Hiện nay có 2 giống hành phổ biến: Giống hành gốc tím (hành sậy) và gốc trắng (hành hương). Hành gốc tím nông dân thích trồng hơn vì năng suất cao, ít sâu bệnh và ít đổ gãy lá hơn. Hành hương cọng và gốc nhỏ nhưng rất thơm.
Làm đất
Liếp trồng hành có thể rộng 1,2- 1,4 m, cao khoảng 20 - 40 cm, đất phải được làm tơi nhỏ, sạch cỏ dại. Mùa nắng liếp trồng có thể thấp khoảng 20-25 cm là đạt yêu cầu.
Mật độ và khoảng cách
Lượng giống cần cho 1000 m2 là: 300-400 kg (mùa mưa) và 400-500 kg (mùa nắng)
Khoảng cách hàng cách hàng: 20-30 cm. Khoảng cách cây cách cây: 20-25 cm. Mỗi hốc, 2 tép hành.
Rãnh giữa 2 liếp rộng: 20-30 cm.
Khoảng cách trồng còn tuỳ thuộc vào mùa vụ. Mùa nắng có thể trồng dày hơn mùa mưa.
Có thể bạn quan tâm!
- Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội - 2
- Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội - 3
- Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội - 4
- Phân Tích Về Địa Điểm Điều Kiện Tự Nhiên.
- Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội - 7
- Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội - 8
Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.
Trồng cây
Trồng bằng cây gốc, chọn cây già, gốc to, không quá non mềm, lá cứng, có phấn trắng. Hành khi mua giống về đem trồng ngay, một liếp có thể cấy 4-5 hàng tùy theo độ rộng của mặt liếp. Cần phải rãi một lớp rơm mỏng lên mặt liếp trước khi trồng nhằm giữ ấm cho cây sau khi trồng, đặt biệt là mùa mưa. Nếu để giúp cây phát triển nhanh hơn thì dùng chày có đầu nhọn dọng lỗ với độ sâu 2-3cm rồi cấy hành lên.
Hành lá có thể được tận dụng trồng trong chậu , đặt xung quanh nhà.
Phân bón
Lượng phân cần bón cho cây tùy thuộc vào nhu cầu của cây, độ phì nhiêu của đất (tính cho 1.000 m2). Có thể tham khảo công thức phân bón như sau:
Bón lót (trước khi trồng): Tro trấu (đã ủ hoai): 200-300 kg, 10 kg DAP (hoặc 20kg Super lân)
Bón thúc: Có thể pha phân vào nước tưới Đợt 1 (8 ngày sau khi trồng): 5kg DAP Đợt 2 (16 ngày sau khi trồng): 10kg DAP Đợt 3 (23 ngày sau khi trồng): 15kg DAP
Lưu ý: Nên ngưng tưới và phun phân bón trước thu hoạch ít nhất 7- 10 ngày.
Chăm sóc
Làm cỏ: Làm cỏ bằng tay để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với hành.
Tưới nước: Cây hành rất cần nước trong quá trình sinh trưởng cung cấp đủ nước cho cây 1 - 2 lần/ngày.
Sâu bệnh
Trồng hành rất sợ bệnh thán thư: Do đó có thể hạn chế bệnh này cần xử lý
giống trước khi trồng bằng thuốc Roral, Anvil, Validacin, Ridomyl...
Sâu xanh, dòi đục lá có thể sử dụng Padan, Furadan rãi vào gốc hoặc phun
theo liều hướng dẫn.
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp:
- Biện pháp canh tác:
Luân canh với cây trồng khác họ để cắt đứt cầu nối sâu bệnh giữa các vụ. Chọn giống sạch, nếu cần thiết nên nhúng lá hành giống vào dung dịch thuốc trừ bệnh Rovral để xử lý giống.
Mùa nắng trồng dày , mùa mưa trồng thưa 10- 15Cm. Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali. Nên bón thêm phân chuồng hoai vào lần bón lót hoặc phân hữu cơ vi sinh. Hạn chế việc tưới Urê định kỳ bằng cách phun phân bón lá, phân bón sinh học.
Vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ, tưới đầy đủ nước, tỉa bỏ lá già ,lá bị sâu
bệnh.
- Biện pháp vật lý- cơ học:
Làm đất phơi ải, xử lý vôi 100-200Kg/1công, tiêu diệt mầm móng sâu bệnh.
Lên liếp cao, thoát nước tốt, phủ rơm sạch để tránh mầm bệnh lây lan.
- Biện pháp sinh học:
Hạn sử dụng thuốc trừ sâu để bảo tồn thiên địch, nhất là ong ký sinh, cóc, ếch,
nhái . . .
Sử dụng các chế phẩm sinh học như AIM trừ dòi đục lá hành và thuốc điều
hòa sinh trưởng như: Mimic, Atabron trừ sâu xanh da láng.
Thu hoạch
Hành trồng được 45-60 ngày là có thể thu hoạch. Nhưng có thể thu hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn tùy theo thị trường và giá cả. Một công hành (1.000m2) có thể thu hoạch 4 tấn (mùa thuận - mùa nắng) và đạt 2 tấn (mùa nghịch). Ngưng phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 20 ngày.
14.Rau ngót
Còn gọi là rau bồ ngót, bù ngót, mì chính) Tên khoa học: Sauropus Androgynus (L.) Họ: Thầu dầu Euphorbyaceae.
1/ Đặc điểm sinh học
- Thuộc cây thân gỗ, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành.
- Cây cao khoảng 1,5 m, có khi lên đến 2 m.
- Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục, màu xanh đậm.
- Hoa rau ngót đơn tính, hình sim; quả hình tròn giống như quả cà nhưng nhỏ hơn.
- Rau ngót là cây có nhiều chất bổ, lành tính, đặc biệt cho nhiều Vitamin A,
C.
2/ Kỹ thuật trồng
* Giống
- Có thể trồng cây bồ ngót từ hạt nhưng tỉ lệ nẩy mầm của hạt thường rất thấp và thời gian cây cho thu hoạch lâu.
- Trồng bằng cách giâm cành:
Trên những cây bồ ngót sinh trưởng mạnh (cây khoảng 6 – 8 tuổi sau khi trồng), không sâu bệnh hại để chọn những cành khoẻ, cành bánh tẻ (không già, không non) – cành vừa hoá nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20 cm để làm
giống cho vụ sau. Bằng cách như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị trấu để làm liếp giâm cành (trấu đã được ủ hoai). Tuỳ theo kích thước vườn: chiều rộng khoảng 1 – 1.2 m; chiều cao mặt liếp khoảng 10 cm.
+ Bước 2: Chuẩn bị cây giống (những đoạn cây giống vừa nêu trên).
+ Bước 3: Nhúng vào dung dịch NAA (kích thích ra rễ) đã pha sẵn nồng độ.
+ Bước 4: Ghim cây giống lên liếp đã chuẩn bị, độ nghiêng của cây so với
mặt liếp khoảng 45độ.
+ Bước 5: Sau khi ghim khoảng 20 – 25 ngày cây ra rễ và co thể đem ra ruộng
(vườn) trồng, tưới nuớc để giữ ẩm.
* Đất:
Cây rau ngót rất dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng đất, nhưng đất không bị nhiều phèn và mặn là được. Tốt nhất là trồng trên đất thịt nhiều bùn, thoát nước tốt.
* Thời vụ:
Có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa.
* Khoảng cách trồng:
Hàng cách hàng 50 – 60 cm. Cây cách cây 25 – 30 cm, mỗi hốc có thể trồng 2
cây.
* Phân bón (tính cho 1.000 m2):
- Bón lót: 1,5 – 2 tấn phân chuồng hoai mục.
Super lân: 10 – 15 kg.
Kali: 3 – 4 kg.
- Bón thúc: Có thể chia làm 2 lần bón, sử dụng phân Urê khoảng 5kg/lần (1 tháng sau trồng) và lần 2 sau đó khoảng 20 – 25 ngày. Trong thời gian đó, kết hợp sử dụng thêm phân bón lá để bổ sung thêm vi lượng cho cây.
- Do cây rau ngót thu hoạch liên tục, sau mỗi lần thu hoạch có thể chỉ bón cho cây 1 lần phân và khoảng 6 tháng nên bón thêm phân hữu cơ cho cây. Hai năm sau trồng lại cây mới
* Chăm sóc:
- Vệ sinh vườn, tránh cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây, hạn chế sâu bệnh hại.
- Tưới nước 1 ngày/lần.
- Trong quá trình thu hoạch cây kết hợp với cắt tỉa, tạo cây có bộ khung tán đẹp, vườn thông thoáng.
* Phòng trừ sâu bệnh:
Cây rau ngót tương đối ít bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu có thì các đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu như: Sâu cuốn lá, sâu xanh: Sử dụng các loại thuốc vi sinh Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, SecSaigon.
* Thu hoạch:
- Thu hoạch rau ngót bằng cách cắt cành hoặc hái lá.
- Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì chúng ta có thể thu hoạch đợt đầu.
- Các đợt tiếp theo sau khoảng 25 – 30 ngày.
15.Rau diếp cá
Cây diếp cá mọc tự nhiên ở nhiều nơi, thường mọc thành từng đám ven sông suối, ao hồ, kênh rạch, bờ ruộng... Diếp cá là loại cây chịu bóng và ưa ẩm
Cách trồng:
Cây sinh trưởng mạnh từ mùa xuân đến đầu mùa đông ở phía Bắc và mùa khô ở các tỉnh phía Nam.
Từ một cây diếp cá ban đầu, sau 1 - 2 năm có thể phát triển thành từng đám, bởi ngoài phát triển từ hạt, diếp cá có khả năng tái sinh chồi mạnh từ thân rễ.
Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa xuân (tháng 2 - 4). Trồng bằng cách
giâm cành hoặc nhổ, tách gốc cây lấy những cây con đem trồng.
Đất trồng làm kỹ, tơi nhỏ, sau đó lên luống rộng 60 - 70 cm, cao 10 - 15 cm.
Cây trồng trên luống với khoảng cách 10 x 10 cm hoặc 15 x 15 cm.
Khi bứng cây để trồng chú ý không làm đứt dễ, vì diếp cá có bộ dễ ăn tương đối sâu.
Lúc mới trồng, cây cần được đảm bảo độ ẩm cao và làm sạch cỏ.
Từ khi cây ra hoa quả trở đi, diếp cá có thể phát triển thành bãi. Mùa cho nhiều lá từ tháng 4 - 9.
Sau mỗi lần thu hái, cần bón thúc bằng phân chuồng hoai mục. Phân được rắc đều lên mặt luống rồi rắc đất nhỏ lấp kín phân.
Rau diếp cá có thể thu hái trong nhiều năm.
16.Bí đao
Cây bí đao/Cây bí xanh Loại: Cây thân bò Phần ăn được: Quả non, lá
non, ngọn non. Giá trị năng lượng: 50Kj/100g
Công dụng:
- Quả non được dùng để nấu thành nhiều món canh khác nhau, có thể nấu với
thịt, tôm, hạt sen, nấm và măng.
- Có thể thái lát phơi khô để ăn dần hoặc làm mứt, kẹo.
- Lá non, ngọn non và hoa bí dùng làm rau.
- Hạt khô rang làm đồ ăn nhẹ.
- Vỏ sáp của quả bí đao có thể được dùng làm nến.
- Quả bí đao có công dụng chống béo, giảm phì, chống say nắng, sốt cao, hôn mê, rôm sảy, phù thũng do viêm thận mãn tính, lợi tiểu, nhuận tràng, điều trị rối loạn thần kinh.
Vật liệu gieo trồng: Hạt
Đất: Đất thịt nhẹ, thoát nước tốt; pH = 5,0 - 7,0
Khí hậu: Nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng 23-280C. Tỷ lệ hoa cái/hoa đực tăng khi thời tiết tương đối mát và ngày ngắn. Kỹ thuật trồng
Giống: Bí trạch, bí bầu, bí lông.
Khoảng cách và mật độ trồng:
- Luồng đơn: Hốc X hốc = 50-60cm
- Luồng đôi: Hàng X hàng = 60cm; hốc x hốc = 1m Thời vụ: Vụ mùa: Gieo 25/1-25/2; Thu hoạch non vào tháng 4-5; thu hoạch bí già cuối tháng 6 đầu tháng 7. Vụ chiêm: Gieo 25/6-5/7; Thu hoạch tháng 10. Chuẩn bị đất và cách trồng: Làm đất kỹ, ải. Lên luống đơn rộng 70-80cm, cao 25-35cm, rãnh luống rộng 30cm để trồng bí chiêm. Lên luống đôi (2 hàng) rộng 1,2 - 1,3m, cao 25-35cm, rãnh luống rộng 30cm. Bón lót 20 - 25 tấn
phân chuồng + 200kg supe lân + 100 Kg kali sunfat cho 1 ha. Gieo 3-4 hạt/hốc, sau để lại 2 cây/hốc. Từ khi cây mọc đến khi cây bò cần xới váng 2-3 lần kết hợp vun gốc.
Khi cây dài 50cm thì lấy đất lấp lên ngang đốt, cứ cách 1-2 đốt lại lấp chặn để cây ra nhiều rễ bất định, hướng ngọn bí bò từ hốc này sang hốc kia sau đó mới nương dây cho leo giàn. Cần tỉa ngọn, bấm ngọn, mỗi dây chỉ để 2 nhánh chính.
Chăm sóc:
Bón phân: Dùng phân bắc, nước giải hoặc urê pha loãng tưới cho cây 3 lần:
Lần 1: Khi cây có 4-6 lá thật. Lần 2: Khi cây có nụ hoa.