Thực Tiễn Áp Dụng Chế Độ Sở Hữu Chung Hợp Nhất Của Vợ Chồng

Thứ hai, sau khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết, những tài sản do người chồng, vợ tạo dựng cùng hoa lợi, lợi tức thu được từ các loại tài sản đó kể từ khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết cho đến ngày trở về, thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của người chồng, vợ đó?

Thứ ba, những hợp đồng mà người chồng, vợ đã ký kết với người khác (người thứ ba) nhưng chưa được thực hiện; các món nợ mà người chồng hoặc vợ vay của người khác nhằm đáp ứng các nhu cầu nuôi dưỡng, giáo dục con cái, nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc cấp dưỡng đối với các thành viên khác trong gia đình thuộc nghĩa vụ chung của vợ chồng theo trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng [46, Điều 25] hay thuộc nghĩa vụ riêng của người chồng, vợ (tài sản riêng của chồng, vợ phải được đảm bảo cho hợp đồng vay nợ đó). Những vấn đề này rất cần thiết được pháp luật dự liệu để có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và liên quan đến quyền lợi của người khác.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định khá đầy đủ về các căn cứ xác lập, nguồn gốc, phạm vi xác lập tài sản chung của vợ, chồng; cùng với quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung giữa vợ chồng. Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta không quy định chế độ tài sản ước định (dựa vào sự thỏa thuận của vợ chồng bằng khế ước) là phù hợp với phong tục, tập quán của gia đình truyền thống Việt Nam.

Quy định pháp luật về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và thực tế các quan hệ HN&GĐ ở nước ta hiện nay. Trong điều kiện hiện nay, việc quy định chế độ sở hữu chung hợp nhất giữa vợ chồng đã tạo sự linh hoạt trong việc tạo dựng tài sản và thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng trong gia đình; khuyến khích vợ, chồng sử dụng các loại tài sản đó vì lợi ích chung của gia đình. Quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng được quy định theo Luật HN&GĐ năm 2000 vừa phù hợp với xu thế chung, vừa bảo đảm tính truyền thống của gia đình Việt Nam.

Do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và mục đích của quan hệ vợ chồng được xác lập, khi dự liệu chế độ tài sản chung giữa vợ chồng, Luật HN&GĐ đã thực hiện cách thức điều chỉnh đặc biệt để quy định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng; những đặc điểm riêng biệt của sở hữu chung hợp nhất giữa vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do hai vợ chồng tạo ra một cách trực tiếp, chỉ cần vợ, chồng tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân; không xác định được tỷ lệ (kỷ phần) từ trước của vợ, chồng đối với tài sản chung; đặc biệt, vợ, chồng được bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu, không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi bên vợ, chồng trong quá trình tạo lập tài sản chung... Đồng thời luật còn dự liệu các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng và hậu quả pháp lý khi chia tài sản chung..

Tuy nhiên, so với Luật HN&GĐ năm 1986 thì Luật HN&GĐ năm 2000 bên cạnh những quy định mới và cụ thể hơn thì vẫn chưa dự liệu cụ thể các vấn đề liên quan đến thành phần tài sản chung (hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay riêng). Trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố chết mà sau đó lại trở về, quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục [46, Điều 26]; [49, Điều 93] nếu người chồng, vợ kia chưa kết hôn với người khác. Vậy, trong trường hợp này thời kỳ hôn nhân ở đây được xem xét như thế nào và chế độ tài sản chung của vợ chồng (căn cứ xác lập tài sản chung) được hiểu và áp dụng như thế nào?

Những vấn đề trên đây cần phải được nghiên cứu để bổ khuyết nhằm hoàn thiện những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong thực tiễn áp dụng.

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG

3.1. Thực tiễn áp dụng chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

3.1.1. Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng chế độ sử hữu chung hợp nhất của vợ chồng

Kế thừa và phát huy thành tựu của Luật HN&GĐ năm 1959 và năm 1986 của nhà nước ta, Luật HN&GĐ năm 2000 sau gần 14 năm thi hành, thực tiễn áp dụng quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đã thể hiện rõ được những ưu điểm của mình, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, ổn định kinh tế xã hội, bảo đảm quyền dân sự nói chung và quyền về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đất nước. Cụ thể như sau:

- Luật HN&GĐ đã quy định tương đối cụ thể và đầy đủ về căn cứ xác lập tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra Luật HN&GĐ cũng quy định về các nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp cụ thể. Quy định đã góp phần cho việc xây dựng một gia đình ổn định về kinh tế - xã hội, cũng góp phần cho các luật chuyên ngành liên quan thực thi được thuận lợi như Luật Đất Đai, Luật thương mại và là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp cụ thể.

- Qua việc ghi nhận những chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 2000 đã góp phần bảo vệ tốt hơn các quyền con người, quyền công dân đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực HN&GĐ.

- Quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đã tạo ra hành lang pháp lý góp phần bảo đảm cho các quan hệ tài sản phát sinh trong nội bộ các thành viên gia đình, cũng như giữa các thành viên gia đình với các chủ thể khác trong xã hội. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình, tạo sự ổn định tài sản nói chung trong giao lưu dân sự, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết chính xác các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

- Quy định về việc đăng kí quyền sở hữu tài sản đứng tên cả vợ chồng là một bước tiến bộ lớn trong pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người vợ, tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho người vợ trong việc tham gia các giao dịch dân sự với người khác ngang bằng với người chồng. Xét về bản chất thì việc đăng ký quyền sở hữu tài sản chung là một trong những biện pháp công khai các quyền tài sản. Khi tài sản đó được đăng kí sở hữu là tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng là đồng chủ sở hữu tài sản và bình đẳng với nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng là một biện pháp bảo vệ quyền của vợ chồng đối với tài sản, trong đó thiết thực nhất là bảo vệ quyền của người phụ nữ. Kết quả của việc việc đăng ký quyền sở hữu là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, là chứng cứ để xác định khối tài sản chung của vợ chồng, là căn cứ pháp lý để giúp người phụ nữ trong gia đình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, là cơ sở để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trước hành vi xâm phạm của người thứ ba hoặc ngay của người chồng về tài sản. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Tài sản chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng" [46, Điều 27]. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2000 quy định các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng kí quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng bao gồm nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu; nếu tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng kí quyền sở hữu trước ngày nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên một trong hai bên thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại Giấy tờ đăng kí quyền sở hữu tài sản để ghi tên cả hai vợ chồng; nếu vợ chống không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng kí quyền sở hữu tài sản, tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

- Quy định nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ trong điều kiện kinh tế - xã hội có những phát triển mới trong nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Đồng thời, giúp Tòa án có thêm các căn cứ pháp lý khi xét xử

các tranh chấp về HN&GĐ nói chung và tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nói riêng. Nhà nước ta đã và đang rất quan tâm xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về HN&GĐ. Có thể khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, chưa bao giờ hệ thống các quy phạm pháp luật HN&GĐ lại được các cơ quan nhà nước quan tâm ban hành kịp thời và đầy đủ như vậy. Ngoài Luật HN&GĐ năm 2000 ban hành ngày 09/06/2000, đã có một loạt các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể, như: Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 về việc thi hành Luật HN&GĐ năm 2000; Nghị định số 70/2001/NĐ-CP; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP....; Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-TANDTC-VKSNDTC; Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP để hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết số 35/2000/QH10; Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP; Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP...

- Bên cạnh việc chú trọng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước ta cũng đã chú trọng hơn tới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật HN&GĐ mới và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Ngày 09/08/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/2000/CT-TTg về việc tổ chức thi hành Luật HN&GĐ, trong đó quy định rõ:

Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật HN&GĐ phải được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ thuộc lực hượng vũ trang nhân dân và trong nhân dân, đặc biệt là ở xã, phường, thị trấn, cụm dân cư, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,...

Trên thực tế, các cơ quan chức năng, đoàn thể xã hội đã thực hiện rất tốt chỉ thị trên. Điều đó đã góp phần nâng cao trình độ dân trí về pháp luật nói chung và pháp luật về HN&GĐ nói riêng. Từ đó, nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ lợi ích của chính mình và của những người có liên quan, đặc biệt là các con của họ. Đây là điều kiện quan trọng giúp Tòa án giải quyết tốt các tranh chấp về HN&GĐ nói chung, tranh chấp về tài sản của vợ chồng nói riêng.

- Trong những năm qua, ngành Tòa án đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao

chất lượng xét xử các vụ án HN&GĐ, TANDTC đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho các thẩm phán Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện, đồng thời cũng triển khai tổ chức tập huấn kịp thời các văn bản pháp luật mới về Luật HN&GĐ cũng như các văn bản pháp luật về dân sự. Trong công tác xét xử, các cấp Tòa án đã cố gắng bám sát các quy định của BLDS, Luật HN&GĐ và đã chú ý thực hiện các hướng dẫn của TANDTC, các ngành hữu quan để vận dụng trong việc giải quyết các vụ án cụ thể. Các hoạt động đó giúp nâng cao chuyên môn của cán bộ cũng như chất lượng xét xử của cơ quan Tòa án các cấp, tuy thực tế giải quyết còn nhiều khó khăn, nhưng Tòa án các cấp đã có nhiều cố gắng để giải quyết một khối lượng công việc rất lớn năm sau cao hơn năm trước.

Các quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 2000 nhìn chung là những quy định tương đối phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội, và phù hợp với tư tưởng của người phương Đông chúng ta. Vậy nên, quy định về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng được người dân biết đến rộng rãi và thực hiện, đi sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân và dần đi vào ý thức của người dân... góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và kinh tế xã hội ổn định, vững mạnh.

3.1.2. Những vướng mắc, bất cập khi áp dụng chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì việc áp dụng chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong thực tiễn diễn ra còn nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, dẫn đến việc thực thi còn gặp nhiều khó khăn, việc giải quyết tranh chấp liên quan kéo dài.

3.1.2.1. Đăng ký quyền sở hữu tài sản chung hợp nhất của vợ chồng

Quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng là việc công nhận và chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tài sản nhằm xác định về mặt pháp lý tài sản đó thuộc sở hữu chung hay sở hữu riêng của vợ chồng.

Mặc dù pháp luật đã quy định tài sản chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi

tên cả vợ và chồng, song trên thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp tài sản chung của vợ chồng nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của một bên mà chủ yếu là ghi tên người chồng. Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới tiến hành với sự tài trợ của Unicef thì tỷ lệ đứng tên giấy tờ sở hữu/quyền sử dụng một số tài sản của người vợ so với người chồng được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Người đứng tên giấy tờ sở hữu/quyền sử dụng một số tài sản phân theo thành thị - nông thôn

Đơn vị tính: (%)



Tài sản

Thành thị

Nông thôn


Vợ


Chồng

Vợ và chồng


Vợ


Chồng

Vợ và chồng

Nhà/ đất ở

20.9

61.1

18

7.3

88.6

4.2

Đất canh tác, đất đồi rừng

15.2

76.9

7.9

8.0

87.2

4.8

Cơ sở sản xuất, kinh doanh

53.0

40.0

6.9

31.4

62.4

6.2

Ô tô

25.0

75.0

00

18.2

77.7

4.0

Xe máy

12.1

67.9

20.0

8.0

87.8

4.2

Ghe/thuyền máy

2.2

79.2

18.7

2.8

92.5

4.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam - 10

Nguồn: Điều tra gia đình Việt Nam 2006 - do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới tiến hành với sự tài trợ của Unicef, 2006.


Qua bảng trên cho thấy, đa phần vẫn là người đàn ông, người chồng trong gia đình đứng tên giấy tờ sở hữu.

* Vấn đề đăng kí quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2006 hay là Luật Đất Đai năm 2003 thì trong phần ghi tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác đều quy định: quyền sử dụng đất, nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì trên giấy chứng nhận đều phải ghi tên của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn.

Tìm hiểu về nhận thức của người dân về việc ai là người đứng tên trên Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác, qua đó có thể thấy quan điểm về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực này. Số liệu của Cuộc điều tra bình đẳng giới năm 2005-2006 do Viện khoa học xã hội Việt Nam tiến hành sẽ thể hiện quan niệm việc chồng hay vợ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác theo khu vực sinh sống:

Bảng 3.2: Quan niệm về việc chồng hay vợ đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác theo khu vực sinh sống

Đơn vi tính: (%)



Thành thị

Nông thôn



Hai vợ chồng


Chỉ

chồngđứng tên

Chỉ vợ đứng

tên


Ai cũng

được


Hai vợ

chồng


Chỉ

chồngđứng tên

Chỉ vợ đứng

tên


Ai cũng

được

Nhà

57.6

13.1

3.2

25.4

60.2

23.1

1.1

14.9

Đất

57.6

13.9

3.2

25.6

59.5

23.9

1.2

14.7

Nguồn: Điều tra bình đẳng giới năm 2005-2006, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.


Qua bảng trên cho thấy, đa số người dân đồng tình với việc cả vợ và chồng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác. Nhưng cũng cho thấy tồn tại nhận thức ở khu vực nông thôn quan niệm chỉ cần người chồng đứng tên tài sản nhà/đất phổ biến hơn người dân ở thành thị.

Điều này chứng tỏ một thực trạng: mặc dù pháp luật đã có quy định rõ ràng về việc đứng tên tài sản do hai vợ chồng tạo lập nhưng trong nhận thức của người dân vẫn chưa thống nhất. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, tỷ lệ người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: 44% là chồng, 22% là hai vợ chồng, 19,7% là vợ, 7,4% là người khác, 6,9% là bố mẹ.

Từ những số liệu trên (về nhận thức và thực tế của việc đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác) phản ánh một thực tế: mặc dù pháp luật đã quy định về việc đăng kí tên hai vợ chồng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác, song dường như việc triển khai những quy định này vẫn chưa đi vào cuộc sống.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí