Sáng kiến đối tác chính phủ mở OGP: Nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay - 10

lợi cho nó thực hiện các hoạt động liên quan đến những tiêu chí khác của OGP, bao gồm tiếp cận thông tin, minh bạch ngân sách và công khai tài sản của quan chức nhà nước.

- Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ : hầu hết tổ chức quốc tế, đối tác phát triển và tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam đều ủng hộ OGP. Việc tiếp cận họ sẽ dễ dàng hơn và khi có được sự ủng hộ từ những tổ chức này thì việc tuyên truyền, giáo dục cho những đối tượng khác sẽ thuận lợi hơn rất niều.

- Báo chí: báo chí đóng vai trò cực kì quan trọng nếu muốn triển khai việc tuyên truyền hiểu biết rộng rãi tới toàn bộ người dân.

- Người dân nói chung: Họ là khâu quan trọng cho việc hiện thực hóa được OGP tại Việt Nam bởi họ là những đối tượng trực tiếp nhất mà OGP hướng tới. Phổ biến kiến thức giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của OGP, quan tâm tới Sáng kiến này.

2.2.2. Lộ trình thực hiện kế hoạch tham gia vào OGP

Xét về xu hướng phát triển, có thể thấy việc Việt Nam tham gia cơ chế này là điều tất yếu. Theo đó, lộ trình cho OGP ở Việt Nam có thể phác thảo như sau:

Mục tiêu trước mắt: Đạt đủ tiêu chuẩn tham gia vào OGP

- Bổ sung, hoàn thiện khung pháp luật bảo đảm sự tham gia của người dân nhằm gia tăng thêm số điểm cho tiêu chuẩn này. Luật về hội, họp, biểu tình cần phải có chậm nhất là kết thúc năm 2020, đây cũng là thời điểm chúng ta kết thúc chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị cũng là thời điểm hoàn tất giai đoạn 1 của kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

- Xây dựng mạng lưới và lựa chọn các đối tác trong và ngoài hệ thống chính trị để thúc đẩy các hoạt động chuẩn bị cho OGP. Việc này có thể kết hợp thực hiện trong quá trình tuyên truyền nâng cao nhận thức ở trên, tuy nhiên có thể kéo dài thêm 6 tháng đến một năm nữa. Kết quả của việc này bao gồm việc

cải thiện khuôn khổ pháp lý để có Việt Nam đạt được thêm điểm để đủ điều kiện tham gia OGP.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về OGP: Hoạt động này nhằm làm cho hệ thống chính trị và người dân hiểu rò về OGP, những lợi ích mà nó mang lại, xu hướng trên thế giới và sự cần thiết tham gia OGP của Việt Nam. Tuỳ theo cách thức và khả năng vận động, việc này có thể kéo dài từ 6 tháng đến 01 năm. Trong ngắn hạn, việc tăng cường sự tham gia của người dân và quá trình ra quyết định có chủ ý có thể gây ra hỗn loạn và không hiệu quả. Tuy nhiên, đây lại là điều cần thiết để đạt được sự đồng thuận dựa trên thảo luận hợp lý trên cơ sở thực tế hơn là tập trung vào thành kiến và đối lập... Nếu được áp dụng phù hợp thì có thể xây dựng được mối quan hệ hợp tác dựa trên sự tin cậy giữa chính phủ và công dân trong dài hạn.

- Thực hiện kế hoạch đào tạo đôi ngũ cán bộ, công chức chuyên môn, chuyên nghiệp như cử đi học tập hoặc mở các lớp mời các kĩ thuật viên, chuyên viên về giảng giải. Thực hiện việc hướng dẫn cho người dân có thể tham gia vào các dịch vụ công, đưa lên nhiều dịch vụ công trực tuyến như đăng ký doanh nghiệp, y tế, viễn thông, internet, báo chí… đồng thời đơn giản hóa những thủ tục, trình tự về các dịch vụ này để người dân có thể tiếp cận một cách dễ dàng, hiệu quả.

Sáng kiến đối tác chính phủ mở OGP: Nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay - 10

Mục tiêu dài hạn:

- Xây dựng nền tảng công nghệ thông tin, kỹ thuật đồng thời nghiên cứu về khả năng thực hiện các công nghệ mới như blockchain ( khối chuỗi). Về thực hiện chiến lược này không phải là biện pháp nhanh chóng mà cần thời gian dài để chuẩn bị và triển khai. Mục tiêu của giai đoạn đầu là ít nhất trong vòng 5 năm thiết lập được cơ sở kỹ thuật hoàn chỉnh và có những bước đầu về đưa kỹ thuật blockchain vào thí điểm ở một số lĩnh vực như logistics, viễn thông, tài chính, ..

- Về lâu dài của xây dựng thành công nền tảng công nghệ thông tin, đó là việc phát triển chính phủ điện tử lên tầm cao hơn là chính phủ số. Đây là bước tiến

chung cũng như phù hợp với Việt Nam khi tiến tới cách mạng công nghệ 4.0, số hóa.

- Xã hội hóa các dịch vụ công tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân vào quá trình thực hiện các dịch vụ công cộng một mặt gia tăng hiệu quả thực thi, một mặt giảm đi áp lực cho nhà nước.

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững. Việt Nam đã triển khai và thực hiện được 2 năm còn 1 năm cuối trong giai đoạn đầu tiên 2017-2020.

- Hỗ trợ Nhà nước thực thi các cam kết về OGP. Việc này cần thực hiện sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên OGP. Hỗ trợ cũng chủ yếu về kỹ thuật (tuyên truyền, phổ biến về OGP, giải quyết những tranh chấp...)

- Cải tổ lại bộ máy hành chính công hiện nay đang ghồ ghề và phức tạp gây khó khăn trong việc thực hiện các công việc, chính sách công đồng thời không bảo đảm được trách nhiệm giải trình.

- Tăng cường, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế sâu rộng. Tích cực tìm kiếm sự ủng hộ từ các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài, tạo được các vốn đầu tư giúp Chính phủ thực hiện được các chiến lược quốc gia.

2.3. Tiểu kết chương 2

Chương 2 là những đánh giá về thực trạng, thực tiễn thực thi các chính sách, pháp luật liên quan tới các tiêu chuẩn cốt yếu của OGP về minh bạch tài khóa, sự tham gia của người dân, công khai tài sản, tiếp cận thông tin và kiểm tra giá trị của Việt Nam. Từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục, hoàn thiện và củng cố những khó khăn, khiếm khuyết tồn đọng và đặt ra một lộ trình chung cho việc tiến vào ngưỡng cửa OGP cho Việt Nam.

KẾT LUẬN


Các nhà nước trên thế giới đang chuyển đổi. Nhận thức và những biểu hiện thực tế về vị trí, vai trò, chức năng, cách thức quản trị của các nhà nước đã và đang thay đổi rất nhiều so với trước đây. Sự chuyển đổi đó do nhiều yếu tố khách quan chi phối, và dựa trên cơ sở lý luận về quản trị công mới mà được thể hiện một cách rò rệt nhất qua mô hình Chính phủ mở. Mặc dù vẫn còn một số nội dung chưa cụ thể, song các lý thuyết về quản trị công mới và Chính phủ mở đang được hoàn thiện và đã chứng minh tính chất hợp lý, hiện thực của nó trong thực tế. Quản trị công mới và biểu hiện của nó là Chính phủ mở là xu thế mang tính quy luật trên thế giới trong thế kỷ 21. Xét tổng quát, không quốc gia nào có thể đứng ngoài hay đi ngược quy luật đó. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế chung, từ phản ứng dữ dội của người dân chống lại toàn cầu hóa, bất bình đẳng ngày càng gia tăng, và tình trạng thao túng của giới tinh hoa cầm quyền đang thúc đẩy chủ nghĩa dân túy và hệ tư tưởng chính trị phản động. Niềm tin vào chính phủ đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Các chính phủ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về tính pháp lý, và họ cần phải hoạt động một cách đáng tin cậy để giải quyết các mối quan ngại của người dân.

Mặc dù còn có những bất cập, hạn chế, song kể từ Đổi mới (1986) đến nay, Việt Nam đã và đang có những nỗ lực lớn nhằm thúc đẩy quản trị tốt trong tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là cải cách hành chính và đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Việc tham gia OGP không chỉ thúc đẩy công cuộc chống tham nhũng, mà quan trọng hơn sẽ mở ra một triển vọng mới cho việc cải cách quản trị nhà nước ở Việt Nam theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay cũng như đáp ứng các yêu cầu của toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế.

Với lần đánh giá gần nhất ( 2017), Việt Nam còn thiếu 4 điểm so với số điểm tối thiểu của OGP, với tình hình hiện nay ở Việt Nam, khả năng đạt

thêm điểm nữa để đủ điều kiện (12 điểm) gia nhập OGP là khả quan khi mà Luật Ngân sách nhà nước 2015 sẽ được tính tới, Luật phòng, chống tham nhũng mới được sửa đổi, bổ sung cùng với tiềm năng về Luật về Hội; Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; Luật biểu tình, và đang nghiên cứu ý kiến đề xuất xây dựng Luật phản biện, giám sát xã hội. Việt Nam hoàn toàn có khả năng tham gia và hoà nhập tốt trong thiết chế OGP nếu có quyết tâm chính trị đủ mạnh và sự tích cực, chủ động trong công tác tổ chức. Khóa luận đã đưa ra những đề xuất trong đó cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện khung pháp lý phù hợp tới các tiêu chuẩn của OGP, đề ra những giải pháp cụ thể mang tính thực tiễn cao. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải có sự liên kết, hợp tác trong khuôn khổ song phương, khu vực hay các diễn đàn quốc tế. Cần phải đặt nhẹ các lợi ích riêng, cá nhân sang một bên mà nhìn về sự phát triển chung của cả đất nước như cải thiện mối quan hệ giữa Chính phủ với các tổ chức xã hội, giữa Nhà nước với người dân. Đồng thời đề ra lộ trình trước mắt cũng như tầm trung, dài hạn cho việc tham gia OGP cũng như việc cải thiện, duy trì những nguyên tắc chung của Sáng kiến đối tác Chính phủ mở.

Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nhưng do những hạn chế về trình độ hiểu biết đồng thời do tính chất mới mẻ của OGP nên không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận được sự bỏ qua của các thầy cô. Em xin trân trọng cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. CECODES, VFF-CRT & UNDP (2016). Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2015, tr. xxii

2. Chính phủ, Quyết định số 622/QĐ- TTQ 10/05/2017 Quyết định về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_ id=2&mode=detail&document_id=189713&category_id=0

3. Chính phủ(2009), Nghị quyết số 21/NQ-CP, Nghị quyết ban hành chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

4. Chí Kiên (2018), Xây dựng chính phủ điện tử 2018: một số kết quả tích cực, truy cập vào ngày 04/04/2019 tại

http://egov.chinhphu.vn/xay-dung-chinh-phu-dien-tu-2018-mot-so-ket-qua- tich-cuc-a-NewsDetails-37624-14-186.html

5. Đổi mới sáng tạo (2018), Thực trạng xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam, truy cập vào ngày 04/04/2019 tại https://doimoisangtao.vn/news/2018/8/15/chnh-ph-in-t-phn-3-thc-trng-xy- dng-chnh-ph-in-t-vit-nam

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ 12, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011

– 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020, tr. 28,29

7. Hoàng Mẫn (2018), Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ngày càng đi vào chiều sâu, truy câp vào ngày 04/04/2019 tại http://dangcongsan.vn/thoi- su/viec-thuc-hien-quy-che-dan-chu-co-so-ngay-cang-di-vao-chieu-sau- 490541.html

8. Khoa Luật và Hướng tới Minh bạch (2019), Hội thảo Chính phủ mở, Chính phủ điện thử và quản trị nhà nước hiện đại, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Jonathan Pincus (2015), Báo cáo đầu vào cho Báo cáo Việt Nam 2035

10. Khắc Giang(2019), Bí mật nhà nước – vùng cấm và quyền được biết, truy cập vào ngày 05/04/2019 tại https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/bi- mat-nha-nuoc-vung-cam-va-quyen-duoc-biet-497406.html

11. Lê Trung Nghĩa (2018), Hiểu đúng về chính phủ mở, truy cập vào ngày 03/04/2019 tại http://tiasang.com.vn/-dien-dan/Hieu-dung-ve-chinh-phu-Mo- 14077

12. Nguyễn Minh Phương (2015), Vai trò của xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay, truy cập vào ngày 03/04/2019 tại

http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Chinh-tri-Xa- hoi/Vai-tro-cua-xa-hoi-dan-su-o-Viet-Nam-hien-nay-265.html

13. Nguyễn Thị Kiều Viễn(2015), “ Chính phủ mở - con đường phía trước”, truy cập vào ngày 28/03/2019 tại https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-phu- mo-con-duong-phia-truoc-215384.html

14. Sáng kiến Minh bạch và Trách nhiệm giải trình (2015) ,Số phát hành đặc biệt Hướng dẫn về Chính phủ Mở: Thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

15. Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Xã hội (CENSOGOR), tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) với Nhóm làm việc thúc đẩy OGP tại Việt Nam(2016), Báo cáo Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) của Việt Nam, tr. 54-55

16. Tổ chức Minh bạch Quốc tế (2018), Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam năm 2018

17. Tuyên bố phổ quát về dân chủ ( Universal Declaration on Democracy) được thông qua, không cần bỏ phiếu, bởi Hội đồng Liên Nghị viện tại kỳ họp 61, Cairo, Ai Cập ngày 16 tháng 9 năm 1997.

18. Thời báo tài chính, Hơn 1,136 triệu người kê khai tài sản, mới xác minh được 44 người, 17/09/2018, truy cập vào ngày 02/04/2019 http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2018-09-17/hon-1136-trieu-

nguoi-ke-khai-tai-san-moi-xac-minh-44-nguoi-62061.aspx

19. Vì sao chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam đạt thấp nhưng vẫn là “ đỉnh cao về minh bạch”?, 02/06/2018 truy cập vào ngày 03/04/2019 tại http://cafef.vn/vi-sao-chi-so-cong-khai-ngan-sach-cua-viet-nam-dat-thap- nhung-van-la-dinh-cao-ve-minh-bach-20180602135229064.chn

20. Opengovguide, In colombia citizens oversight organizatións can supervise the entire public contracting process

http://www.opengovguide.com/country-examples/in-colombia-citizens- oversight-organizations-can-supervise-the-entire-public-contracting-process/

21. Open gorvenment partnership, Values check assessment, 06/2018, truy cập vào ngày 29/03/2019 ạihttps://www.opengovpartnership.org/resources/eligibility-criteria

22. Open gorvenment partnership (2018), The skeptic’s Guide to Open Government.

23. OECD(2017), Recommendation of the Council on Open Government, pp. 3.

24. OECD(2011), Asset Declarations for Public Officials: A Tool to Prevent Corruption, Fighting Corruption in Eastern Europe and Central Asia, pp.19

25. Guillán Montero, Aránzazu (2015) OGP and transparency in Chile: Balancing leadership, implementation capacity and ambition, Bergen, U4 Anti-Corruption Resource Centre. And Schneider, Jordan, 10/2015.

26. Puhovski, Tamara (2015), "Permanent Dialogue Mechanisms in Romania", được trình bày tại Ngày Kết nối, Hội nghị Toàn cầu OGP, ngày 27/3/2015 và Francoli, Mary, Alina Ostling và Fabro Steibel (2015) "From Informing to Empowering: Improving Government-Civil Society Interactions within OGP", Hivos-IDRC, Ottawa: https://www.opengovpartnership.org/countries/case-study/informing- empowering-improving-government-civil-society-%20interactions-within- ogp-0

27. The Economist Intelligence Unit(2018), Economist Intelligence Unit’s

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí