Sáng kiến đối tác chính phủ mở OGP: Nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay - 9

Hiện nay, Việt Nam đang thiếu khung pháp lý đồng bộ về xây dựng Chính phủ điện tử, thiếu quy định cụ thể về xác thực cá nhân, tổ chức trong các giao dịch điện tử cũng như các quy định pháp lý về văn thư, lưu trữ điện tử, giá trị pháp lý của văn bản điện tử trong giao dịch hành chính và thanh toán. Cơ chế bảo đảm thực thi nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử chưa đủ mạnh cũng là nguyên nhân của việc thực hiện còn thiếu hiệu quả và mang nặng tính hình thức. Giải pháp trước mắt đó là cần phải có những quy định mới hoặc cụ thể hơn về chữ ký điện tử, chữ ký số, chứng thư số, đây là những vấn đề quan trọng nhằm định danh cá nhân trên mạng dữ liệu số.

Nền tảng thứ hai đó là về nguồn nhân lực, nếu có nhân sự đáp ứng được yêu cầu, công nghệ có thể xóa nhòa khoảng cách và giúp người dân ở những vùng khó khăn tiếp cận được dịch vụ công. Về phía chính quyền, việc đào tạo cho công chức phải được tính tới, cần phải có những nhóm chuyên viên liên quan tới lĩnh vực công nghệ trong cán bộ, công chức. Về phía người dân, cần phải tuyên truyền, phổ biến hỗ trợ cho các nhóm người trong xã hội tiếp cận với dữ liệu công, dịch vụ công trực tuyến. Nên xây dựng các lớp bồi dưỡng kiến thức cho người dân biết cách sử dụng công nghệ trong tương tác với chính quyền. Ở một số quốc gia trên thế giới, đi cùng với dịch vụ công trực tuyến là có các tổ chức hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng các dịch vụ đó. Nhìn vào bối cảnh Việt Nam, giải pháp tốt hơn hết là việc Đoàn Thanh niên kết hợp cùng các tổ chức, đoàn tình nguyện hỗ trợ người dân trong công việc này.

2.2.1.3. Thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc ( Sustainable Development Goals – SDGs)

Các Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs) là một bộ mục tiêu kèm chỉ dẫn mới và phổ quát mà các nước thành viên Liên Hợp Quốc được trông đợi sẽ áp dụng vào chương trình nghị sự và các chính sách chính trị của mình trong 15 năm tiếp theo. Bộ mục tiêu SDGs tiếp nối và mở rộng dựa trên Các mục tiêu phát triển Thiên

niên kỷ (Millennium Development Goals – MDGs) được chính phủ các nước thống nhất vào năm 2001 và hết hạn vào cuối 2019. CHỦ ĐỘNG THAY ĐỔI THẾ GIỚI TRONG 17 BƯỚC – Đó là điều mà Liên Hợp Quốc cũng như chương trình nghị sự 2030 nhắm tới.”

Việc thực hiện SDGs sẽ mang tới những thuận lợi cực lớn cho việc phát triển các điều kiện tham gia OGP của Việt Nam, đặc biệt là mục tiêu số 16 : Xã hội hòa bình, công bằng và thể chế vững chắc. Mục tiêu chính của SDG#16 bao gồm tất cả các mục tiêu quan trọng của OGP , các yếu tố chung giữa OGP và SDG#16 là tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, khả năng đáp ứng và sự tham gia vào các hoạt động của chính phủ.

Bảng 1: So sánh các mục tiêu chính của SDG#16 và OGP



Mục tiêu chính của

SDG#16

Tầm nhìn của OGP

Thúc đẩy xã hội hòa bình và có tính bao trùm vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và toàn diện ở mọi

cấp độ


Xây dựng chính phủ minh bạch, trách nhiệm giải trình và đáp ứng tốt hơn với mục tiêu cuối cùng nhằm nâng cao các chính sách và các dịch vụ công cũng như mức độ và phạm vi tham gia của người dân. Để đạt được điều này cần có những thay đổi trong các quy chuẩn và tập quán văn hóa nhằm đảm bảo sự đối thoại cởi mở và chân thành giữa chính phủ và XHDS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


Bảng 2: So sánh mục tiêu hướng tới của OGP và SDG



Mục tiêu cụ thể của

SDG#16

Bằng việc ký vào Tuyên bố chung về Đối tác Chính phủ Mở,

chính phủ các quốc gia thành viên cam kết:

16.3: Thúc đẩy pháp quyền ở cấp quốc gia và quốc tế và bảo đảm sự tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi

người


Tạo ra các cộng đồng an toàn hơn.

16.5: Giảm đáng kể tham nhũng và hối lộ dưới mọi hình thức.

Xây dựng các chính sách, cơ chế và thực tiễn đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, bao gồm: khung pháp lý và chính sách nhằm ban hành và thực thi các tiêu chuẩn đạo đức và quy tắc ứng xử; công khai thu nhập và tài sản của các quan chức cấp cao trong chính phủ; bảo vệ những người tố cáo tham nhũng; và ngăn chặn

mạnh mẽ nạn hối lộ và các hình thức tham nhũng khác.

16.6: Xây dựng các thể chế minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp

Tăng cường tiếp cận thông tin về các hoạt động của chính phủ bằng cách: tăng cường tiếp cận thông tin và công khai ở tất cả các cấp trong chính phủ; xây dựng các biện pháp khắc phục hiệu quả các thông tin bị che giấu; và tìm kiếm phản hồi từ công

chúng để xác định những thông tin có giá trị nhất.



Các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua và ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện vào tháng 5 năm 2017 ( Quyết địn hsố 622/QĐ –TTg ngày 10/05/2017). Chương trình Nghị sự 2030 cũng đã được đưa vào các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội và Chính phủ với 115 mục tiêu cụ thể phù hợp với bối cảnh và những ưu tiên phát triển của quốc gia được phân kỳ giai đoạn 2017 – 2020 và 2020 – 2030. Các nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2017 – 2020 là hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển quốc gia; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách theo hướng điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới nhằm bảo đảm khung pháp lý đầu đủ; Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội. Đây là bước đi cực kì đúng đắn của Việt Nam vì thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế, đóng góp có trách nhiệm vào các nỗ lực chung của thế giới, đồng thời cũng là sự bảo đảm cho tương lai được tham gia và thụ hưởng các thành quả của sự phát triển, xây dựng được một VIệt Nam dân chủ, công bằng, văn minh.

Có thể thấy Chính phủ Việt Nam tích cực, cố gắng trong việc thực hiện kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì mục

tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình này lại khuyết thiếu đi sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức trong nước, khu vực tư nhân. Đây rò ràng là một nguồn lực có thể đóng góp một phần quan trọng trong việc thực hiện Chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc. Ở hầu hết các quốc gia, các tổ chức xã hội đã xây dựng được các liên minh và mạng lưới của mình trong quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và vận động cho SDG và OGP. Bên cạnh đó, các liên minh toàn quốc cũng nằm trong các lĩnh vực mục tiêu cụ thể chủ chốt của SDG#16 như quyền tiếp cận thông tin, minh bạch ngân sách, sự tham gia của người dân,... Vì vậy việc gia nhập hay xây dựng ra liên minh các tổ chức xã hội, doanh nghiệp là giải pháp cần thiết để thúc đẩy chương trình nghị sự.

Các mạng lưới quốc gia và quốc tế đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể lồng ghép các mục tiêu SDG vào ưu tiên của các chính sách phát triển. Tuy nhiên, rất nhiều thử thách còn đang ở phía trước vì thiết lập và thực hiện công cuộc cải cách quản lý là cực kỳ khó khăn. Điều quan trọng hơn là không chỉ duy trì những mạng lưới thúc đẩy phối hợp, hợp tác giữa các bên trong thực hiện SDG mà còn phải nâng chúng lên tầm cao mới. Rất nhiều diễn đàn, đối thoại được tổ chức hàng năm như Hội nghị quốc gia về phát triển bền vững, Diễn đàn Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững và Diễn đàn cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF). các đối tác phát triển sẽ giúp Chính phủ mời các chuyên gia quốc tế về các lĩnh vực mà Việt Nam đang ưu tiên quan tâm, tới Diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, trình bày các nghiên cứu và những ý kiến gợi mở với Chính phủ. Chúng ta cần gia nhập hay tạo ra nhiều hơn những mạng lưới như vậy để có thể học hỏi, chia sẻ kiến thức.

Gia nhập và/hoặc thúc đẩy các cơ chế đối thoại giữa chính phủ và tổ chức xã hội dân sự trong việc lập kế hoạch và thực hiện SDG. Mối quan hệ giữa chính phủ và xã hội dân sự không như nhau giữa các nước, có thể khác nhau từ chào đón đến không tồn tại hoặc thậm chí đối nghịch. Việc đánh giá tình hình kinh tế chính trị là cần thiết để thiết lập nên một chiến lược hợp tác

khả thi giữa chính quyền và tổ chức xã hội dân sự. Ngoài việc thúc đẩy chương trình nghị sự 2030, việc có các cơ chế đối thoại giữa chính phủ và tổ chức xã hội sẽ góp phần là cơ sở cho việc thực hiện các tiêu chuẩn của OGP.

2.2.1.4. Xây dựng cổng thông tin minh bạch tài chính

Tính minh bạch tài khóa cho phép cuộc tranh luận được thông tin tốt hơn bởi cả các nhà hoạch định chính sách và công chúng về thiết kế và kết quả của chính sách tài khóa, và thiết lập trách nhiệm cho việc thực hiện. Để củng cố uy tín và sự hiểu biết của công chúng về các chính sách và lựa chọn kinh tế vĩ mô, sự minh bạch tài khóa thúc đẩy tiếp cận thuận lợi hơn với thị trường vốn trong nước và quốc tế. Nó cũng giúp làm nổi bật các rủi ro tiềm ẩn đối với triển vọng tài chính, dẫn đến phản ứng chính sách tài khóa sớm hơn và suôn sẻ hơn với các điều kiện kinh tế thay đổi và do đó làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng

Ở hầu hết các tài liệu, nghiên cứu và tiêu chuẩn đề xuất, bước đầu tiên để minh bạch tài chính là sự cởi mở của dữ liệu và thông tin liên quan. Tuy nhiên, tính sẵn có của thông tin không phải là mục tiêu của chính nó. Chìa khóa để đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là trách nhiệm công khai, minh bạch và quản lý tài nguyên công hiệu quả hơn, làm cho dữ liệu có sẵn theo cách cho phép: phân tích xu hướng tài chính theo cách thân thiện hoặc theo cách cho phép dễ dàng sử dụng lại các dữ liệu và thông tin liên quan.

Cổng thông tin sẽ là một trang web chuyên đề cung cấp thông tin có thể sử dụng lại về ngân sách công, các ưu tiên và chính sách được thúc đẩy và thực hiện bởi chính phủ quốc gia và kết quả của họ. Một kênh mà thông qua đó công dân có thể theo dòi việc thực hiện tài chính của các chương trình của chính phủ. Mục tiêu là nâng cao tính minh bạch của quản lý công, cho phép công dân theo dòi và giám sát cách sử dụng tiền công.

Cổng thông tin này sẽ là được xây dựng dưới nền tảng nguồn mở, có nghĩa là những người có quyền hạn sẽ có thể xem, sử dụng và chia sẻ cho bất kỳ ai. Điều này sẽ đảm bảo mức độ tin cậy của thông tin ngân sách được công

bố. Cổng thông tin không phải nơi tập hợp lại các tài liệu về ngân sách được công bố mà nó phải được cấu trúc lại dưới dạng mô hình trực quan một cách đơn giản nhất tập trung những số liệu trọng tâm nhất sẽ được thể hiện ra ở trên đó. Bởi vì, theo khảo sát của Ngân hàng thế giới, người dân ít tiếp cận với các báo cáo liên quan ngân sách, dự toán ngân sách một phần nguyên do các tài liệu này được trình bày theo một dạng phức tạp mang tính chuyên môn cao chỉ những người có hiểu biết cụ thể có thể giải đọc được. Đồng nghĩa với việc ngân sách nhà nước được công khai nhưng vẫn bị thiếu sự minh bạch.

Cổng thông tin này có thể giống như các trang điện tử chính phủ ở các miền như gov.vn với tên địa chỉ tiếng anh hoặc tiếng việt phù hợp tương tự như cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà Chính phủ mới xây dựng https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Các số liệu dự kiến ban đầu có thể được mô tả ở cổng thông tin: dữ liệu về chuyển giao trung ương cho và địa phương, thanh toán cho chính phủ, thông tin về công chức. Sau đó có thể thêm nhiều thông tin hơn tập trung vào các dạng dữ liệu:

1) Chi tiêu trực tiếp của các cơ quan chính phủ thông qua các hợp đồng và quy trình đấu thầu, mua sắm công

2) Tất cả các điều chuyển tài sản cho các địa phương

3) chuyển giao vốn cho các nhà từ thiện; các chương trình viện trợ

4) Chi tiêu hành chính, bao gồm lương nhân viên, chi phí đi lại của nhân viên và chi phí đi lại và chi tiêu văn phòng

5) Thông tin về tất cả chi tiêu thẻ tín dụng chính thức của chính phủ


Hình 6 dữ liệu mua sắm công ở Slovak Để làm được điều này thì Chính phủ 1

Hình 6. dữ liệu mua sắm công ở Slovak

Để làm được điều này thì Chính phủ cần phải đảm bảo dữ liệu tài chính có sẵn theo các tiêu chuẩn hiện tại: dữ liệu phải được cung cấp ở định dạng mở (ví dụ CSV, XLS hoặc XML), được cấp phép công khai, được cung cấp kịp thời và trong bộ dữ liệu hoàn chỉnh.

Thường các chính phủ thường thiếu tài nguyên và năng lực để trình bày thêm các chính sách và thông tin tài khóa theo cách thân thiện với người dùng. Điều quan trọng là các chính phủ hợp tác với các bên liên quan khác và tiết kiệm tài nguyên bằng cách xây dựng liên hệ với các nhà thông tin, tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự để làm việc và phân tích dữ liệu tài chính. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tổ chức các cuộc hội thảo, cung cấp các bản hướng dẫn. Điển hình như các hướng dẫn OECD’s Best Practice Guidelines on Budget Transparency , International Budget Partnership: A Government Guide to Developing Citizens Budgets, Procurement open data guidelines by the Sunlight Foundation.

Sự tham gia hơn nữa của các tổ chức phi chính phủ, tuyên truyền và xã hội dân sự là rất quan trọng. Chính phủ nên chủ động tìm cách đưa lên và tận dụng các bộ dữ liệu thông tin tài chính mới và cho phép người khác sử dụng lại dữ liệu và tái tạo lại nó. Tạo mối quan hệ đối tác với truyền thông, xã hội

dân sự và công dân bình thường có thể giúp tiết kiệm tài nguyên và cũng tạo dựng niềm tin. Quan trọng nhất, cộng đồng quốc tế và địa phương phải thúc đẩy hơn nữa sự thay đổi trong tư duy của chính phủ. Công dân đóng vai trò trung tâm trong việc định hình các chính sách tài khóa và chính phủ càng sớm nhận ra những gì công dân tiềm năng mang lại, chính phủ sẽ càng sớm nhận được niềm tin, ca ngợi từ người dân

2.2.1.5. Tuyên truyền, vận động nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng

Trong kế hoạch tham gia vào OGP này cần có sự vận động nhằm tác động đến mọi đối tượng liên quan nhằm giải bỏ những nghi ngờ, cho họ thấy được lợi ích của việc tham gia OGP để họ có nhận thức đúng đắn, có hành động thích đáng, chủ động, tích cực trong việc đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước.

Việc tác động này đến từ nhiều bên, nhiều cách như thông qua báo chí, tuyên truyền hay thực hiện các buổi nghiên cứu, hộ thảo chuyên sâu, tập trung vào các cá nhân, tổ chức cần tác động:

- Các cơ quan của Đảng Cộng Sản: Đảng Cộng Sản Việt Nam là nơi đưa ra những chủ trương, đường lối cho các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục,… Vì vậy cần phải tiếp cận, vận động họ có cái nhìn tích cực về khả năng tham gia OGP của Việt Nam đặc biệt là các cơ quan như Ban Nội Chính, Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ : Đây là các cơ quan trực tiếp chỉ đạo thực thi đường lối, chính sách từ trung ương tới địa phương.

- Các tổ chức xã hội: các tổ chức này sẽ là đối tác quan trọng nhất của Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết nếu như Việt Nam tham gia OGP. Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay, Mặt trận tổ quốc Việt Nam là đầu mối liên minh các tổ chức khác của hệ thống chính trị, nó có chức năng tư vấn, phản biện chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước. Chức năng này rất gần gũi với tiêu chí về sự tham gia của người dân của OGP. Bên cạnh đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí