Tỉ Lệ Án Hôn Nhân Gia Đình Về Tranh Chấp Tài Sản Chung So Với Tổng Số Án Hôn Nhân Gia Đình Một Số Năm Gần Đây

chóng xét xử, chị Nhung phải xin rút lại một số tài sản đang tranh chấp, chỉ yêu cầu chia một phần tài sản trị giá hơn ba tỷ đồng gồm căn nhà chị đang ở và một khu đất vườn. Chị dự tính sau ly hôn sẽ khởi kiện đòi phần tài sản còn lại.

Ra tòa, anh Ân không thừa nhận căn nhà và khu đất trên là tài sản chung của hai vợ chồng. Theo anh ta, tài sản trên do anh ta vay 150 lượng vàng từ một người anh kết nghĩa để mua. Anh và chị không có tài sản chung. Phần chị Nhung cũng thừa nhận từ khi anh Ân lên thành phố lập nghiệp, chị ở nhà chăm sóc con cái, nương rẫy, không được anh bàn bạc, chia sẻ chuyện làm ăn. Món nợ 150 lượng vàng như từ trên trời rơi xuống, chị chưa bao giờ nghe anh nói đến, chỉ biết ngày anh mua căn nhà đầu tiên, chị đã bán miếng đất 110 triệu đưa tiền cho anh. Về sau, anh ta đã bán căn nhà đó để mua căn nhà hiện tại.

Hợp đồng mượn nợ của anh Ân là một mảnh giấy viết tay có chữ ký của người cho mượn và người mượn, không có người làm chứng. Oái ăm, điều đó lại không trái với quy định của pháp luật nên tòa buộc chị phải có trách nhiệm trả nợ chung với anh ta. Tài sản và nợ đều trong thời kỳ hôn nhân nên tài sản được chia đôi đồng nghĩa với việc nợ cũng chia đôi. Phần nợ lại lớn hơn phần tài sản được chia nên chẳng những chị không được đồng nào mà còn mắc nợ hơn một tỷ đồng.

Mỗi tài sản tranh chấp còn lại đều được anh ta gắn với một giấy mượn nợ. Chị thừa biết đó là “giấy nợ khống” nhưng lại không thể chứng minh được nguồn gốc cũng như tiền ở đâu để mua được số tài sản trên. Nếu tiếp tục kiện đòi chia tài sản, liệu chị sẽ đòi được gì? [40].

Trên đây là hai việc tiêu biểu về tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng. Thực tế cho thấy, có rất nhiều vụ việc mà quá trình giải quyết Tòa án gặp khó khăn khi tài sản chung vợ chồng nhưng chỉ đứng tên một người, trong khi đây lại là một thực tế khá phổ biến. Một tổ chức quốc tế khi khảo sát vấn đề này tại 6 tỉnh ở Việt Nam đã cho thấy, rất nhiều trường hợp tài sản vợ chồng chỉ đứng tên 1 người (chủ yếu đứng tên chồng). Điều này một phần do suy nghĩ người dân Việt Nam ta, khi tình cảm còn mặn nồng thì không phân biệt “của anh”, “của tôi” nên tài sản đôi khi chỉ đứng tên 1 người. Vì vậy, đến khi có tranh chấp xảy ra thì vụ việc mới trở nên phức tạp.

Ba là, một số quy định của Luật còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giao lưu dân sự, hội nhập quốc tế của Việt Nam, như: vấn đề xác định tài sản cũng như các vấn đề liên quan đến việc vợ chồng tham gia đầu tư, kinh doanh; quyền, nghĩa vụ của người thứ ba trong việc xác lập, chấm dứt giao dịch với một bên hoặc cả hai bên vợ chồng.

Về tài sản chung của vợ chồng, thì vấn đề tài sản ảo chưa được pháp luật thừa nhận, dẫn đến câu chuyện: “một cặp vợ chồng 9x đã khiến quan toà phải " tá hoả" khi chỉ đồng ý ly hôn khi được phân chia...tài sản ảo trong game”.

Những năm trở lại đây, có rất nhiều cặp đôi trẻ thuộc thế hệ 9x sớm lập gia đình thế nhưng số lượng các cặp đôi ly hôn trong độ tuổi này cũng là rất lớn. Ngoài ra đa số họ cũng không hiểu rõ về các vấn đề liên quan tới pháp luật trong hôn nhân. So với thế hệ cũ, cuộc sống của thế hệ 9x ngày nay có mối quan hệ chặt chẽ với Internet cùng các thiết bị giải trí công nghệ,..và cuộc sống hôn nhân gia đình cũng không là ngoại lệ, thế nên trong các cuộc phân chia tài sản ngoài các bất động sản, các tài sản truyền thống còn có một cơ số những " tài sản online" cần được phân chia. Ngày 20 tháng 7 vừa qua, khi một cặp vợ chồng trẻ đưa đơn ly dị và được giải quyết tại toà, cặp đôi đã khiến quan toà cùng luật sư phải "tá hoả" khi đòi phân chia tài sản ảo trong game như: trang bị, vật phẩm, thú nuôi, các kỹ năng của nhân vật,... Được biết hai vợ chồng trẻ này thành đôi nhờ một tựa game online, thế nhưng cuộc sống thật không hề đơn giản như cuộc sống vợ chồng trong game, thế nên đã dẫn tới ly dị. Vậy những tài sản ảo này dựa vào pháp lý nào để tiến hành phân chia?!

Vấn đề này đã diễn ra ở Trung Quốc, và Tờ Nhật Báo Pháp Luật đã đến phỏng vấn các luật gia của văn phòng luật sư thành phố Bắc Kinh để tìm kiếm câu trả lời cho mình. Theo như câu trả lời của luật sư Mingliang, mọi tài sản ảo đều có thể được phân chia chỉ khi xác định được giá trị thật của nó. Ví dụ như khi kinh doanh online, có thể xác định giá trị tài sản thực của cửa hàng online thông qua kiểm toán hay báo cáo tài chính cũng như các công ty thông thường khác. Còn về các tài khoản cá nhân trên Internet (trong đó bao gồm cả tài khoản game) cũng cần được xác định giá trị cụ thể (trong đó có bao gồm giá trị sử dụng và giá trị trao đổi,

mua bán). Đối với các tài sản ảo trong game như trang bị, vũ khí, thú nuôi,... sẽ được phân chia bằng cách có một bên (vợ hoặc chồng) đưa ý kiến được chuyển nhượng và sẽ bù đắp cho bên còn lại một phần giá trị. Nếu trong trường hợp 2 vợ chồng không thể thoả thuận, chính quan toà sẽ là người giao bán, định giá cho những vật phẩm game ảo kia để đưa nó về giá trị thật rồi phần chia [17].

Luật Dân sự Việt Nam hiện nay vẫn chưa có quy định về tài sản ảo này, vậy nên có thể một ngày không xa trường hợp này sẽ diễn ra tại Việt Nam. Xét thấy theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật cũng như phù hợp với thực tiễn Luật Việt Nam cần điều chỉnh về tài sản ảo, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp tài sản nói chung và tranh chấp tài sản chung của vợ chồng nói riêng.

Bốn là, một số quy định của Luật hiện hành chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống các văn bản luật có liên quan được ban hành trong thời gian qua như: Luật đất đai năm 2003; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004; Bộ luật dân sự năm 2005; Luật bình đẳng giới năm 2006;... Ngoài ra Luật Dân sự 2005 là bộ luật chung cho ngành luật dân sự, còn Luật HN&GĐ – luật chuyên ngành, nhưng quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong Luật dân sự năm 2005 chỉ quy định tại rất ít điều luật, nên chăng cần quy định một phần riêng về tài sản chung của vợ chồng tạo khung pháp lý để điều chỉnh, xây dựng cũng như áp dụng Luật HN&GĐ.

Những bất cập, hạn chế trên đây không những làm ảnh hưởng đến sự ổn định của các quan hệ HN&GĐ; đến việc thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân về HN&GĐ mà còn làm hạn chế hiệu quả của công tác thi hành pháp luật trong lĩnh vực HN&GĐ. Chính vì vậy mà Luật HN&GĐ năm 2014 đã được thông qua ngày 01/07/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế cho Luật HN&GĐ năm 2000 tạo cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định, thống nhất cho việc xây dựng và hoàn thiện chế độ HN&GĐ Việt Nam, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc.

3.1.2.3. Về thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân

Thực tế mặc dù đã có Luật HN&GĐ mới, nhưng do tác động của nhiều nguyên nhân trong đó có mặt trái của nền kinh tế thị trường, các tranh chấp HN&GĐ nói chung và tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng ngày càng phức tạp. Trong số đó, các tranh chấp về tài sản khi vợ chồng ly hôn, tranh chấp về nhà ở và quyền sử dụng đất, tranh chấp về nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng... vẫn luôn là các loại việc thường sảy ra gay gắt, kéo dài. Thực tế cho thấy tỷ lệ án có kháng cáo, kháng nghị và tỷ lệ án bị cải sửa hoặc bị hủy bỏ thường tập trung ở các loại việc này.

Bảng 3.3: Tỉ lệ án hôn nhân gia đình về tranh chấp tài sản chung so với tổng số án hôn nhân gia đình một số năm gần đây

Năm

Số án HN&GĐ được giải quyết

Số án HN&GĐ về giải quyết tranh chấp tài sản chung

Tỷ lệ (%)

2009

89.609

53.765

59,99

2010

97.627

60.528

61,99

2011

115.331

74.965

64,99

2012

130.860

86.387

66,01

2013

145.719

93.631

64,25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam - 12

Nguồn: Vụ Thống kê Tổng hợp TANDTC

Qua bảng số liệu trên xét thấy, tổng số án HN&GĐ khá lớn và tập trung chủ yếu vào loại án về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Án HN&GĐ tăng dần theo các năm, năm 2009 chỉ có 89.609 vụ, nhưng đến năm 2013 thì số vụ tăng những 62,6% (56.110 vụ) so với năm 2009. Và số án HN&GĐ về tranh chấp tài sản chung cũng tăng dần, năm 2009 chỉ có 53.765 vụ, chiếm 59,99% so với tổng số án HN&GĐ, nhưng đến năm 2012 thì số án đã tăng lên

86.387 vụ, chiếm 66,01% so với tổng số án HN&GĐ, và năm 2013 tăng lên 93.631 vụ, chiếm 64,25% so với tổng số án HN&GĐ.

Trong hoạt động xét xử của TAND còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc trong đó vấn đề nổi cộm nhất là công tác điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự và Tòa án chỉ điều tra, xác minh khi cần thiết. Song khi giải quyết các vụ án cụ thể, Tòa án đều phải tự điều tra, thu thập các tài liệu, chứng cứ để xây dựng hồ sơ vụ án. Bản thân các đương sự trong nhiều trường hợp vì nhiều lý do khác nhau không tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án điều tra mà ngược lại họ còn có hành vi cản trở, gây khó khăn làm cho việc giải quyết vụ việc càng vất vả và phức tạp.

Trong nhiều trường hợp, việc giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng còn liên quan đến việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu từ các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhất là trong trường hợp ủy thác điều tra cũng gặp nhiều khó khăn do các cơ quan, tổ chức được ủy thác vì lý do khách quan hoặc chủ quan đã chậm trả lời, thậm chí có những trường hợp trả lời không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng.

Bên cạnh đó, việc cơ quan định giá tài sản đang có tranh chấp thường không chủ động, còn chậm trễ, trong nhiều trường hợp việc định giá không chính xác, trở thành nguyên nhân khiếu kiện kéo dài. Nguyên nhân của tình trạng trên là do Nhà nước chưa thành lập một tổ chức định giá tài sản thống nhất, đồng thời cũng không có quy định cụ thể về các tổ chức định giá tài sản dẫn đến việc định giá tài sản của Tòa án thường không chủ động, còn chậm trễ...

Ngoài những khó khăn, vướng mắc mang tính khách quan nói trên, hoạt động xét xử của TAND còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ các yếu tố chủ quan. Qua công tác kiểm tra xét xử, công tác xét xử phúc thẩm và công tác xét xử giám đốc thẩm cho thấy việc giải quyết của Tòa án các cấp vẫn còn nhiều thiếu sót. Theo đánh giá của TANDTC:

Các thiếu sót chủ yếu trong công tác giải quyết các vụ án dân sự, HN&GĐ là việc điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu của vụ án chưa đầy đủ, chưa chính xác, thậm chí có những trường hợp còn thiếu khách quan; xác định không đúng thẩm quyền; áp dụng điều luật không chính xác dẫn tới việc xét xử không đúng... Đặc biệt, các sai sót về thủ tục tố tụng tương đối nhiều và có tính phổ biến trong toàn

ngành. Nhiều bản án tính sai án phí, bỏ sót người tham gia tố tụng, tính nhầm các khoản tiền, tính sai diện tích, sai sót về chính tả, thuật ngữ pháp lý sử dụng trong bản án, trong quyết định không chính xác, không đúng hướng dẫn...

Những thiếu sót trong công tác xét xử đều đã được TANDTC rút kinh nghiệm trong các Hội nghị công tác các ngành Tòa án hàng năm, hoặc trong các văn bản hướng dẫn công tác xét xử nhưng nhiều sai phạm vẫn còn lặp lại ở tất cả bản hướng dẫn công tác xét xử nhưng nhiều sai phạm vẫn còn lặp lại ở tất cả các cấp Tòa án.

Bảng 3.4: Số liệu về án hôn nhân gia đình có tranh chấp tài sản chung theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm


Năm

Số án HN&GĐ về tranh chấp tài sản chung theo trình tự sơ thẩm

Số án HN&GĐ về tranh chấp tài sản chung theo trình tự

phúc thẩm

Số án HN&GĐ về tranh chấp tài sản chung theo trình tự

Giám đốc thẩm

2009

53.765

37.312

12.133

2010

60.528

40.546

22.794

2011

74.965

50.320

29.487

2012

86.387

45.134

32.686

2013

93.631

46.498

31.087

Nguồn: Vụ Thống kê Tổng hợp TANDTC

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng thường khá phức tạp, và số án phúc thẩm, giám đốc thẩm chiếm tỷ lệ khá cao và tăng dần số án cũng như tính chất phức tạp của vụ việc. Tỷ lệ án phúc thẩm về tranh chấp tài sản chung chiếm tới hơn 50% tổng số án HN&GĐ về tranh chấp tài sản chung: Năm 2009 tổng có 53,765 vụ về tranh chấp tài sản chung được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm,, nhưng có những 37.312 án phúc thẩm về lĩnh vực này, chiếm tới 69,4% so với tổng số án sơ thẩm, còn giám đốc thẩm thì có 12.133 vụ, chiếm 22,57% so với tổng số án sơ thẩm; năm 2010 số án phúc phẩm chiếm 66,99% so với tổng số án sơ thẩm, số án giám đốc thẩm chiếm 37,66% so với tổng số án sơ thẩm; đến năm 2013 thì số án phúc phẩm chiếm 49,66% so với tổng số án sơ thẩm giám

đốc thẩm chiếm 33,2% so với tổng số án sơ thẩm. Mặc dù tỷ lệ số án phúc thẩm và giám đốc thẩm về tranh chấp tài sản chung trong HN&GĐ có chiều hướng giảm dần theo các năm, nhưng số lượng án về tranh chấp tài sản chung tại tăng dần kể cả về số lượng lẫn lính phức tạp của nội dung tranh chấp.

Theo đánh giá của TANDTC, các tòa địa phương dễ gặp sai sót khi giải quyết án hôn nhân - gia đình ở khâu xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng. Nhiều bản án đã bị hủy vì xác định chưa chính xác, không hợp lý,…

Ví dụ: Trường hợp phân chia tài sản trong vụ ly hôn của vợ chồng chị NTBT tại thị xã Rạch Giá (Kiên Giang). Tài sản tranh chấp là một mảnh đất diện tích hơn 360m2. Năm 1998, cha mẹ chị NTBT lập di chúc cho chị phần đất này. Sau đó vợ chồng chị xây hai căn nhà cùng một số công trình phụ trên đất. Năm 2002, cha mẹ

chị NTBT đã thay thế bản di chúc bằng việc lập hợp đồng ghi rõ là cha chị NTBT chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chị. Một năm sau, UBND thị xã Rạch Giá cấp giấy đỏ đứng tên vợ chồng chị NTBT. Khi giải quyết vụ ly hôn và chia tài sản của vợ chồng chị NTBT, tòa hai cấp sơ, phúc thẩm đều xác định mảnh đất là tài sản riêng của chị NTBT.

Chánh án TANDTC đã kháng nghị giám đốc thẩm yêu cầu hủy hai bản án sơ, phúc thẩm để giải quyết lại. Theo chánh án TANDTC, xác định như vậy là không phù hợp, chưa đánh giá toàn diện các tình tiết khách quan của vụ án. Bởi lẽ có cơ sở xác định cha mẹ chị NTBT cho đất riêng con gái. Nhưng sau đó chị NTBT đã thể hiện ý chí sáp nhập thửa đất này vào khối tài sản chung của vợ chồng qua việc đồng ý cho chồng cùng đứng tên trên giấy đỏ. Do đó, thửa đất là tài sản chung. Ngoài ra, vì nguồn gốc đất là của cha mẹ chị NTBT cho nên công sức đóng góp của chị là nhiều hơn. Khi giải quyết lại, các cấp tòa cần chia cho chị phần nhiều hơn chồng để đảm bảo công bằng.

Hay ví dụ: Vụ tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam), bị chánh án TANDTC kháng nghị yêu cầu hủy án. Trước đây, vợ chồng ông ĐTN ra tòa ly hôn và tranh chấp một lô đất đang đứng tên ông ĐTN. Người vợ khai chồng mua đất lúc nào bà không biết, chỉ khi trong nhà thiếu đi một khoản tiền, bà mới hay là chồng đã lấy đi mua

đất. Do đó mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng. Ngược lại, ông ĐTN khai nguồn tiền mua đất là của mẹ ông. Mẹ ông ĐTN thì khai năm 2003, bà đưa 90 triệu đồng nhờ con trai mua giùm lô đất trên. Xử sơ thẩm, TAND TP Tam Kỳ không công nhận lô đất là tài sản chung của vợ chồng ông ĐTN. Xử phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Nam đã sửa án sơ thẩm, công nhận lô đất này là tài sản chung.

Theo chánh án TANDTC, lời khai của các đương sự rất khác nhau về nguồn tiền mua đất nhưng không bên nào xuất trình được đầy đủ chứng cứ chứng minh. Lẽ ra, các cấp tòa cần phải thu thập thêm chứng cứ để làm rõ thời điểm mua đất, mua của ai, quá trình sử dụng, đăng ký, kê khai. Về nguồn tiền mua, các cấp tòa cũng cần phải xác minh công việc, nguồn thu nhập của các bên cũng như độ chính xác trong lời khai của mẹ ông ĐTN. Do không chịu thu thập chứng cứ để làm rõ, mỗi cấp tòa có một quyết định khác nhau nhưng đều chưa đủ căn cứ và thiếu tính thuyết phục.

Ví dụ khác: Hội đồng Giám đốc thẩm TANDTC chấp nhận kháng nghị của chánh án TANDTC, hủy bản án phúc thẩm trong vụ ly hôn của bà BTP do không chú ý đến công sức đóng góp của các bên đương sự khi phân chia tài sản. Tài sản tranh chấp là lô đất diện tích hơn 132m2, trên đất có hai căn nhà cấp bốn tọa lạc tại TP Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk). Bà BTP khai rằng nhà là tài sản chung, còn đất là tài sản riêng do bà mua trước khi kết hôn. Người chồng thì nói cả nhà và đất đều là tài

sản chung do ông góp tiền mua. Hồ sơ vụ án thể hiện bà BTP nhận chuyển nhượng một lô đất diện tích 250m2 từ người chủ cũ vào đầu năm 1990 với giá 16 chỉ vàng. Đến cuối năm, bà mới kết hôn. Sau đó vợ chồng bà cùng xây nhà chung sống trên diện tích đất này. Đến năm 1999, hai người cùng viết giấy bán nửa lô đất. Nửa lô đất còn lại được UBND TP Buôn Mê Thuột cấp giấy đỏ cho vợ chồng cùng đứng

tên. TAND TP Buôn Mê Thuột và TAND tỉnh Đắk Lắk đều xác định nhà đất là tài sản chung của vợ chồng, có tổng giá trị hơn 2,3 tỉ đồng. Từ đó, các tòa tuyên cho bà BTP được hưởng toàn bộ nhà đất và phải trả cho người chồng 1,1 tỉ đồng [69].

Theo TANDTC, việc hai cấp tòa xác định nhà đất là tài sản chung của vợ

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí