Các Quy Định Pháp Luật Về Sở Hữu Chung Hợp Nhất Của Vợ Chồng

* Đối với phương tiện giao thông

Các phương tiện giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ nên pháp luật đòi hỏi phải đăng kí quyền sở hữu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đồng thời xác định trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu đối với các phương tiện cơ giới. Là tài sản chung của vợ chồng, các phương tiện giao thông khi đăng ký quyền sở hữu, pháp luật quy định phải ghi tên cả hai vợ chồng. Mặc dù thực tế không phức tạp như giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác song hiện tại còn rất nhiều tài sản chung của vợ chồng là phương tiện giao thông nhưng khi đăng ký sở hữu chung của vợ chồng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng mà chủ yếu là ghi tên của người chồng. Điều này phản ánh một thực tế: mặc dù Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản luật có liên quan đã quy định rất rõ là đối với tài sản chung của vợ chồng cần phải đăng kí quyền sở hữu phải ghi tên hai vợ chồng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau việc đăng kí này đối với phương tiện giao thông cũng chưa được triệt để áp dụng. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của vợ chồng cũng như quyền lợi của bên thứ ba khi thiết lập giao dịch dân sự với vợ chồng nhất là đối với những phương tiện giao thông có giá trị rất lớn như ô tô, tàu thủy, máy bay...và khi có tranh chấp xảy ra, bên không có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu sẽ không có căn cứ hoặc khó chứng minh tài sản đó là của mình.

Ngoài ra, đối với một số tài sản khác như quyền sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, thẻ tiết kiệm..., theo quy định của pháp luật cũng đòi hỏi phải ghi tên vợ chồng, nhưng trong trong nhiều trường hợp chỉ đứng tên có một bên [37].

Có thể nói rằng, việc đăng kí quyền sở hữu tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của gia đình. Việc yêu cầu người vợ được đứng tên cùng người chồng trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản sẽ không chỉ bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ tài sản mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nếu xảy ra.

3.1.2.2. Các quy định pháp luật về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

Xét thấy quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là quy định

Một số quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 còn chưa phù hợp, cụ thể:

- Căn cứ xác lập tài sản chung:

Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra… trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ, chồng có thỏa thuận là tài sản chung” [46, Điều 27]. Theo quy định trên, nếu tài sản được đưa vào sử dụng chung nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản thì có cho là “đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung” được không? Điều này trên thực tế có hai quan điểm về vấn đề này:

- Quan điểm thứ nhất: Tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào khai thác, sử dụng chung là tài sản chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Quan điểm thứ hai: Tài sản riêng mặc dù được đưa vào khai thác, sử dụng chung nhưng không có văn bản thỏa thuận đưa tài sản riêng này vào tài sản chung thì vẫn là tài sản riêng.

Xét về bản chất thì quan điểm thứ hai có phần hợp lý hơn. Bởi khi kết hôn không ai làm văn bản thỏa thuận tài sản nào là chung, tài sản nào là riêng nhưng luật pháp đã quy định quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng. Nếu rõ ràng đó là tài sản riêng thì khi ly hôn, tòa phải tuyên chấp nhận mặc dù có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của một số người [72].

Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam - 11

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật HN&GĐ năm 2000 thì căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng trước hết dựa vào “thời kỳ hôn nhân”. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật dân sự và HN&GĐ, trong một số trường hợp cụ thể, việc xác định “thời kỳ hôn nhân” chưa được luật dự liệu. Các văn bản hướng dẫn áp dụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa đề cập tới nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đối với các trường hợp này:

- Trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố chết, mất tích mà sau đó lại trở về pháp luật mới chỉ dự liệu về quan hệ hôn nhân, còn về vấn đề tài sản chung của vợ chồng thì Luật HN&GĐ năm 2000 chưa được dự liệu cụ thể.

Ví dụ: Trường hợp Nguyễn Văn A và Phạm thị B kết hôn theo đúng trình tự,

thủ tục vào 19/06/2000. Đến ngày 20/04/2004 anh Nguyễn Văn A bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích theo quy định pháp luật, đến ngày 10/10/2006 anh Nguyễn Văn A đột nhiên trở về. Vậy thời gian từ khi anh Nguyễn Văn A bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích (20/04/2004) đến thời điểm anh trở về (10/10/2006) thì tài sản do mỗi bên làm ra là tài sản chung hay là tài sản riêng của vợ chồng?

- Hay trường hợp hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ chồng có được từ trước khi kết hôn thì được xác định là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng.

Ví dụ: Trước khi kết hôn, anh Lê Hữu T có số tiền tiết kiệm gửi ngân hàng 1 tỷ đồng, số tiền lãi hàng tháng được coi là tài sản riêng của anh. Nhưng sau khi kết hôn số tiền lãi gửi ngân hàng này được xác định là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng?

Do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên trên thực tế có hai quan điểm khác nhau khi áp dụng. Có quan điểm cho rằng đây là tài sản riêng của anh Lê Hữu T nên số tiền lãi này là thu nhập riêng của anh từ tài sản riêng nên vẫn là tài sản riêng. Nhưng có quan điểm lại cho rằng, thu nhập tiền lãi này vẫn là thu nhập của anh T trong thời kỳ hôn nhân nên sẽ là tài sản chung của vợ chồng.

Chính vì pháp luật chưa dự liệu nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng trong hai trường hợp này, nên trong thực tế giải quyết tranh chấp khi xảy ra cơ quan chức năng đã gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc.

- Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung:

Theo các quy định tại Điều 25, khoản 2 Điều 28 và khoản 3 Điều 95 của Luật HN&GĐ năm 2000, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng chưa được luật quy định cụ thể.

Nhu cầu đời sống chung của gia đình bao gồm các lợi ích về tinh thần, vật chất của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình. Tài sản chung của vợ chồng là cơ sở kinh tế nhằm đáp ứng những lợi ích của vợ, chồng và các thành viên gia đình. Tính tất yếu phải có tiền bạc, tài sản của vợ chồng để đảm bảo cho gia đình tồn tại và phát triển; bảo đảm nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng;

nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái... Những giao dịch mà vợ, chồng thiết lập với người khác nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cuộc sống gia đình (ăn, ở, học hành, chữa bệnh...) thì pháp luật luôn coi là đã có sự thỏa thuận mặc nhiên của cả hai vợ chồng; nếu liên quan đến tài sản có giá trị lớn mới cần phải có sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Pháp luật cũng quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình [46, Điều 25]. Nhưng pháp luật đã không dự liệu thế nào là “nhu cầu thiết yếu”, trên thực tế đã có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này dẫn đến sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật.

Thực tế cho thấy, vấn đề phân biệt nợ chung hay nợ riêng của vợ, chồng là rất khó khăn trên cơ sở đó để quy kết trách nhiệm (nghĩa vụ) chung của vợ chồng hay trách nhiệm cá nhân của vợ, chồng. Cuộc sống vợ chồng rất tế nhị và phức tạp, đặc biệt đối với gia đình truyền thống phương Đông. Đời sống vợ chồng chủ yếu là sự gắn kết tình cảm yêu thương, hạnh phúc giữa vợ chồng, vấn đề tiền bạc, tài sản thường bị “xem nhẹ”. Tuy nhiên, khi có tranh chấp lại thường rất gay gắt và phức tạp, thực tiễn áp dụng luật giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng ở nước ta nhiều năm qua đã chứng minh điều đó. Có trường hợp món nợ đó do một bên vợ, chồng vay hoặc cả hai vợ chồng cùng đi vay, nhưng chỉ có một bên vợ, chồng ký (điểm chỉ) vào giấy vay nợ và đến khi có tranh chấp, việc xác định “nợ chung” hay “nợ riêng” giữa vợ chồng với chủ nợ thường gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp, cần phải xem xét, giải quyết công minh, khách quan của Tòa án các cấp. Nhưng, thực tế vẫn còn những bản án, quyết định thiếu sót về vấn đề này. Ví dụ: Tranh chấp tài sản khi ly hôn giữa bà Huỳnh Thị Thương và ông Nguyễn Hoàng Việt về số nợ 173.000.000 đồng mà bà Thương đã vay để mua hai sạp quần áo. Giấy tờ vay nợ cũng chỉ có chữ ký của bà Thương. Trên cơ sở đó, cả Tòa án cấp sơ thẩm (TAND quận Phú Nhuận) và Tòa án cấp phúc thẩm (TAND thành phố Hồ Chí Minh) đều xác định khoản nợ 173.000.000 đồng là nợ riêng của bà Thương. Trên thực tế: Thời điểm mua hai sạp quần áo trùng với thời điểm bà Thương vay 173.000.000 đồng. Mặt khác, theo Ban quản lý chợ, nơi vợ chồng bà Thương kinh doanh, hai sạp quần áo có

giá trị tương đương 173.000.000 đồng. Bản thân ông Việt nói rằng, hai sạp quần áo mua bằng một phần tiền vốn của hai vợ chồng, nhưng ông cũng không chứng minh được nguồn vốn đó có thực hay không, trong khi ông Việt luôn cùng vợ kinh doanh trên hai sạp quần áo đó thì đương nhiên ông phải biết việc mua hai sạp quần áo và để kinh doanh được vợ chồng lấy từ nguồn vốn nào. Do đó, quyết định của hai cấp Tòa án là không thỏa đáng, cần xác định 173.000.000 đồng là nợ chung của bà Thương và ông Việt thì mới đúng tinh thần Điều 25 Luật HN&GĐ [12, tr.181].

- Chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng:

Luật HN&GĐ năm 2000 đã không dự liệu về nguyên tắc chia (đôi) tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng có yêu cầu, có lẽ đây là một “khiếm khuyết” của Luật HN&GĐ năm 2000.

Việc pháp luật HN&GĐ chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện của người thứ ba trong trường hợp này không được thừa nhận [46, Điều 29] là hoàn toàn phù hợp về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định này vào thực tiễn vẫn còn vấn đề bất cập và cần phải có sự vận dụng linh hoạt hơn. Theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận [46, Điều 33]. Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản. Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ không được đảm bảo.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn T cho anh Lê Văn H vay số tiền là 300 triệu đồng để đầu tư kinh doanh. Nhưng anh H đầu tư kinh doanh bị thua lỗ dẫn đến phá sản, không có tiền để chi trả cho anh T. Vợ chồng anh Lê Văn H có một ngôi nhà 3 tầng có thể bán để lấy một phần trả nợ cho anh T, nhưng anh H và vợ không đồng ý bán

ngôi nhà, và anh H cũng không yêu cầu chia tài sản chung này để lấy tiền trả tiền cho anh T. Vậy trong trường hợp này nên thừa nhận quyền yêu cầu của anh T về việc chia tài sản chung của vợ chồng (ngôi nhà 3 tầng) để lấy phần tài sản của anh H có nghĩa vụ thanh toán nợ. Như vậy thì quyền lợi của anh T được bảo đảm hơn.

Ngoài ra, về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định: “sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, các thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ, chồng được coi là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác” [5, Điều 8]. Như vậy, theo quy định này ta có thể hiểu là pháp luật nước ta chấp nhận chế độ “biệt sản” (là một loại chế độ tài sản giữa vợ chồng, trong đó không có khối cộng đồng tài sản). Ngoài ra điều này mâu thuẫn với Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 khi quy định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng.

Luật HN&GĐ năm 2000 và Nghị định số 70 quy định các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không có lý do chính đáng thì bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2000 lại không quy định ai là người có thể yêu cầu Toà án hủy bỏ thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp thoả thuận này vi phạm các điều kiện được quy định tại Điều 29 Luật HN&GĐ hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, đến việc trông nom, nuôi dưõng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Về việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Luật HN&GĐ năm 2000 không có quy định về vấn đề này mà trong Nghị định số 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ quy định về việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, văn bản không quy định rõ về hậu quả pháp lý sau khi khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng.

Ngoài ra còn có một số quy định khác chưa phù hợp:

Một là, một số quy định của Luật còn cứng nhắc, chưa tạo được cơ chế pháp lý linh hoạt, phù hợp với bản chất của các quan hệ HN&GĐ. Ví dụ, Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ quy định một chế độ tài sản duy nhất của vợ chồng là chế độ tài sản pháp định mà không có quy định cho phép vợ chồng được lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận - Chế độ tài sản ước định. Như vậy, quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật hiện hành chưa đảm bảo cho vợ chồng thực hiện được quyền tự thỏa thuận, tự định đoạt đối với tài sản của mình đã được quy định trong pháp luật dân sự.

Hai là, một số quy định có tính khả thi chưa cao. Ví dụ: Luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả hai vợ chồng. Quy định này còn gặp rất nhiều khó khăn trong thực tiễn thi hành. Trên thực tế, quy định này mới chỉ áp dụng được ở một mức độ nhất định đối với tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở, còn những tài sản khác (phương tiện giao thông, chứng khoán…) về cơ bản, là chưa thực hiện được việc ghi tên cả hai vợ chồng trên giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Trong thực tiễn, vì nhiều lý do nhiều người đã chọn chỉ đứng tên vợ hoặc chồng trên giấy tờ giao dịch tài sản chung nên đã gây khó khăn cho việc xác định tài sản chung - riêng khi có tranh chấp cũng như khi thực hiện các giao dịch về tài sản.

Ví dụ: trường hợp của Ông bà Đ.T.B. và P.Đ.N. (ở Hoài Nhơn, Bình Định) kết hôn năm 1995. Do những bất hòa trong cuộc sống nên năm 2007 họ ra tòa ly hôn nhưng thời điểm này họ không yêu cầu tòa chia tài sản chung. Năm 2011, sau khi đi lao động ở nước ngoài trở về bà B mới yêu cầu chia tài sản chung, trong đó có 2 lô đất; tuy nhiên, ông N cho rằng hai lô đất là do ông đứng tên hộ một người họ hàng. Tại phiên tòa sơ thẩm, tòa chia mỗi người một lô đất; sau đó, do có kháng cáo nên TAND tỉnh đã mở phiên tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm vì vi phạm tố tụng.

Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2, Tòa án huyện chỉ chấp nhận 1 trong 2 lô đất là tài sản chung vợ chồng, lô còn lại Tòa xác định ông N. chỉ đứng tên hộ, vì thế bà B chỉ được chia 1 nửa lô đất này. Đương sự tiếp tục kháng cáo, ông N vẫn cho rằng cả

thửa đất tòa đem chia ông cũng chỉ là người đứng tên hộ. Tháng 8/2013, Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục hủy án sơ thẩm, vòng quay tố tụng bắt đầu từ điểm xuất phát…

Như vậy, cả trong trường hợp (như của ông N nói trên) nếu chỉ đứng tên một người mà không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng thì theo luật vẫn được xác định là tài sản chung. Thực tế, có rất nhiều trường hợp vợ/chồng được tặng, cho hoặc thừa kế riêng tài sản và họ không nhập tài sản này vào khối tài sản chung, nhưng vì họ không thể chứng minh được việc này thì đó vẫn là tài sản chung và phải được đem chia nếu có tranh chấp [1].

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung (* Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu), năm 1996 kết hôn với anh Nguyễn Hoàng Ân (cùng địa phương). Khi kết hôn lúc đó còn khó khăn, thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào cửa hàng may của chị Nhung. Năm 2001, anh Ân khăn gói lên TP.HCM kiếm sống, một người quen giúp đỡ giới thiệu anh vào làm trong một công ty cung cấp suất ăn công nghiệp. Quyết vượt qua cái nghèo, anh vừa làm vừa học, không lâu sau thì được cất nhắc vị trí quản lý. Sau đó, anh chủ động ra ngoài lập cơ sở riêng. Sau khi kiếm được tiền, anh Ân bắt đầu thay đổi. Năm 2008, chị Nhung quyết định lên TP.HCM sống cùng chồng, nhưng, anh lại thường xuyên vắng nhà, thỉnh thoảng mới ghé về một hai ngày rồi lại đi sau đó thì chị chết lặng khi biết chuyện anh có con rơi. Vào giữa năm 2011, anh Ân nộp đơn xin ly hôn, đòi quyền nuôi con. Biết chẳng thể níu kéo, chị Nhung chấp thuận ly hôn. Chị cũng chấp nhận cho con theo cha vì điều kiện kinh tế của anh ổn định hơn. Chị đau đớn: “Tôi không muốn con trai phải khó xử trong việc chọn lựa giữa cha và mẹ. 17 tuổi, tôi tin con tôi đủ lớn để hiểu nỗi đau của mẹ nó”. Trong phiên hòa giải, chị Nhung yêu cầu chia tài sản với số tiền được kê khai tại tòa là hơn 70 tỷ đồng. Thế nhưng, anh Ân lại đưa ra những giấy tờ nợ nần vượt xa con số đó. Bất động sản của vợ chồng chị nằm ở nhiều địa phương, việc thẩm định khó khăn, tòa kéo dài vụ việc. Cũng từ ngày nộp đơn ly hôn, anh Ân luôn tìm cách phá rối cuộc sống của chị và không chu cấp cho chị nữa. Mảnh vườn chị trồng cây trái, đến mùa thu hoạch Ân cho người đến phá, cấm thương lái mua hàng của chị, đe dọa, mua chuộc không cho ai đến làm công cho chị. Gần ba năm mòn mỏi, để tòa nhanh

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí