Các Trường Hợp Chấm Dứt Sở Hữu Chung Của Vợ, Chồng Đối Với Quyền Tài Sản

chỉ được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án được xét duyệt v.v…

Hay đối với quyền SHTT thì quyền định đoạt của chủ sở hữu bị hạn chế trong một số trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu quyền SHCN chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

b) Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng

c) Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó

d) Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

e) Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó

Đối với quyền đặc thù như quyền SHTT thì việc định đoạt của chủ sở hữu quyền SHTT cũng có điểm đặc biệt. Như đã phân tích ở trên, với một quyền SHTT thì chủ sở hữu lại có nhiều phân nhánh quyền tài sản khác nhau, nội dung các quyền tài sản thuộc quyền SHTT phụ thuộc vào từng đối tượng của quyền. Chủ sở hữu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản đó hoặc chủ sở hữu có thể chuyển giao một số quyền tài sản cho chủ thể này và một số quyền tài sản khác cho chủ thể khác miễn là không có sự mâu thuẫn về lợi ích của các chủ thể ở đây. Điều này một lần nữa lại chứng minh được giá trị và ý nghĩa to lớn mà quyền SHTT mang lại cho chủ sở hữu.

Vì nội dung các quyền năng cơ bản của chủ sở hữu quyền tài sản có tính chất đặc biệt như đã phân tích ở trên nên việc thực hiện các quyền năng của đồng chủ sở hữu của vợ và chồng đối với quyền tài sản thuộc sở hữu chung làm phát sinh rất nhiều vấn đề phức tạp.

Vấn đề thứ nhất đó là hầu hết các quyền tài sản đều có giá trị lớn và theo quy định của luật thì đối với việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch dân sự liên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận. Vậy việc thỏa thuận của vợ, chồng trong trường hợp này có nhất thiết phải thể hiện bằng văn bản hay không? Nếu việc thỏa thuận hoặc ủy quyền giữa vợ và chồng không được lập thành văn bản thì khi xảy ra tranh chấp việc chứng minh việc đồng thuận giữa vợ và chồng là rất khó. Các chủ thể khác khi tham gia giao kết hợp đồng với người vợ hoặc chồng liên quan đến các quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng có buộc phải có sự đồng ý của chồng hoặc vợ của người đó hay không?

Vấn đề thứ hai là đối với các quyền nhân thân gắn với tài sản là các quyền tài sản đặc thù thì việc thực hiện quyền của đồng sở hữu chủ của vợ hoặc chồng người đó có được đảm bảo hay không. Điển hình như quyền đối với phần vốn góp trong các công ty có tư cách pháp nhân hay các quyền SHTT. Cụ thể là tài sản chung của vợ, chồng là cổ phần trong một công ty mà cổ phần đó lại là cổ phần ưu đãi biểu quyết thì chỉ người vợ hoặc chồng được sử dụng quyền đó chứ không thể cả hai cùng sử dụng. Vậy nếu vợ, chồng không thỏa thuận được người nào được sử dụng quyền đó thì cần phải phân định ra sao? Hay trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả vẫn có quyền tài sản gắn với nhân thân đó là quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, vậy vợ hoặc chồng của người đó có được sử dụng quyền này như một tài sản chung hay không?

Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam - 12

Thực ra trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành thì các quy định về quyền tài sản vẫn chưa thực sự rõ ràng dẫn đến nhiều khó khăn cho chủ sở hữu sở hữu tài sản khi thực hiện quyền năng của mình đặc biệt là với trường hợp sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản thì việc thực hiện quyền năng của chủ sở hữu lại càng khó khăn hơn. Vấn đề này rất cần được giải quyết sớm để đảm bảo quyền lợi hợp của các chủ sở hữu quyền tài sản.

2.1.4 Các trường hợp chấm dứt sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản

Quan hệ sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản là một quan hệ pháp luật và có thể được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

* Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Theo quan niệm của người Việt Nam nói chung thì trong quan hệ vợ chồng, yếu tố tình cảm được đặc biệt chú trọng, các yếu tố vật chất chỉ mang tính bổ sung, nhằm củng cố quan hệ tình cảm của vợ chồng. Vấn đề tranh chấp về tài sản chung của vợ, chồng thường chỉ xảy ra trong các trường hợp đặc biệt và thường xảy ra nhất đó là khi vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Tuy nhiên ngay cả khi vợ chồng không có mâu thuẫn thì nhu cầu chia tài sản chung vẫn có thể được đặt ra trong thời kỳ hôn nhân nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của mỗi người như cần vốn để đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác mà không muốn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người kia. Vì nhận thức được nhu cầu đó, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã dự liệu một cách giải quyết những rắc rối về mặt tài sản giữa vợ, chồng trong trường hợp này đó là quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vấn đề này được điều chỉnh từ khi Luật HN&GĐ Việt Nam 1986 có hiệu lực và nó tiếp tục được phát triển ở Luật HN&GĐ Việt Nam 2000. Những quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có ý nghĩa khác biệt so với chế định về ly hôn, bởi lẽ, khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, chỉ có quan hệ sở hữu tài sản có sự thay đổi, trong khi đó ly hôn là sự kiện pháp lý chấm dứt cả quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể do mâu thuẫn gia đình không thể điều hoà được nhưng các bên không muốn ly hôn, hay các bên muốn đầu tư kinh doanh riêng, hoặc phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng… do đó để bảo vệ quan hệ giữa vợ, chồng cũng như không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp mỗi bên vợ hoặc chồng cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của bên thứ ba, việc pháp luật ghi nhận về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ra đời như một tất yếu trong điều kiện kinh tế xã hội

hiện nay. Các quy định này của pháp luật giúp giải toả được những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình đồng thời giảm thiểu một tỷ lệ lớn việc các cặp vợ chồng ly hôn, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của người thứ ba liên quan.

LHN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã ghi nhận các trường hợp chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân đồng thời quy định rõ thủ tục và hậu quả pháp lý từ việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể là:

- Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án.

- Lý do để chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại đó là trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác.

- Việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản, nếu vợ, chồng không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

- Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.

Đây là các nguyên tắc cơ bản để chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân áp dụng chung cho mọi loại tài sản. Về nguyên tắc, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì quan hệ sở hữu chung của vợ, chồng đối với khối tài sản đã chia là chấm dứt. Câu hỏi đặt ra là vậy đối với các tài sản mới phát sinh sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì có thuộc sở hữu chung của vợ, chồng hay không hay nói cách khác là có còn quan hệ sở hữu chung của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nữa hay không? Căn cứ vào câu chữ trong quy định tại Điều 8 NĐ70/2001/NĐ-CP về hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân ta có thể hiểu theo tư duy của các nhà

làm luật thì sau khi chia tài sản chung thì quan hệ sở hữu chung của vợ, chồng chấm dứt hoàn toàn vì “thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.” Như vậy quy định này là trường hợp ngoại lệ mà pháp luật cho phép vợ, chồng được thỏa thuận lựa chọn quan hệ tài sản giữa hai người mà lúc này là theo chế độ tài sản riêng mà không có tài sản chung. Cách quy định này không hợp lý và gây ra nhiều khó khăn trong thực tế cụ thể là:

Trước hết vì nhiều lý do chính đáng khác nhau nên vợ, chồng mới có việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như để đầu tư, kinh doanh riêng hoặc để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng… nhiều trường hợp sau khi chia tài sản chung vợ, chồng vẫn chung sống và vì mục đích duy trì đời sống chung của cả gia đình mà vẫn cần có khối tài sản chung. Nếu vợ, chồng cùng chung sống mà không thỏa thuận về việc xác lập khối tài sản chung mới thì gia đình sẽ tồn tại như thế nào, đời sống của các con có được đảm bảo hay không? Việc thỏa thuận xác lập khối tài sản chung của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có cần lập thành văn bản hay không? Nếu sau một thời gian chung sống hai bên xảy ra tranh chấp về tài sản thì sẽ phân định như thế nào? Theo nguyên tắc xác định tài sản chung của vợ, chồng được nêu tại Điều 27 LHN&GĐ 2000 thì mọi tài sản vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, vậy quy định như trên có mâu thuẫn với nguyên tắc này hay không?

Thứ hai là theo quy định tại Điều 27 thì có nhiều căn cứ để xác định tài sản chung của vợ chồng mà “thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên” chỉ là một căn cứ. Nếu hiểu máy móc theo cách quy định của Điều 8 NĐ 70 thì trừ thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên là tài sản riêng còn tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung hoặc quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn là tài sản chung.

Thứ ba là quy định của Điều 8 NĐ 70 chỉ có thể áp dụng được một cách triệt để hay nói cách khác là quan hệ sở hữu chung của vợ, chồng chỉ chấm dứt nếu vợ, chồng chia toàn bộ tài sản chung còn nếu chỉ chia một phần thì quan hệ sở hữu chung của vợ chồng vẫn còn.


Một vấn đề khác đó là LHN&GĐ 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định về nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Vậy khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng sẽ dựa vào đâu để phân chia và nếu vợ, chồng không thỏa thuận được thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào quy tắc pháp lý nào để phân chia giúp họ? Thực tế khi các tòa án xét xử các vụ việc yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì các thẩm phán vẫn tuân theo nguyên tắc chia đôi tài sản. Việc áp dụng nguyên tắc chia đôi tài sản trong trường hợp này là phù hợp với tính chất quan hệ sở hữu chung của vợ chồng đó là sở hữu chung hợp nhất, không thể xác định rõ phần quyền của mỗi bên đối với khối tài sản chung.

Vấn đề cuối cùng đó là Luật HN&GĐ 2000 quy định một trong những căn cứ để chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đó là “có lý do chínhh đáng”. Đây là một quy định mở vì các nhà làm luật chưa dự liệu hết được các trường hợp. Tuy nhiên thế nào là lý do chính đáng thì Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể. Tìm về các văn bản trước đây có thể thấy theo Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 thì trường hợp vợ chồng tính tình không hợp nhưng con cái đã lớn không muốn li hôn, được coi là một trường hợp có lí do chính đáng (trường hợp này có thể được coi là “li thân thực tế”). Theo người viết thì trường hợp một người thường xuyên có hành vi phá tán tài sản mà không thuộc trường hợp bị tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự (vì không nghiện hút hay nghiện các chất kích thích khác) cũng được coi là lí do chính đáng để vợ chồng chia tài sản chung. Thực tế là không hề có một chuẩn mực nào để đánh giá sự chính đáng trong lí do của việc chia tài sản chung, nếu như việc chia tài sản

chung do tòa án quyết định thì một lí do có được coi là lí do chính đáng khác không sẽ do tòa án cân nhắc, còn nếu việc chia là do vợ chồng thỏa thuận thì không thể kiểm soát được lí do chia tài sản có là chính đáng hay không.

* Khi vợ hoặc chồng chết trước hoặc cả hai cùng chết

Nếu cả hai bên cùng chết vào cùng một thời điểm hoặc một trong hai bên vợ hoặc chồng chết thì đều dẫn đến việc chấm dứt quan hệ tài sản chung giữa vợ, chồng tuy nhiên hậu quả pháp lý đối với khối tài sản chung thì không giống nhau. Nếu cả vợ và chồng cũng chết thì khối di sản của hai người sẽ được chia đôi và chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên vấn đề sẽ phức tạp hơn nến vợ hoặc chồng chết trước. Khi một trong hai bên chết trước thì tài sản chung sẽ được giải quyết như sau: nếu hai vợ chồng có di chúc chung thì khi người cuối cùng chết tài sản sẽ được chia theo di chúc của vợ, chồng. Nếu không có di chúc chung thì tài sản sẽ thuộc được chia theo pháp luật trong đó, khối tài sản chung của vợ, chồng được chia đôi, một nửa thuộc về người còn sống, một nửa khối tài sản chung thuộc sở hữu của người đã chết sẽ được chia theo pháp luật trong đó người vợ, hoặc chồng còn sống sẽ được hưởng một phần di sản, phụ thuộc vào số lượng người thừa kế ở hang thừa kế thứ nhất. Điều 676 khoản 1 điểm a BLDS 2005 có quy định những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha, mẹ đẻ, con ruột, vợ hoặc chồng của người đã chết. Ví dụ: nếu người đã chết vẫn còn cha, mẹ và có 3 người con thì lúc này người vợ, hoặc chồng của người đó chỉ được chia 1 phần 7 khối di sản mà người chết để lại.

* Khi ly hôn

Khi hôn nhân kết thúc cũng là lúc chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của quan hệ sở hữu chung giữa vợ và chồng. Đối với trường hợp ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc sẽ được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập (Điều 95 LHN&GĐ 2000). Nguyên tắc này được coi là khá phù hợp vì đảm bảo quyền lợi của các bên đối với khối tài sản chung. Về nguyên tắc, quan hệ

sở hữu chung của vợ, chồng là sở hữu chung hợp nhất và không thể xác định phần quyền của mỗi bên trong quan hệ đó, tuy nhiên khi chấm dứt đời sống hôn nhân, quan hệ sở hữu chung không còn thì căn cứ để xác định phần quyền của mỗi bên đó chính là công sức đóng góp của mỗi người vào việc duy trì, tạo lập và phát triển tài sản chung. Việc công nhận lao động trong gia đình cũng là lao động có thu nhập là một điểm rất tiến bộ nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người vợ hoặc chồng làm công việc gia đình tuy nhiên việc tính công sức của người lao động trong gia đình không phải là một điều đơn giản. Công sức của người lao động trong gia đình không thể đơn giản tính như thu nhập của người giúp việc gia đình mà công sức của người vợ hoặc chồng làm việc trong gia đình ở đây còn phải được tính về cả giá trị tinh thần và sự hy sinh cho gia đình mà điều này rất khó định lượng. Khi ly hôn vợ và chồng có quyền thỏa thuận về việc xác định phần tài sản của mỗi người, nếu không có thỏa thuận, thì mỗi người nhận một nửa. Nếu không có sự nhất trí giữa vợ và chồng, thì thẩm phán xác định phần của mỗi người bằng cách áp dụng các nguyên tắc nêu trên.

Vấn đề phức tạp đặt ra trong các trường hợp chấm dứt sở hữu chung của vợ, chồng cần phải phân chia tài sản chung đó là việc xác định tài sản nào là tài sản chung và phân chia tài sản chung ra sao. Đối với quyền tài sản thì vì mang tính vô hình nên khi phân chia tài sản là quyền tài sản thì không thể chia được về mặt vật chất mà chỉ có thể phân chia dựa trên giá trị của quyền đó. Nếu các bên có thể thỏa thuận được về việc chia tài sản thì không cần có vấn đề gì đặt ra, tuy nhiên hầu hết trường hợp chia tài sản đều phát sinh tranh chấp do các bên không thỏa thuận được, khi đó cần đến sự phân xử của Tòa án. Lúc này Tòa án sẽ giúp các bên định giá các quyền tài sản và phân chia các quyền tài sản chung đó. Tuy nhiên việc định giá các quyền tài sản không phải là điều dễ dàng đặc biệt là các quyền SHTT. Giá trị của quyền SHTT là rất lớn và có thể thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào khả năng khai thác của quyền đó. Ví dụ quyền đối với sáng chế, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có quyền chuyển giao quyền sử dụng không độc quyền cho rất nhiều chủ thể khác và mỗi hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đó lại mang lại những khoản tiền

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2023