Tăng Trưởng Về Khối Lượng Của Cá Trong Thí Nghiệm

Theo Lê Văn Cát và ctv., (2006), độ pH trong nước thích hợp cho sự sinh trưởng của cá là 6,50 - 9,00; khi độ pH của nước quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Trong suốt quá trình nuôi, pH của nước dao động từ 7,13

± 0,01 vào buổi sáng và 7,58 ± 0,01 vào buổi chiều. pH vào buổi chiều cao hơn buổi sáng là do thí nghiệm được bố trí ngoài trời, cường độ ánh sáng vào buổi chiều cao thúc đẩy quá trình quang hợp của tảo trong ao nuôi góp phần làm cho pH tăng lên. Sự chênh lệch pH buổi sáng và buổi chiều từ 7,13 - 7,58 đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá.

4.1.3 Oxy hòa tan trong nước

Oxy là yếu tố môi trường hết sức quan trọng, mọi sự biến động của nó đều gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của thủy sinh vật. Oxy cung cấp cho môi trường nước chủ yếu do sự khuyết tán từ không khí vào nước và quá trình quang hợp của thủy sinh vật trong môi trường nuôi.

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng oxy trong nước dao động trong khoảng 2,02 - 4,05 mg/l. Cá trê vàng có thể sống khi hàm lượng oxy hòa tan thấp (1,00 - 2,00 mg/l) vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” (Đoàn Khắc Độ, 2008). Theo Lê Như Xuân và ctv., (1994), cá tai tượng và cá sặc rằn có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt và sống được trong ao dơ bẩn, hàm lượng oxy hòa tan thấp. Hàm lượng oxy hòa tan trong ao vào buổi sáng thấp (2,02 mg/l) do thí nghiệm được thực hiện ngoài trời, trong ao nuôi có nhiều tảo buổi tối tảo thực hiện quá trình hô hấp làm cho hàm lượng oxy giảm thấp và thí nghiệm được thực hiện vào những tháng thời tiết lạnh.

Cá trê, cá sặc rằn và cá tai tượng là 3 loài cá có khả năng hô hấp khí trời bằng cơ quan hô hấp phụ nên có thể chịu đựng môi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Từ bảng 4.1 cho thấy hàm lượng oxy trong ao nuôi thấp nhưng đủ để cá sinh trưởng.

4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá trong thí nghiệm


4.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng

Trong nuôi thương phẩm, tăng trưởng là một yếu tố quan trọng được người nuôi quan tâm, để đạt được lợi nhuận cao thì tốc độ tăng trưởng cần phải lớn. Kết quả tăng trưởng của cá trê vàng được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng


NT

Wđ (g/con)

Wc (g/con)

WG (g/con)

DWG (g/ngày)

SGR (%/ngày)

NTĐC

8,67

218,8 ± 1,00b

210,2 ± 1,00b

1,40 ± 0,01b

2,15 ± 0,01b

NT1

8,67

192,0 ± 1,25d

183,3 ± 1,25d

1,22 ± 0,01d

2,06 ± 0,01d

NT2

8,67

205,1 ± 2,24c

196,5 ± 2,24c

1,31 ± 0,02c

2,11 ± 0,01c

NT3

8,67

226,0 ± 1,89a

217,4 ± 1,89a

1,45 ± 0,01a

2,18 ± 0,01a

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ).


Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, sau 5 tháng nuôi tăng trưởng khối lượng của cá trê vàng ở cả 4 nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng cao nhất ở NT3 (226,0 g/con) và thấp nhất ở NT1 (192,0 g/con). Kết quả thí nghiệm cho thấy cá trê vàng khi được nuôi ghép và cung cấp thức ăn có độ đạm 40N thì cá có khối lượng từ 192 - 226 g/con, khối lượng cá trê vàng trong thí nghiệm gần bằng so với khối lượng cá trê vàng 200 – 250g/con khi nuôi 7 - 8 tháng với mật độ thả 30 con/m2 (Dương Nhựt Long, 2010).

Khối lượng trung bình (WG) của cá trê vàng đạt cao nhất (226,0 g/con) ở NT3, kế đến (218,8 g/con) ở NTĐC, thấp nhất ở NT1 (192,0 g/con). Theo Dương Nhựt Long (2014), cá trê vàng khi nuôi với mật độ 30 con/m2 và được cung cấp thức ăn với công thức: bột cá (35%) thì sau 4 tháng nuôi cá trê vàng đạt được khối lượng là 94,1 g/con thấp hơn so với kết quả đạt được. Do ảnh hưởng của mật độ nuôi đã tạo nên sự khác biệt về tăng trọng của cá trê vàng giữa các nghiệm thức (Bảng 4.2).

Tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG) của cá trê vàng đạt cao nhất ở NT3 (1,45 g/ngày), thấp nhất ở NT (1,22 g/ngày). Theo Huỳnh Tấn Hồng (2009), tăng trưởng khối lượng theo ngày của cá trê vàng là 0,45 g/ngày, kết quả thực nghiệm cao hơn so với nghiên cứu từ 0,77 - 1,00 g/ngày. Theo Nguyễn Ngọc (2012), trong thực nghiệm nuôi ghép cá trê vàng với cá rô đầu vuông trong giai với tổng mật độ 100 con/m2 thì sau thời gian 90 ngày nuôi cũng cho biết tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của cá trê vàng là 0,415 g/ngày. Qua đó cho thấy, tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG) của cá trê vàng trong thí nghiệm cao hơn các kết quả nghiên cứu trước đây.

Cá trê vàng sau 5 tháng nuôi có tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) dao động từ 2,06 - 2,18

%/ngày, giá trị cao nhất (2,18 %/ngày) ở NT3 và thấp nhất ở NT1 (2,06 %/ngày). Theo Phạm Hiếu Ngởi (2014), tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá trê vàng sau 5 tháng nuôi là 1,65 %/ngày, kết quả thực nghiệm cao hơn so với các giá trị tương ứng trước đây. Do chế

độ chăm sóc khác nhau, trong quá trình nuôi sử dụng thức ăn có độ đạm cao (40N) và nuôi với mật độ phù hợp hơn so với nghiên cứu.

Cá trê vàng khi được nuôi ghép với cá sặc rằn và cá tai tượng cho tăng trưởng khối lượng trung bình (WG), tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG) và tăng trưởng đặc biệt (SGR) ở NT3 cao hơn so với NTĐC. Tuy cùng nuôi ở mật độ 40 con/m2 nhưng NT3 lại có khối lượng sau thu hoạch (Wc ) cao hơn so với các nghiệm thức khác, cá trê vàng khi nuôi ghép với tỷ lệ cao (NTĐC) hoặc thấp (NT1 và NT2) cũng không có lợi vì khi nuôi mật độ cao cá sẽ tranh giành thức ăn của nhau dẫn đến kích cỡ cá không đồng đều khối lượng cá giảm, nếu nuôi với tỷ lệ ghép thấp thì cá ít cạnh tranh thức ăn dẫn đến thức ăn bị ngấm nước làm giảm chất lượng cũng góp phần làm giảm khối lượng của cá, điều này cho thấy NT3 có tỷ lệ ghép phù hợp hơn các nghiệm thức còn lại.

4.2.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá sặc rằn

Tăng trưởng về khối lượng của cá sặc rằn trong hệ thống nuôi được ghi nhận ở bảng 4.3.

Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá sặc rằn


NT

Wđ (g)

Wc (g)

WG (g)

DWG (g/ngày)

SGR (%/ngày)

NT1

6,67

75,4 ± 1,42c

68,8 ± 1,42c

0,46 ± 0,01c

1,62 ± 0,12c

NT2

6,67

85,5 ± 1,52a

78,9 ± 1,52a

0,53 ± 0,01a

1,70 ± 0,01a

NT3

6,67

81,3 ± 1,40b

74,7 ± 1,40b

0,50 ± 0,01b

1,67 ± 0,02b

Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ).


Bảng 4.3 cho thấy, sau 5 tháng nuôi khối lượng của cá sặc rằn giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rò rệt. Khối lượng của cá sặc rằn cao nhất ở NT2 (85,5 g/con) và thấp nhất ở NT1 (75,4 g/con). Cá sặc rằn giống nuôi sau 8 - 9 tháng đạt 100g (Dương Tấn Lộc, 2001) so với kết quả thí nghiệm thì khối lượng cá sặc rằn khá cao (75,4 - 85,8g) khi chỉ nuôi trong 5 tháng.

Khốí lượng trung bình (WG) của cá sặc rằn cao nhất (78,9 g/con) ở NT2, kế đến (74,7 g/con) ở NT3 và thấp nhất ở NT1 (68,8 g/con). Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994), cá sặc rằn có tốc độ sinh trưởng chậm. Ở ĐBSCL trong các ao nuôi cũng như trong các thủy vực tự nhiên sau 1 năm cá sặc rằn nặng 60,0 – 80,0g, cá sau 2 năm đạt 100,0 – 150,0g. Kết quả thí nghiệm cao hơn so với nghiên cứu trước đây khi cá mới nuôi sau 5 tháng, do mùn bã hữu cơ từ môi trường bên ngoài giai nuôi cung cấp cho cá sặc rằn phát triển, đồng thời trong thí nghiệm còn cung cấp thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 40N đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn cho cá sặc rằn.

Tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG) và tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá sặc rằn cao nhất ở NT2 (0,53 g/ngày và 1,70 %/ngày), kế đến là NT3 (0,53 g/ngày và 1,67

%/ngày), cá sặc rằn ở NT1 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 3 nghiệm thức (0,50 g/ngày và 1,62 %/ngày). Tăng trưởng của cá sặc rằn ở NT2 và NT3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) nhưng so với NT1 thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả cho thấy khi cá sặc rằn được nuôi ghép với tỷ lệ khác nhau thì tốc độ tăng trưởng cũng khác nhau.

4.2.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá tai tượng

Tốc độ tăng trưởng của cá tai tượng không đều có sự chênh lệch theo hướng giảm dần khi tăng mật độ nuôi lên ở các nghiệm thức và được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Kết quả tăng trưởng về khối lượng của cá tai tượng


NT

Wđ (g)

Wc (g)

WG (g)

DWG (g/ngày)

SGR (%/ngày)

NT1

6,00

121,7 ± 2,90c

115,7 ± 2,90c

0,77 ± 0,02c

2,01 ± 0,01c

NT2

6,00

182,7 ± 2,72b

176,7 ± 2,72b

1,18 ± 0,02b

2,28 ± 0,01b

NT3

6,00

194,4 ± 1,35a

188,4 ± 1,35a

1,30 ± 0,01a

2,32 ± 0,01a

Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ).


Khối lượng của cá tai tượng ở cả 3 nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tăng trưởng về khối lượng của cá đạt nhanh nhất ở NT3 (194,4 g/con) và thấp nhất ở NT1 (121,7 g/con). Trong ao nuôi được cung cấp thức ăn đầy đủ với mật độ nuôi thưa cá có thể tăng trọng 800 - 1.200 g/năm (Dương Nhựt Long, 2003). Kết quả đạt được từ thí nghiệm thấp hơn so với nghiên cứu do cá tai tượng là loài ăn tạp thiên về thực vât nên khi nuôi cá tai tượng trong giai chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng dẫn đến tăng trưởng của cá thấp.

Khối lượng trung bình (WG) của cá tai tượng cao nhất (188,4 g/con) ở NT3, kế đến (176,7 g/con) ở NT2 và thấp nhất ở NT1 (115,7 g/con). Tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG) của cá ở NT3 đạt cao nhất (1,30 g/ngày), thấp nhất ở NT1 (0,77 g/ngày). Kết quả phân tích thống kê cho thấy, tăng trưởng khối lượng trung bình (WG) và tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG) của cá tai tượng giữa các nghiệm thức đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả phân tích thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) cao nhất ở NT3 (2,32 %/ngày), tốc độ tăng trưởng đặc biệt thấp nhất ở NT1 (0,48 %/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p < 0,05). Từ kết quả thí nghiệm có thể

kết luận rằng, do ảnh hưởng của tỷ lệ ghép (mật độ cao dẫn đến tăng trưởng nhanh) đã tạo nên sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá tai tượng giữa các nghiệm thức.

4.3 Tỷ lệ sống của cá

Tỷ lệ sống là một trong những nhân tố quyết định đến lợi nhuận trong nuôi thương phẩm. Muốn có được lợi nhuận cao ngoài tốc độ tăng trưởng nhanh, chi phí đầu tư thấp thì tỷ lệ sống cũng quyết định đến thành công của vụ nuôi. Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm sau 5 tháng nuôi với tỷ lệ ghép khác nhau được trình bày trong bảng 4.5.

Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm




Nghiệm thức

Tỷ lệ sống (%)

Cá trê Cá sặc rằn Cá tai tượng


NTĐC

87,3 ± 0,92b

NT1

84,2 ± 1,44c

85,4 ± 2,10ab

49,0 ± 1,79b

NT2

84,7 ± 0,58c

80,8 ± 3,82b

59,7 ± 2,42a

NT3

89,6 ± 1,37a

86,5 ± 1,79a

43,8 ± 6,25b

Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ).


Từ các giá trị ghi nhận ở bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ sống của cá trê vàng (84,2 - 89,6%) và cá sặc rằn (80,8 - 86,5%) khá cao và tương đối đồng đều, tuy nhiên tỷ lệ sống của cá tai tượng rất thấp (43,8 - 59,7%) so với cá trê vàng và cá sặc rằn.

Tỷ lệ sống của các loài cá được nuôi ghép có sự dao động theo từng nghiệm thức thí nghiệm. Cụ thể, ở NT1 tỷ lệ sống của cá sặc rằn cao nhất (85,4%), kế đến cá trê vàng (84,2%) và thấp nhất là cá tai tượng (49,0%). Ở NT2, tỷ lệ sống thấp nhất là cá tai tượng (59,7%) và cao nhất là cá trê vàng (84.7%), cá sặc rằn chiếm (80,8%). NT3 có tỷ lệ sống của cá trê vàng cao nhất (89,6%) hơn 2 lần tỷ lệ sống của cá tai tương (43,8%), cá sặc rằn chiếm (86,5%).

Từ kết quả thu được cho thấy, tỷ lệ sống của cá trê vàng trong thí nghiệm có xu hướng giảm khi tỷ lệ nuôi ghép cá trê vàng giảm (trừ NTĐC). Tỷ lệ sống của cá trê vàng ở NT3 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức còn lại, giữa NT1 và NT2 không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo Nguyễn Ngọc (2012), trong thử nghiệm nuôi ghép cá trê vàng với cá rô đầu vuông trong giai thì tỷ lệ sống cá trê vàng là 75,6%. Như vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy việc thay đổi tỷ lệ ghép sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá trê vàng trong thí nghiệm.

Cá sặc rằn sau 5 tháng nuôi đạt tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 3 (86,5%), kế đến nghiệm thức 1 (85,4%) và thấp nhất ở nghiệm thức 2 (80,8%). Tỷ lệ sống của cá giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Từ kết quả ghi nhận, tỷ lệ ghép cá sặc rằn ở NT3 là phù hợp.

Tỷ lệ sống của cá tai tượng trong thí nghiệm đạt khá thấp từ 43,8 - 59,7%. Tỷ lệ sống cao nhất (59,7 %) ở NT1 và thấp nhất (43,8%) ở NT3. Cá tai tượng ở NT2 có tỷ lệ sống khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với NT3 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so (p > 0,05) với NT1. Tỷ lệ sống của cá tai tượng trong thí nghiệm đạt khá thấp do trong thí nghiệm cá được nuôi trong giai nên không cung cấp đầy đủ thực vật cho cá dẫn đến cá chết nên tỷ lệ sống của cá thấp.

4.4 Phân hóa khối lượng của cá thí nghiệm


4.4.1 Cá trê vàng

Có nhiều yếu tố tác động lên sự sinh trưởng của cá, trong đó mật độ và tỷ lệ nuôi ghép là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự chênh lệch khối lượng của cá trê vàng trong suốt quá trình nuôi thí nghiệm.

Mức độ phân hóa khối lượng của cá trê vàng trong thí nghiệm với tỷ lệ nuôi ghép khác nhau được trình bày qua hình 4.2.


Hình 4 2 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá trê vàng Hình 4 2 cho thấy tỷ lệ 1

Hình 4.2 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá trê vàng

Hình 4.2 cho thấy, tỷ lệ nuôi ghép có ảnh hưởng đến sự phân hóa khối lượng của cá trê trong giai đoạn nuôi thương phẩm. Cá trê vàng sau 5 tháng nuôi có khối lượng được chia thành 3 nhóm: cá nhỏ (dưới 200g), cá trung bình (200 - 220g), cá lớn (trên 220g).

Sự phân hóa khối lượng của cả 3 nhóm cá xuất hiện ở NTĐC, NT2 và NT3 nhưng ở NT1 chỉ xuất hiện sự phân hóa của 2 nhóm cá: cá nhỏ và cá trung bình. Tỷ lệ phân hóa khối lượng cá ở NT1 cho thấy nhóm cá nhỏ chiếm tỷ lệ rất cao (64,4%) gần gấp 5 lần so với NT3 (13,3%) và gần gấp 3 lần so với NTĐC (17,2%). Nhóm cá có khối lượng trung bình chiếm tỷ lệ khá cao và xấp xỉ nhau ở NTĐC (40,6%) và NT2 (41,8%), thấp nhất ở NT3 (23,3%); riêng ở NT1 nhóm cá này chiếm (35,5%). Nhóm cá lớn chiếm tỷ lệ cao nhất ở NT3 (62,8%), kế đến là NTĐC (42,2%), NT2 (23%) và không xuất hiện ở NT1 (0%). Ở NT1 khối lượng cá trê vàng nhỏ nhất do ở nghiệm thức này tỷ lệ ghép của cá trê vàng thấp hơn các nghiệm thức còn lại làm cho cá trê vàng ít cạnh tranh thức ăn với nhau dẫn đến kém bắt mồi làm cho khối lượng cá nhỏ hơn các nghiệm thức còn lại. Từ kết quả cho thấy, tỷ lệ thả ghép sẽ làm ảnh hượng đến sự phân hóa khối lượng của cá trê vàng.

Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ nuôi ghép ở NT3 là phù hợp nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của cá trê vàng trong giai đoạn nuôi thương phẩm so với các nghiệm thức còn lại do ở nghiệm thức này cá có khối lượng nhỏ chiếm tỷ lệ thấp nhất và nhóm cá lớn chiếm tỷ lệ cao nhất. Để đem lại lợi nhuận thì vấn đề phân hóa khối lượng rất quan trọng, càng nhiều cá có khối lượng lớn sẽ làm năng suất tăng kéo theo lợi nhuận vụ nuôi tăng lên.

4.4.2 Cá sặc rằn

Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước, khối lượng của cá theo thời gian, là kết quả của quả của quá trình trao đổi chất, bản chất sinh trưởng của cá là không đều.

Mức độ phân hóa khối lượng của cá sặc rằn với tỷ lệ ghép khác nhau được trình bày ở hình 4.3

Hình 4 3 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá sặc rằn Sau khi kết thúc thí nghiệm 2


Hình 4.3 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá sặc rằn

Sau khi kết thúc thí nghiệm có thể phân chia sự phân hóa khối lượng của cá sặc rằn thành 3 nhóm: cá nhỏ (dưới 60g), cá trung bình (60 - 90g), cá lớn (trên 90g). Trong 3 nghiệm thức thì NT1 cho tỷ lệ phân hóa khối lượng nhiều nhất khi xuất hiện của cả 3 nhóm: nhóm cá nhỏ (19,5%), nhóm cá trung bình (73,2%) và nhóm cá lớn (7,30%). Từ hình 4.2 nhận thấy, cá ở NT2 và NT3 ít có sự phân hóa khối lượng hơn cá NT1; NT2 có nhóm cá trung bình chiếm tỷ lệ rất cao (68,0%) gấp 2 lần so với nhóm cá lớn (32,0%) còn ở NT3 sự phân hóa khối lượng của nhóm cá trung bình (74,7%) cao hơn gấp 3 lần so với nhóm cá lớn (25,3%).

Sự phân hóa ở NT1 cao hơn so với NT2 và NT3 do ở nghiệm thức này cá sặc rằn nuôi ghép cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại, đồng thời cá sặc rằn là loài ăn mùn bã hữu cơ nên khi nuôi ghép cá sặc rằn cao, cá trê vàng thấp sẽ làm giảm lượng mùn bã hữu cơ nên cá sặc rằn phải tranh giành dẫn đến phân hóa cao hơn nghiệm thức còn lại. Kết quả trên cho thấy, NT2 và NT3 là phù hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá sặc rằn so NT1 do ở nghiệm thức này cá có khối lượng nhỏ không xuất hiện và nhóm cá lớn chiếm tỷ lệ khá cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022