Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp

- Tổng quỹ lương.

Chi phí về vốn:

- Tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ.

- Vốn cố định bình quân trong kỳ.

- Vốn lưu động bình quân trong kỳ.

- Tổng giá trị khấu hao trong kỳ.

- Tổng chi phí sản xuất trong kỳ.

- Tổng chi phí trung gian trong kỳ.

Chi phí về đất đai:

- Tổng diện tích mặt bằng của doanh nghiệp.

- Tổng diện tích sử dụng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Dựa vào các chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu chi phí thu thập được, ta sẽ tính được một số chỉ tiêu hiệu quả. Giả sử ta thu thập được các chỉ tiêu kết quả là giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), lợi nhuận kinh doanh (M) v.v. . .và các chỉ tiêu chi phí là giá trị tài sản dài hạn có bình quân trong kỳ ) tổng chi phí sản xuất (C), số lượng lao động bình quân ). Ta có thể nêu các chỉ tiêu thống kê hiệu quả kinh tế dưới dạng thuận trong bảng 6.1.

Bảng 6.1. Ma trận hiệu quả đầy đủ dưới dạng thuận


KQ

chi phí

GO

VA

NVA

M


NSLĐ BQ 1 LĐ

GO

L


(1)

NSLĐ BQ 1 LĐ

VA

L


(2)

NSLĐ BQ 1 LĐ

NVA

L


(3)

Mức lợi nhuận BQ 1 LĐ

M

L

(4)


Năng suất

Năng suất

Năng suất

Tỷ suất lợi nhuận tính theo TSDH (TSCĐ)

M V DH

(8)

TSDH (TSCĐ)

TSDH (TSCĐ)

TSDH (TSCĐ)

GO

VA

NVA

V DH

V DH

V DH

(5)

(6)

(7)


Năng suất sử

Năng suất sử

Năng suất sử

Tỷ suất lợi


dụng chi phí

dụng chi phí

dụng chi phí

nhuận tính theo

C

= GO/C

= VA/C

= NVA/C

chi phí





= M/C


(9)

(10)

(11)

(12)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Thống kê doanh nghiệp - 18

NSLĐ BQ 1 LĐ: Năng suất lao động bình quân 1 lao động

- Chỉ tiêu (1) nêu lên bình quân một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng GO.

- Chỉ tiêu (2) nêu lên bình quân một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng VA.

- Chỉ tiêu (3) nêu lên bình quân một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng NVA.

- Chỉ tiêu (4) nêu lên bình quân một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Chỉ tiêu (5) nêu lên bình quân một đồng vốn dài hạn trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng GO.

- Chỉ tiêu (6) nêu lên bình quân một đồng vốn dài hạn trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng VA.

- Chỉ tiêu (7) nêu lên bình quân một đồng vốn dài hạn trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng NVA.

- Chỉ tiêu (8) nêu lên bình quân một đồng vốn dài hạn trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Chỉ tiêu (9) nêu lên bình quân một đồng tổng chi phí sản xuất trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng GO.

- Chỉ tiêu (10) nêu lên bình quân một đồng tổng chi phí sản xuất trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng VA.

- Chỉ tiêu (11) nêu lên bình quân một đồng tổng chi phí sản xuất trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng NVA.

- Chỉ tiêu (12) nêu lên bình quân một đồng tổng chi phí sản xuất trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Như trên đã trình bày, với 4 chỉ tiêu kết quả và 3 chỉ tiêu chi phí tính được 12 chỉ tiêu hiệu quả dưới dạng thuận.

Tương tự như vậy, ta có thể lập bảng tính hiệu quả đầy đủ dưới dạng nghịch.

Bảng 6.2. Ma trận hiệu quả đầy đủ dưới dạng nghịch


KQ

chi phí

GO

VA

NVA

M


NSLĐ BQ 1 LĐ


L GO


(13)

NSLĐ BQ 1 LĐ


L VA


(14)

NSLĐ BQ 1 LĐ


L NVA


(15)

Mức lợi nhuận BQ 1 LĐ

L M

(16)


Năng suất

Năng suất

Năng suất

Tỷ suất lợi nhuận tính theo TSDH (TSCĐ)

V DH

M

(20)

TSDH (TSCĐ)

TSDH (TSCĐ)

TSDH (TSCĐ)


V DH


V DH


V DH

GO

VA

NVA

(17)

(18)

(19)


C

Năng suất sử dụng chi phí

= C/GO

(21)

Năng suất sử dụng chi phí

= C/VA

(22)

Năng suất sử dụng chi phí

= C/NVA

(23)

Tỷ suất lợi nhuận tính theo chi phí = C/M

(24)

- Các chỉ tiêu (13), (14), (15) các chỉ tiêu năng suất lao động – người tính dưới dạng nghịch. Trong thực tế, các chỉ tiêu này còn được gọi là mức hao phí lao động để làm ra một đơn vị kết quả mà đơn vị kết quả đó có thể là GO, VA, NVA, sản phẩm...

- Chỉ tiêu (16) nêu lên: để làm ra một đơn vị lợi nhuận cần chi hết bao nhiêu lao động.

- Các chỉ tiêu (17), (18), (19) và (20) là các chỉ tiêu năng suất vốn dài hạn tính dưới dạng nghịch. Nó phản ánh lượng vốn dài hạn cần có để làm ra một đơn vị kết quả mà đơn vị kết quả đó có thể là GO, VA, NVA, sản phẩm... cần phải có bao nhiêu vốn cố định.

- Các chỉ tiêu (21), (22), (23) và (24) là các chỉ tiêu năng suất sử dụng tổng chi phí sản xuất tính dưới dạng nghịch. Các chỉ tiêu này nêu lên để làm ra một đơn vị kết quả mà đơn vị kết quả đó có thể là GO, VA, NVA, sản phẩm... cần phải chi bao nhiêu đơn vị chi phí sản xuất.

Tương tự như vậy, ta có thể tính các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tăng thêm dưới dạng thuận và dưới dạng nghịch.

Hiện nay, để đầu tư vào cổ phiếu các nhà đầu tư rất quan tâm đến các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận. Thực chất đây cũng là các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đầy đủ dạng thuận được thể hiện như sau:

(1) Nhóm chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận theo tổng tài sản“

Tỷ suất lợi nhuận theo tổng tài sản

= Lợi nhuận x 100% (6.4) Tổng tài sản có bình quân trong năm

- Theo lợi nhuận gộp:


Tỷ suất lợi nhuận gộp theo tổng TS

= Lợi nhuận gộpx 100% (6.5) Tổng tài sản có bình quân trong năm

- Theo lợi nhuận thuần:


Tỷ suất lợi nhuận thuần theo tổng TS

= Lợi nhuận thuầnx 100% (6.6) Tổng tài sản có bình quân trong năm


(2) Nhóm chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu“

Tỷ suất lợi nhuận theo VCSH

- Theo lợi nhuận gộp:

Tỷ suất lợi nhuận gộp theo VCSH

- Theo lợi nhuận thuần:

Tỷ suất lợi nhuận thuần theo VCSH


= Lợi nhuận x 100% (6.7) Vốn chủ sở hữu


= Lợi nhuận gộpx 100% (6.8) Vốn chủ sở hữu


= Lợi nhuận thuầnx 100% (6.9) Vốn chủ sở hữu


(3) Nhóm chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu“


Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

- Theo lợi nhuận gộp:

Tỷ suất lợi nhuận gộp theo doanh thu

- Theo lợi nhuận thuần:

Tỷ suất lợi nhuận thuần theo doanh thu

= Lợi nhuận x 100% (6.10) Doanh thu


= Lợi nhuận gộpx 100% (6.11) Doanh thu


= Lợi nhuận thuầnx 100% (6.12) Doanh thu


6.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bao gồm

6.3.1. Chi phí trên 1 đồng (hoặc 1.000 đồng) doanh thu

Là chỉ tiêu phản ánh số chi phí doanh nghiệp phải chi ra để có 1 đồng (hoặc

1.000 đồng) doanh thu thuần. Công thức:

Chi phí trên 1 đồng doanh thu

= Các khoản chi phí trong SXKD(6.13) Doanh thu thuần

Các khoản chi phí trong sản xuất kinh doanh bao gồm:

- Giá vốn hàng bán.

- Chi phí bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí khác.

Ý nghĩa: chi phí trên 1 đồng (hoặc 1.000đ) doanh thu càng gần đến 1 hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp.

6.3.2. Lợi nhuận trên 1 đồng (hoặc 1.000 đồng) doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng (hoặc 1.000 đồng) doanh thu thuần của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Công thức:


Lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu thuần

Trong đó:

= Lợi nhuận(6.14) Doanh thu thuần

- Lợi nhuận là lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế tuỳ theo mục đích phân tích.

- Doanh thu là doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc bao gồm cả thu nhập khác.

6.3.3. Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh

Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, cho biết cứ một đơn vị vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận

Công thức:


Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh

= Lợi nhuận(6.15) Vốn kinh doanh

Ý nghĩa: hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh càng lớn, hiệu quả kinh doanh càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngược lại.

6.3.4. Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản

Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn, tồn tại dưới hình thức vật chất của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.

Công thức:


Hệ số khả năng sinh lời của tài sản

= Lợi nhuận sau thuế + Số lãi tiền vay phải trả(6.16) Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa: hệ số khả năng sinh lợi của tài sản, không phụ thuộc vào cơ cấu vốn và cho biết cứ 1 đơn vị tài sản đầu tư vào kinh doanh, đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế và nguồn trả lãi ngân hàng.

6.3.5. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sử hữu

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.

Công thức:


Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu

= Lợi nhuận(6.17) Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng lớn, thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

6.3.6. Hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn cố định

6.3.6.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp thu được trong kỳ so với số vốn cố định bình quân, mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ.

Công thức:


Hiệu quả sử dụng vốn cố định

= Doanh thu thuần(6.18) Vốn cố định bình quân

Ý nghĩa: cứ một đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ, sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Vốn cố định bình quân được xác định theo các công thức:

V CD VDK VCK

2


(6.19)

Trong đó:

+ VDK: Vốn cố định có đầu kỳ

+ VCK: Vốn cố định có cuối kỳ


+ V CD : Vốn cố định bình quân

6.3.6.2. Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả Công thức:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

= Vốn cố định bình quân(6.20) Doanh thu thuần

Ý nghĩa: để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định.

6.3.6.3. Khả năng sinh lợi của tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị nguyên giá, (hoặc giá trị còn lại) của tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Công thức:


Khả năng sinh lời của tài sản cố định

= Lợi nhuận(6.21) Nguyên giá bình quân của TSCĐ

Nguyên giá bình quân của tài sản cố định được tính chương 3.

Ý nghĩa: khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

6.3.7. Hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn lưu động

6.3.7.1. Số vòng quay của vốn lưu động

Công thức:


Số vòng quay của vốn lưu động

= Các khoản chi phí trong SXKD

Doanh thu thuần

L M V LD


(6.22)

+ L: số vòng quay của vốn lưu động

+ M: tổng mức luân chuyển của vốn lưu động (doanh thu thuần)


+V LD : vốn lưu động bình quân.

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết bình quân trong năm vốn lưu động quay bao nhiêu vòng. Vốn lưu động bình quân được xác định theo các công thức:

Vốn lưu động ít biến động, không theo dòi được thời gian biến động.

V LD VDK VCK

2

+ VDK: Vốn lưu động có đầu kỳ

+ VCK: Vốn lưu động có cuối kỳ


(6.23)

Vốn lưu động biến động tăng (giảm) tại nhiều thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau

Công thức:

V1 V

V

Vn

V 2

2 n12

n 1

(6.24)

Trong đó: V1; V2 ,. . . Vn: vốn lưu động có ở từng thời điểm trong kỳ nghiên cứu.

6.3.7.2. Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động

Công thức:

K T M

V LD


(6.25)

+ K: kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động

+ T: số ngày dương lịch trong kỳ (T = 360 ngày) Hoặc:

Kỳ luân chuyển vốn lưu động

= (T x Số vốn lưu động bình quân)

Doanh thu thuần

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết bình quân vốn lưu động quay 1 vòng thì mất bao nhiêu ngày.

6.3.7.3. Khả năng sinh lợi của tài sản lưu động

Chỉ tiêu này cho biết, một đơn vị vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ, sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Công thức:


Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản lưu động

= Lợi nhuận(6.26) Giá trị TSLĐ bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của tài sản lưu động càng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

6.3.7.4. Mức đảm nhiệm của vốn lưu động

Công thức:


Mức đảm nhiệm vốn lưu động

= Doanh thu thuần(6.27) Vốn lưu động bình quân

Ý nghĩa: để có được một đơn vị doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thì cần phải chi bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022