Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội - 4

- Sau khi thu lứa đầu, bón 40% lượng đạm, 25% lân và 30% kali, bón cách xa gốc, sau đó tưới rãnh hoặc tưới gốc.

- Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 7-10 ngày, hoà nước để tưới nốt số phân còn lại (40% đạm và 30% kali).

Ngoài ra có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách dùng phân lân ngâm với nước phân chuồng hoai mục hoặc bã đậu để tưới cho cây. Nếu vào thời điểm bón thúc gặp trời mua liên tục nhiều ngày thì chuyển sang sử dụng phân bón lá theo hướng dẫn trên nhãn mác.

Chăm sóc


Cây 5-6 lá thật, lúc ra tua cuốn cần tiến hành cắm giàn cho cây. Giàn dưa chuột cắm hình chữ nhân, cao 1,2 -1,6. Mỗi hecta cần 42-45 nghìn cây dóc. Sau khi cắm buộc giàn chắc chắn, dùng dây đay, dây chuối mềm buộc ngọn dưa lên giàn theo hình số 8. Công việc này làm thường xuyên đến khi cây ngừng sinh trưởng (thu 3-4 lứa quả).

Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới để tạo độ thông thoáng cho ruộng.

Giữ 3-4 cành cấp 1, mỗi cành chỉ để 1-2 đốt quả, còn lại cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho quả ở thân chính.

Phòng trừ sâu bệnh


Đối tượng sâu hại chủ yếu trên cây dưa chuột là sâu xám, rệp, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ và sâu đục quả

Bệnh hại chính là bệnh sương mai, phấn trắng và héo xanh.


Ngoài các biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp với thâm canh hợp lý, bón phân cân đối, đúng thời kỳ và vệ sinh đồng ruộng như đã trình bày ở trên, khi cần thiết vẫn sử dụng thuốc hoá học.

Nếu phát hiện có sâu, cần dùng các loại thuốc hoá học được phép sử dụng để phun như Sherpa 25EC 0,15-0,2%, phun đều 2 mặt lá, thời gian cách ly 7-10

ngày; Trebon 10EC 0,1% cácg ly 10 ngày, Pegasus 500SC 0,01% hoặc các

loại thuốc khác do cơ quan chuyên môn bảo vệ thực vật khuyến cáo


Khi có bệnh sương mai và phấn trắng xuất hiện, dùng Ridomil 72 WP phun mỗi lần 1,5kg/ha hoặc Alliette 80WP phun mỗi lân 2 kg/ha hoặc Anvil 5SC với lượng dùng 0,5-1 lít thuốc/ha hoặc các loại thuốc khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn bảo vệ thực vật hay ghi trên bao bì thuốc.

Thu hoạch


Khi quả đạt tiêu chuẩn khoảng 4-5 ngày tuổi là có thể thu hoạch. Nếu để quả già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu quả của các lứa tiếp theo, năng suất sẽ giảm. Thu hái nhẹ nhàng để tránh dứt dây.

Quả nên thu vào buổi sáng để buổi chiều tưới thúc nước phân. Thời kỳ rộ quả,

có thể thu 2-3 ngày một đợt.


9.RAU MÙI


Rau mùi là rau gia vị vừa ăn thân lá vừa dùng làm hương liệu trong công nghiệp 1

Rau mùi là rau gia vị vừa ăn thân lá, vừa dùng làm hương liệu trong công nghiệp chế biến chè, xà phòng.

Thời vụ gieo trồng:


Tháng 7 – 8 cho đến tháng 10 – 11. Sau khi gieo

50 – 60 ngày cho thu hoạch. Nếu lấy hạt thì sau khi gieo 80 – 90 ngày.


Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc:


Đất trồng tơi xốp, ải, đất thoáng. Đất làm nhỏ, luống rộng 1,2 – 1,5 m, cao 20 – 25 cm, rãnh 30 cm. Bón lót 15 – 20 tấn phân chuồng mục cho 1 ha. Trước khi gieo ngâm hạt 20 – 30 tiếng. Mỗi sào 400 – 450 hạt. Gieo vãi xong phủ một lớp đất dày 1 cm, rồi phủ kín giạ. Dùng thùng tưới có hương sen tưới đều trên mặt luống.

Cây mọc sau khi gieo 10 – 15 ngày dùng nước tưới phân lợn pha loãng hay phân đạm hòa nước tưới. Tháng đầu tưới 5 – 6 lần với 3,5 – 4 kg đạm/sào hoặc nước giải.

Thu hoạch:


Sau khi mọc được 1 tháng thì thu hoạch. Nếu lấy hạt thì tỉa dần để lại khoảng cách 20 x 20 cm. Nhổ sạch cỏ, tưới phân lợn. Tháng 3 thu hạt. Một ha được 6 – 8 tạ hạt.

10.Cà rốt


Thời vụ.


Vụ sớm: gieo tháng 7-8, thu hoạch tháng 10-11. Chính vụ: gieo tháng 9-10, thu hoạch tháng 2-1. Vụ muộn: gieo tháng 1-2, thu hoạch tháng 4-5. Xử lý hạt giống.

Hạt cà rốt có lông bao phủ, khó thấm nước, vì vậy, nên bỏ hạt vào túi vải vò cho kỹ để làm gãy lớp lông trên bề mặt vỏ hạt, rồi ủ với mùn giữ ẩm 2-3 ngày sau đó đem gieo với lượng hạt 4-5kg/ha sản xuất ( 160-180g/sào). Hạt được gieo đều lên mặt luống và rải một lớp đất bột mỏng lên trên, dùng rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu phủ lên mặt. Tưới giữ ẩm hàng ngày cho đến khi cây mọc.

Đất trồng.


Chọn đất tơi xốp, nhiều mùn, độ pH khoảng 6,O-6,8, cày bừa kỹ, lên luống, đập nhỏ. đánh luống rộng 1,2-1,5m, cao 25-30cm, rãnh 25-30cm. Ruộng xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn nước thải và chất thải và cách xa đường quốc lộ ít nhất 100m.

Sau khi hạt mọc, tỉa cây đảm bảo mật độ 330.000-423.000 cây/ha.


Phân bón.


Tuyệt đối không được dùng phân và nước phân tươi.

Lượng phân bón như sau:



Tổng số

Bón lót

Bón thúc sau trồng

Loại phân

kg/ha

kg/sào

kg/ha

kg/sào

30 ngày

45 ngày






kg/ha

kg/sào

kg/ha

kg/sào

Phân chuồng

20.000

700

20.000

700

-

-

-

-

Đạm u

87

3

27

1

30

1

30

1

Supe lân

300

10

300

10

-

-

-

-

Kali Sulpat

100

3,5

25

1

30

1

45

1,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội - 4


Có thể dùng Nitrat amon hoặc Sunfat amon thay cho đạm urê, kali clorua thay cho kali sunfat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương đương.

Tưới nước, chăm sóc.


+ Tưới nước.

Từ gieo đến mọc luôn giữ độ ẩm cho đất (dùng nước sạch, như nước giếng khoan hoặc nước phù sa). Khi cà rốt mọc đều, 3-5 ngày tưới 1 lần. Khi hình thành củ, mỗi tuần tưới một lần. Hạn chế tưới sau khi mọc 60 ngày.

+ Vun xới, tỉa.


Khi cây cao 5-8 cm tỉa bỏ những cây xấu lần thứ nhất; khi cây cao 12-15 cm tỉa lần thứ 2, để đảm bảo mật độ (cây cách cây 10-12cm, hàng cách hàng 20

Phòng trừ sâu bệnh.


Cà rốt thường bị sâu xám, sâu khoang, rệp, đôi khi bị bệnh thối đen.


Biện pháp phòng trừ chủ yếu với sâu xám, sâu khoang là bắt bằng tay. Nếu mật độ sâu khoang nhiều có thể dùng Trebon 10EC 0,2% hoặc Sherpa 25EC phun với liều lượng 0,15%.

Phòng trừ bệnh chủ yếu bằng biện pháp canh tác, đề phòng bệnh là chính.


Thu hoạch.


Khi các lá dưới vàng, lá non ngừng sinh trưởng, vai củ tròn đều là thu hoạch ngay. Nhổ củ tránh va quật, làm sây sát, cắt bỏ lá xếp vào hòm gỗ 20-25kg. Nên cắt lá để lại cuống 10-15cm cho củ tươi lâu. Làm đúng theo quy trình này có thể đạt năng suất 30 tấn/ha.

11.Súp lơ xanh.


Trên thị trường, súp lơ xanh là loại rau dễ tiêu thụ, giá bán tương đối cao nên được nhiều nông dân chọn trồng. Để giúp bà con trồng súp lơ xanh hiệu quả trong vụ đông, xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản.

Thời vụ


Trồng súp lơ xanh tốt nhất vào tháng 10-11-12, chọn giống chịu rét. Trồng

khi cây có 4-5 lá thật.


Kỹ thuật trồng

Sau khi đất đã được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại thì lên luống rộng 1-1,2m, cao 18-20cm, rãnh rộng 25-30cm. Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360m2): Phân chuồng hoai mục 500 - 800kg; urê 4 - 6kg; kali 4-5kg; lân 8- 10kg. Bón toàn bộ phân hữu cơ + lân + 1/3 urê + 1/3 kali, trộn đều rồi bón vào hốc hoặc rạch đất sâu 15-20cm, bỏ phân rồi lấp kín đất. Nếu thời tiết không thuận lợi thì bón phân khi cây đã hồi xanh.

Mật độ trồng


Đối với giống chín muộn và giống có bộ lá lớn, khoảng cách trồng hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 60cm, mật độ trồng 2 - 2,5 vạn cây/ha.

Chăm sóc


Thời kỳ hồi xanh: Sau khi trồng phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên, tưới 1- 2 lần/ngày tuỳ theo thời tiết. Kiểm tra đồng ruộng để kịp thời cấy dặm những cây bị chết. Sau trồng 10-15 ngày thì xới phá váng, xới sâu, xới rộng giúp đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại.

Thời kỳ hồi xanh, chải lá: Tưới bằng phương pháp tưới rãnh, trung bình 7-10 ngày tưới 1 lần. Xới nông, vun đất vào gốc. Dùng 1-2kg urê/sào, tưới 2-3 lần, cách nhau 4-5 ngày để thúc cho cây nhanh phát triển. Cũng có thể bón khô cách gốc 7-10cm, sau đó đưa nước vào rãnh, dùng gáo tưới nước hoà tan phân đạm.

Thời kỳ ra ngù hoa, thu hoạch: Tiếp tục tưới nước, tưới thúc phân khi cây đã có ngù hoa, trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước; cách 7-10 ngày, tưới thúc kali khoảng 2-3 lần cho tới khi thu hoạch. Chú ý không để phân rơi trên lá và ngù hoa. Khi cây bắt đầu có nụ hoa, đường kính khoảng 3-4cm thì tiến hành che hoa bằng cách bẻ gập lá ở gần hoa, che lên nụ hoa, cũng có thể buộc túm những lá xung quanh ngù hoa.

Thu hoạch

Thu khi hoa còn non, nếu thu muộn hoa nở sẽ giảm chất lượng. Từ khi xuất hiện nụ hoa đến khi thu hoạch khoảng 15-20 ngày, tuỳ theo giống và điều kiện thời tiết.

Khi thu hoạch dùng dao sắc cắt ngang cây, để lại 4-5 lá để bảo vệ hoa. Sau

khi thu hoạch cần tiêu thụ ngay.


12.Rau cần tây


Làm đất


Rau cần tây là loại rau dùng làm nguyên liệu trong các món xào. Ngoài ra cần tây còn có tác dụng làm thuốc lợi tiểu, chữa bệnh cao huyết áp... Rau cần tây rất dễ trồng, có thể sống trên nhiều loại đất (trừ đất phèn, quá mặn). Đất làm kỹ, tơi xốp, thiết kế mương liếp cân đối để chủ động tưới tiêu: mặt liếp rộng 1,2- 1,5m, cao 20 - 30cm; khi làm đất nên rải (70-100kg) vôi bột/1.000m2 để hạn chế nấm bệnh phát triển.

Gieo hạt


Nếu chủ động được nước tưới có thể gieo trồng rau cần tây bất cứ mùa nào trong năm. Nên chọn thời tiết mát mẻ để gieo hạt, gieo 1-1,2kg hạt/1.000m2. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 15-20 giờ để hạt hút đủ nước, kích thích hạt nảy mầm, sau đó vớt ra, trộn với tro bếp rải đều trên mặt liếp (mùa nắng có thể gieo hạt khô trộn với tro bếp, đất bột). Gieo xong rải một ít Basudin 10H để trừ kiến, mối tha hạt, rồi phủ liếp bằng rơm rạ hay tro trấu, đất bột và tưới nước thật đẫm.

Bón phân


Tuỳ theo độ phì nhiêu của đất mà bón phân hợp lý: bón (1-1,5 tấn) phân hữu cơ + (15-20kg) ure + (15-20kg) DAP + 10kg super lân cho 1.000m2; có thể sử dụng các loại phân hỗn hợp có hàm lượng NPK tương ứng.

- Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và 8kg super lân khi làm đất. Sau khi hạt nảy

mầm, ngâm 2kg super lân còn lại tưới cho cây để phát triển bộ rễ.

- Bón thúc lượng DAP, ure chia làm 3 lần để bón vào ngày thứ 20, 30, 40 sau

khi hạt mọc mầm bằng cách rải đều trên liếp rồi tưới nước. Khi bón phân cần chừa lại một ít ure để pha tưới dặm những nơi cây mọc yếu, lá xanh nhợt nhạt. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK.

Chăm sóc


Là cây thân thảo, rau cần tây dễ bị dập nát, nếu gieo hạt phủ rơm rạ tươi, khi cây mọc phải dỡ bớt rơm rạ để cây phát triển, dùng vòi hoa sen lỗ nhỏ tưới nước để cây không bị giập nát và không làm đất bị váng; cần tỉa bớt nếu cây mọc quá dày.

Rau cần tây là cây ngắn ngày nên ít bị sâu bệnh phá hại, quá trình chăm sóc chỉ cần cung cấp đủ nước, song không quá ẩm hoặc ngập nước, nấm bệnh dễ phát triển làm chết cây. Nếu ruộng rau có sâu bệnh nên dùng thuốc trừ sâu vi sinh để phòng trừ.

Nên dừng phun thuốc, bón phân trước thu hoạch 7-10 ngày để tránh tồn đọng dư lượng thuốc, phân, không gây độc hại cho người tiêu dùng

13.Trồng hành lá


Hành lá có tên khoa học là Allium fistulosum thuộc họ Hành Alliaceae Tên tiếng 2

Hành lá có tên khoa học là Allium fistulosum thuộc họ Hành (Alliaceae). Tên tiếng Anh là Green onion (hành lá).

Hầu như trong các bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình, không thể vắng bóng cây hành, do đó hành lá được trồng quanh năm để phục vụ cho nhu cầu của các bà nội trợ.

Hành lá có thể trồng trong chậu, bội, những đất trống quanh nhà hoặc thâm

canh , xen vụ trên diện tích lớn.


Đất trồng hành lá không kén lắm, có thể trồng trên chân đất sét pha thịt, đất

thịt, thịt pha cát,...Tuy nhiên, tốt nhất là trên đất thịt.


Giống

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí