Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội - 3

4.Mướp


- Hạt giống: Hạt chỉ lấy ở phần giữa những quả mướp già (bỏ phần đầu và đuôi), lấy xong đem đãi sạch, loại bỏ hạt lép (hạt nổi) rồi đem phơi kỹ từ 1 - 3 nắng, để nguội cho vào chai lọ, nút kín để nơi cao ráo, thoáng mát, đến thời vụ trồng thì lấy ra sử dụng.

- Đất: Chọn nơi đất ẩm, thoát nước, gần cây cao để mướp leo, đỡ phải làm giàn, lại rất sai quả.

- Thời vụ: Vào tháng giêng, hai âm lịch, chọn ngày nắng ấm gieo hạt, hạt chóng mọc. Dùng phân hoai, phân mục đảo đều với đất, rồi gieo, gieo thành hàng hoặc thành hốc, mỗi hốc gieo từ 1 - 5 hạt, phủ đất nhẹ, cắm rào xung quanh tránh gà bới.


Chăm sóc Khi hạt chưa mọc thỉnh thoảng tưới nước nhẹ nếu đất khô Khi 1

- Chăm sóc: Khi hạt chưa mọc, thỉnh thoảng tưới nước nhẹ, nếu đất khô. Khi cây mọc 20 - 30cm không cho leo lên giàn vội, dùng kéo cắt hết tay, rút dây xuống khoanh xung quanh gốc 3 - 4 vòng, dùng

rơm rạ mục hoặc đất lấp nhẹ (chừa ngọn). Khi nào

ngọn vươn tới 50 - 60cm lúc đó mới cho leo lên giàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

hoặc cây to và cao sẽ cho nhiều quả hơn vì cây phát

triển được tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời. Dùng

Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội - 3

lân, kali ngâm nước tưới cho cây, còn đạm dùng rất ít

nếu bón nhiều chỉ tốt dây, tốt lá ảnh hưởng lớn đến quả. m không cho leo lên giàn vội, dùng kéo cắt hết tay, rút dây xuống khoanh xung quanh gốc 3 - 4 vòng, dùng rơm rạ mục hoặc đất lấp nhẹ (chừa ngọn). Khi nào ngọn vươn tới 50 - 60cm lúc đó mới cho leo lên giàn hoặc cây to và cao sẽ cho nhiều quả hơn vì cây phát triển được tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời. Dùng lân, kali ngâm nước tưới cho cây, còn đạm dùng rất ít nếu bón nhiều chỉ tốt dây, tốt lá ảnh hưởng lớn đến quả.

5.Rau xà lách xoong


Xà lách có hai loại:


Xà lách trứng: lá trắng chịu được mưa nắng, cuốn chắc.


Xà lách li ti: lá xanh, tán lớn, ít cuốn, xốp, chịu úng.


Nhìn chung, về mặt kĩ thuật gieo trồng của các giống xà lách là như nhau.


- Thời vụ gieo trồng:


Xà lách trứng gieo từ tháng 7 đến tháng 2.


Xà lách li ti gieo trong các tháng 3-4 để ăn trong vụ hè.


- Làm đất và bón lót: Đất cần được làm tơi xốp, nhỏ, kĩ. Luống lên cao 7- 10cm. Phân bón lót cho 1 ha là 7-10 tấn phân chuống hai mục cùng với 40kg kali.

- Mật độ trồng: khoảng cách giữa các cây là 15-18 cm.


- Chăm sóc: Sau khi trồng cần tiến hành tưới nước ngay. Mỗi ngày tưới một

lần. Về sau chỉ cần tưới giữ ẩm 2-3 ngày tưới 1 lần.


Chỉ tiến hành xới xào khi cây còn nhỏ. Kết hơp xới đất với làm cỏ.


Khi cây được 15-20 ngày tuổi mà có biểu hiện lá màu trắng nhạt, chứng tỏ cây bị thiếu phân. Cần bón thúc bằng phân đạm với lượng 33-35kg ure cho 1ha hoặc hòa phân chuồng ra tưới cho xà lách. Bón thúc xong cần tưới nước rửa lá ngay.

Nhìn chung rau xà lách là giống rau trồng ngắn ngày, ít có sâu bệnh nên chỉ cần tiến hành làm đất kĩ, chăm sóc xà lách phát triển tốt thì sẽ thu được xà lách có năng suất và chất lượng mong muốn.

Trồng được 30-40 ngày thì có thể thu hoạch ruộng rau xà lách.

6.Rau cải ngọt


Thời vụ Vụ đông xuân Gieo từ tháng 8 đến tháng 11 vụ hè thu gieo từ tháng 2

Thời vụ: Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8 đến tháng

11; vụ hè thu: gieo từ tháng 2 đến tháng 6.


Vườn ươm: Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc

gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất nhỏ, lên luống

rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón lót phân chuồng hoai mục 2 - 3kg/m2. Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m2; nếu gieo vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2g hạt giống/m2. Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần.

Làm đất, trồng: Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón phân chuồng hoai mục 1,2 - 2kg/m2. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, lượng dùng 100 - 110kg/sào Bắc Bộ. Trộn đều phân vi sinh với đạm, san phẳng mặt luống, sau đó gieo hạt hoặc cấy. Nếu gieo liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 - 3 lá thật với khoảng cách 15 - 20cm. Nếu cấy thì để khoảng cách 20-25cm, bảo đảm mật độ trồng 3.000 - 3.600 cây/sào Bắc bộ.

Bón phân:


Lượng bón (tính 1 sào Bắc bộ):


+ Phân chuồng: 700kg (hoặc 400kg phân chuồng + 100kg phân Bokashi). Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác đã chế biến thay thế (bằng 1/3 lượng phân chuồng).

+ Phân hóa học: 5,5kg ure + 12 -15kg supe lân + 2,5kg kali clorua.


Cách bón:


+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 30% lượng phân đạm + 50% lượng phân kali.

+ Bón thúc:

- Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi xanh (sau

trồng 7 - 10 ngày).


- Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20 ngày.


Ngoài lượng phân trên, giữa các đợt bón thúc nên bón phân qua lá cho rau. Lượng 0,1 - 0,2kg/sào, hòa với nước cho vào bình phun đều trên mặt lá. Có thể sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới cho rau.

Chăm sóc: Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun gốc 1 - 2 lần.

Phòng trừ sâu bệnh: Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân đối...

Thu hoạch: Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý rửa sạch, cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.

7. Mướp đắng


Thời vụ và đất trồng Mướp đắng khổ qua được gieo từ đầu tháng 3 9 3

Thời vụ và đất trồng


Mướp đắng (khổ qua) được gieo từ đầu tháng 3-9, thu hoạch từ tháng 5-12. Nếu gieo muộn năng suất sẽ giảm, sâu bệnh hại tăng lên.

Đất trồng nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi xốp,

bằng phẳng, dễ tưới và thoát nước, pH từ 5,5-6,5.

Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Lên luống 1,3-1,4m, mặt luống rộng 1-1,2m, cao 30cm.

Chú ý chọn đất trồng cách xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện, nguồn

nước thải, đường quốc lộ 100m.


- Khoảng cách trồng 75-80cm x 25cm/cây. Mật độ: 5-5,7 vạn cây/ha.

Phân bón


Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc tươi và nước phân tươi để

bón hoặc tưới.


Phân chuồng bón lót 15-20 tấn/ha (550-740kg/sào); cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

Phân đạm: 100-120kg/ha, chia làm 4 lần bón thúc.


Phân lân: 60kg/ha dùng để bón lót.


Phân kali: 90kg/ha, bón lót 50%, còn lại chia 2 lần bón thúc.


Bón thúc lần 1 khi cây có 4-5 lá thật; lần 2 cây bắt đầu nở hoa; lần 3 khi thu

quả đợt 1; lần 4 khi thu quả đợt 3.


Ngoài cách bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng. Sử dụng nước phân đã xử lý tưới xen kẽ các đợt bón phân hoá học để duy trì sinh trưởng. Chăm sóc:

Làm cỏ, xới vun kết hợp với 2 lần bón thúc đầu, chủ yếu xới đất và vun cao

trước khi cắm giàn.


- Dùng nguồn nước tưới sạch, không dùng nước thải chưa qua xử lý để tưới.

Cần giữ độ ẩm đất 80-85% vào các đợt hoa cái nở rộ.

- Chỉ thu hoạch quả sau khi bón đạm ít nhất 10 ngày.

- Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.

Phòng trừ sâu bệnh


- Dòi đục quả: dùng Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.

- Sâu xanh: dùng Cyperan 25EC, Mimic 20FC, Sherpa 20EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.

- Dòi đục lá: Baythroit 50EC, Confidorr 100SL, Ofatox 400EC.


- Bệnh hại: bệnh phấn trắng hại chủ yếu trên lá dùng Anvil 5SC, Score 250EC, thời gian cách ly tối thiểu 10 ngày.

Thu hoạch


- Sau khi gieo 48-50 ngày (giống địa phương) và 45-50 ngày (giống nhập nội) bắt đầu thu hoạch quả.

- Thu hoạch đúng độ chín, nhất là đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và chất lượng.

8 Dưa chuột Dưa chuột thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt độ 4

8.Dưa chuột


Dưa chuột thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp với sinh trưởng của dưa chuột là 30 độ C về ban ngày và 18-21 độ C về ban đêm. Ánh sáng nhiều làm quả lớn nhanh, mập, chất lượng quả tốt.

Trong điều kiện ngày ngắn, dưa chuột thường có nhiều lá và sai quả.


Nhu cầu về nước của cây dưa chuột cao nhưng lại không chịu được úng. Cây sinh trưởng thích hợp trên đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và pH trong khoảng 6,0 - 6,5.

Giống và thời vụ

Dưa chuột gồm có các giống quả nhỏ, quả trung bình và nhóm quả to nên chọn giống có chất lượng cao, năng suất cao và chống chịu được sâu bệnh.

Dưa chuột có thể trồng 2 vụ một năm.


- Vụ xuân: gieo cuối tháng giêng đến cuối tháng 2.


- Vụ đông: gieo hạt từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10.


Trồng dưa chuột giữa 2 vụ lúa, cần làm bầu để tranh thủ thời vụ.


Gieo cây con


Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều của cây, cần sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60x45 cm với số lượng 60 hốc/khay.

Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân chuồng mục. Các thành phần trên được trộn đều, hoại bỏ rơm, rác, vật rắn sau đó đổ đầy các hốc trên khay, ấn nhẹ rồi xếp khay trên giá cao cách mặt đất ít nhất 50cm trong nhà lưới có che mái bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng)

Hạt ngâm trong nước ấm 35-40 độ C trong thời gian 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27-30 độ C. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc, mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm. Sau đó hàng ngày đều phải tưới giữ ẩm cho cây cho đến khi trước khi trồng 2-3 ngày thì ngừng tưới.

Lượng hạt dưa gieo cho mỗi hecta từ 0,7-1 kg (30g/sào).


Làm đất, bón phân, trồng cây


Chọn đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn nước tưới. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 5,5-6,5. Trước đó 2 vụ không trồng các cây cùng họ bầu, bí.

Do bộ rễ cây dưa chuột yếu nên đất trồng cần cày, bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, nhặt

sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,2m, cao 0,3m, rãnh rộng 0,3m.

Sau khi lên luống, rạch hàng chia luống với khoảng cách 60-70 cm, cách mép luống 20-30 cm rồi bón phân vào rãnh với lượng như sau:

- Phân đạm: 120 kg/ha hoặc 12-15 kg/sào


- Phân lân: 90 kg/ha hoặc 20-25 kg/sào.


- Phân kali: 120 kg/ha hoặc 12-15kg/sào


- Phân chuồng mục hoai mục: 20 - 30tấn hoặc 7,4 - 11 tạ/sào


Cách bón phân, phủ luống: toàn bộ phân chuồng, 50% phân lân cùng 30% lượng phân kali được bón vào rãnh, đảo đều và lấp đất. Sau đó rắc một lớp thuốc xử lý đất lên mặt luống để phòng sâu hại cây con có thể dùng Basudin 10H với lượng dùng 27 - 30 kh/ha (tương đương 1 kg/sào) và tiến hành phủ nylon. Nên sử dụng nylon 2 mặt để rải lên mặt luống (mặt đen rải xuống dưới và mặt có ánh bạc rải lên trên), chèn kỹ đất hai bên mép luống rồi đục lỗ với đường kính 10-12 cm. Khoảng cách mỗi lỗ đục 35 cm trong vụ đông và 40 cm trong vụ xuân.

Trồng cây: Sau khi loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh, chuyển khay ra giữa đồng, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và rải đều theo lỗ đục trên mặt luống. Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm cho chặt gốc.

Tưới nước, bón thúc


Dưa chuột có bộ rễ ăn nông nên cần nhiều nước. Nguồn nước tưới là nước giếng khoan, nước sông. Trước khi cắm giàn (20-30 ngày sau khi trồng), cần tưới rãnh, để nước ngấm vào luống rồi tháo hết nước. Trong vụ thu - đông có thể tưới rãnh để cung cấp nước cho cây. Cần thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa, đặc biệt từ khi thu quả để tăng chất lượng thương phẩm quả (khi thiếu nước, quả thường bị đắng và cong).

Kết hợp giữa tưới nước với bón thúc ở 3 thời kỳ:


- Lần 1: Khi cây có 5-6 lá thật, bón 20% lượng đạm, 25% số lân và 10% số kali, hoà vào nước để tưới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022