Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam - 1



Đại học Quốc gia Hà nội


Khoa luật


Cao Thị Thu Phương


Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản

theo pháp luật ở việt nam


Luận văn thạc sĩ Luật học


Hà nội – 2011


Đại học Quốc gia Hà nội


Khoa luật


Cao Thị Thu Phương


Sở hữu chung của vợ chồng

đối với quyền tài sản theo pháp luật ở việt nam


Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã số : 60 38 30


Luận văn thạc sĩ Luật học


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Thị Mai Hiên



Hà nội – 2011

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU 9

CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG ĐỐI VỚI QUYỀN TÀI SẢN VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT

1.1.


9


sở hữu đối với quyền tài sản


1.1.1.

Khái niệm quyền tài sản

9

1.1.2.

Phân loại quyền tài sản

16

1.1.3.

Đặc điểm quyền sở hữu đối với quyền tài sản

30

1.2

Đặc điểm của sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền

35


tài sản và nội dung điều chỉnh pháp luật quan hệ sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản


1.2.1

Đặc điểm của sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản

35

1.2.2

Vấn đề điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ sở hữu chung của vợ

41


chồng đối với quyền tài sản


1.3.

Pháp luật Việt Nam về sở hữu chung của vợ, chồng đối với tài sản

46


qua các giai đoạn phát triển


1.3.1.

Quy định trước năm 1945

46

1.3.2.

Quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000

52


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ SỞ HỮU

58


CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG ĐỐI VỚI QUYỀN TÀI



SẢN – NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN


2.1.

Nội dung pháp luật Việt Nam hiện hành về sở hữu chung của vợ,

59


chồng đối với quyền tài sản


2.1.1.

Khái quát về sở hữu chung của vợ, chồng theo Luật HNGĐ Việt

59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam - 1

Khái niệm, sự phân loại quyền tài sản và đặc điểm quyền


Nam năm 2000

2.1.2. Căn cứ phát sinh sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản 60

2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với quyền tài sản thuộc sở hữu 76 chung của vợ, chồng

2.1.4 Các căn cứ chấm dứt sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản - Một số vấn đề đặt ra và phương hướng hoàn thiện

2.2.1 Một số vấn đề bất cập trong pháp luật về sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản

2.2.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản

86


92


92


100

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLDS Bộ luật Dân sự


ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội


HĐTP Hội đồng thẩm phán


HN&GĐ Hôn nhân và gia đình


LDN Luật Doanh nghiệp


LĐĐ Luật đất đai


NĐ Nghị định


NQ Nghị quyết


SHCN Sở hữu công nghiệp


SHTT Sở hữu trí tuệ

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:

Hôn nhân và gia đình là những yếu tố đặc biệt quan trọng trong xã hội. Ở bất kỳ quốc gia nào, hôn nhân và gia đình cũng là những yếu tố không thể thiếu để nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội. Vai trò của gia đình đã được Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 ghi nhận ngay ở lời nói đầu đó là “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”.

Trong gia đình thì quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan hệ giữ vai trò chủ đạo và có vai trò đặc biệt quan trọng. Mỗi gia đình đều được hình thành từ quan hệ cơ bản nhất là quan hệ hôn nhân và chủ thể của quan hệ đó là người vợ và người chồng. Từ nền tảng quan hệ hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà gia đình được tạo dựng và phát triển, sinh sôi, nảy nở. Hôn nhân chính là tiền đề cho sự ra đời của gia đình, mục đích của hôn nhân là để xây dựng gia đình và gia đình phải dựa trên cơ sở của hôn nhân, “hôn nhân sẽ không là đối tượng của việc lập pháp, cũng như tình bạn nếu nó không là cơ sở của gia đình” [28, tr. 47], đồng thời chịu tác động của các yếu tố đạo đức, tôn giáo, truyền thống, pháp luật… Khi một người nam và một người nữ thiết lập quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật, giữa họ sẽ phát sinh một quan hệ đặc biệt đó là quan hệ giữa vợ và chồng. Quan hệ vợ chồng là quan hệ rất đặc thù và nội dung của quan hệ giữa vợ và chồng bao gồm các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.


Trong các quan hệ hôn nhân gia đình nói chung thì quan hệ nhân thân có là nhóm quan hệ chủ đạo và là yếu tố quyết định vì chỉ khi các quan hệ nhân thân được xác lập (như quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ chồng được xác lập sau sự kiện kết hôn) thì từ đó các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng mới phát sinh. Quan hệ nhân thân là các quan hệ phát sinh trên đời sống tinh thần và tình cảm

giữa vợ và chồng. Bên cạnh các quan hệ nhân thân thì quan hệ tài sản giữa vợ và chồng cũng là những quan hệ cơ bản và đặc biệt quan trọng đối với đời sống gia đình. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là các quan hệ được xác lập dựa trên đối tượng là tài sản. Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện vật chất là cơ sở kinh tế của gia đình để nuôi sống gia đình. Do vậy chế độ tài sản của vợ chồng luôn được các nhà làm luật của tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm xây dựng như là một chế định cơ bản của luật HN&GĐ. “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định” [6, trg. 8]. Việc quy định và thực hiện chế độ sở hữu chung của vợ chồng đối với tài sản ở nước ta trong những năm qua đã góp phần đảm bảo sự ổn định và bền vững của các quan hệ hôn nhân gia đình, đặc biệt là bảo đảm sự cân bằng về mặt lợi ích giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ. Trong xã hội hiện đại, vai trò và đóng góp của người phụ nữ đối với gia đình cũng như đối với sự phát triển chung của toàn xã hội là rất to lớn và cần được trân trọng và bảo vệ. Việc pháp luật quy định hợp lý về vấn đề sở hữu chung của vợ, chồng sẽ giúp người phụ nữ bảo đảm và nâng cao vị trí của mình trong gia đình cũng như trong xã hội, giúp tạo sự bình đẳng về mặt kinh tế và xã hội của người vợ so với người chồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ. Pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam hiện hành điều chỉnh về vấn đề tài sản chung của vợ chồng nhìn chung là khá đầy đủ và toàn diện, đã góp phần bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, lợi ích chung của gia đình cũng như lợi ích của toàn xã hội tuy nhiên trên thực tế áp dụng pháp luật vẫn nảy sinh nhiều điểm bất cập. Còn nhiều vấn đề pháp luật chưa quy định thực sự rõ ràng dẫn đến việc các bên tham gia quan hệ liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng cũng như các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Trong các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng có một loại tài sản đặc biệt, đóng vai trò quan trọng cũng như chiếm giá trị lớn trong khối tài sản chung đó chính là các quyền tài sản. Bản thân quyền tài sản là một loại tài sản có nhiều đặc điểm khác biệt so với các loại tài sản khác. Quyền tài sản là tài sản vô hình, con người không thể cảm nhận được sự tồn tại của nó bằng các giác quan như đối với các tài sản khác mà con người nhận thức được sự tồn tại của các quyền tài sản thông qua các quy định của pháp luật. Nhắc đến quyền tài sản là nhắc đến góc độ pháp lý của tài sản do đó các quyền tài sản phải được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Do tính chất vô hình của mình mà việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của các chủ thể đối với quyền tài sản khá đặc biệt so với các loại tài sản khác. Đặc biệt trong quan hệ sở hữu chung của vợ chồng thì việc thực hiện quyền sở hữu của mỗi người đối với các quyền tài sản chung như thế nào cũng là một vấn đề rất phức tạp.

Bên cạnh đó, hiện nay khi nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại và phát triển thì trong xã hội lại ngày càng xuất hiện nhiều loại tài sản mới có tính chất đặc thù như các quyền SHTT, các loại tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến (game online) v.v… Quyền SHTT là những quyền rất có ý nghĩa trong đời sống không chỉ vì giá trị rất lớn của nó đối với nền kinh tế mà còn còn vì những thành quả to lớn mà các đối tượng quyền SHTT mang lại đối với toàn xã hội. Pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định để bảo các quyền này mà điển hình là Luật SHTT được ban hành năm 2005. Luật SHTT 2005 đã ghi nhận đầy đủ các đối tượng của quyền SHTT cũng như cơ chế điều chỉnh và bảo vệ các đối tượng đó. Trong các loại quyền tài sản thì quyền SHTT lại là một loại quyền tài sản đặc thù nên việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ, chồng trên các quyền tài sản là quyền SHTT cũng khá khác biệt so với các loại quyền tài sản khác. Còn đối với đối tượng mới xuất hiện như tài sản ảo thì hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về việc ghi nhận, bảo vệ tài sản ảo nên chưa có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền của người có tài sản ảo cũng như để giải quyết các tranh chấp liên quan.

Một thực tế hiện nay đó các quy định của pháp luật hiện hành cụ thể là BLDS 2005 về tài sản và quyền sở hữu nói chung cũng như các quy định về quyền

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí