50 kg/con (Dương Nhựt Long và ctv., 2014).

2.1.3.6 Đặc điểm sinh sản

Trong điều kiện nuôi vỗ tốt cá tai tượng phát dục khi đạt 1,5 - 2 năm tuổi, trọng lượng nhỏ nhất có thể tham gia sinh sản là 300 - 400 g/con; cá bố mẹ 3 - 5 năm tuổi trọng lượng từ 1,00 - 1,50kg có sức sinh sản 3.000 – 5.000 trứng, tỷ lệ thụ tinh và nở cao. Cá tai tượng thường đẻ ban ngày vào thời điểm nhiệt độ cao từ 12 - 16 giờ (Nguyễn Duy Thoát, 2007).

Theo Dương Tấn Lộc (2008) trong ao nuôi vỗ, cá đẻ từ tháng 2 - 7, tập trung chủ yếu vào tháng 3 - 5, kể từ tháng 8 trở đi số lượng cá tham gia sinh sản giảm rò rệt.

2.2 Tình hình ương nuôi cá trê

Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về các loại cá trê như:

Năm 1982, Viện Nghiên cứu thủy sản II, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố, Trường Đại Học Cần Thơ đã sản xuất nhân tạo và nuôi thành công cá trê phi (Clarias gariepinus).

Năm 1988, Khoa Thủy Sản của Trường Đại Học Cần Thơ đã cho lai tạo thành công cá trê vàng và cá trê phi được con lai F1, con lai thể hiện những ưu điểm là lớn nhanh, phẩm chất thịt ngon, chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi trường và từ đó phong trào nuôi cá trê đươc phát triển nhanh ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Danh Thanh Tùng, 2006).

Cá trê vàng do tăng trưởng tương đối chậm nên ít được nông dân chọn nuôi mà thay vào đó là loài cá trê vàng lai có tốc độ tăng trưởng nhanh. Mô hình nuôi cá trê vàng lai đã cho hiệu quả kinh tế cao ở các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Ô Môn, Thốt Nốt. Mỗi năm nuôi cá trê vàng lai được 2 vụ, sau khi thả con giống 3,5 - 4 tháng thì thu hoạch cá đạt trọng lượng 400 - 500 g/con, sản lượng 20 tấn/ha. Sau khi thu hoạch thương lái vào tận ao

thu mua cá loại lớn từ 500g/con trở lên giá 28.000 - 30.000 đồng/kg, cá loại nhỏ hơn giá

23.000 - 26.000 đồng/kg. Trung tâm khuyến ngư thành phố Cần Thơ cho biết mô hình nuôi cá trê vàng lai đang phát triển rất mạnh vì đây là loài cá dễ nuôi và giá đầu ra ổn định nhờ xuất khẩu sang Cam puchia bằng đường tiểu ngạch (Sở Nông nghiêp Tp Cần Thơ, 2011).

Năm 2012, Trung Tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và công nghệ Long An kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài khoa học “ Phát triển mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng (Clarias macrocephalus)” ở Đồng Tháp được thực hiện, đề tài được thực hiện trong 30 tháng. Đề tài đã hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng, chủ động sản xuất được nguồn giống nhân tạo phục vụ nhu cầu nuôi, tạo thêm sản phẩm cá thịt phục vụ thị trường người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa mô hình nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng diện tích đất canh tác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo thêm thu nhập cho các nông hộ ở tỉnh Đồng Tháp. Kết quả đã cung cấp con giống đạt chất lượng tốt cho người nuôi trong vùng với số lượng khoảng 200.000 con đạt kích cỡ trung bình từ 5 - 7 cm; Sản lượng cá trê vàng thương phẩm khoảng 30 tấn/ha.

2.3 Các mô hình nuôi cá trê

2.3.1 Nuôi đơn

Nuôi trong ao đất: Diện tích ao có thể lớn hay nhỏ đều được. Mực nước từ 1,60 - 1,80m. Đáy ao ít bùn, bờ bọng vững chắc, nếu có điều kiện thì nên kè và rào chắn xung quanh ao. Cần tẩy dọn ao thật kỹ, tát cạn và diệt cá dữ bằng dây thuốc cá với liều lượng 0,50 - 1,00 kg/100m3, lấp tất cả hang hốc. Bón vôi cho ao từ 7,0 - 15,0 kg/100 m2. Cá giống có kích cỡ đồng đều, kích thước từ 5,00 - 10,0 cm, không xây xát, dị hình. Mật độ cá thả từ 30 - 50 con/m2. Sau thời gian 2,5 - 3 tháng nuôi cá trê lai sẽ đạt kích cỡ thương phẩm. Có thể thu tỉa dần những cá lớn, để cá nhỏ lại tiếp tục nuôi hoặc thu toàn bộ cá trong ao. Năng suất cá trê nuôi thường đạt 5,00 - 15,0 kg/m2 (Nguyễn Văn Hoạt, 2014).

Nuôi trong bể xi măng: bể xi măng có chiều cao trên 1,50 m, cấp nước ngọt vào và luôn giữ mật độ nước 0,70 - 0,90m; trên mặt nước thả những cây bèo (hay còn gọi lục bình) tạo được độ mát, cá trê sống dưới tầng đáy, cá trê khi thả nuôi có khối lượng 14,3 g/con thời gian thả nuôi đến khi thu hoạch khoảng hơn 4 tháng, thức ăn dùng nuôi cá là các loại cá tạp, thức ăn trong chăn nuôi, thường xuyên thay nước cho cá để phát triển và đảm bảo môi trường trong bể nuôi, tỷ lệ sống đạt từ 90 - 95%, lượng cá cho sinh trưởng phát triển tốt (http://www.hoinongdan.org.vn).

2.3.1 Nuôi kết hợp

Trong ao nuôi cá muốn hiệu quả năng suất cao người dân thường nuôi ghép nhiều loài cá có phổ thức ăn khác nhau để đảm bảo cá không cạnh tranh thức ăn, tận dụng được nguồn

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí